Giáo án tự chọn Ngữ văn 12 - Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội

 

A. Mục tiêu cần đạt:

-Củng cố lý thuyết về phân tích đề, lập dàn ý và hành cho bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

- Thực hành phân tích một số đề bài thuộc hai loại văn nêu trên để nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận.

- Qua những việc làm trên, giáo viên cung cấp thêm những kinh nghiệm viết bài văn nghị luận.

B. Phương pháp và phương tiện thực hiện

-Phương pháp: học sinh chủ yếu thực hành làm bài tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo khác.

C. Tiến trình lên lớp:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3998 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 12 - Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1 (tiết 1->5) LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN Xà HỘI A. Mục tiêu cần đạt: -Củng cố lý thuyết về phân tích đề, lập dàn ý và hành cho bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học. - Thực hành phân tích một số đề bài thuộc hai loại văn nêu trên để nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận. - Qua những việc làm trên, giáo viên cung cấp thêm những kinh nghiệm viết bài văn nghị luận. B. Phương pháp và phương tiện thực hiện -Phương pháp: học sinh chủ yếu thực hành làm bài tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. - SGK, SGV, tài liệu tham khảo khác. C. Tiến trình lên lớp: HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Dựa vào bài Luyện tập phân tích đề và lập dàn ý cho bài văn nghị luận (lớp 11-NC), học sinh nhắc lại lý thuyết cơ bản nhất. I. CỦNG CỐ LÝ THUYẾT: 1. Các dạng đề văn nghị luận: NGHỊ LUẬN NGHỊ LUẬN Xà HỘI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG MỘT VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN THƠ, ĐOẠN TRÍCH MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC 2. Phân tích đề: - Nội dung trong tâm -Thao tác chính - phạm vi tư liệu 3. Lập dàn ý -triển khai nội dung trọng tâm thành hệ thống luận điểm , luận cứ và sắp xếp chúng theo một trật tự hợp lí. -Bố cục: +Mở bài: +Thân bài: +Kết luận: HS vận dụng làm phân tích đề bài sau: ĐỀ 1 (một tư tưởng, đạo lý) Moät nhaø trieát hoïc noùi : “ Moãi con vaät khi sinh ra ñeàu laø taát caû nhöõng gì maø noù coù. Chæ coù con ngöôøi laø ngay töø thuôû loït loøng thì chaúng laø gì caû . Noù phaûi laøm theá naøo thì noù trôû thaønh nhö theá aáy, vaø noù phaûi töï laøm baèng töï do cuûa chính noù. Toâi chæ coù theå trôû thaønh keû do chính toâi laøm ra.” Anh ( chò ) coù suy nghó gì veà caâu noùi treân. CÁC ĐỀ THAM KHẢO: 1. Nhà văn Đức F. Sile có nói: “ Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc”. Em nghĩ gì về ý kiến đó? 2.Nhµ v¨n V.Huyg« tõng nãi: “Trªn ®êi nµy chØ cã mét thø mµ ta ph¶i cói ®Çu th¸n phôc ®ã lµ tµi n¨ng vµ chØ cã mét thø mµ ta ph¶i quú gèi t«n träng ®ã lµ lßng tèt”. ý nghÜ cña anh (chÞ) vÒ c©u nãi trªn. II. LUYỆN TẬP 1. Phân tích đề bài nghị luận xã hội: *Nội dung trọng tâm: Học sinh có thể trình bày một số ý cơ bản sau : 1.Làm rõ ý tưởng của câu nói trên: -Mỗi con vật sinh ra đã là tất cả vì nó sinh ra thế nào thì lớn lên như thế ấy. -Con người từ thuở lọt lòng chẳng là gì cả bởi lẽ tự thân mỗi người đã phải thực hiện nhiệm vụ trở thành con người. -Để trở thành một con người ,mỗi cá nhân không chỉ chịu tác động những điều kiện khách quan ( gia đình , xã hội …) mà quan trọng là tự thân mỗi người phải có ý thức rèn luyện tu dưỡng , phát huy năng lực và khắc phục yếu kém để hoàn thiện mình. à Trình bày ý kiến, kết hợp dẫn chứng minh họa. 2.Nêu được ý nghĩa vấn đề : -Ý kiến trên muốn nhấn mạnh : dù điều kiện hoàn cảnh có như thế nào thì con người vẫn chịu trách nhiệm trước nhân cách của mình , phải có ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức, tài năng để trở thành người hữu dụng. “Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”. *Thao tác: vận dụng linh hoạt và sáng tạo các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận... *Phạm vi tư liệu: Thực tế đời sống * Yêu cầu chung: - Giải thích, chứng minh ý kiến của F. Sile, qua đó đánh giá ý kiến đó đúng, sai như thế nào. - Trên cơ sở khái nệm về tình yêu, hãy nhận định vai trò của tình cảm đó trong cuộc sống, đời sống riêng và đời sống chung trong toàn xã hội. - Bài làm có lí lẽ, có dẫn chứng lấy từ đời sống, từ trong văn học đều được. * Yêu cầu về kiến thức: 1. Giải thích: -Việc giải thích tình yêu là gì không dễ dàng một chút nào, song người ta không thể trả lời câu hỏi đó mà không liên hệ đến ý nghĩa cuộc sống của con người, bởi tình yêu gắn liền với bản chất cuộc sống, ý nghĩa cuộc sống. Chính ở đây F. Sile cung cấp cho ta một cách hiểu đúng đắn, tích cực. - Tình yêu đúng là một say mê. Không thể có tình yêu khi con người tỉnh khô, dửng dưng, vô cảm. - Nhưng con người say mê cái gì, say mê như thế nào để cho một niềm say mê trở thành tình yêu? - Say mê tiền bạc, say mê danh vọng, địa vị cá nhân say mê hưởng thụ, thực ra chỉ là một sự đam mê làm cho con người thấp hèn và nô lệ nó. Những tình cảm đó không thể gọi là tình yêu… - Tình yêu là một tình cảm khác hẳn, tình cảm cao thượng đúng như Sile nói, đó là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc. - Tình yêu là một tình cảm hiến dâng để thoả mãn người khác, là mong muốn cho người khác được sung sướng. - Hiển nhiên, người khác là người đáng yêu theo một lí tưởng nhất định.Khi một người yêu người khác đến một mức tha thiết. thì người ta có thể quên mình để làm cho người đó hạnh phúc. - Tình yêu trong cách hiểu của Sile không giản đơn là tình yêu nam nữ, mà là cả tình yêu người khác. Người khác có thể là người yêu ( một người khác giới tính ), có thể là thành viên trong gia đình ( cha mẹ, con cái…), có thể là bè bạn, đồng nghiệp, có thể là đồng bào, nhân dân. - Tình yêu là sản phẩm của những tâm hồn phong phú, giàu có, tự cảm thấy có khả năng làm cho người khác hạnh phúc. Nhưng không chỉ đơn thuần chỉ là cho, mà còn là quan tâm, trách nhiệm, bảo vệ làm cho người được yêu hạnh phúc. 2. Chứng minh: - Một tình yêu như thế sẽ là sức mạnh gìn giữ những giá trị trong sáng trong cuộc sống, làm sinh sôi nảy nở thêm tình yêu. Tình bạn sẽ được đáp lại bằng tình bạn, tình yêu sẽ được đáp lại bằng tình yêu…, lòng rộng mở sẽ được đáp lại bằng những tấm lòng rộng mở. Như vậy, niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc cũng là niềm say mê xây dựng một môi trường hạnh phúc cho chính mình, làm cho mọi người hiểu nhau, đến với nhau, khắc phục sự cô đơn, biệt lập cố hữu của con người. - Học sinh phải dùng dẫn chứng tiêu biểu và sâu sắc trong cuộc sống hoặc trong văn học để làm rõ những luận điểm trên. ĐỀ 2: (Một hiện tượng đời sống) Anh (chị) hãy viết một bài luận với tiêu đề: Lợi ích của việc tự học. CÁC ĐỀ THAM KHẢO 1. Đề thi tỉnh Tứ Xuyên: Trong cuộc sống có rất nhiều câu hỏi, có người ham hỏi, có người ngại hỏi. Hãy lấy “Hỏi” làm chủ đề và viết một bài không dưới 800 chữ. 2. Đề thi thành phố Trùng Khánh: Bước đi và dừng lại là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống, nó đã giúp ta có được những suy nghĩ và liên tưởng về tự nhiên, xã hội, lịch sử, nhân sinh. Hãy lấy chủ đề “Bước đi và dừng lại” để viết một bài viết 600 chữ. 3. Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của anh chị về phương châm: “Học đi đôi với hành”. 4. “Tự học chính là đạo đức”( Báo Giáo Dục và Thời đại Chủ nhật, số 42, ngày 21/10/2007, trang 9 ) Anh (chị) hãy nêu những suy nghĩ của mình về nhận định trên. Ý 1: Thế nào là tự học? (1,0 điểm). - Tự học là tự thân học tập, là quá trình tự tổ chức hoạt động lĩnh hội kiến thức, thuộc về tư duy bên trong của bản thân chủ thể. - Đây là một phương pháp học tập đem lại nhiều lợi ích, nhất là trong thời đại ngày nay. Ý 2: Lợi ích của việc tự học? (5,0 điểm). - Giúp mỗi người sử dụng thời gian hợp lý, chủ động, có hiệu quả. - Giúp giải quyết được một số mâu thuẫn: Kiến thức nhân loại thì vô cùng mà tuổi học đường có giới hạn; nhu cầu, khát vọng chiếm lĩnh tri thức thì lớn mà hoàn cảnh cuộc sống cá nhân không có điều kiện thuận lợi... - Giúp con người tiếp nhận tri thức một cách tự chủ, có hiệu quả, rèn luyện ý chí bền bỉ, khả năng học tập không ngừng, học tập suốt đời ... - Phát huy được tính độc lập, sáng tạo của con người trong việc tiếp nhận tri thức của nhân loại. Ý 3: Cần phải tự học như thế nào? (2,0 điểm). - Phải đầu tư thời gian thoả đáng, thích hợp. - Có kế hoạch hợp lý, khoa học. - Song song với quá trình tự học là quá trình tự kiểm tra và đánh giá. - Cần phối hợp phương pháp tự học với các loại hình, phương pháp học tập khác. ĐỀ 3: (một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học) Anh chị hãy bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã đặt ra: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”(Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm tuất, Niên hiệu Đại Bảo thứ ba-1442) CÁC ĐỀ THAM KHẢO 1. Trong bài Một khúc ca xuân nhà thơ Tô Hữu đã tâm sự với chúng ta: “Ôi sống đẹp là thế nào hỡi ban?”. Anh chị hãy tìm lời giải đáp trong thơ văn cách mạng từ 1945 đến 1975. 3. Bài tập về nhà:

File đính kèm:

  • docgiao an tu chon 12 chuan.doc