Giáo án Tự chọn 10 Chuyên đề 3 : sử thi dân gian

1. Khái niệm:

- Là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn

- Sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp

- Xây dựng hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng

- Nội dung: kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại

2. Thể loại: có hai loại

a. Sử thi thần thoại: (hay sử thi sáng thế) nói về sự hình thành vạn vật, con người, xã hội, văn hóa, những hoạt động của con người và thần linh. Các nhân vật là con người trong sử thi thần thoại vừa mang tính người vừa mang tính thần.

ví dụ: Đẻ đất đẻ nước ( Mường)

b. Sử thi anh hùng: là sử thi tập trung nói về các nhân vật anh hùng, về các cuộc hành trình trường kì gian khổ của cộng đồng người trong lịch sử. Ở đó hình tượng nhân vật trung tâm là các anh hùng dân tộc, thủ lĩnh bộ lạc. Hành động của họ có ảnh hưởng to lớn đến sự yên ổn của gia đình, dòng họ, cộng đồng, quốc gia.

- Đề tài chiến tranh giành lại vợ, tiêu biểu cho loại này là Khan Đam Xăn.

- Đề tài chiến tranh đòi nợ và trả thù, tiêu biểu cho loại này là Khan Xing Nhã

- Loại cốt truyện có đề tài hỗn hợp, vừa có đề tài chiến tranh giành lại vợ, vừa có chiến tranh đòi nợ cũ hay trả thù. Loại này có hai kiểu cốt truyện. Kiểu thứ nhất là kiểu cốt truyện đơn. Điển hình cho kiểu này là sử thi Đăm Di. Kiểu thứ hai là kiểu cốt truyện liên kết. Điển hình cho kiểu này là sử thi Mhiêng:

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9015 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn 10 Chuyên đề 3 : sử thi dân gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4 Ngày soạn: 7 /9 /2011 Tiết: 3 Ngày dạy: 9 / 9 /2011 Chuyên đề 3 : SỬ THI DÂN GIAN I. ĐIỂM DANH, ỔN ĐỊNH LỚP: 10a1……………………………………………………………………………………… 10a2……………………………………………………………………………………… II. NỘI DUNG: 1. Khái niệm: - Là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn - Sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp - Xây dựng hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng - Nội dung: kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại 2. Thể loại: có hai loại a. Sử thi thần thoại: (hay sử thi sáng thế) nói về sự hình thành vạn vật, con người, xã hội, văn hóa, những hoạt động của con người và thần linh. Các nhân vật là con người trong sử thi thần thoại vừa mang tính người vừa mang tính thần. ví dụ: Đẻ đất đẻ nước ( Mường) b. Sử thi anh hùng: là sử thi tập trung nói về các nhân vật anh hùng, về các cuộc hành trình trường kì gian khổ của cộng đồng người trong lịch sử. Ở đó hình tượng nhân vật trung tâm là các anh hùng dân tộc, thủ lĩnh bộ lạc. Hành động của họ có ảnh hưởng to lớn đến sự yên ổn của gia đình, dòng họ, cộng đồng, quốc gia. - Đề tài chiến tranh giành lại vợ, tiêu biểu cho loại này là Khan Đam Xăn. - Đề tài chiến tranh đòi nợ và trả thù, tiêu biểu cho loại này là Khan Xing Nhã - Loại cốt truyện có đề tài hỗn hợp, vừa có đề tài chiến tranh giành lại vợ, vừa có chiến tranh đòi nợ cũ hay trả thù. Loại này có hai kiểu cốt truyện. Kiểu thứ nhất là kiểu cốt truyện đơn. Điển hình cho kiểu này là sử thi Đăm Di. Kiểu thứ hai là kiểu cốt truyện liên kết. Điển hình cho kiểu này là sử thi Mhiêng: 3. Đặc trưng của nhân vật sử thi - Nhân vật trung tâm: là nhân vật anh hùng: Anh hùng văn hóa và anh hùng chiến trận. So với thần thoại và truyền thuyết, nhân vật sử thi có nhiều lớp người, nhiều thế hệ. - Ví dụ: Sử thi thần thoại “Đẻ đất đẻ nước” có đến sáu lớp thế hệ Đó là thế hệ thời hỗn mang gồm ông Thu Tha, bà Thu Thiên. Thế hệ thứ 2 là thế hệ thiên sinh: từ cây si sinh ra mụ Dạ Dần. Thế hệ thứ 3 là hai chàng Bướm Bạc, Bướm Bồ con của mụ Dạ Dần. Thế hệ thứ 4 là Bướm Bạc, Bướm Bờ lấy tiên sinh các con: Cun Khổng Lăng, Cun Khổng Tập, Cun Khổng Tồi và hai cái trứng: trứng chim Tùng, mâi chim Tót. Thế hệ thứ 5, hai chim trống và mái đẻ ra 1919 trứng nở ra thần Chớp, thần Mây trên trời và muôn vật dưới trần gian. Hai chim lại đẻ tiếp một cái trứng khác thường, nở ra người nói tiếng các dân tộc. Trong đó có các anh em của Dịt Dàng, Tà Cái, Cun Cần, Hai Kíp và Chu Chương mường nước. Thế hệ thứ 6 là Cun Tồi, Cun Tàng, Cun Khương và Tóng ín con của Lang Cun Cần. Trong sáu thế hệ thì chỉ có hai thế hệ cuối là người hoàn toàn còn các thế hệ khác hoặc là thần hoặc là nửa người nửa thần. Có thể chia ra các thế hệ nhân vật tiêu biểu của sử thi thần thoại: nhân vật thuộc thế hệ khai sáng gồm ông Thu Thiên, bà Thu Tha, Bướm Bạc, Bướm Bờ, chim Tùng chim Tót. Nhân vật thuộc thế hệ cải tạo thế giới bao gồm: Dịt Dàng, Tà Cái, Cun Cần, Hai Kíp và Chu Chương Mường Nước. Nhân vật thuộc thế hệ xây dựng mường bản và quốc gia phong kiến đầu tiên gồm: Cun Tồi, Cun Khương, Toóng Ín. + Nhân vật chính của sử thi anh hùng là anh hùng chiến trận. Phẩm chất cao quí của nhân vật là lòng dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong việc chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục thiên nhiên. Con người anh hùng có vẻ đẹp cường tráng của thể chất. Nhân vật anh hùng là hiện thân của ý chí và sức mạnh cộng đồng. + Tính kỳ vĩ, hào hùng là đặc trưng của nhân vật anh hùng. Nhân vật có hành động phi thường, kỳ diệu. 4. Đặc trưng ngôn ngữ thể loại sử thi - Ngôn ngữ sử thi thể hiện sinh động của ngôn ngữ kể chuyện. Đó là loại ngôn ngữ kịch, ngôn ngữ diễn xướng của người nghệ sĩ kể khan + Vai trò của người kể chuyện trong sử thi khan rất quan trọng. +Tính chất kịch là một đặc điểm của ngôn ngữ khan. Người kể khan đóng vai, nhập thân vào nhân vật nên dù ngồi ngay tại chỗ nhưng người kể luôn thay đổi nét mặt, giọng điệu phù hợp với khung cảnh câu chuyện và trạng thái nhân vật. + Lối kể chuyện của sử thi rất lôi cuốn. Đó là cách miêu tả hết sức sinh động với các biện pháp so sánh, ví von rất giàu hình ảnh. + Lối nói hình tượng của sử thi không chỉ qua cách so sánh mà còn qua các biện pháp nghệ thuật khác như phóng đại, ngoa dụ, trùng điệp (điệp ngữ). - Ngôn ngữ giao tiếp của kịch cũng được thể hiện rất hoàn hảo. Câu chuyện kể phần lớn là diễn đạt dưới hình thức ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật. Các tình huống kịch thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ giao tiếp. Sự đối kháng của các nhân vật đối địch. - Một đặc điểm quan trọng nữa là ngôn ngữ thơ trong sử thi. Đó là thứ ngôn ngữ giàu nhạc điệu thể hiện trong vần điệu, trong các vế đối xứng nhịp nhàng, có sự liên kết hài hòa giữa các vế trong câu - Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ đậm chất hùng tráng và giàu tính trữ tình. Nhân vật mang tính cách mạnh mẽ và tình cảm nồng thắm. 5. Không gian sử thi: có hai dạng: - Không gian của sử thi thần thoại mang đặc điểm của không gian thần thoại và truyền thuyết suy nguyên. - Không gian sử thi anh hùng có cả không gian truyền thuyết anh hùng và không gian cổ tích thần kì. Đó là không gian cộng đồng, bao gồm tất cả mọi khía cạnh: + Không gian thiên nhiên là núi non, sông ngòi, cây cỏ, chim chóc, thú vật, sản vật. + Không gian xã hội là bản làng, sinh hoạt lao động sản xuất và chiến đấu. - Không gian sử thi có chiều sâu và chiều rộng. + Chiều sâu không gian kéo dài từ quá khứ đến hiện tại, trải qua nhiều loại hình xã hội từ hồng hoang đến công xã nguyên thủy rồi công xã thị tộc, tiếp cuối cùng là xã hội phụ quyền. + Chiều rộng là không gian bao quát từ làng quê đến bộ lạc, từ nông thôn đến núi rừng, từ mặt đất đến bầu trời, từ cảnh người đến cảnh vật và cảnh trời. 6. Thời gian sử thi - Thời gian sử thi là thời gian kéo dài nhiều triều đại, nhiều biến cố. Đó là thời gian lịch sử một dân tộc, bộ lạc, thời gian lịch sử của một dòng họ, một chế độ. Trong suốt thời gian dài có những khoảng thời gian ngắn tương ứng với từng thời kỳ, từng cuộc đời, từng số phận con người. Có khoảng thời gian xác định như thời gian của cuộc đời nhân vật nhưng cũng có khoảng thời gian không xác định đó là thời gian thời kỳ hồng hoang, thời kỳ hình thành dân tộc. => Như vậy là ở sử thi có hai loại thời gian: thời gian thần thoại là thời gian không xác định và thời gian truyền thuyết là thời gian xác định, tất cả đều là thời gian quá khứ. - Thời gian trong sử thi có tính ước lệ. Người kể chuyện sử thi khan thường sử dụng mệnh đề “nghỉ một ngày, ngơi một đêm, ở không thêm một chiều một sáng” - Sử thi thần thoại thường có thời gian hồi cố. Người kể chuyện luôn hướng người nghe về thời kì xa xưa, thời kì hồng hoang của loài người III. Luyện tập: Câu 1. Hãy tưởng tượng mình là tù trưởng Đăm Săn để kể lại trận quyết chiến với Mtao Mxây. Câu 2. Đoạn trích chiến thắng Mtao Mxây sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. IV. Gợi ý đáp án: Câu 1: HS tự nhập vai và kể trên giấy hoặc kể cho nhau nghe trên lớp nhưng phải trung thành với văn bản Câu 2: Sử dụng phương pháp biểu đạt như: tự sự, biểu cảm, miêu tả để xây dựng văn bản. Trong đó phương thức biểu đạt chính là tự sự

File đính kèm:

  • docchuyên đề 3.doc