A. Mục đích yêu cầu:
B. Phương tiện thực hiện:
C. Cách thức tổ chức:
D. Tiến trình bài học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài mới:
I. Phân tích đề:
Đề 1:
Đề 2:
Chia nhóm học sinh: Thành hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện 01 đề
54 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn ngữ văn 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1942
Ngày soạn: 28/8/2008
Ngày giảng:
Tiết 1: Làm văn: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
A. Mục đích yêu cầu:
Giúp học sinh nắm được cách thức phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- Vận dụng các thao tác phân tích đề, lập dàn ý trong quá trình làm văn.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK + Sách nâng cao Ngữ văn 11
- SGV -> Soạn giáo án
C. Cách thức tổ chức:
- Ôn lại lý thuyết
- Kết hợp qui nạp, chia nhóm học sinh học tập thảo luận cùng làm bài tập.
D. Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức:
11A1: 11A4: 11A5:
2. Bài mới:
I. Phân tích đề:
Làm hai đề bài sau:
Đề 1:
Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng
Đề 2:
Các Mác nói: "Mọi tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian".
Anh (chị) hãy giải thích làm sáng tỏ câu nói trên.
Chia nhóm học sinh: Thành hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện 01 đề
Đề 1: Phân tích đề gồm các bước sau:
+ Thuộc loại đề chìm (NLXH)
+ Vấn đề nghị luận: Vai trò của rừng, của cây xanh trong cuộc sống.
+ Các thao tác nghị luận: Giải thích, chứng minh, phân tích.
+ Phạm vi dẫn chứng: Lấy từ trong thực tế đời sống hàng ngày.
Đề 2: Phân tích đề gồm các bước sau:
+ Thuộc loại đề nổi (NLXH)
+ Vấn đề nghị luận: ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tiết kiệm thời gian.
+ Các thao tác chính: Giải thích, chứng minh.
+ Phạm vi dẫn chứng: Trong đời sống thực tế áp dụng đối với mỗi người.
Rút ra nhận xét về quá trình phân tích đề văn:
Đối với mỗi đề văn ta cần xác định được:
+ Đề thuộc loại đề nào (nổi - chìm; NLXH - NLVH)
+ Vấn đề cần nghị luận là gì?
+ Các thao tác nghị luận chính.
+ Phạm vi sử dụng tài liệu.
II. Lập dàn ý
Xác định các luận điểm, luận cứ cho mỗi đề văn trên.
Chia nhóm học sinh học tập, mỗi nhóm thực hiện một đề
Hướng dẫn đề 1: Có 3 luận điểm lớn sau:
+ Giá trị lợi ích lớn lao mà rừng đem lại cho con người.
+ Màu xanh của rừng đang bị đe doạ hủy hoại.
+ Những giải pháp để giữ gìn màu xanh của rừng
* Gồm các luận cứ sau:
+ Luận điểm 1:
-Là lá phổi duy trì sự sống trong trái đất.
-Tiềm ẩn bao tài nguyên quý báu
-Đem lại vẻ đẹp bình yên cho cuộc sống.
+ Luận điểm 2:
- Rừng bị cháy, bị chặt bừa bãi.
- Nguyên nhân: Do sự bất cẩn, con người thiếu nhận thức và vụ lợi
+ Luận điểm 3:
- Kế hoạch lâu dài.
- Những việc trước mắt cần làm.
III. Sắp xếp các luận điểm, luận cứ:
Bố cục một bài văn thường có mấy phần?
Thường gồm 3 phần:
a. Mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề.
b. Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo một trình tự lôgic hợp lý.
c. Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày hoặc nêu những nhận định bình luận nhằm khêu gợi suy nghĩ cho người đọc.
IV. Dặn dò:
Học sinh tiếp tục làm các bài tập còn lại trong SGK
Ngày soạn: 7/9/08
Ngày giảng:
Tiết 2: Đọc văn:
Tác gia nguyễn khuyến
A. Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh thấy được tâm hồn trong sáng thanh cao của một nhà nho yêu nước.
- Thấy được vị trí đặc biệt của Nguyễn Khuyến trong nền thơ ca Việt Nam
- Học tập tấm gương yêu nước của Nguyễn Khuyến và tâm hồn trong sáng thanh cao của Ông.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK + Sách nâng cao Ngữ văn 11
- SGV -> Soạn giáo án
C. Cách thức tổ chức:
- Kết hợp qui nạp, chia nhóm học sinh học tập thảo luận cùng đọc hiểu văn bản.
D. Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức:
11A1: 11A4: 11A5:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu các bước lập dàn ý bài văn nghị luận?
3. Bài mới:
I. Tiểu sử con người cuộc đời của Nguyễn Khuyến
Qua sự hiểu biết của em hãy nêu ngắn gọn những nét chính về tiểu sử cuộc đời của Tác gia Nguyễn Khuyến?
- 1835 - 1909, hiệu là Quế Sơn.
- Quê: Hoàng Xá - ý Yên - Nam Định.
- Gia đình nhà nho, có truyền thống khoa cử.
- Bản thân:
+ Lúc nhỏ nổi tiếng thông minh, hiếu học nhưng hoàn cảnh gia đình gặp nhiều bất hạnh phải nghỉ học -> Được ông Nghè Lý nuôi ăn học.
+ Năm 1864: Thi Hương đậu giải Nguyên
+ Năm 1871: Thi Hội lần hai đỗ Hội Nguyên sau vào thi Đình đỗ Đình Nguyên
-> Cả ba kỳ thi đều đỗ đầu nên người làng gọi ông với một cái tên trìu mến: "Tam nguyên Yên Đổ"
+ Làm quan dưới triều nhà Nguyễn: Con đường hoạn lộ rất thuận lợi giữ nhiều chức vụ quan trọng nhưng khoảng cuối năm 1883 đầu 1884 ông được cử giữ chức Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên nhưng ông cáo quan đau mắt về làng.
+ Trong thời gian ở quê triều đình, thực dân Pháp vẫn không để ông yên tìm mọi cách phong toả giám sát ông.
+ Ngoài hơn 10 năm làm quan còn phần lớn cuộc đời của ông gắn bó với vùng đồng bằng chiêm trũng Bình Lục quê hương của ông.
Tóm lại: Nguyễn Khuyến có đời sống tình cảm phong phú, có tâm hồn dễ xúc động, ông yêu thiên nhiên, yêu nếp sống của thôn quê, cảm thông với tình cảm của người dân, đằm thắm với gia đình, thân tình với bạn bè.
II. Sự nghiệp sáng tác
1. Tình hình sáng tác:
Cho biết tình hình sáng tác của Nguyễn Khuyến?
- Gần đây theo tác giả Nguyễn Văn Huyền Nguyễn Khuyến có khoảng trên 800 bài. Trong cuốn "Nguyễn Khuyến tác phẩm" ông cho in 432 bài thơ gồm cả chữ Hán, chữ Nôm, các câu đối, một số bài văn của Nguyễn Khuyến.
- Sáng tác ở hai thời kỳ: Trước ở ẩn và sau ở ẩn.
- Sáng tác ở hai mảng chính: Hiện thực trào phúng và thơ trữ tình.
2. Nội dung thơ văn Nguyễn Khuyến
Em hãy trình bày một số nội dung chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến?
Gồm có 3 nội dung:
a. Bộc bạch tâm sự của chính mình: Đó là tâm trạng buồn bực ở trong thơ. ấn tượng chung là buồn, ông gửi gắm các cung bậc tâm trạng và thế giới nội tâm của mình vào trong thơ. Ví dụ:
"Sách vở ích gì cho buổi ấy
áo xiêm nghĩ lại thẹn cái thân già
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng"
b. Viết về con người, cảnh vật và cuộc sống ở quê hương (Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng quê - Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam) -> Đây là mảng thơ đặc sắc nhất của Nguyễn Khuyến.
c. Chế giễu đả kích những kẻ tham lam, ích kỷ, tay sai, cơ hội (đó là mảng thơ trào phúng độc đáo của ông) -> Tiếng cười trong thơ Nguyễn Khuyến thường nhẹ nhàng, thâm trầm, kín đáo nhưng rất sâu cay:
Ví dụ: Bài Hội tây; Vịnh kiều; Vịnh tiến sỹ giấy...
3. Những đặc sắc về mặt nghệ thuật:
Em hãy nhận xét về ngôn ngữ, về bút pháp của Nguyễn Khuyến qua các sáng tác của ông?
- Ngôn ngữ: + Giản dị, trong sáng, sinh động, tinh tế.
+ Dùng nhiều từ ngữ có giá trị tạo hình.
- Bút pháp chủ yếu là hiện thực trữ tình, trào phúng.
- Sử dụng các thể thơ cổ và thể loại nào cũng thành công.
4. Kết luận:
Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ kiệt suất của văn học dân tộc, thành công trong sự nghiệp thơ ca của ông trước hết là sự tâm huyết, là tấm lòng của nhà thơ đối với nhân dân, đất nước. Còn thể hiện một tâm hồn của một thi sĩ, một bậc đạo nho, kết hợp với tính dân dã, giản dị của quần chúng nhân dân lao động.
5. Củng cố:
Học sinh tự rút ra ghi nhớ
Ngày soạn:14/9/08
Ngày giảng:
Tiết 3: Đọc văn:
tiến sỹ giấy
Nguyễn Khuyến
A. Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh thấy được nụ cười châm biếm đối với bọn mang danh khoa cử nhưng không có thực chất, thoáng nụ cười tự trào của Nguyễn Khuyến.
- Nắm được về ngôn ngữ, bút pháp trào phúng của Nguyễn Khuyến.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK + Sách nâng cao Ngữ văn 11
- SGV -> Soạn giáo án
C. Cách thức tổ chức:
- Đọc văn bản, giải thích những từ khó. Kết hợp diễn giảng, thảo luận để học sinh nắm được nội dung trọng tâm của bài học.
D. Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức:
11A1: 11A4: 11A5:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Tác gia Nguyễn Khuyến.
3. Bài mới:
I. Đối tượng miêu tả và châm biếm trong bài thơ:
Đọc bài thơ, em hãy xác định đối tượng miêu tả và châm biếm của bài thơ là gì?
- Là những đồ chơi hình ông tiến sỹ làm bằng giấy cùng một ít phẩm mầu xanh đỏ giành cho trẻ em vào dịp tết trung thu.
- Đó là những kẻ mang danh tiến sỹ, khoa bảng mà không có thực chất luôn vênh vang không biết liêm sỉ.
- Chính con người tác giả với thân phận éo le và tình cảnh chớ trêu của mình.
II. Dụng ý châm biếm:
Qua cách sử dụng biệt từ ở câu 1 + 2 và cách đối lập ở câu 3 và 4 em hãy nêu dụng ý châm biếm của nhà thơ?
- Từ "cũng" mang sắc thái mỉa mai, dụng ý châm biếm miệt thị giúp tóm tắt được cái tác giả muốn nói ở đây, các tiến sỹ giấy giống như thật: Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, cũng gọi ông nghè
-> Sắc thái còn gợi lên: Tác giả chế giễu ông Nghè thật - thật mà giả, giả mà thật.
- Giá trị đối lập ở hai câu 3 và 4: Nói về sự xoàng xĩnh của các ông nghè thật - Danh phận của các ông nghè xem ra chẳng được tạo dựng bằng một nội lực, công phu gì ghê ghớm mà bằng một cái gì đó rất hình thức, rất phù phiếm: Giấy, phẩm màu -> Chỉ là một thứ đồ chơi.
III. ý nghĩa của câu kết:
Đọc câu kết của bài thơ em có suy nghĩ gì?
- Câu kết đưa đến một kết luận bất ngờ và rất đỗi tự nhiên phù hợp với nội dung của toàn bài: Tự nhiên bởi trong ý đồ sáng tạo của tác giả thực sự nhằm bóc trần bản chất trống giỗng không có thực chất của những ông nghè bằng sương bằng thịt:
"Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi"
IV. Thái độ tự trào của tác giả:
Học sinh tự suy nghĩ tìm hiểu và rút ra thái độ tự trào của tác giả qua cuộc đời, hoàn cảnh, tâm trạng của chính bản thân nhà thơ.
V. Dặn dò:
Qua bài học các em rút ra và học tập được gì về con người, thái độ và bút pháp châm biếm trào phúng của Nguyễn Khuyến.
Ngày soạn:21/9/08
Ngày giảng:
Tiết 4: Đọc văn:
thu vịnh
Nguyễn Khuyến
A. Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS nắm được những nét đặc sắc về Cảnh thu và Tình thu trong bài thơ.
- Tâm trạng, nhân cách, tâm hồn, điệu sống đáng quý của Nguyễn Khuyến.
- Giáo dục tấm lòng gắn bó sâu nặng đối với quê hương đất nước của mỗi người.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK + Sách nâng cao Ngữ văn 11
- SGV -> Soạn giáo án
C. Cách thức tổ chức:
- Kết hợp qui nạp, chia nhóm học sinh học tập thảo luận cùng đọc hiểu văn bản.
D. Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức:
11A1: 11A4: 11A5:
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc bài thơ "Tiến sĩ giấy"? Đoạn thơ nào em tâm đắc, Vì sao?
3. Bài mới:
I. Văn bản bài thơ:
(Chép văn bản bai thơ lên bảng để HS cùng đọc, cùng ghi).
II. Đọc hiểu:
1. Bức tranh cảnh thu:
Giải thích từ "Vịnh" được hiểu theo hai nghĩa: Ngâm tả và làm thơ.
Em hãy cho biết bức tranh Cảnh thu được gợi lên qua những hình ảnh nào?
- Bức tranh Cảnh thu được gợi lên qua các hình ảnh.
+ Một bầu trời thu xanh ngắt cao vời vợi.
+ Một cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
+ Một làn nước biếc với làn khói phủ làm cho mặt ao như ảo, như mộng.
+ Trước dậu là mấy chùm hoa năm ngoái.
+ Một tiếng ngỗng xa xăm vang vọng trên bầu trời.
-> Bằng những nét chấm phá tài tình, Cảnh thu hiện lên như một bức tranh thủy mạc, trong bức tranh vừa có cái: Thanh, cái cao, cái trong, cái nhẹ, vừa có cái hồn, cái thần của mùa thu phương đông, mùa thu Việt Nam. Bức tranh ấy được đón nhận bằng thị giác, thính giác và bằng cả sự suy tưởng tâm hồn, tài năng của Tác giả.
* Tóm lại: Cảnh thu đẹp nhưng buồn mang tâm trạng của nhà thơ
2. Bức tranh tình thu:
Em hãy tìm những câu thơ mà bộc lộ rõ tâm trạng của thi nhân?
Với bút pháp tả cảnh ngụ tình tâm trạng của tác giả thấm đượm trong từng cảnh vật, cảnh buồn đó là do lòng người buồn, cảnh thu ký thác tâm trạng của thi nhân:
+ Câu 5, 6 trực tiếp bộc lộ nỗi lòng của nhà thơ:
Nhìn hoa năm nay lại ngỡ hoa nắm ngoái
Nghe tiếng ngỗng kêu trên bầu trời quê hương lại ngỡ ở nước nào.
-> Hai cụm từ hoa năm ngoái; ngỗng nước nào: Như nhức nhối trăn trở một niềm nuối tiếc bầu trời này có phải bầu trời của ta hay không.
+ Câu 7, 8 cái thẹn của tác giả bộc lộ nhân cách cao quý: Không tự bằng lòng với mình đúng hơn là muốn mình phải làm một việc gì đó có ích cho quê hương đất nước trong cảnh giang sơn đang bị giày xéo. Đó là lời tự chất vấn của một con người có khí tiết luôn trăn trở suy nghĩ về lẽ đời, vận nước.
3. Kết luận:
Thu vịnh là một bài thơ tuyệt tác, nó chứa đựng cả một hồn thơ đồng quê dân dã, trong hồn thơ ấy thoáng hiện lên tâm tình, tâm hồn thanh cao giàu khí tiết, lặng lẽ cô đơn: Cảnh thu đẹp nhưng tình thu buồn.
4. Củng cố:
- Học sinh nắm được những đặc sắc về Cảnh thu - Tình thu trong bài thơ
- Mối quan hệ giữa Cảnh và Tình trong bài thơ
5. Dặn dò:
Học sinh soạn bài: "Thu ẩm" của Nguyễn Khuyến
Ngày soạn:28/9/08
Ngày giảng:
Tiết 5: Đọc văn:
Thu ẩm
Nguyễn Khuyến
A. Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh thấy được cái hồn đặc trưng của mùa thu Việt Nam. Tâm hồn nhạy cảm dễ xúc động của nhà thơ.
- ẩn dấu trong cảnh thu là tâm trạng yêu nước thầm kín trước hiện thực của đất nước.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK + Sách nâng cao Ngữ văn 11
- SGV -> Soạn giáo án
C. Cách thức tổ chức:
- Kết hợp qui nạp, chia nhóm học sinh học tập thảo luận cùng đọc hiểu văn bản.
D. Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức:
11A1: 11A4: 11A5:
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc bài thơ Thu vịnh? Cho biết Cảnh thu? Tình thu trong bài thơ?
3. Bài mới:
I. Văn bản bài thơ:
Chép văn bản bài thơ lên bảng: Học sinh đọc và ghi vào vở.
II. Đọc hiểu
1. Bức tranh phong cảnh
Thu ẩm là một bài thơ lạ, tại sao nói là lạ?
Bài thơ lạ ở chỗ: Nhà thơ nói mình say rượu, thậm chí "say nhè" vậy mà vẫn ngắm cảnh thu: Xong cảnh thu hiện ra không nhập nhoè đảo điên trong con mắt của người say mà trái lại cảnh sắc mùa thu được miêu tả với một sự tinh tế kỳ diệu.
Cảnh sắc mùa thu được hiện lên như thế nào?
Cảnh thu ở đây có phải được quan sát và miêu tả trong một thời điểm không? Vì sao?
Rút ra nhận xét về cảnh thu?
Cảnh sắc mùa thu được hiện lên với:
- Năm gian nhà cỏ.
- Ngõ tối, đêm sâu, đóm lập loè.
- Lưng dậu phất phơ làn khói nhạt
- Làn ao thu lấp lánh bóng trăng loe.
-> Như vậy: Nhà thơ đón nhận cảnh thu từ ngôi nhà đơn sơ thanh bạch để nhìn thấy: ngõ tối, đêm sâu, lưng dậu, làn ao, trời xanh, bóng trăng... cảnh sắc thu được vẽ lên có màu sắc, có ánh sáng chuyển động trong tĩnh lặng -> Tất cả cảnh thu ấy được quan sát ở nhiều góc độ, nhiều thời điểm khác nhau của mùa thu. Nhưng tất cả đều nằm trong cảm giác heo hút vắng lặng gần như thiếu vắng sự sống của con người.
* Tóm lại: Đây là bức tranh toàn cảnh mùa thu nơi làng cảnh Việt Nam đẹp, trong sáng, tĩnh lặng nhưng đượm sắc thái tâm trạng, nó ký thác tâm sự của thi nhân.
2. Tình thu
Tại sao nhà thơ lại mượn truyện uống rượu để ngắm cảnh thu?
- Tác giả mượn truyện uống rượu để đón nhận cảnh thu, phải chăng tác giả mượn chén rượu để khuây khoả lòng mình, để quên đi bao sự đời nhọc nhằn, cay đắng, vơi đi nỗi buồn thế sự:
"Giằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu"
- Nhà thơ muốn "Say nhè" để quên đi tất cả nhưng nào có quên được vẫn mãi thao thức nỗi đau đời:
"Đời loạn đi về như hạt độc
Một mình một bóng tựa mây côi"
-> Nguyễn Khuyến mãi là nhà thơ nặng lòng với đời.
3. Kết luận:
Em hãy rút ra kết luận về chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến?
Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến nhìn gộp chung lại là một thành công tốt đẹp của một quá trình dân tộc hoá nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam đã ghi lại được cái cảnh thu, hồn thu xứ sở. Bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Khuyến đã vượt qua sự ước lệ của mình.
4. Củng cố:
Sau khi học xong chùm thơ thu em có cảm nhận gì về hồn thơ, về con người của tác gia Nguyễn Khuyến.
Ngày soạn:05/10/08
Ngày giảng:
Tiết 6: Đọc văn:
Tác gia nguyễn đình chiểu
A. Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh thấy được những nét lớn về tiểu sử, con người, cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
- Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về nghị lực và lòng quyết tâm.
- Đóng góp đáng kể của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc.
- Giáo dục HS tấm gương nghị lực và tấm lòng yêu nước.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK + Sách nâng cao Ngữ văn 11
- SGV -> Soạn giáo án
C. Cách thức tổ chức:
- Kết hợp qui nạp, chia nhóm học sinh học tập thảo luận cùng đọc hiểu văn bản.
D. Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức:
11A1: 11A4: 11A5:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
I. Thời đại và con người, cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu
1. Thời đại:
Qua lịch sử, căn cứ vào năm sinh, năm mất của Nguyễn Đình Chiểu em hay cho biết Nguyễn Đình Chiểu sống vào trong giai đoạn nào?
- Nguyễn Đình Chiểu sống vào giai đoạn lịch sử có nhiều biến cố:
+ Chế độ XHPK trên đường suy vong.
+ Năm 1858 Pháp xâm lược nước ta.
-> Mâu thuẫn dân tộc gay gắt, vấn đề đặt ra là phải đấu tranh để giành độc lập. Đây là thời kỳ khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc ta.
2. Con người, cuộc đời (1822-1888)
Em hãy nêu vài nét về tiểu sử, cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu?
Rút ra kết luận về Nguyễn Đình Chiểu?
- 1822-1888: Tự là Ngộ Trai
- Quê: Làng Tân Khánh - Phủ Tân Bình - Tỉnh Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh).
- Bản thân: Cuộc đời ông gặp nhiều đau khổ và bất hạnh.
+ Mẹ mất trên đường đi thi, trở về chịu tang mẹ, bị đau mắt và khóc thương mẹ đến nỗi mù cả hai mắt.
+ Gia đình người yêu thì bội ước.
-> Nhưng bằng lòng quyết tâm và nghị lực phi thường Nguyễn Đình Chiểu đã vượt lên số phận để khẳng định mình: Là tấm gương sáng ngời về đạo đức, có lòng yêu nước thiết tha, ủng hộ cuộc KC chống TD Pháp.
+ 1888 Nguyễn Đình Chiểu mất cả cánh đồng Ba Tri rợp khăn tang trắng khóc thương đồ Chiểu.
-> Tóm lại: Trong một con người của Nguyễn Đình Chiểu có 3 con người:
+ Là một thầy giáo mẫu mực, lấy việc dạy người cao hơn dạy chữ.
+ Là một thầy thuốc nhân đức
+ Là một nhà văn, nhà thơ tiên phong nêu cao tinh thần yêu nước chống ngoại xâm
II. Sự nghiệp sáng tác:
1. Tình hình sáng tác và quan điểm nghệ thuật
Em hãy nêu các giai đoạn sáng tác và tên các tác phẩm mà em biết đó là của Nguyễn Đình Chiểu?
a. Tình hình sáng tác: Sáng tác ở hai giai đoạn:
+ Trước năm 1858 có các tác phẩm: Lục Vân Tiên; Dương Từ - Hà Mậu.
+ Sau năm 1858 gồm các bài thơ Đường luật, các bài Văn tế, Thơ vịnh, Thơ điếu, Truyện thơ...
b. Quan điểm sáng tác:
- Văn chương là cái đẹp, cái cao cả của đời sống tinh thần.
- Nguyễn Đình Chiểu đề cập hai phạm trù, hai chức năng cơ bản của văn chương nghệ thuật là hiện thực và trữ tình.
- Văn chương phải góp phần lý giải cái đúng, cái sai của hiện thực hướng tới XD cuộc đời đẹp hơn.
- Văn chương phải là thứ vũ khí sắc bén đánh giặc trừ gian: "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà"
-> Toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu đều thể hiện sự nhất quán về những quan điểm nói trên
III. Củng cố:
- Học sinh nắm chắc về tiểu sử, con người Nguyễn Đình Chiểu.
- Từ quan điểm sáng tác trên chi phối như thế nào đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
IV. Dặn dò:
Học sinh về học bài và đọc trước Tác gia Tú Xương
Ngày soạn: 12/10/08
Ngày giảng:
Tiết 7: Đọc văn:
Tác gia tú xương (1870-1905)
A. Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh nắm được những nét cơ bản về con người, cuộc đời và tư tưởng của Tú Xương.
- Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ trào phúng của Tú Xương.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK + Sách nâng cao Ngữ văn 11
- SGV -> Soạn giáo án
C. Cách thức tổ chức:
- Ôn lại lý thuyết
- Kết hợp qui nạp, chia nhóm học sinh học tập thảo luận cùng tìm hiểu về một tác gia văn học.
D. Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức:
11A1: 11A4: 11A5:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu vài nét cơ bản về tiểu sử, cuộc đời và quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu.
3. Bài mới:
I. Tiểu sử cuộc đời của Tú Xương
Qua sự hiểu biết của em hãy nêu những nét cơ bản về tiểu sử, cuộc đời của Tác gia Tú Xương?
Giảng: Thời đại Tú Xương sống là thời đại tất cả chạy theo đồng tiền, Nho học không còn được trọng dụng nữa, vấn đề học hành thi cử tất cả phải có tiền:
"Đạo học ngày nay đã chán rồi.... nhấp nhổm ngồi"
Ví dụ khác:
"Lúc túng toan nên bán cả trời
Trời rằng thằng bé nói hay trơi
Cho hay công nợ âu là thế
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời"
- Lúc nhỏ ông có tên là Trần Duy Uyên tự là Mặc Trai hiệu là Mộng Tích. Trong lần thi Hương đầu tiên (1886 đổi tên là Trần Tế Xương - đến khoa thi cuối cùng đổi tên là Trần Cao Xương nhưng chỉ đỗ đến bậc Tú tài).
- Cuộc đời Tú Xương có hai dấu ấn in đậm vào thơ ca của ông không thể phai mờ:
+ Sự hỏng thi: 8 lần đi thi chỉ đỗ đến bậc Tú tài -> Đó là nỗi đau được phản ánh rất rõ trong thơ của Tú Xương: Ban đầu ông cười cợt:
"Cười như thầy khoá hỏng thi
Khóc như cô gái vui qui nhà chồng"
Sau đó ông bộc lộ tâm trạng đau xót bi phẫn đến bức nghĩ đến cái chết: "Mai mà tớ hỏng tớ đi ngay
Giỗ tết từ đây nhớ lấy ngày"
+ Cuộc đời nghèo túng cứ bị đeo đuổi Tú Xương:
- Tú Xương lấy vợ sớm (1887) gia cảnh lúc đầu tạm đủ ăn nhưng xong vì đông con, bản thân không nghề nghiệp nên đời sống gia đình lâm vào quẫn bách:
"Van nợ lắm khi trào nước mắt
Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi"
Hay : "Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch
Người quân tử ăn chẳng cầu no"
II. Sự nghiệp sáng tác
Em hãy nêu sự nghiệp sáng tác của Tú Xương?
- Theo cuốn " Tú Xương - Tác phẩm - Giai thoại" của Tác giả Nguyễn Văn Hiền sáng tác của Tú Xương gồm 135 bài hầu hết là thơ Đường luật, một số bài Lục bát, các bài Phú, Câu đối.
* Nội dung thơ Tú Xương
a. Thơ Tú Xương là một bức tranh XH với cái nhìn trào phúng:
- Trong bức tranh hiện thực của Tú Xương có nhiều mảng, có mảng đậm, mảng nhạt nhưng thái độ của ông thì thống nhất, cụ thể:
+ Vẽ chân dung của bọn thực dân xâm lược hết sức chân thực cụ thể: Viên cảnh sát, bọn toàn quyền khâm sứ, mụ đầm.
Ví dụ: "Lọng cắm rợp cờ quan sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra"
Hay: "Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngổng đầu rồng"
+ Chân dung bọn quan lại phong kiến: Là một lũ đục nước béo cò nhũng nhiễu vô tích sự là vai hề
Ví dụ: Bài năm mới chúc nhau.
+ Tú Xương viết về thói đời đen bạc đồng tiền chi phối đến con người: Ví dụ
"Kẻ yêu người ghét hay gì chứ
Đứa trọng thằng khinh chỉ vì tiền"
+ Tú Xương lên án sự tha hoá của XH đảo điên
Ví dụ: "Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chởi chồng"
+ Tú Xương viết về mảng hiện thực thi cử
Ví dụ: "Sơ khảo khoa này bác cử nhu
Thực là vừa dốt lại vừa ngu
Văn chương đâu phải như đơn thuốc
Chớ có khuyên sằng chết bỏ bu"
+ Tú Xương phản ánh cuộc sống nghèo khổ cùng cực của một lớp người trong đó có chân dung của nhà thơ là tiêu biểu nhất.
b. Nhân vật trữ tình trong thơ Tú Xương - Một điển hình nghệ thuật: Tú Xương viết về bạn
"Bạn đàn đâu dễ tìm nhau
Bạn nghiên bạn bút có đâu được nhiều"
- Tú Xương viết về vợ
- Tú Xương viết về Phan Bội Châu về người chiến sỹ của phong trào Đông Du.
- Tú Xương viết về những con người cơ cực cùng khổ trong XH.
- Tú Xương bộc lộ cái tôi trữ tình của mình.
"Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn"
c. Tú Xương và thơ tự trào
Tú Xương đưa cái tôi vào trong thơ với tư cách là một nhân vật.
Ví dụ: "Tiền bạc phó mặc con mẹ phiếm
Ngựa xe hành khách không lúc nào ngơi"
* Nghệ thuật:
- Một phong cách trào phúng độc đáo: Chởi thẳng, đánh thẳng.
- Tú Xương là một nhà cách tân nghệ thuật: Về ngôn ngữ, về quan niệm hiện thực, về thể loại.
III. Kết luận
Tú Xương là bậc thầy của thơ trào phúng Việt Nam tạo nên một hiện tượng độc đáo đặc sắc mà dân gian vẫn thường tôn vinh ông: "Ăn chuối ngự đọc thơ Tú Xương"
IV. Dặn dò:
- HS về học bài
- Soạn trước bài "Mồng hai tết viếng cô Ký"
Ngày soạn: 19/10/08
Ngày giảng:
Tiết 8: Đọc văn:
mùng hai tết viếng cô ký
A. Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh thấy được một khía cạnh của bộ mặt tinh thần xã hội Việt Nam "Buổi giao thời với sự băng hoại đạo đức ghê ghớm của đồng tiền khi mới bắt đầu nhiễm mùi tư sản".
- Sức tố cáo của nhà thơ qua bài thơ này.
- Hiểu được đôi nét về giọng điệu thơ trào phúng của Tú Xương.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK + Sách nâng cao Ngữ văn 11
- SGV -> Soạn giáo án
C. Cách thức tổ chức:
- Kết hợp qui nạp, chia nhóm học sinh học tập thảo luận, trả lời câu hỏi phát vấn để đọc hiểu văn bản.
D. Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức:
11A1: 11A4: 11A5:
2. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy cho biết vài nét cơ bản về tiểu sử, con người, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tú Xương.
3. Bài mới:
I. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được ra đời từ hiện thực mà tác giả chứng kiến cảnh trớ trêu, sự băng hoại đạo đức của XH nửa tây, nửa ta.
II. Chủ đề tư tưởng
Hãy phát biểu chủ đề tư tưởng của bài thơ?
Bằng cảm quan trào phúng và hiện thực Tú Xương đã phát hiện và trình bày hàng loạt những điều trái lẽ lạ đời, thậm trí ngược đời xung quanh nhân vật cô Ký và cái chết của cô. Qua tấm bi kịch này nhà thơ vạch ra địa vị đầy uy quyền của hai thế lực: Đồng tiền và thực dân đã ngự trị trong XH phong kiến VN đương thời, với sức phá hoại ghê ghớm các giá trị đạo đức nhân bản của dân tộc.
III. Đọc hiểu:
Em hãy cho biết bố cục của bài thơ?
Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong hai câu đề?
Thái độ của tác giả trước cái tin cô Ký qua đời?
Tại sao tác giả không dùng cách nói tránh mà lại nói trực tiếp?
Cô Ký là người như thế nào?
Vì lý do gì mà cô Ký lại lăn đùng ra chết vào đúng mùng hai tết?
Thái độ của hàng phố trước cái chết của cô Ký như thế nào?
Đặc biệt thái độ của ông Ký ra sao trước cái chết của vợ mình?
Bài thơ chia theo bố cục 4 phần: Đề, thực, luận, kết
1. Hai
File đính kèm:
- giao an tu chon ngu van 11 Ca nam .doc