A. Mục tiêu bài học:
- HS nắm được các kiến thức về văn nghị luận
- Củng cố được kiến thức về văn nghị luận
- Rèn kỹ năng làm văn nghị luận
B. Chuẩn bị:
GV: Đọc tài liệu - soạn bài
HS: Ôn lại các kiến thức về văn nghị luận
Ôn về chủ đề và bố cục của văn bản
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sách vở, đồ dùng của HS
113 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự chọn 8 Trường THCS Thanh Đức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: 21/ 08/ 2012
Tiết 1 - 2
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu bài học:
- HS nắm được các kiến thức về văn nghị luận
- Củng cố được kiến thức về văn nghị luận
- Rèn kỹ năng làm văn nghị luận
B. Chuẩn bị:
GV: Đọc tài liệu - soạn bài
HS: Ôn lại các kiến thức về văn nghị luận
Ôn về chủ đề và bố cục của văn bản
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sách vở, đồ dùng của HS
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV gọi HS nhắc lại cách làm một bài văn nghị luận về tác phẩm văn học.
? Nêu nhiệm vụ của các phần: Mở bài, thân bài, kết bài trong một bài văn nghị luận về tác phẩm văn học?
GV lưu ý HS: Khi dùng tác phẩm chứng minh phải rõ ràng, trước hết,dùng hình ảnh,ngôn từ của tác phẩm phải để trong “…..”.Nếu có nghệ thuật bàn về nghệ thuật (phân tích hình ảnh,phân tích nghệ thuật) bàn về nội dung (chọn những chi tiết đắt giá nhất )
GV lưu ý HS các dạng đề văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
GV cho HS nhắc lại nhiện vụ của các phần trong bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
GV lưu ý HS: Nghị luận về một hiện tương xã hội có nghị luận về vấn đề tích cực và nghị luận về vấn đề tiêu cực.
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhiệm vụ của các phần trong bài văn nghị luận về vấn đề tích cực và nghị luận về vấn đề tiêu cực.
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhiệm vụ của các phần trong bài văn nghị luận suy nghĩ về một câu chuyện.
.ÔN TẬP NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Xác định đề- Có thể đưa ra 1 nhận định hoặc 1 tư tưởng,chủ đề của 1 tác phẩm hay 1 chủ đề văn học- Tìm hệ thống luận điểm để làm rõ chủ đề đó2. Các bước cơ bảnMở BàiCách 1: Dùng biện pháp hình ảnh tu từ có liên quan đến chủ đề để vào bài Dùng hoàn cảnh xã hội (chiến tranh …,xã hội phong kiến)Cách 2: Dùng trực tiếp tác giả,tác phẩm để vào bàiPhải nêu được tư tưởng chủ đề mà đề yêu cầuTrích dẫn đề (….Cho nên có ý kiến cho rằng/là:…)Thân Bài1.Giải thích ngắn (tư tưởng chũ đề,nhận định mà đề bài yêu cầu:_là gì?)2.Chứng minhTrong từng luận điểm:-Dùng lí lẽ lập luận-Dùng tác phẩm chứng minh(rõ ràng ,lấy từ tác phẩm nào?)-Đưa ra luận điểm(có thể đưa từ đầu)-Trích dẫn:”…”(Trích từ…)Lần lượt trình bày các lận điểm và phải đảm bảo các luận điểm tiếp theo được đi theo đúng trình tựLƯU Ý: Khi dùng tác phẩm chứng minh phải rõ ràng, trước hết,dùng hình ảnh,ngôn từ của tác phẩm phải để trong “…..”.Nếu có nghệ thuật bàn về nghệ thuật (phân tích hình ảnh,phân tích nghệ thuật) bàn về nội dung (chọn những chi tiết đắt giá nhất )3. Ý nghĩa của chủ đề (giá trị của tư tưởng,chủ đề đó đối với người viết)Mở rộng vấn đề(quay lại hiện tại)Khẳng định tư tưởng,nhận định đó là đúng hay saiKết bài : Khẳng định lại vấn đềÔN TẬP NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (nghị luận về một tư tưởng đạo lí)1.Các dạng đề1.Nghị luận về một câu danh ngôn, Nghị luận về một câu ca dao, tục ngữ2.Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ3.Nghị luận về một câu chuyện2. Dàn bàiMở bài1. Nếu là một câu danh ngôn:nêu suy nghĩ có liên quan đến vấn đề cần nghị luậnGiới thiệu vấn đề2. Nếu là một lời thơ,câu chuyện-Tác giả - tác phẩm - vấn đề - nghệ thuậtThân bài1.Giải thích ngắn: giải thích từ ngữ thể hiện nội dung (Đồng nghĩa, trái nghĩa,_nghĩa vốn có)- Giải thích vế câu (là gì?)- Giải thích vế cả câu (Ý nghĩa,bài họcgì?)*Nếu là một câu ca dao,tục ngữ hay một câu chuyện-Giải thích nghĩa đen-Giải thích nghĩa bóng-Nghĩa cả câu là gì? (Lời răn dạy, lời khuyên?)*Câu chuyện:Giải thích bằng hình thức tóm lại câu chuyện *Nếu là câu danh ngôn có từ khó giải thích từ khó2.Vì sao? (lại có những hình ảnh như vậy?)LL1……3.Biểu hiện trong cuộc sống Khẳng định vấn đề (đây là vấn đề có ý nghĩa như thế nào? Tác dụng chỉ đường hay lời khuyên bổ ích?)4. Phê phánĐáng trách cho những ai đi ngược lại vấn đề. Nêu biểu hiện đi ngược thái độ của chúng ta.5. Bài học và ý nghĩa trong cuộc sốngKết bài- Khẳng định lại giá trị của vấn đề- Vấn đề đó trong thực tiển ngày hôm nay có ý nghĩa ra sao?ÔN TẬP NGHỊ LUẬN XÃ HỘI*Nghị luận về một hiện tượng xã hội Tích cực1. Mở bàiGiới thiệu khái quát tầm quan trọng,sự ảnh hưởng2.Thân bài-Những biểu hiện của hiện tượng đó (kể tóm tắt những việc mà em biết)-Nguyên nhân: Tại sao họ có thể làm được như vậy?-Rút ra bài học: Đây là tấm gương cho mọi người noi theo-Liên hệ kể ra một số tấm gương xưa và nay)-Mở rộng (ứng dụng trong cuộc sống, nêu ra những mặt xấu, mặt tiêu cực)3. Kết luận-Khẳng định lại tầm quan trọng của hiện tượng (trên nói quan trọng thế nào thì dưới chốt lại hoặc khuyên phải tránh xa các tệ nạn)-Rút ra bài học cho bản thânTiêu cực1. Mở bài(giống tích cực)2. Thân bài-Những biểu hiện của hiện tượng đã được phổ biến như thế nào trong từng lĩnh vực-Nêu tác hại và hậu quả của nó-Nguyên nhân-Biện pháp ngăn ngừa*Biện pháp tức thời(xử phạt)*Biện pháp ngăn ngừa(giáo dục,tuyên truyền)-Mở rộng (liên hệ với các tệ nạn). Báo động toàn thế giớiKết luận(giống tích cực)SUY NGHĨ VỀ MỘT CÂU CHUYỆNMở bài-Nêu suy nghĩ về nội dung cần bàn-Nội dung ấy được viết cụ thể qua các tác phẩm nàoThân bài1. Kể vắn tắt câu chuyện từ 5-7 dòng-Trong câu chuyện có những hình ảnh ẩn dụ nào?-Giải thích hình ảnh ẩn dụ đó-Ý nghĩa lớn lao của câu chuyện (bài học, lời khuyên?)2. Ý nghĩa của câu chuyện đó đúng hay sai ,tại sao?3. Biểu hiện trong cuộc sống tìm dẫn chứng chứng minh-Khẳng đinh lại đề4. Phê phán :đưa ra những biểu hiện trái ngược, phân tích hậu quả.5. Ý nhĩa và tác dụng-Câu chuyện để lại trong lòng em bài học gì?Kết bài1.Khẳng định ý nghĩa của câu chuyện2. Bài học đạo lí làm người3.Cuộc sống của ngày hôm nay,câu chuyện có ý nhĩa như thế nào?
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học lại những kiến thức vừa củng cố
- Chuẩn bị ôn luyện về Chủ đề, bố cục văn bản....
Tuần 2 Ngày soạn: 27/ 08/ 2012
Tiết 3 - 4
ÔN TẬP VĂN BẢN “TÔI ĐI HỌC”, CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT
CỦA TỪ NGỮ
A. Mục tiêu bài học:
- HS nắm được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật chính của các văn bản “Tôi đi học
- Củng cố được kiến thức về cấp độ khái quát của từ ngữ
- Rèn kỹ năng nhận biết và thực hành về cấp độ khái quát của từ ngữ.
B. Chuẩn bị:
GV: Đọc tài liệu - soạn bài
HS: Ôn các tác phẩm: Tôi đi học
Ôn về cấp độ khái quát của từ ngữ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sách vở, đồ dùng của HS
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học về các văn bản
- Nhận xét của em về văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh?
- Khi nào thì 1 từ ngữ được coi là có nghĩa rộng?
- Khi nào thì 1 từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?
- VD: Từ giáo viên có nghĩa rộng hơn từ thầy giáo, cô giáo, nhưng lại có nghĩa hẹp hơn từ người.
GV: Nêu yêu cầu
HS: Phân tích cảm xúc của nhân vật Tôi
(chú ý tới mạch cảm xúc phát triển theo trình tự từ trên đường tới trường - trên sân trường - trong lớp học)
- Cảm xúc của chú bé trên đường tới trường?
? Thái độ của chú bé khi đứng trước ngôi trường?
( Chất thơ là gì? Ở đâu? Thể hiện như
thế nào?)
,
I. Một số lưu ý:
1. Văn bản: Tôi đi học
- Tôi đi học không thuộc loại truyện ngắn chứa đựng nhiều sự kiện, nhân vật, những xung đột xã hội…mà là những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi tưởng của nhân vật “Tôi”
- Cần chú ý khai thác sự kết hợp hài hoà giữa miêu tả với biểu cảm.
2- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và trường từ vựng:
- Cấp độ khái quát nghĩa của từ:
+ Một từ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của 1 số từ ngữ khác.
+ Một từ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác.
+ Nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác. Một từ có nghĩa rộng đối với những từ này nhưng có thể có nghĩa hẹp đối với 1 từ ngữ khác.
II. Luyện tập:
. Bài tập 1:
Cảm xúc của nhân vật “Tôi” được thể hiện qua truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh.
Tôi đi học của Thanh Tịnh đã thể hiện 1 cách xúc động tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi, chú bé được mẹ đưa đến trường vào học lớp Năm trong ngày tựu trường.
Đó là “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh”, chú bé mặc “chiếc áo vải dù đen dài”, chú cảm thấy “trang trọng và đứng đắn”. Lòng chú “tưng bừng rộn rã” được mẹ hiền “âu yếm nắm tay” dẫn đi trên con đường làng thân thuộc “dài và hẹp”. Chú vô cùng xúc động, cảm thấy bỡ ngỡ, cảm thấy lạ, tưởng như con đường làng và mọi cảnh vật xung quanh “đều thay đổi”. Chú đã nghĩ về sự bỡ ngỡ ấy: “vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”.
- Chú bâng khuâng tự hào thấy mình đã lớn khôn, không còn lêu lổng đi ra đồng thả diều, nô đùa….
- Khi đứng trước ngôi trường, chú bé càng hồi hộp, bỡ ngỡ. Chú ngạc nhiên trước cảnh đông vui… chú lo sợ vẩn vơ..
- Chú cảm thấy mình chơ vơ, vụng về, lúng túng khi vào lớp. Chú xúc động hồi hộp đến độ quả tim như ngừng đập… khi ông Đốc gọi đến tên…
Thanh Tịnh đã diễn tả những kỷ niệm, những diến biến tâm trạng của nhân vật Tôi trong buổi tựu trường theo trình tự thời gian - không gian: Lúc đầu là buổi sớm mai mẹ dẫn đi trên con đường làng, sau đó là lúc đứng giữa sân trường, một hồi trống vang lên, nghe ông Đốc đọc tên và dặn dò, cuối cùng là khi thầy giáo trẻ đưa vào lớp.
Kỷ niệm ấy rất sâu sắc và đẹp, vì thế sau này “hàng năm….buổi tựu trường”.
Bài tập 2: Hãy phân tích làm sáng tỏ chất
thơ toát lên từ thiên truyện '' Tôi đi học''?
Gợi ý: + Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn này, thể hiện ở những vấn đề sau:
- Trước hết, chất thơ thể hiện ở chổ: truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là dòng chảy cảm xúc, là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi khai trường đầu tiên. Những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn, thơ ngây trong sáng làm lòng ta rung lên những cảm xúc.
- Chất thơ toát lên từ những tình tiết sự việc dào dạt cảm xúc( mẹ âu yếm dẫn đi..., các cậu học trò..., con đường tới trường.... ).
- Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng và nên thơ trong trẻo.
- Chất thơ còn toả ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ của ông đốc và khuôn mặt tười cười của thấy giáo.
- Chất thơ còn toả ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực ( 4 lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ). Hình tượng bàn tay mẹ thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm, tình thương con bao la vô bờ của mẹ.
- Chất thơ còn thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thú vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm ở âm điệu tha thiết.
- Chất thơ còn thể hiện ở chổ tạo được sự đồng cảm, đồng điệu của mọi người (kỉ niệm tuổi thơ cắp sách tới trường, hình ảnh mùa thu yên lặng quê Việt.
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học lại những kiến thức vừa củng cố
- Chuẩn bị ôn Trong lòng mẹ, Trường từ vựng..
D. Rút kinh nghiệm:
Tuần 3 Ngày soạn: 04/ 09/ 2012
Tiết 5 – 6 ÔN TẬP VĂN BẢN “TRONG LÒNG MẸ” TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN, TRƯỜNG TỪ VỰNG
A. Mục tiêu bài học:
- Củng cố văn bản “ Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng.
- HS củng cố lí thuyết về trường từ vựng, tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Rèn kỹ năng làm bài tập, viết đoạn văn
- Thực hành sử dụng trong nói và viết
B. Chuẩn bị:
GV: Đọc tài liệu - soạn bài
HS: Ôn kiến thức đã học phần tiếng Việt
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
- Nội dung chính của tập hồi ký Những ngày thơ ấu của tác giả Nguyên Hồng?
- Thế nào là trường từ vựng ?
(Ví dụ: Trường từ vựng chỉ các môn khoa học: Hoá học, sinh học, toán học,vật lí, văn học...)
- Em hiểu gì về chủ đề của văn bản?
- Việc sắp xếp các ý thường theo những thứ tự nào?
- Muốn tìm hiểu chủ đề của văn bản, cần tìm hiểu những yếu tố nào?
(A. Tất cả các yếu tố của văn bản)
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở chỗ nào?
(D. Cả ba yếu tố trên)
- Các ý trong đoạn trích Trong lòng mẹ được sắp xếp theo trình tự nào?
(D. Cả A, B, C đều đúng)
- Nhận xét nào nói đúng nhất quan hệ ý nghĩa của các câu trong đoạn văn với nhau và với câu chủ đề?
(D. Gồm B và C)
- Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích Trong lòng mẹ?
(D. Chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng)
Tình cảm yêu thương mẹ thắm thiết của chú bé Hồng thể hiện qua đoạn trích Trong lòng mẹ như thế nào?
I. Lý thuyết
- Những ngày thơ ấu là tập hồi ký viết về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Từ cảnh ngộ và tâm sự của chú bé Hồng, tác giả còn cho thấy bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ trọng đồng tiền, đầy những thành kiến cổ hủ, thói nhỏ nhen, độc ác của đám thị dân tiểu tư sản khiến cho tình máu mủ ruột thịt cũng thành khô héo. Tác phẩm gồm 9 chương, “Trong lòng mẹ” là chương IV.
2. Chủ đề và bố cục của văn bản
- Khái niệm chủ đề trong lí thuyết văn bản bao gồm đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. Chủ đề có nội dung bao quát hơn đề tài
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên văn bản. Đặc trưng này có liên hệ mật thiết với tính mạch lạc, tính liên kết.
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thể hiện trên cả hai bình diện: nội dung và cấu trúc - hình thức
- Việc sắp xếp các ý có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu của người đọc - phụ thuộc vào đối tượng phản ánh, loại hình văn bản. Một số cách trình bày:
+ Theo thứ tự thời gian
+ Theo lô gíc khách quan của đối tượng
+ Theo lô gíc chủ quan
+ Theo quy luật tâm lý, cảm xúc
- Trường từ vựng: Là tập hợp từ có ít nhất 1 nét nghĩa chung.
II. Luyện tập
Bài tập 1: Xác định các ý đúng trong các câu sau:
Câu 1: Muốn tìm hiểu chủ đề của văn bản, cần tìm hiểu những yếu tố nào?
A. Tất cả các yếu tố của văn bản
C. Các ý lớn của văn bản
B. Câu kết thúc của văn bản
D. Câu mở đầu của mỗi đoạn trong văn bản
Câu 2: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở chỗ nào?
A. Văn bản có đối tượng xác định
B. Văn bản có tính mạch lạc
C. Các yếu tố bám sát chủ đề đã định
D. Cả ba yếu tố trên
Câu 3: Các ý trong đoạn trích Trong lòng mẹ được sắp xếp theo trình tự nào?
A. Thời gian
B. Sự phát triển của sự việc
C. Không gian
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 4: Nhận xét nào nói đúng nhất quan hệ ý nghĩa của các câu trong đoạn văn với nhau và với câu chủ đề?
A. Bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa.
B. Cùng làm rõ nội dung ý nghĩa của câu chủ đề.
C. Bổ sung ý nghĩa cho nhau
D. Gồm B và C.
Câu 5: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích Trong lòng mẹ?
A. Chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ chú bé Hồng
B. Chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng
C. Chủ yếu trình bày sự hờn tủi của bé Hồng khi gặp mẹ
D. Chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng
2. Bài tập 2
- Chú bé Hồng lớn lên trong tình cảnh túng quẫn của gia đình. Phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng giàu có. Chú rất thương mẹ của mình. Chú đã sớm nhận ra nỗi bất hạnh mà mẹ chú phải gánh chịu.
- Khi thấy bà cô mình “cố ý gieo rắc vào đầu óc những mối hoài nghi để Hồng khinh miệt và ruồng rẫy mẹ”, chú bé đã phản ứng lại. Lúc đầu là “cúi đầu không đáp”, sau đó là nở nụ cười chua xót rồi im lặng cúi đầu xuống đất.
-> Tình yêu thương mẹ mãnh liệt trỗi dậy - sự xúc động bật ra thành tiếng khóc- nước mắt của tình thương.
- Tình thương ấy khiến bé Hồng căm giận những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình. Nó đã giúp bé Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những người, những tập tục cần lên án. Nó còn được biểu hiện một cách sinh động trong lần gặp mẹ sau này.
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn kỹ phần kiến thức tiếng Việt đã học
- Ôn lại các kiến thức đã học.
Tuần 4 Ngày soạn: 10/ 09/ 2012
Tiết 7 – 8
ÔN TẬP VỀ ĐOẠN VĂN
A. Mục tiêu bài học:
- HS củng cố lại kiến thức cơ bản về đoạn văn
- Luyện tập xây dựng đoạn văn theo hai cách quy nạp, diễn dịch.
- Rèn kỹ năng viết đoạn, trình bày đoạn văn.
B. Chuẩn bị:
GV: Đọc tài liệu - soạn bài
HS: Ôn về đoạn văn
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Cho HS nhắc lại khái niệm đoạn văn.
Đặc điểm của đoạn văn
GV đưa ra bài tập để HS luyện tập.
- Nội dung của đoạn văn là gì? Hãy thử đặt tiêu đề cho đoạn văn này?
- Hãy tìm những từ ngữ chủ đề của đoạn văn?
- Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có, hãy chỉ ra câu đó?
- Các câu trong đoạn được trình bày theo cách nào?
- Có thể thay đổi vị trí các câu trong đoạn đó được không? Vì sao?
- Nội dung của đoạn văn là gì?
- Các câu trong đoạn văn được liên kết theo mô hình nào? Vì sao?
- Hãy viết một đoạn văn có cùng mô hình với đoạn văn trên.
HS Viết đoạn văn
Trình bày – Nhận xét
I. Kiến thức cơ bản:
Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề….
Các cách xây dựng đoạn:
Diễn dịch
Quy nạp
Song hành.
II. Luyện tập:
Bài 1:
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“ Người ta nói đấy là bàn chân vất vả. Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân.” ( Theo ngữ văn 7 tập I)
- Đoạn văn thể hiện những cảm xúc về người thân, người viết vừa miêu tả bàn chân của bố vừa bày tỏ lòng thưong xót, biết ơn trước những hi sinh thầm lặng của bố -> Bàn chân của bố
- Những từ ngữ: bàn chân, ngón chân, gan bàn chân, mu bàn chân, nhức chân…
- Câu 1 là câu chủ đề
- Theo phép diễn dịch
- Các câu trong đoạn có vai trò không giống nhau -> không thể thay đổi vị trí các câu trong đoạn được.
Bài 2:
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“ Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn thiên lý, vài con ong siêng năng đã đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.”
- Đoạn văn không có câu chủ đề. Các câu trong đoạn cùng nói tới một nội dung: miêu tả cảnh mùa xuân ở miền Bắc.
- Mô hình song hành.
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn kỹ về đoạn văn
- Chuẩn bị ôn về xây dựng đoạn văn nghị luận
Tuần 5 Ngày soạn: 17/ 09/ 2012
Tiết 9 ÔN TẬP VỀ ĐOẠN VĂN
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Ôn tập lại kiến thức về cách viết doạn văn
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn theo các cách quy nạp, diễn dịch và song hành
- Giáo dục ý thức tự giác của học sinh
II. Chuẩn bị:
GV: sgk, giáo án, bài tập
Hs: sgk, vở ghi
III. Tiến trình dạy học:
Ổn định tổ chức
Bài cũ:
Bài mới: GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV: Muốn viết được đoạn văn ta cần phải làm gì?
- Nắm được ý chính của đoạn văn mà mình định viết, tức là nắm được chủ đề của đoạn.
GV: Khi viết đoạn văn có cần thể hiện rõ chủ đề mà mình đang viết hay không?
- Phải thể hiện rõ chủ đề.
GV: Có mấy cách viết đoạn văn?
- Có thể viết theo 3 cách chính: quy nạp, diễn dịch, hay song hành
GV: Các ý trong đoạn văn có cần sắp sếp theo trình tự không?
Hs: Trả lời
GV: Nhận xét và chốt ý mở rộng
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
- Giới thiệu khái quát về chiếc áo dài
- Giá trị văn hóa của chiếc áo dài, có thể nêu cảm nghĩ của bản thân.
Bài 2: Gv gợi ý cho HS cách viết diễn dịch, và cách viết quy nạp
Sau đó chọn một số bài tiêu biểu để đọc trước lớp, rồi sửa cho HS.
I. Củng cố, mở rộng:
- Trong đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề hoặc câu chủ đề mở đoạn và tiếp dau là những câu giải thích, bổ sung cho câu chủ đề.
- Đoạn văn thường dùng phép diễn dịch, phép quy nạp hay song hành để viết
- Các ý trong đoạn cần sắp sếp theo trình tự của sự vật, sự việc.
II. Luyện tập:
Bài 1: Hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về chiếc áo dài Việt Nam.
Bài 2: Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch hay quy nạp ( chủ đề tự chọn)
D. Củng cố, dăn dò
HS học bài và soạn bài đầy đủ
Tuần 5 Ngày soạn: 18/ 09/ 2012
Tiết 10
LUYỆN KỸ NĂNG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC
Mục tiêu bài học:
- HS nắm được những kiến thức về tác phẩm văn học,có những hiểu biết cơ bản về
việc đánh giá những tác phẩm văn học.
- Hình thành những kiến thức cơ bản về cảm thụ tác phẩm văn học.
Chuẩn bị:
Kiến thức về tác phẩm văn học. Các kỹ năng trình bày bài cảm thụ tác phẩm.
Tiến trình các hoạt động dạy học:
* Ổn định tổ chức
* Bài mới
GV: Muốn tìm hiểu, phân tích bình giảng đánh giá một tác phẩm văn học, các em cần phải nắm được một số hiểu biết cơ bản về tác phẩm văn học.
GV: Tác phẩm là sự kết hợp giữa thế giới khách quan và những tư tưởng chủ quan của con người....Dù nhân vật là người hay vật... thì đó cũng là chuyện của con người, về con người...
Hình thức TPVH có thể là những tác phẩm dài hay ngắn...
+ TPVH được chia làm 3 loại hình lớn: Tác phẩm trữ tình, tác phẩm tự sự, tác phẩm kịch....
GV: Trong đời có thể nói: Tôi rất nhớ anh...
Nhưng với ngôn ngữ văn học có thể: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi. Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm...
- Hình tượng văn học hiểu theo nghĩa rộng: Là toàn bộ bức tranh cụ thể về cuộc sống và con người tức là toàn bộ thế giới nghệ thuật của nhà văn được tái tạo và MT trong tác phẩm...
Thật khó mà dùng ngôn từ để diễn tả sự im lặng và xúc động thiêng liêng đến tận cùng giây phút Bác Hồ trở về Tổ Quốc sau 30 năm xa cách bằng mấy câu thơ.
GV lưu ý:
Tiếng Việt giàu thanh điệu-> tạo nên tính nhạc cho câu...
GV cho HS ghi bài tập vào vở
-> Hãy chỉ ra hiệu quả của việc ngắt nhịp , sử dụng dấu câu trong câu văn sau:
“Hàng năm, cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không lại có những đám mây bàng bạc lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy, nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi giữa bầu trời quang đãng”.
I-Những hiểu biết cơ bản về tác phẩm văn học:
1. Thế nào là TPVH?
- Nội dung: TPVH bao giờ cũng là một bức tranh sinh động về cuộc sống và con người. Qua bức tranh đó, người viết luôn gửi gắm những tình cảm, tư tưởng và thể hiện một thái độ của mình trước cuộc sống.
- Hình thức: Về hình thức tồn tại của TPVH, người ta thường nói văn học là nghệ thuật của ngôn từ. TPVH là một công trình nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu, có hình thức và quy mô rất đa dạng, phong phú.
Đặc trưng của TPVH:
a- TPVH là một văn bản ngôn từ nghệ thuật:
- Ngôn từ nghệ thật trong tác phẩm mang tính đa nghĩa, giàu tính hình tượng và màu sắc biểu cảm.
- Mang đậm dấu ấn cá nhân
Ví dụ: Cùng diễn đạt nội dung đánh giặc là truyền thống của dân tộc:
+ Tố Hữu: Lớp cha trước, lớp con sau.
Đã thành đồng chí chung câu quân hành.
+Hoàng Trung Thông:
Ta lại viết bài thơ trên báng súng
Con lớn lên viết tiếp thay cha
Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
Người hôm nay viết tiếp người hôm qua.
+ Trinh Đường:
Cha còn đeo quân hàm
Con đã ra nhập ngũ
Một hòn đá Trường Sơn
Cha con cùng gối ngủ...
+ Lưu Trọng Lư:
Xưa tiễn chồng đi rười rười tóc xanh
Nay lại tiễn con đi rung rinh đầu bạc.
- Ngôn từ nghệ thuật cũng đòi hỏi tính chính xác cao độ ( Khác với tính chính xác của ngôn từ khoa học)
- Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
- Vèo trông lá rụng đầy sân( Tản Đà)
-> Khi tìm hiểu TPVH cần chú ý khai thác những yếu tố trên...
b- Hình tượng văn học:
- Do việc sử dụng ngôn từ làm chất liêụ nên hình tượng văn học là hình tượng ngôn từ.
VD: Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
( Nguyễn Du)
-> Goí cả 4 mùa trong một câu thơ bằng ngôn từ nghệ thuật.
+ Theo nghĩa rộng: Là toàn bộ bức tranh cụ thể về cuộc sống và con người tức là toàn bộ thế giới nghệ thuật của nhà văn được tái tạo và MT trong tác phẩm...
+ Theo nghĩa hẹp: Là những đặc điểm và phẩm chất của một sự vật, một nhân vật nào đó mà nhà văn thể hiện.
Ví dụ: Hình tượng chị Dậu...
-> Hai phương diện trên đều được và chỉ được thể hiện qua chữ nghĩa và các hình thức dấu câu của một văn bản ngôn từ.
II. Các phương diện của hình thức nghệ thuật cần chú ý khai thác khi phân tích TPVH
Dấu câu và cách ngắt nhịp:
- Dấu câu được coi là 1 loại từ, là hình thức của chữ trong tác phẩm. Ngay cả cách ngắt nhịp trong văn bản cũng được coi như một từ đa nghĩa.
Ví
File đính kèm:
- GIAO AN TU CHON NGU VAN 8 MOI.doc