Giáo án Tự chọn 10 Chuyên đề 5 + 6 : rèn kỹ năng làm văn tự sự thực hành làm văn tự sự

1. một số lưu ý khi viết bài văn tự sự

a. Tìm hiểu đề

- Đề bài yêu cầu tạo lập kiểu văn bản nào (kể chuyện hay miêu tả)? Để tạo lập văn bản ấy cần sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?

- Nội dung cần biểu đạt là gì?

- Để thực hiện yêu cầu của đề bài, cần chuẩn bị những tri thức và kĩ năng gì?

b. Lập dàn ý

*. Mở bài:

Mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp? Xác định những nội dung cần biểu đạt trong phần Mở bài tuỳ theo từng cách mở bài.

+ Đối với đề bài kể chuyện: Giới thiệu câu chuyện (tên câu chuyện, chủ đề truyện, )

+ Đối với đề bài miêu tả: Giới thiệu khái quát về đối tượng miêu tả.

Trong trường hợp đề bài yêu cầu viết đoạn văn thì giới thiệu đối tượng miêu tả ở câu mở đoạn.

*. Thân bài:

+ Đối với đề bài kể chuyện: Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự mở đầu, diễn biến, kết thúc.

Chú ý: Phát huy trí tưởng tượng để xây dựng nội dung kể phong phú, sinh động; Lựa chọn ngôi kể cho hợp lí (khi nhập vai nhân vật để tự kể về mình thì ngôi kể phải là “tôi”); Có thể kết hợp giữa kể với tả hoặc biểu cảm để câu chuyện thêm sinh động, bộc lộ được thái độ, suy nghĩ của mình về sự việc, chi tiết.

+ Đối với đề bài miêu tả: Tả lại đối tượng theo trình tự nhất định. Đối với văn tả người, chú ý tả từ đặc điểm về chân dung, cử chỉ, hành động đến tiếng nói; có thể điểm xuyết khung cảnh.

Trong trường hợp đề bài yêu cầu viết đoạn, thì đây là phần thân đoạn.

*. Kết bài:

+ Đối với đề bài kể chuyện: Có thể kết bài bằng chính sự kết thúc của câu chuyện hoặc kết bài theo kiểu mở rộng. Tuy nhiên, tốt nhất là biết đưa ra những suy nghĩ, đánh giá của mình về câu chuyện vừa kể đồng thời có thể mở rộng liên tưởng, tưởng tượng.

+ Đối với đề bài miêu tả: Nêu cảm nghĩ của mình về đối tượng vừa tả.

Trong trường hợp đề bài yêu cầu viết đoạn văn, có thể phần này tương ứng với câu kết đoạn

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5816 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn 10 Chuyên đề 5 + 6 : rèn kỹ năng làm văn tự sự thực hành làm văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6 Ngày soạn: 22 /9 /2011 Tiết: 5+6 Ngày dạy: 24 / 9 /2011 Chuyên đề 5 + 6 : RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN TỰ SỰ THỰC HÀNH LÀM VĂN TỰ SỰ I. ĐIỂM DANH, ỔN ĐỊNH LỚP: 10a1……………………………………………………………………………………….................... 10a2……………………………………………………………………………………….................... II. NỘI DUNG: 1. một số lưu ý khi viết bài văn tự sự a. Tìm hiểu đề - Đề bài yêu cầu tạo lập kiểu văn bản nào (kể chuyện hay miêu tả)? Để tạo lập văn bản ấy cần sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? - Nội dung cần biểu đạt là gì? - Để thực hiện yêu cầu của đề bài, cần chuẩn bị những tri thức và kĩ năng gì? b. Lập dàn ý *. Mở bài: Mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp? Xác định những nội dung cần biểu đạt trong phần Mở bài tuỳ theo từng cách mở bài. + Đối với đề bài kể chuyện: Giới thiệu câu chuyện (tên câu chuyện, chủ đề truyện,…) + Đối với đề bài miêu tả: Giới thiệu khái quát về đối tượng miêu tả. Trong trường hợp đề bài yêu cầu viết đoạn văn thì giới thiệu đối tượng miêu tả ở câu mở đoạn. *. Thân bài: + Đối với đề bài kể chuyện: Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự mở đầu, diễn biến, kết thúc. Chú ý: Phát huy trí tưởng tượng để xây dựng nội dung kể phong phú, sinh động; Lựa chọn ngôi kể cho hợp lí (khi nhập vai nhân vật để tự kể về mình thì ngôi kể phải là “tôi”); Có thể kết hợp giữa kể với tả hoặc biểu cảm để câu chuyện thêm sinh động, bộc lộ được thái độ, suy nghĩ của mình về sự việc, chi tiết. + Đối với đề bài miêu tả: Tả lại đối tượng theo trình tự nhất định. Đối với văn tả người, chú ý tả từ đặc điểm về chân dung, cử chỉ, hành động đến tiếng nói; có thể điểm xuyết khung cảnh. Trong trường hợp đề bài yêu cầu viết đoạn, thì đây là phần thân đoạn. *. Kết bài: + Đối với đề bài kể chuyện: Có thể kết bài bằng chính sự kết thúc của câu chuyện hoặc kết bài theo kiểu mở rộng. Tuy nhiên, tốt nhất là biết đưa ra những suy nghĩ, đánh giá của mình về câu chuyện vừa kể đồng thời có thể mở rộng liên tưởng, tưởng tượng. + Đối với đề bài miêu tả: Nêu cảm nghĩ của mình về đối tượng vừa tả. Trong trường hợp đề bài yêu cầu viết đoạn văn, có thể phần này tương ứng với câu kết đoạn. 2. Gợi ý thực hành Đề 1: Kể lại một truyện cổ tích hoặc một truyện ngắn mà anh (chị) yêu thích (Ví dụ: Sọ Dừa, Bến quê, Những ngôi sao xa xôi…). Gợi ý: Bài làm phải đảm bảo vừa đúng vừa đủ nội dung cốt truyện. Kể lại câu chuyện bằng lời văn của mình. Tuy nhiên, trong khi kể vẫn có thể dẫn y nguyên câu văn hoặc lời đối thoại của các nhân vật trong tác phẩm. Có thể tham khảo dàn ý dưới đây (kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa). (A) Mở bài - Kể giới thiệu gia cảnh bố mẹ Sọ Dừa - Sự ra đời thần kì và hình ảnh dị dạng của Sọ Dừa. (B) Thân bài Lần lượt kể các sự việc sau: - Sọ Dừa đi chăn bò cho nhà Phú ông những tưởng sẽ rất khó khăn nhưng cậu chăn rất giỏi. - Phú ông cắt cử ba cô con gái đưa cơm cho Sọ Dừa. + Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa. + Cô út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. - Cô út nhiều lần bắt gặp Sọ Dừa biến thành chàng trai tuấn tú khôi ngô đem lòng yêu thương chàng. - Sọ Dừa đòi mẹ sang hỏi cho mình con gái Phú ông. - Hai cô chị xấu tính nên từ chối. Cô út vì biết được thân hình của Sọ Dừa nên cúi mặt, e lệ bằng lòng, - Sọ Dừa đi thi. Trước khi đi còn dặn dò và trao cho vợ những vật hộ thân. - Hai cô chị bày mưu ác rồi đẩy cô em vào bụngcá. - Cô em không chết, giạt vào sống ở đảo hoang rồi may mắn nhờ vào những vật hộ thân mà gặp được chồng mình. (C) Kết bài - Hai cô chị thấy cô em trở về thì xấu hổ bỏ đi biệt tích. - Vợ chồng quan trạng từ đấy sống hạnh phúc bên nhau. * Lưu ý : Với kiểu loại đề bài này, người viết phải biết lựa chọn những chi tiết, những sự việc tiêu biểu trong tác phẩm rồi diễn đạt lại bằng văn phong của mình, tránh kể dài dòng, quá tham chi tiết. Đề 2 : Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình, tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất. Gợi ý : Kể niệm được chọn cần có chọn lọc (phải quan trọng, phải giàu ấn tượng và giàu cảm xúc). Khi kể cần chú ý đảm bảo đúng ngôi người kể (ngôi thứ nhất). Có thể tham khảo dàn ý như sau: (A) Mở bài - Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình đã có được kỉ niệm giàu ấn tượng và sâu sắc (ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô…). - Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy (trong một lần về thăm quê, trong một lần cùng cả lớp đi chơi, đi học nhóm hoặc trong một lần được điểm tốt, hay một lần mắc lỗi được thầy cô rộng lượng phân tích và tha thứ...). (B) Thân bài (1) Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta sắp xếp (tình cảm gắn bó lâu bền hay mới gặp, mới quen, mới được thầy (cô) dạy bộ môn hay chủ nhiệm…). (2) Kể về kỉ niệm. - Câu chuyện diễn ra vào khi nào ? - Kể lại nội dung sự việc. + Sự việc xảy ra thế nào ? + Cách ứng xử của mọi người ra sao ? Ví dụ : Vào giờ kiểm tra, tôi không học thuộc bài nhưng không nói thật. Tôi tìm đủ lí do để chối quanh co (do mẹ tôi bị ốm…). Nhưng không ngờ hôm trước cô có gọi điện cho mẹ trao đổi về tình hình học tập của tôi. Nhưng ngay lúc ấy cô không trách phạt. Để giữ thể diện cho tôi, cô mời tôi cuối giờ ở lại để “hỏi thăm” sức khoẻ của mẹ tôi… - Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? (Một bài học, thêm yêu quý ông bà, bạn bè, thầy cô hơn…). (C) Kết bài - Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy. - Tự hào và hạnh phúc vì có được người ông (bà, cha mẹ, bạn, thầy cô…) như thế. => HS lập dàn ý trên lớp và hoàn thiện bài ở nhà. Giáo viên đọc một số bài văn mẫu

File đính kèm:

  • docChuyên đề 5.doc
Giáo án liên quan