Giáo án Tự chọn lớp 10

 A/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh

 - Củng cố kiến thức về bài đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

 - Nâng trình độ lên thành kỹ năng trình bày miệng hoặc viết văn bản phù hợp với đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

 B/ Phương tiện thực hiện: - SGK & SGV Ngữ Văn 10 cơ bản

 - Thiết kế bài giảng

 C/ Cách thức tiến hành: kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 D/ Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:

 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày khái niệm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ?

 3. Giới thiệu bài mới:

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1660 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự chọn lớp 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/10/2009 Ngày giảng: 10A1: 28/10/2009 Tự chọn Tiết 11: Tiếng việt NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT A/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh - Củng cố kiến thức về bài đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. - Nâng trình độ lên thành kỹ năng trình bày miệng hoặc viết văn bản phù hợp với đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. B/ Phương tiện thực hiện: - SGK & SGV Ngữ Văn 10 cơ bản - Thiết kế bài giảng C/ Cách thức tiến hành: kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lờùi các câu hỏi. D/ Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày khái niệm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ? 3. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt PV: Thế nào là ngôn ngữ nói? Ngôn ngữ nói có những đặc điểm gì? HS trao đổi và trả lời I. Khái niệm, đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 1. Khái niệm, đặc điểm ngôn ngữ nói a. Khái niệm: Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, được tiếp nhận bằng thính giác và phần nào đó là thị giác(trước các cử chỉ, điệu bộ), là lời nói trong giao tiếp hàng ngày, người nghe và người nói tiếp xúc trực tiếp với nhau,thay phiên nhau trong nói và nghe. b. Đặc điểm của ngôn ngữ nói - Các nhân vật giao tiếp có thể phản hồi trực tiếp để điều chỉnh, sửa đổi cách nói, nghe. Ngôn ngữ nói không được trau chuốt bằng ngôn ngữ viết. - Rất đa dạng về ngữ điệu, kèm theo nó là các phương tiện bổ trợ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ của người nói. - Từ ngữ được sử dụng khá đa dạng bao gồm: khẩu ngữ, tiếng địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ trợ từ, thán từ - Về câu: thường sử dụngcác hình thức tỉnh lược, hình thức lặp, rườm rà. Pv: Thế nào là ngôn ngữ viết? Ngôn ngữ viết có đặc điểm gì? Gv: dẫn dắt HS trả lời HS gấp sách trao đổi và trình bày 2. Khái niệm và đặc điểm ngôn ngữ viết a. Khái niệm: Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác b. Đặc điểm của ngôn ngữ viết: - Người viết có thời gian để lựa chọn, suy ngẫm,. . .kĩ càng khi viết, người đọc có thời gian để tiếp nhận thấu đáo. Văn bản viết có khả năng lưu truyền rộng trong không gian và lâu dài theo thời gian. Ngôn ngữ viết được hỗ trợ của các loại kí hiệu văn tự khác như : hình ảnh minh hoạ, các công thức, các con số…. . . - Từ ngữ đạt độ chính xác ca, người viết thường tránh sử dụng khẩu ngữ, tiếng long, tiếng địa phương, . . .trong các văn bản quy thức . Về câu: xuất hiện nhiều câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, hợp lí. . . Gv: hướng dẫn HS lập bảng so sánh ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết GV: chia lớp theo 4 nhóm thảo luận, giao câu hỏi cho các nhóm. Thời gian thảo luận 5 phút ? Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết trong đoạn trích ở mục III.1( Ngữ văn 10 tập I trang 88) ? Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích ở mục III.2( Ngữ văn 10 tập I trang 88-89) ? Phân tích lỗi và sửa lại các câu ở mục III. 3. ( Ngữ văn 10, tập I Tr 89) cho phù hợp với ngôn ngữ viết. HS lập bảng so sánh vào vở theo hướng dẫn Học sinh nhanh chóng tập trung thành nhóm, thảo luận và đại diện nhóm trình bày. Ngôn ngữ nói Ngônngữviết Đối tượng giao tiếp Người nghe có mặt trực tiếp Người nghe không có mặt trực tiếp Phương tiện thể hiện Dùng âm thanh và ngữ điệu, thường sử dụng kèm các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt , dáng điệu, cử chỉ. . Dùng các kí tự, dấu câu; không dùng kèm các phương tiện phi ngôn ngữ Đặc điểm ngôn ngữ Sử dụng các yếu tố dư thừa, lặp, các hình thức tỉnh lược. Ngôn ngữ nói tự nhiên, ít trau chuốt. Diễn đạt chặt chẽ, dùng những từ ngữ, các quy tắc tạo câu đặc trưng cho dạng viết. Ngôn ngữ viết tinh luyện, trau chuốt. II. Luyện tập Bài 1 - Đoạn trích sử dụng các thuật ngữ của các ngành khoa học: vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, bản sắc, phong cách - Để trình bày rõ các luận điểm, người viết đã tách dòng. - Sử dụng các từ ngữ chỉ thứ tự: một là, hai là, ba là để đánh dấu các luận điểm - Sử dụng các dấu câu: dấu chấm, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép... Bài 2 - Sự thay phiên vai người nói, người nghe: thị nói, Tràng nói - Sự phối hợp lời nói và cử chỉ: cười như nắc nẻ, liếc mắt, cười tít... - Từ ngữ trong lời nói các nhân bao gồm: + Các từ hô gọi: kìa, này, nhà tôi ơi,... +Các từ tình thái: có khối..., thật đấy,... + Các từ thường dùng trong ngôn ngữ nói: có khối, nói khoác, sợ gì,... Bài 3 a. – Lỗi vì đã sử dụng ngôn ngữ nói: thì đã, hết ý. Thiếu chủ ngữ. - Chữa lại: Trong thi ca Việt Nam có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp b. – Lỗi do sử dụng ngôn ngữ nói: vống lên, đến mức vô tội vạ. - Chữa lại: Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế một cách tuỳ tiện. c. – Lỗi do câu văn tối nghĩa và dùng khẩu ngữ: sất, thì. - Chữa lại: Từ cá, rùa, ba ba, ếch nhái,... chim ở gần nước như cò, vạc vịt, ngỗng,... đến cả ốc, tôm, cua,... chúng bắt hết chẳng chừa loài nào cả. Ngày soạn: 29 / 10 / 2009 Ngày giảng: 31 / 10 / 2009 Sĩ số. . . . . Tự chọn Tiết 12 NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CA DAO HÀI HƯỚC Mục tiêu cần đạt: Củng cố kiến thức cho học sinh về những bài ca dao hài hước đồng thời hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa tiếng cười ở hai đối tượng: tiếng cười tự tràovà tiếng cười phê phán Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu mộït thể loại văn học dân gian – thể loại ca dao hài hước. Chuẩn bị: GV:SGK, SGV, Thiết kế bài giảng, Ca dao Việt Nam HS: vở ghi, vở soạn, SGK, ca dao Việt Nam Cách thức tiến hành: Phát vấn kết hợp với việc tổ chức HS trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi Tiến trình lên lớp: Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số Kiểm tra bài cũ: Khái lược lại nội dung của 4 bài ca dao hài hước đã học. Trình bày đặc điểm chính được sử dụng trong các bài ca dao này. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Bài ca dao 1 là lời đối đáp của ai, về việ gì? Lối nói của chàng trai có gì đặc biệt? Cô gái đáp lại cũng có gì đặc biệt? Em có nhận xét gì về sự quan tâm của chàng trai và trách nhiệm của cô gái trong cuộc sống? Tiếng cười trong bài ca dao có ý nghĩa gì? Hai bài ca dao này cười về đối tượng nào? Vì sao lại cười? Em hãy tìm những bài ca dao cùng hệ thông mở đầu “ làm trai” và những bài ca dao có ý nghĩa tương tự? GV: - Làm trai quyết chí tang bồng Sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam. -Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng. - Làm trai..... Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con - Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu - Chồng người đi Hán về Hồ Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần. - Chồng người lôïi suối chèo đèo Chồng em cầm đũa đuổi mèo quanh mâm Bài ca dao 4 phê phán đối tượng nào? Vì sao phê phán? Em có nhận xét gì về tiếng cười ở bài ca dao 1 và tiếng cười trong 3 bài ca dao sau? Bốn bài ca dao thành công nhờ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? HS trao đổi và trả lời HS trao đổi và trả lời HS tiếp tục trao đổi và trả lời HS tự tìm và trình bày HS theo dõi, ghi chép HS trao đổi và trả lời HS thảo luận theo bàn và trả lời HS thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm trình bày. 1. Đặc điểm về nội dung a. Bài 1 - Lời đối đáp giữa chàng trai, cô gái về việc dẫn cưới và thách cưới - Vế đầu là lời của chàng trai bằng lối nói khoa trương, phóng đại. Một loạt biện pháp đối lập: tự nêu ra, nâng lên rồi tự phủ định: voi –> trâu –> bò –> chuột( lạ ) - Cô gái đáp lại cũng bằng lối đùavui như thế với lối nói giảm dần: Thách cưới một nhà khoai lang( củ to – củ nhỏ – củ mẻ – củ rím – củ hà)ø => Đây là chàng trai biết lo xa, biết tính toán và có trách nhiệm với nhà gái; còn cô gái thì tỏ ra là một người biết quán xuyến việc nhà, tằn tiện, lo toan. Bài ca dao là tiếng cười vui, sảng khoái, cười cợt với cái nghèo của mình và bạn. Họ không mặc cảm, tự ti khi nói ra cái nghèo của mình và họ cũng tỏ ra bình thản thông cảm với cái nghèo của bạn biết bao. b. Bài 2,3 - Hai bài ca dao cùng chung cảm hứng phê phán những người đàn ông yếu đuối, ươn hèn, vô tích sự. Nghệ thuật xây dựng cái cười là biết đi vào khai thác những cái trái tự nhiên, trái với những quy luật của cuộc sống hàng ngày: + Làm trai – đáng sức trai –> gánh vác giang sơn > lối nói khoa trương phóng đại tối đa. + Chồng người – đi ngược, về xuôi > sự đối lập về đốùi tượng, không gian, công việc và trách nhiệm. Qua đó phê phán “ đức ông chồng” vô tích sự, lười nhác, ươn hèn. c. Bài 4 - Bài ca dao phê phán những ngươuì đàn bà lười biếng, cẩu thả, bẩn thỉu, vô duyên. => Tiếng cười ở bài 1 là tiếng cười tự trào,hài hước có mục đích mua vui giải trí, thể hiện nét đẹp lạc quan,vui sống, chấp nhận cái nghèo, cảm thông chia sẻ nhgững người cùng cảnh ngộ. Tiếng cười ở 3 bài ca dao sau có ý nghĩa phê phán cái xấu, cái chưa hoàn thiện trtong nội bộ nhân dân 2. Đặc điểm về nghệ thuật - Bốn bài ca dao đều thành công nhờ sự tạo tình huống gây cười, hàm chứa các mâu thuẫn: + Việc có ý nghĩa trọng đại như cưới xin với đồ dẫn cưới có tính chất đùa vui( bài 1 ) + Người đàn ông lẽ ra phải mạnh mẽ, giỏi giang với người đàn ông lười nhác, ươn hèn, yếu ớt (bài2); đối lập chồng người chồng ta (bài 3) + Ngườiđàn bà lẽ ra phải duyên dáng, sạch sẽ; với người đà cẩu thả, luộm thuộm, vô duyên; vợ xấu chồng ch là đẹp ( bài 4) - Biện nghệ thật phóng đại, khoa trương được sử dụng ở cả bốn bài : + Dẫn cưới bằng chuột, bằng khoai rím, khoai hà...(bài1). + Khom lưng... gánh hai hạt vừng + Lỗ mũi 18 gánh lông... Đêm nằm ngáy o o( Bài 4 ). - Biện pháp “nâng cao hạ thấp”tạo sự bất ngờ khiến tiếng cười vang lên giòn giã (Bài 1, 2 ) 4. Củng cố: 5. Dặn dò: Củng cố: GV thâu tóm lại nội dung bài giảng. Nhấn mạnh về nét chung và riêng của các bài ca dao vừa tìm hiểu. Dặn dò: Sưu tầm những bài ca dao có ý nghĩa tương tự. Tìm hiểu, phân tích biện pháp nghệ thuật của những bài ca dao đó. Ngày soạn: 03 / 11 / 2009 Ngày giảng: 04 / 11 / 2009 Sĩ số. . . . . Tự chọn Tiết 13 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: Biết lập bảng so sánh các thể loại truyện dân gian đã học: sử thi ( anh hùng ), truyền thuyết, truyện cổ tích truyện thơ . Củng cố lại kiến thức về ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, ca dao hài hước B. Phương tiện thực hiện - SGK, bảng phụ - Thiết kế giáo án C. Cách thức tiến hành GV: Tổ chức dạy học theo phương pháp phát vấn, gợi mở, diễn giảng D.Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập trong phần văn học dân gian VN 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh Kẻ bảng so sánh vào vở theo mẫu 1.So sánh các thể loại văn học dân gian Tên thể loại Mục đích sáng tác Hình thức lưu truyền Nội dung phản ánh Kiểu nhân vật chính Đặc điểm nghệ thuật Sử thi ( anh hùng) Ghi lại cuộc sống và mơ ước phát triển cộng đồng của người dân Tây Nguyên cổ đại Hát – kể Xã hội Tây Nguyên cổ đại đang ở thời công xã thị tộc Người anh hùng sử thi cao đẹp, kì vĩ của cộng đồng So sanhs, phóng đại, trùng điệp, hình tượng hoành tráng hào hùng Truyền thuyết Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử Kể – diễn xướng ( trong các lễ hội ) Các sự kiện, nhân vật lịch sử được khúc xạ qua cốt truyện hư cấu Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hoá ( Thánh Gióng, ADV, MC,TT ) Từ cốt lõi lịch sử, hư cáu, tưởng tượng thành câu chuyện mang yếu tố hoang đường, kì ảo Truyện cổ tích Thể hiện nguyện vọng ước mơ của nhân dân trong xã hội phong kiến xưa Kể Xung đột xã hội, đấu tranh giữa thiện – ác, chính nghĩa – gian tà Người dân thường, người con riêng, mồ côi, con út, nhà giàu, phú ông, địa chủ, quan lạo, vua, tiên, bụt... Hoàn toàn hư cấu kết cấu theo đường thẳng, nhân vật chính trải qua những chặng đường khác nhau trong đời, kết cấu có hậu... Truyện cười Mua vui, giải trí, châm biếm, phê phán xã hội( giáo dục trong nội bộ nhân dân), tố cáo giai cấp thống trị Kể Những điều tráitự nhiên, những thói hư tật xấu trong xã hội. Kiểu người có thói hư tật xấu: học trò dốtthầy lí tham tiền... Ngắn gọn, tạo tình huống bất ngờ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc đột ngột, gây cười, Truyệ thơ Đời sống và tâm tình của nhân dân các dân tộc miền núi trong xã hội phong kiến xưa. Kể – hát Thân phận bất hạnh, ước mơ hạnh phúc của người nghèo Người lao động nghèo, chịu nhiều bất hạnh ( Tiễn dặn người yêu) Truyện thơ dài hàng nghìn câu, kết hợp kể cốt truyện, sự việc và tả thiên nhiên, tâm trạng nhân vật - Ca dao than thân thường là lời của ai? Vì sao than? Thân phận của những con người ấy hiện lên như thế nào? Bằng những so sánh, ẩn dụ gì? - Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến tình cảm , phẩm chất gì của người lao động? Vì sao họ hay nhắc đến các biểu tượng cái khăn, cái cầu để bộc lộ tình yêu; các biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng vay – muối mặn ... để nói tình nghĩa của mình? - So sánh tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán trong ca dao hài hước, từ đó nêu nhận xét về tâm hồn người lao động trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của họ. - Nêu những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao ? Trao đổi, trả lời So sánh 2. Ca dao a. Ca da than thân thường là lời của người phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ. Xã hội không dành cho họ quyền tự do tối thiểu. Những so sánh, ẩn dụ là những sự vật thậm chí là loài vật - Ca dao yêu thương tình nghĩa thường đề cập đến tìnhg yêu đôi lứa, tình cảm gia đình. + Những biểu tượng cái khăn, cái cầu để bộc lộ tình yêu vì đó la kỉ vật, là nơi hẹn hò ... + Còn các biểu tượng cây đa, bến nước, con thuyền, gừng cay, muối mặn... để nói lên tình nghĩa bởi nó gắn với sự thuỷ chung, mặn nồng. - Tiếng cười phê phán khác với tiếng cười tự trào: + Tiếng cười phê phán: đả kích châm biếm những đối tượng xấu xa , bản chất bóc lột. + Tiếng cười tự trào: là tự cười mình, phê phán, cảnh tỉnh trong nội bộ mong sửa chữa kịp thời, mang ý nghĩa nhân văn. b. Biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao: so sánh, ẩn dụ, cách nói ngược, chơi cữ, phóng đại. Củng cố: Tóm lược lại nội dung bài giảng Dặn dò: Hoàn thành phần bài tập vận dụng Ngày soạn: 06 / 11 / 2009 Ngày giảng: 07 / 11 / 2009 Sĩ số. . . . . Tự chọn Tiết 14 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: Biết áp dụng kiến thức văn học dân gian đã học vào làm các bài tập Củng cố lại kiến thức về những tác phẩm văn học dân gian đã học B. Phương tiện thực hiện - SGK, bảng phụ - Thiết kế giáo án C. Cách thức tiến hành GV: Tổ chức dạy học theo phương pháp phát vấn, gợi mở, diễn giảng D.Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập trong phần văn học dân gian VN 3. Bài mới Hoạt động của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt Hướng thuật miêu tả anh hùng sử thi.GV cho dẫn HS tìm nét nổi bật trong nghệ HS thấy được hiệu quả nghệ thuật. - Hướng dẫn HS ghi bảng, Hs trao đổi thảo luận bổ sung – giáo viên chốt lại. 1: “Đăm –San rung kiên múa.... các chảo cột trâu” -Đoạn 2: “Thế là Đam -San ..... cũng không thủng” -Đoạn 3: “Vì vậy danh vang đến thần.... từ trong bụng mẹ” - Nghệ thuật: các thủ pháp so sánh, phóng đại, trùng điệp,... -Hiệu quả nghệ thuật: Tôn cao vẻ đẹp của người anh hùng sử thi, một vẻ đẹp kỳ vỹ trong một khung cảnh hoành tráng. - Bài 2: Lập bảng và ghi nội dung tấn bi kịch của Mỵ Châu - Trọng Thuỷ. Cái lõi sự thật lịch sử Bi kịch được hư cấu Những chi tiết hoang đường, kỳ ảo. Kết cục bi kịch Kết cục bi kịch Cuộc xung đột An Dương Vương - Triệu Đà thời Âu Lạc ở nước ta Bi kịch tình yêu (lồng vào bi kịch gia đình, quốc gia) Thần Kim Quy, Lẫy Nỏ Thần, Ngọc trai, giếng nước, rùa vàng rẽ nước dẫn An Dương Vương xuống biển. Mất tất cả: -Tình yêu. -Gia đình -Đất nước. Cảnh giác giữ nước, không chủ quan như An Dương Vương, không nhẹ dạ cả tin như Mỵ Châu. Bài 3,4: Tương tự cho HS về nhà làm. Bài 6: HS đọc câu hỏi * Ca dao: - Còn non, còn nước, còn người Còn vầng trăng bạc, còn lời thề xưa - Ai đi muôn dặm non sông Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy? - Ai làm cho bướm lìa hoa Con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng - Vầng trăng ai sẻ làm đôi Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng. Bài 5: Học sinh đọc câu hỏi Bài 3, 4: Bài 5: a.Điền tiếp sau các từ mở đầu Thân em như... b. Các hình ảnh so sánh, ẩn dụ: tấm lụa đào, củ ấu gai, trăng sao, mặt trời, khăn đèn, mắt gừng, muối c. Một số câu ca dao khác: - Chiếc khăn, cái áo, nỗi nhớ, cây đa, bến nước...: + Con mắt sắc như dao cau Cái khăn đội đầu như thể hoa sen + Yêu nhau cởi áo cho nhau Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay + Aùo xông hương của chàng... + Thuyền ơi có nhớ... + Cây đa cũ, bến đò xưa Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ + trăm năm dành lõi hẹn hò Cây đa bến cũ, con đò khác đưa Bài 6: * Truyện Kiều: - Còn non, còn nước, còn dài Còn về còn nhớ đến người hôm nay - Sầu đong càng lắc càng đầy Ba thu dọn lại một ngày dài ghê - Thiếp như hoa đã lìa cành Chàng như con bướm lượn vành mà chơi - Vầng trăng ai sẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường Củng cố: Gv thâu tóm lại nội dung ôn tập Dặn dò: - Ngày soạn: 13 / 11 / 2009 Ngày giảng: 14 / 11 / 2009 Sĩ số. . . . . Tự chọn Tiết 15 LUYỆN TẬP VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: Biết phân tích và phát hiện cách sử dụng ngông ngữ sinh hoạt trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Phân tích được đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phân biệt được ngôn ngữ nói hàng ngày với ngôn ngữ mô phỏng của lời nói hàng ngày. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế giáo án C. Cách thức tiến hành GV: Tổ chức dạy học theo phương pháp phát vấn, gợi mở, tổ chức cho Hs trao đổi thảo luận và trình bày. D.Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những đặc trưng cơ bản của PCNNSH 3.Thực hành Hoạt động của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giải bài tập Trang 114 Lượt 1: GV đứng tại chỗ trình bày sau đó chunhr sửa, bổ sung. a. Phát biểu ý kiến của mình về nội dung của những câu ca dao ( SGK ) b. Đọc đoạn trích (SGK) và trả lời câu hỏi: Ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn trích được biểu hiện ở dạng nào? Hãy nhận xét về việc dùng từ ngữ trong đoạn trích này. HS trình bày Bài tập trang 114 a.- Câu thứ nhất: là lời khuyên chân thành trong khi đối thoại: mọi người hãy tôn trọng và giữ phép lịch sự. Hãy biết chọn từ ngữ nào để người nghe hiểu mà vẫn vui vẻ đồng tình - Câu thứ 2: Muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa, chuông thử tiếng để biết độ vang. Con người phải qua lời nói thì biết được người đó tốt hay xấu, dễ nghe hay sỗ sàng. b. Đây là đoạn trích trong tác phẩm “ Bắt sấu rừng U Minh hạ” của Sơn Nam. Ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện ở dạng tái hiện có sáng tạo - Từ ngữ của nhân vật là từ ngữ địa phương Nam Bộ - Tác giả mô phỏng ngôn ngữ sử dụng ở vùng Nam Bộ và ngôn ngữ cử những người chuyên bắt cá sấu ngằm mục đích làm sinh động ngôn ngữ kể chuyện, đồng thời giới thiệu hững đặc điểm địa phương Nam Bộ và những con người sống ở đây qua nhân vật ông Năm Hên. Hoạt động 2: Giải bài tập Trang 127. Bài tập2: Đọc đoạn trích trong bài tập 1 tr 127 và trả lời câu hỏi: a. Những từ ngữ, kiểu câu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể của ngôn ngữ sinh hoạt? b. Theo anh (chị), ghi nhật kí có lợi gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mình ? HS chia thành 4 nhóm, thảo luận và đại diện nhóm lên bảng trình bày. Nhóm 1 Bài tập Trang 127 Bài tập 1: a. a.- Tính cụ thể: Thời gian: đêm khuya, không gian: núi rừng, nhân vật: ĐTT tự phân thân đối thoại, nội dung: tự vấn lương tâm. - Tính cảm xúc: Thể hiện ở giọng điệu thân mật, những câu nghi vấn, cảm thán, những từ ngữ viễn cảnh, cận cảnh, cảnh chia li, cảnh đau buồn được viết theo dòng tâm tư. - Tính cá thể: ngôn ngữ giàu cảm xúc, có đời sống nội tâm phong phú. b.Ghi nhật kí tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngôn ngữ ( chọn lọc , chỉnh sửa câu từ...) Bài tập2: Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong những câu ca dao: - Mình về ... mình cười - Hỡi cô ... với anh Nhóm 2 Bài tập 2: Trong hai câu ca dao, dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện ở: - Từ xưng hô: mình – ta, cô – anh. - Ngôn ngữ đối thoại: “ có nhớ ta chăng”, “Hỡi cô yếm trắng” - Lời nói hàng ngày: “ Mình về...”, “Ta về...”, “đập đất, trồng cà” Bài tập 3: Đoạn trích trong bài tập 3 tr 127 mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nhưng có khác với lời thoại hàng ngày. Liên hệ với bài ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở tr 86 để chỉ ra điểm khác nhau và giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó. Nhóm 3 và 4 Đoạn đối thoại mô phỏng lời nói theo kiểu: - Liệt kê tăng tiến: “Tù trưởng..., lúa các ngươi...” - Điệp ngữ: “Ai giữ. Ai giữ...” - Lăïp mô hình cú pháp: “Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói...” - Có nhịp điệu gần giống với văn biền ngẫu. 4. Củng cố: Khái quát lại các dạng bài tập đã thực hành trong tiết này. 5. Dặn dò: Cần nắm chắc đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Ngày soạn: 25 / 11 / 2009 Ngày giảng: 27 / 11 / 2009 Sĩ số. . . . . Tự chọn Tiết 16 KIE

File đính kèm:

  • docGiao an tu chon 10.doc