Giáo án tự chọn Ngữ văn 6 - Học kỳ II

A/ Mục tiêu:

- Giúp HS hiểu và có một số kĩ năng cần thiết để làm một bài văn miêu tả.

- RKN viết văn miêu tả.

B/ Ý nghĩa của chủ đề:

- HS còn lúng túng về việc vận dụng tổng hợp các kĩ năng để làm một bài văn miêu tả

- Cách thức lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, chi tiết và viết câu còn rất tuỳ tiện.

C/ Tài liệu:

- SGK, SGV, SBT, tư liệu trên một số tài liệu tham khảo.

D/ Thời lượng:

- 8 tiết ( Từ tiết 20 đến hết tiết 27 )

ã Tiến trình lên lớp:

- Ổn định

- KTBC ( Kiểm tra sự chuẩn bị của HS )

- Bài mới.

 

doc42 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10662 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 6 - Học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Tiết 20 NS: 02/ 01/09 Chủ đề 6: văn miêu tả một số kĩ năng cần thiết để làm bài văn miêu tả A/ Mục tiêu: - Giúp HS hiểu và có một số kĩ năng cần thiết để làm một bài văn miêu tả. - RKN viết văn miêu tả. B/ ý nghĩa của chủ đề: HS còn lúng túng về việc vận dụng tổng hợp các kĩ năng để làm một bài văn miêu tả Cách thức lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, chi tiết và viết câu… còn rất tuỳ tiện. C/ Tài liệu: SGK, SGV, SBT, tư liệu trên một số tài liệu tham khảo. D/ Thời lượng: 8 tiết ( Từ tiết 20 đến hết tiết 27 ) Tiến trình lên lớp: ổn định KTBC ( Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ) Bài mới. ? Lớp 6 các em lại tiếp tục được học văn miêu tả, vậy miêu tả là gì ? Bản chất và yêu cầu của văn miêu tả là gì ? ? Cho ví dụ? ? Phương pháp tả cảnh cần lưu ý những điều gì? ? Nêu bố cục của bài văn tả cảnh? ? Phương pháp tả cảnh cần lưu ý những điều gì ? ? Nêu bố cục của bài văn tả cảnh? 1, Miêu tả là gì? - Là hình thức sử dụng văn bản với mục đích để tái hiện hoặc giới thiệu với ai đó về một sự vật, con người, sự việc mà người được giới thiệu chưa nhận ra, chưa trông thấy, hoặc chưa hình dung được. + Bản chất của văn miêu tả là làm nổi bật lên được các đặc điểm cụ thể và tính chất tiêu biểu của sự vật, sự việc, con người. + Yêu cầu của văn miêu tả là phải biết quan sát để tìm ra đựoc hình ảnh cụ thể, tiêu biểu nhất cho sự vật, con người, sự việc được miêu tả. Bên cạnh đó cũng cần sự tưởng tượng, so sánh và nhận xét của người viết. Ví dụ: “ Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.” 2, phương pháp tả cảnh a, Muốn tả cảnh cần: + Xác định được đối tượng miêu tả + Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu + Trình bày những đièu quan sát được b, Bố cục bài văn tả cảnh gồm 03 phần: - Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả - Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết - Kết bài: Phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó. B, Muốn tả người cần: + Xác định được đối tượng miêu tả ( tả chân dung hay tả người trong tư thế lao động) + Quan sát, lựa chọn được những đặc điểm nổi bật từ chân dung (ngoại hình) đến hành động. + Trình bày những đièu quan sát được, nhận xét biểu cảm. b, Bố cục bài văn tả người gồm 03 phần: - Mở bài: Giới thiệu người được tả - Thân bài: Tập trung tả chi tiết ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động… - Kết bài: Phát biểu cảm tưởng về người đó. Hướng dẫn về nhà: Học bài. Tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị những kiến thức liên quan đến chủ đề này. Tuần 21 Tiết 21 NS: 9/ 01/09 Chủ đề 6: văn miêu tả một số kĩ năng cần thiết để làm bài văn miêu tả ( Tiếp ) A/ Mục tiêu: - Giúp HS tiếp tục củng cố một số kĩ năng cần thiết để làm một bài văn miêu tả. - RKN viết văn miêu tả. B/ Đồ dùng - Tư liệu. C/ Tiến trình lên lớp: - ổn định KTBC ? Phương pháp tả cảnh cần lưu ý những điều gì? Bài mới. ? Muốn miêu tả được ta cần phải làm gì? ? Vì sao phải như vậy? ? Sau khâu quan sát là khâu nào? ? ngoài ra, ta cần có những lưu ý kĩ năng nào nữa? ? Nêu bố cục của bài văn tả cảnh? ? Trình tự miêu tả? 1. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. Muốn làm văn tả cảnh, người viết cần phải: - Xác định được đối tượng miêu tả; - Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu; - Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự. 2. Bố cục của một bài văn tả cảnh thường có ba phần: - Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả; - Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự; - Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật miêu tả. 3. Cần chú ý chi tiết khi miêu tả. Ví dụ: a) Về cảnh mùa đông, có thể nên những đặc điểm - Bầu trời âm u, nhiều mây. - Gió lạnh, có thể có mưa phùn. - Cây cối rụng lá chờ cành. - Chim tróc bay đi tránh rét. - Trong nhà, người ta đốt lửa sưởi. Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh. * Yêu cầu tả cảnh: - Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào? - Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu. - Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. * Bố cục bài văn tả cảnh: - Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả. - Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau: + Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại) + Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại) + Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại) - Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó. HDVN: - Ôn lại phương pháp tả cảnh. - Giờ sau tiêp tục luyện tập tả cảnh. - Tập quan sát cảnh mặt trời mọc ở quê hương Tuần 22 Tiết 22 NS: 16/ 01/09 Chủ đề 6: văn miêu tả Bài tập rèn kĩ năng làm bài văn miêu tả A/ Mục tiêu: - Giúp HS tiếp tục củng cố một số kĩ năng cần thiết để làm một bài văn miêu tả. - RKN viết văn miêu tả. B/ Đồ dùng - Tư liệu. C/ Tiến trình lên lớp: - ổn định KTBC ? miêu tả là gì ? ? Phương pháp tả cảnh cần lưu ý những điều gì? Bài mới. ? Mở bài cần giới thiệu như thế nào? ? Tả cảnh mặt trời mọc theo trình tự nào? ? Tìm từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh trước khi mặt trời mọc? ? Tìm từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh khi mặt trời đang mọc và sau khi mặt trời mọc? ? Cần nêu nội dung nào ở phần kết bài? * Bài tập 1 I/ Đề bài: Em hãy viết một bài văn tả cảnh mặt trời mọc mà em quan sát được. II/ Dàn bài 1, Mở bài: * Giới thiệu chung: - Em được nhìn thấy cảnh mặt trời mọc ở đâu? ( Trên quê hương) - Vào dịp nào? ( Tập thể dục buổi sáng) - ở đâu? ( Cảnh trên quê hương em) 2, Thân bài: * Tả cảnh mặt trời mọc + Trước khi mặt trời mọc: - Tiếng gà gáy báo sáng, Làng xóm còn chìm trong màn sương. Gió sớm mát rượi. - Đêm tàn, trời sáng dần, không gian yên ắng. + Khi mặt trời mọc: Phía đông, bầu trời màu trắng chuyển dần sang hồng. Xuất hiện những tia nắng hình dẻ quạt rọi qua mây. Mặt trời như lòng đỏ trứng gà khổng lồ nhô lên cao. Bâù trời thoáng đãng và cao vời vợi. + Sau khi mặt trời mọc: - Đồng lúa, các ngôi nhà hiện ra rõ nét Mặt trời như một quả cầu lửa sáng chói toả ánh vàng lấp lánh… Dòng sông lung linh dưới ánh nắng sớm mai. Bầu trời quang đãng, gió sớm trong lành… Cánh đồng lúa mênh mông, gợn sóng, lấp lánh… Bà con nông dân ra đồng làm việc… 3, Kết bài: * Cảm tưởng của em. - Vô cùng thích thú, cảnh mặt trời mọc như một bức tranh lộng lẫy. - ấn tượng sâu đậm, khó phai. 4. HDVN: - Ôn lại phương pháp tả cảnh. - Giờ sau tiêp tục luyện tập tả cảnh. Tuần 23 Tiết 23 NS: 23/ 01/09 Chủ đề 6: văn miêu tả Bài tập rèn kĩ năng làm bài văn miêu tả ( Tiếp ) A/ Mục tiêu: - Giúp HS tiếp tục củng cố một số kĩ năng cần thiết để làm một bài văn miêu tả. - RKN viết văn miêu tả. B/ Đồ dùng - Tư liệu. C/ Tiến trình lên lớp: - ổn định KTBC ? Trình bày bố cục bài văn miêu tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em? Bài mới. ? Mở bài cần giới thiệu như thế nào? ? Tả cảnh theo trình tự nào? ? Tìm từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh bầu trời, mây, gió ? ? Tìm từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh Cây cối mùa xuân ? ? Tìm từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh chim chóc và tâm trạng con người ? ? Cần nêu nội dung nào ở phần kết bài? * Bài tập 2 I/ Đề bài: Em hãy viết một bài văn tả cảnh một buổi sáng mùa xuân trên quê hương em. II/ Dàn bài 1, Mở bài: * Giới thiệu chung: + Vị trí địa lí, thiên nhiên làng quê. + Mùa xuân ấm áp là những ngày đẹp nhất ở làng quê. 2, Thân bài: * Tả cảnh + Bầu trời, mây, gió… Sáng sớm làn sương mỏng như khói. Phía đông, bầu trời màu trắng chuyển dần sang màu phơn phớt hồng + Cây cối mùa xuân đâm chồi nảy lộc Những mầm non bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài, khẽ vươn vai vẫy lá chào đón gió xuân. Muôn loài hoa khoe sắc, khoe hương trong nắng sớm + Chim chóc ca vui + Con người phấn khởi, hạnh phúc Tiếng chim đã đánh thức mọi người. Đường làng nhộn nhịp. Bà con nông dân ra đồng làm việc… Dòng sông lung linh dưới ánh nắng sớm mai. Cỏ xanh lún phún như mạ non. 3, Kết bài: * Cảm tưởng của em. - Vô cùng thích thú, cảnh mùa xuân tươi đẹp trên quê hương - ấn tượng sâu đậm, khó phai. - Lòng người xao xuyến . HDVN: - Ôn lại phương pháp tả cảnh. - Giờ sau tiêp tục luyện tập tả cảnh. * BT tự ôn và làm thêm : 1, Tả cơn mưa rào em quan sát được Tuần 24 Tiết 24 NS: 01/ 02/09 Chủ đề 6: văn miêu tả Bài tập rèn kĩ năng làm bài văn miêu tả ( Tiếp ) A/ Mục tiêu: - Giúp HS tiếp tục củng cố một số kĩ năng cần thiết để làm một bài văn miêu tả. - RKN viết văn miêu tả. B/ Đồ dùng - Tư liệu. C/ Tiến trình lên lớp: - ổn định KTBC ? Trình bày bố cục bài văn miêu tả cảnh buổi sáng mùa xuân trên quê hương em? ? Trình bày dàn ý đề văn “Em hãy viết một bài văn tả cảnh mặt trời mọc mà em quan sát được “? -Bài mới. ? Mở bài cần giới thiệu như thế nào? ? Người được miêu tả là ai? ? Có quan hệ với em như thế nào? ? Được tả trong hoàn cảnh nào? ? Tả những nét nổi bật về hình dáng bên ngoài của anh? (Tầm vóc, dáng người, màu da, gương mặt …) ? Những nét nổi bật về tính nết? ? Những nét nổi bật về tài năng? ? T/c của anh đối với gia đình như thế nào? ? Cần nêu nội dung nào ở phần kết bài? * Bài tập 2’ I/ Đề bài: Em hãy viết một bài văn miêu tả anh, chi hoặc em của mình . II/ Dàn bài 1, Mở bài: * Giới thiệu chung: +Người được miêu tả là ai? ( Anh Trung). + Có quan hệ với em như thế nào? ( Anh trai của em) + Được tả trong hoàn cảnh nào? ( Đi bộ đội về thăm nhà) 2, Thân bài: * Tả anh trai - Hình dáng bên ngoài + Độ tuổi + Tầm vóc( cao, thấp), dáng người ( béo, gầy). +Màu da ( trắng, đen) + Gương mặt ( tròn hay vuông chữ điền) mắt, mũi, miệng… + Mái tóc ( đen, nâu, dầy, thưa…) * Lưu ý: Chọn những chi tiết nổi bật, dễ nhớ. - Tính nết + Giản dị, vui vẻ, dễ gần + Thông minh, hiếu động. + Có kỉ luật… - Tài năng + Chơi đàn và hát rất hay + Khéo léo, cẩn thận… - Tình cảm với gia đình: + Yêu thương em + Có hiếu với bố mẹ -> Có trách nhiệm với gia đình 3, Kết bài: * Cảm tưởng của em. + Yêu quý anh, coi anh như người bạn lớn. + Muốn được như anh HDVN: - Tự lập một dàn ý theo lựa chọn của em và học thuộc. - Viết hoàn thiện một bài văn theo dàn ý của mình - Giờ sau tiêp tục luyện tập đề sau: “ Em hãy tả cảnh mùa đông ở quê em”. * BT tự ôn và làm thêm : 1, Miêu tả hình ảnh của bố hoặc mẹ 2, Miêu tả một người bạn thân Tuần 25 Tiết 25 NS: 11/ 02/09 Chủ đề 6: văn miêu tả Bài tập rèn kĩ năng làm bài văn miêu tả ( Tiếp ) A/ Mục tiêu: - Giúp HS tiếp tục củng cố một số kĩ năng cần thiết để làm một bài văn miêu tả. - RKN viết văn miêu tả. B/ Đồ dùng - Tư liệu. C/ Tiến trình lên lớp: - ổn định KTBC ? Trình bày dàn ý đề văn “Em hãy viết một bài văn miêu tả anh, chị hoặc em của mình” ? Bài mới. ? Mở bài cần giới thiệu như thế nào? ? Địa điểm? ? Thời gian? ? Em chọn những hình ảnh tiêu biểu nào để tả cảnh mùa đông? ? Bầu trời có những chi tiết nào đặc sắc? ? Mặt đất có những chi tiết nào đặc sắc? ? Cây cối có đặc điểm gì? ? Sinh hoạt con người có những chi tiết nào đặc sắc? ? Cần nêu nội dung nào ở phần kết bài? ? Em có suy nghĩ, cảm tưởng gì? Bài tập 3 I/ Đề bài: Em hãy viết một bài văn miêu tả cảnh mùa đông ở quê em . II/ Dàn bài 1, Mở bài: * Giới thiệu chung: + Địa điểm: ( ở đâu, miền núi hay miền xuôi, nông thôn hay thành thị?). + Thời gian: ( tháng mấy?) 2, Thân bài: * Tả cảnh mùa đông - H/ảnh tiêu biểu: Bầu trời, mặt đất, cây cối, sinh hoạt con người. + Bầu trời: U ám, đầy mây xám, không có mặt trời, gió bấc lạnh, sương mù… +Mặt đất: Chim chóc tìm nơi tránh rét…Đường xá vắng vẻ … + Cây cối: Cây cối rụng lá, như sắt lại vì rét… + Sinh hoạt của con người: Ai cũng mặc thêm áo ấm, tư thế co ro, miệng xuýt xoa vì lạnh, người đi lại vội vã để về nhà, trong nhà có lò sưởi… 3, Kết bài: * Cảm tưởng của em. - Mong cho trời bớt lạnh. . HDVN: - Ôn lại phương pháp tả cảnh. - Tự lập một dàn ý theo lựa chọn của em và học thuộc. - Viết hoàn thiện một bài văn theo dàn ý của mình - Giờ sau luyện đề “ Tả thầy Ha men và chú bé Frăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.” Tuần 26 Tiết 26 NS: 15/ 02/ 09 Chủ đề 6: văn miêu tả Bài tập rèn kĩ năng làm bài văn miêu tả ( Tiếp ) A/ Mục tiêu: - Giúp HS tiếp tục củng cố một số kĩ năng cần thiết để làm một bài văn miêu tả. - RKN viết văn miêu tả. B/ Đồ dùng - Tư liệu. C/ Tiến trình lên lớp: - ổn định KTBC ? Phương pháp tả cảnh trong đề số 4 SGK trang 49 cần lưu ý những điều gì? ? Trình bày dàn ý đề văn “Em hãy viết một bài văn miêu tả cảnh mùa đông ở quê em”? Bài mới. ? Phần giới thiệu chung em cần giới thiệu những nội dung gì? ? Trên đường tới trường, Frăng có ý định gì ? ? Vì sao cậu bé lại có ý định trốn học ? ? Qua đó, em thấy Frăng là cậu bé như thế nào ? ? Diễn biến tâm trạng của Frăng khi vào lớp học? ? Thái độ của thầy với học sinh? ? Tìm những từ ngữ miêu tả trang phục của thầy? ? Em nhận xét gì về bộ trang phục đó? - Đọc lại câu nói của thầy Hamen. ? Thầy giáo đã nói điều gì ? ? Cảm nghĩ của em về tác phẩm và nhân vật? Bài tập 4 I / Đề bài Tả thầy Ha- men và chú bé Frăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp. II/ Dàn bài 1, Mở bài: * Giới thiệu chung: - Đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường Tiểu học vùng An-dát và Lo-ren ( Giáp biên giới nước Phổ – tức nước Đức). - Từ ngày mai, các trường sẽ phải dạy bằng tiếng Đức, ngôn ngữ của quân xâm lược. - Buổi học cuối cùng diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động. 2, Thân bài: * Miêu tả tâm trạng hai nhân vật chính của truyện: a, Chú bé Frăng: - Vì không thuộc bài nên lúc đầu chú bé định trốn học, sau đó lại đến trường. - Chú ngạc nhiên bởi không khí khác thường của lớp học. - Choáng váng khi nghe thầy giáo tuyên bố đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp. - Tự giận mình về thói ham chơi, lười học... - Thấm thía lời dạy của thầy, chăm chú nghe thầy giảng bài. - Cảm động trước hình ảnh lớn lao, cao đẹp của thầy Ha – men. b, Thầy giáo Ha-men: - + Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng nhắc nhở nhưng không quở mắng; kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học trò. + Lên lớp với bộ y phục đặc biệt chỉ dành cho những dịp đặc biệt. + Nói về việc học tiếng Pháp: Hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình ngôn ngữ dân tộc vì đó là tài sản quý báu, là chìa khoá để mở ngục tù khi một dân tộc rơi vào vùng nô lệ. => Những lời nói sâu sắc, tha thiết, biểu lộ tình cảm yêu nước sâu đậm và lòng tự hào về tiếng nói của mình. + H/đ, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: Dằn mạnh viên phấn, viết thật to; "Nước Pháp muôn năm"; mặt tái nhợt, giọng nghẹn ngào. 3, Kết bài: *Cảm nghĩ về tác phẩm và nhân vật: - “Buổi học cuối cùng” là một tác phẩm hay, phản ánh niềm tự hào về tiếng Pháp và lòng yêu nước thiết tha của người dân nước Pháp. - Hình ảnh chú bé Frăng và thầy giáo Ha-men được tác giả miêu tả rất thành công, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc. HDVN: - Ôn lại phương pháp tả cảnh. - Tự lập một dàn ý theo lựa chọn của em và học thuộc. - Viết hoàn thiện một bài văn theo dàn ý của mình - Giờ sau luyện đề “ Tả một người thân yêu, gần gũi nhất đối với em.” Tuần 27 Tiết 27 NS: 25/ 02/ 09 Chủ đề 6: văn miêu tả Bài tập rèn kĩ năng làm bài văn miêu tả ( Tiếp ) A/ Mục tiêu: - Giúp HS tiếp tục củng cố một số kĩ năng cần thiết để làm một bài văn miêu tả. - RKN viết văn miêu tả. B/ Đồ dùng - Tư liệu. C/ Tiến trình lên lớp: - ổn định KTBC ? Trình bày dàn ý đề văn “Tả thầy Ha- men và chú bé Frăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp” ? Bài mới. ? Mở bài cần giới thiệu như thế nào? ? Người được miêu tả là ai? ? Có quan hệ với em như thế nào? ? Được tả trong hoàn cảnh nào? ? Tả những nét nổi bật về hình dáng bên ngoài của mẹ? (Tầm vóc, dáng người, màu da, gương mặt …) ? Những nét nổi bật về tính nết? ? Những nét nổi bật về tài năng? ? T/c của mẹ đối với gia đình như thế nào? ? Cần nêu nội dung nào ở phần kết bài? * Bài tập 5 I/ Đề bài: Tả một người thân yêu, gần gũi nhất đối với em. II/ Dàn bài 1, Mở bài: * Giới thiệu chung: +Người được miêu tả là ai? ( Mẹ Hương). + Có quan hệ với em như thế nào? (Mẹ ruột của em) + Được tả trong hoàn cảnh nào? ( Mẹ đem áo mưa đến trường cho em) 2, Thân bài: * Tả mẹ - Hình dáng bên ngoài + Độ tuổi:……. + Tầm vóc( cao, thấp), dáng người ( béo, gầy). +Màu da ( trắng, đen) + Gương mặt ( tròn hay vuông chữ điền) mắt, mũi, miệng… + Mái tóc ( đen, nâu, dầy, thưa…) * Lưu ý: Chọn những chi tiết nổi bật, dễ nhớ. - Tính nết + Giản dị, dịu dàng, dễ gần + Chăm chỉ - Tài năng + Nấu ăn ngon. + Khéo tay, đan nát giỏi. Tình cảm với gia đình: + Có hiếu với ông bà. + Yêu thương em nhất nhà. + Yêu thương, chăm sóc gia đình, có trách nhiệm với gia đình 3, Kết bài: * Cảm tưởng của em. + Yêu quý mẹ + Muốn được gần mẹ để mẹ yêu thương, dạy bảo. + Tự hứa với lòng mình là chăm ngoan, học giỏi để mẹ vui lòng HDVN: - Tự lập một dàn ý theo lựa chọn của em và học thuộc. - Viết hoàn thiện một bài văn theo dàn ý của mình * BT tự ôn và làm thêm : Miêu tả hình ảnh của ông, bà hoặc bố. - Giờ sau chuẩn bị chủ đề 7: Bài tập về các biện pháp tu từ. Tuần 28 Tiết 28 NS: 4/ 03/ 09 Chủ đề 7: bài tập về các biện pháp tu từ A/ Mục tiêu: - Giúp HS hiểu và có một số kĩ năng cần thiết để làm một số dạng bài tập về các biện pháp tu từ. - RKN làm bài tập về các biện pháp tu từ. - RKN ứng dụng, sử dụng các biện pháp tu từ vào viết văn miêu tả. B/ ý nghĩa của chủ đề: - Trong việc viết một bài văn miêu tả sử dụng các biện pháp tu từ là rất quan trọng. - Cách thức lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, chi tiết và viết câu…sẽ giàu hình ảnh và sinh động hơn. C/ Tài liệu: SGK, SGV, SBT, tư liệu trên một số tài liệu tham khảo. D/ Thời lượng: 6 tiết ( Từ tiết 28 đến hết tiết 33 ) So sánh Tiến trình lên lớp: ổn định KTBC ( Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ) ? Chương trình lớp 6 các em được học những biện pháp tu từ nào? + So sánh. + Nhân hoá. + ẩn dụ. + Hoán dụ. ? ở Tiểu học, các em đã được học biện pháp nào rồi? + So sánh. + Nhân hoá. Bài mới. Học sinh hệ thống nhắc lại kiến thức cho học sinh. Giáo viên chốt bằng bảng phụ lục Học sinh đọc bài tập 1 trang 25 Trao đổi thảo luận, trình bày. Lớp nhận xét bổ sung Giáo viên chốt lại I- Nội dung kiến thức cần nắm vững: 1. So sánh là gì? 2. Các kiểu so sánh: + Ngang bằng + Không ngang bằng 3. Tác dụng + Gợi hình ảnh + Thể hiện tư tưởng tình cảm 4. Mô hình cấu tạo phép so sánh II- Bài tập SGK: Bài 1: (trang 25) a) So sánh đồng loại - Thầy thuốc như mẹ hiền (người - người) - Kênh rạch sông ngòi như mạng nhện (vật - vật) b) So sánh khác loại - Cá nước bơi hàng đàn đen trũi như người bơi ếch. - Chúng chị là hòn đá tảng trên trời Chúng em chuột nhắt cứ đòi lung lay - Sự nghiệp của chúng ta giống như rừng cây đương vươn lên. Bài 2: (trang 26) - Khoẻ như voi, hùm, trâu, Trương Phi - Đen như bồ hóng, cột nhà cháy, củ súng, tam thất - Trắng như bông, cước, ngà, ngó cần, trứng gà bóc - Cao như sếu, sào, núi Trường Sơn… Bài 3: Phép so sánh trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" - Những ngọn cỏ gẫy rạp y như có nhát dao vừa hạ qua - Hai cái răng đen nhánh n…..như hai lưỡi kiếm máy - Cái anh Dế Choắt…..như gã nghiện - Đã thanh niên…như người cởi trần - Mỏ Cốc như cái dùi sắt - Chị mới trợn tròn mắt giương cánh lên như sắp đánh nhau Học sinh tìm 4 phép so sánh. Lớp nhận xét bổ sung. Học sinh trình bày hình ảnh so sánh em thích I- Bài tập SGK: Bài 1: trang 43 Tìm phép so sánh - Dượng Hương Thư như pho tượng đồng đúc hiệp sĩ của Tây Sơn đ miêu tả cụ thể sinh động vẻ đẹp con người lao động rắn chắc, khoẻ mạnh gân guốc và đầy hào hùng, dũng mãnh trước thiên nhiên. Học sinh đọc bài tập trao đổi Tìm phép so sánh. Cả lớp nhận xét bổ sung. Giáo viên chốt lại II- Bài tập bổ sung: Bài 1: Tìm và phân tích loại phép so sánh a) Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. b) Ta đi tới trên đường ta bước tiếp Rắn như thép, vững như đồng Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông Chí ta lớn như biển đông trước mặt c) Đất nước Của những người con gái con trai Đẹp như hoa hồng cứng hơn sắt thép * Phân tích tác dụng của phép so sánh a) Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn So sánh không ngang bằng b) Rắn như thép ngang bằng Vững như đồng Đội ngũ cao như núi, dài như sông đ ngang bằng c) Đẹp như hoa hồng đ ngang bằng Cứng hơn sắt thép đ không ngang bằng Học sinh tìm 4 phép so sánh. Lớp nhận xét bổ sung. Học sinh trình bày hình ảnh so sánh em thích I- Bài tập SGK: Bài 1: trang 43 Tìm phép so sánh - Dượng Hương Thư như pho tượng đồng đúc hiệp sĩ của Tây Sơn đ miêu tả cụ thể sinh động vẻ đẹp con người lao động rắn chắc, khoẻ mạnh gân guốc và đầy hào hùng, dũng mãnh trước thiên nhiên. Học sinh đọc bài tập trao đổi Tìm phép so sánh. Cả lớp nhận xét bổ sung. Giáo viên chốt lại II- Bài tập bổ sung: Bài 1: Tìm và phân tích loại phép so sánh a) Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. b) Ta đi tới trên đường ta bước tiếp Rắn như thép, vững như đồng Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông Chí ta lớn như biển đông trước mặt c) Đất nước Của những người con gái con trai Đẹp như hoa hồng cứng hơn sắt thép * Phân tích tác dụng của phép so sánh a) Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn So sánh không ngang bằng b) Rắn như thép ngang bằng Vững như đồng Đội ngũ cao như núi, dài như sông đ ngang bằng c) Đẹp như hoa hồng đ ngang bằng Cứng hơn sắt thép đ không ngang bằng HDVN: Ôn lại bài Chuẩn bị bài tiếp theo Tuần 29 Tiết 29 NS: 11/ 03/ 09 Chủ đề 7: bài tập về các biện pháp tu từ ( Tiếp) A/ Mục tiêu cả chủ đề: - Giúp HS hiểu và có một số kĩ năng cần thiết để làm một số dạng bài tập về các biện pháp tu từ. - RKN làm bài tập về các biện pháp tu từ. - RKN ứng dụng, sử dụng các biện pháp tu từ vào viết văn miêu tả. B/ ý nghĩa của chủ đề: - Trong việc viết một bài văn miêu tả sử dụng các biện pháp tu từ là rất quan trọng. - Cách thức lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, chi tiết và viết câu…sẽ giàu hình ảnh và sinh động hơn. C/ Tài liệu: SGK, SGV, SBT, tư liệu trên một số tài liệu tham khảo. D/ Thời lượng: 6 tiết ( Từ tiết 28 đến hết tiết 33 ) Nhân hoá A. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về nhân hoá; khái niệm, các kiểu nhân hoá, tác dụng của nhân hoá trong nói viết. - Luyện tập làm bài tập. B. Đồ dùng Tư liệu C. Tiến trình bài dạy 1, ổn định tổ chức 2, KT sự chuẩn bị 3, Bài mới ? Nhắc lại khái niệm Nhân hoá là gì? ? Nhân hoá có tác dụng gì? ? Có mấy kiểu nhân hoá? Đó là những kiểu nào? Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức. Giáo viên củng cố lại I- Nội dung kiến thức: 1.Khái niệm: Nhân hoá là cách gọi, tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ được dùng để gọi hoặc tả con người. 2. Tác dụng: làm cho đồ vật, cây cối thiên nhiên trở lên gần gũi với con người - diễn đạt sinh động cụ thể gợi cảm. 3.Các kiểu nhân hoá + Gọi vật bằng những từ vốn gọi người: Lão miệng, cô mắt… + Dùng những từ chỉ hoạt động tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật, của thiên nhiên; Sông gầy, đê choãi chân ra… + Trò chuyện xưng hô với vật như với người. Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất? Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai? Học sinh trao đổi thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các bạn nhận xét, bổ sung Giáo viên kết luận Viết đoạn văn có sử dụng phép nhân hoá II- Bài tập SGK: Bài 4: (trang 59) a) Núi ơi (trò chuyện xưng hô với vật như với người) b) Cua, cá tấp nập; cò, sến, vạc, le cãi cọ om sòm; dùng những từ chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật. Họ (cò, sếu, vạc,le), anh (cò); dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật. c) Chòm cổ thụ - dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm lặng nhìn, thuyền - vùng vằng: dùng những từ chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ vật. Quay đầu chạy: đây là hiện tượng chuyển nghĩa của từ không phải biện pháp tu từ. d) Câ

File đính kèm:

  • docGiao an TU CHON ki 2.doc
Giáo án liên quan