Giáo án tự chọn Ngữ văn 7 năm 2008

I/Mơc tiªu cÇn ®¹t

 -Củng cố kiến thức về VBND.

 -Nắm khái niệm, đề tài, chức năng, tính cập nhật.

II/Tài liệu bổ trợ :

 -SGK

 -Sách tham khảo.

III/ Nội Dung:

 

doc36 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 7 năm 2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 14/ 10 /2008 ND: 16/10/2008 Tiết :1 VĂN BẢN NHẬT DỤNG I/Mơc tiªu cÇn ®¹t -Củng cố kiến thức về VBND. -Nắm khái niệm, đề tài, chức năng, tính cập nhật. II/Tài liệu bổ trợ : -SGK -Sách tham khảo. III/ Nội Dung: HĐ của GV và HS Nội Dung -VBnd có phải là khái niệm thể loại không ? -Những đặc điểm chủ yếu cần lưu ý của khái niệm này là gì? -Ở lớp 6 các em đã học các VBND nào? ( Cầu long biên chứng nhân lịch sử,Động phong nha,Bức thư của thủ lĩnh da đỏ) -Giáo Viên giới thiệu các VBND ở chương trình NV 7? (Cổng trường mở ra,Cuộc chia tay …búp bê,mẹ tôi,ca huế trên sông Hương ) -Nhận xét về đề tài VBND? -Chức năng của VBND? -Em hiểu thế nào là nào về tính cập nhật? 1/ khái niệm VBND : -Không phải là khái niệm thể loại -Không chỉ kiều VB -Chỉ đề cập đến chức năng,đề tài ,tính cặp nhật 2/Đề tài rất phong phú : -Thiên nhiên ,môi trường ,VHgd,chính trị, thể thao, đạo đức nếp sống… 3/Chức năng : Bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá…những vấn đề những hiện tượng, cuả đời sống con ngườivà xã hội: 3/Tính cập nhật: Là tính thời sự kịp thời ,đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày ,cuộc sống hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội. IV/Dặn dò :Học thuộc bài-chuẩn bị đọc lại bài” cổng trường mở ra”-nắm cách phân tích tâm trạng Nhân vật. TiÕt 2 NS:14/10/20008 ND: 16/10/2008 TÂM TRẠNG NGƯỜI MẸ TRONG VB “CỔNG TRƯỜNG MỞ RA”. I/ /Mơc tiªu cÇn ®¹t -Bồi dưỡng tình cảm kính yêu mẹ -Rèn cách phân tích tâm trạng. II/Tài liệu bổ trợ : -SGK -S¸ch tham kh¶o III/ Nội Dung: HĐ của GV và HS Nội Dung -Tóm tắt vb” Cổng trường mở ra’’ -Vbviết về tâm trạng của ai?về việc gì ? -Tâm trạng người mẹ và đứa con có gì khác nhau ? -Hãy tường thuật lời tâm sự của người mẹ?Người mẹ đang tâm sự với ai ? Cách viết này có tác dụng gì ? -Vậy tâm trạng nhân vật thường được biều hiện ntn ? (suy nghĩ ,hành động lời nói…) -Qua hình ảnh người mẹ trong văn bản em có suy nghĩ gì về người mẹ VN nói chung? -Em phải làm gì để tỏ lòng kính yêu mẹ. 1/ Tóm tắt VB: VB viết về tâm trạng của người mẹ trong một đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con. 2/Phân tích tâm trạng của người mẹ: -Mẹ: thao thức không ngủ suy nghĩ triền miên. -Con:Thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư. -Mẹ đang nói với chính mình, tự ôn lại kỷ niệmcủa riêng mình ® khắc họa tâm tư tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng lời trực tiếp *Bộc lộ tâm trạng . 3/Bồi dưỡng tình cảm kính yêu mẹ: IV/Củng cố dặn dò: - Chuẩn bị” thái độ, tình cảm và suy nghĩ của người bố qua văn bản “Mẹ Tôi” Tuần:2 Tiết:3-4 NS:9/9/2007 THÁI ĐỘ,TÌNH CẢM VÀ NHỮNG SUY NGHĨ CỦA NGƯỜI BỐ QUA VB “MẸ TÔI” I /MĐYC: Bôì dưỡng tình cảm kính yêu bố II/Tài liệu bổ trợ: -SGK III/Nội dung: HĐ của GV và HS Nội Dung -Tại sao trong bức thư chủ yếu miêu tả thái độ tình cảm và những suy nghĩ của người bố mà nhan đề của VB là”Mẹ tôi”? -Thái độ của bố như thế nào qua lời nói vô lễ của En-ri- cô ? Bố tức giận như vậy theo em có hợp lý không ? -Nếu em là En-ri-cô sau khi lỡ lời với mẹ thì em sẽ làm gì? Có cần bố nhắc nhở vậy không ? -Theo em nguyên nhân sâu xa nào khiến cho bố phải viết thư cho En-ri cô?( thương con ) Tại sao bố không nói thẳng với En-ri-cô mà p hải dùng hình thức viết thư ? -Em hãy liên hệ bản thân mình xem có lần nào lỡ gây ra một sự việc khiến bố mẹ buồn phiền –hãy kể lại sự việc đó?(HS thảo luận) 1/Tìm hiểu nhan đề VB: -Nhan đề VB này do tác giả đặt cho đoạn trích -Điểm nhìn ở đây xuất phát từ ngươì bố-qua caí nhìn của người Bố mà thấy thấy hình ảnh và phẩm chất của người mẹ -Điểm nhìn ấy một mặt làm tăng tính khách quan cho sự việc và đối tượng được kể .Mặt khác thể hiện được tình cảm và thái độ của người kể. 2/Thái độ, tình cảm, suy nghĩ của bố -Thái độ buồn bã, tức giận. *Tình yêu thương con, mong muốn con phải biết công lao của bố mẹ. -Việc bố viết thư: +Tình cảm sâu sắc tế nhị và kín đáo nhiều khi không nói trực tiếp được. +Giữ được sự kín đáo tế nhị ,vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng *Đây chính là baì học về cách ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội 3/ Liên hệ bản thân: I/Vềà nhà:Chuẩn bị “người kể,ngôi kểtrong VB “Cuộc chia tay…Búp bê” Ngày soạn:12/9/2007 Tiết:5-6 NGƯỜI KỂ,NGÔI KỂ TRONG VB:”CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ I/MĐYC: -Cũng cố về người kể,ngôi kể trong VB. -Biết cách dùng ngôi kể trong câu chuỵên. II/Tài liệu bổ trợ: -SGK III/ Nội dung: HĐ của GV vàHS Nội Dung -Đọc xong chuyện em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả? -Từ cách kể chuyện trên em dễ nhận ra những nội dung vấn đề đăt ra trong truyện như thế nào? (phong phú) Thể hiện ở những phương diện nào ? -Nêu nhận xét của em về truyện ngắn này? -Việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất có tác dụng gì? -Trong truyện có mấy cách kể ? kể như vậy có tác dụng gì? 1/Đánh giá về cách kể của tác giả: -Kể chân thật tạo sức truyền cảm khá mạnh khiến người đọc xúc động -Nội dung vấn đề đặt ra trong truyện khá phong phú thể hiện các phương diện sau: + Phê phán những bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm với con cái +Ca ngợi tình cảm nhân hậu trong sáng,vị tha của hai em bé chẳng may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh . 2/Cốt truyện và nhân vật, có sự việc và chi tiết, có mở đầu vàkết thúc . 3/ Người kể , ngôi kể: -Chọn ngôi kể thứ nhất giúp tác giả thể hiện được một cách sâu sắc những suy nghĩ tình cảm và tâm trạng nhân vật . -Mặt khác kể theo ngôi này cũng làm tăng thêm tính chân thực cuả truyện -Do vậy sức thuyết phục của truyện cao hơn. 4/Tác dụng của cách kể chuyện: -Cách kể bằng sự miêu tả cảnh vật xung quanh và cách kểbằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả. -Lời kể chân thành giản dị,phù hợp với tâm trạngnhân vật nên có sức truyền cảm. IV/Về nhà:Tập tóm tắt một Vb ở lớp 6-7 NS:20/9/2007 Tiết :7 -8 TẬP TÓM TẮT MỘT VB TỰ SỰ I/MĐYC : Học sinh rèn luyện khâu tóm tắt ,kể một VB tự sự II/ Tài liệu bổ trợ :SGK III/ Nội dung : HĐ của GV và HS Nội Dung -Thế nào là tóm tắt VB một VB tự sự ? -Khi tóm tắt cần chú ý đến những yêu cầu gì ? -Em hãy nêu các tình huống trong cuộc sống mà emthấy cần phải vận dụng kỹ năng tóm tắt VB tụu sự ? GV : + Lớp trưởng báo cáo vắng tắt cho côgiáo chủ nhiệm nghe về một hiện tượng vi phạm nội qui của lớp mình ( sự việc gì ?ai vi phạm ? hậu quả ? ) +Người đi đừơng kể lại cho nhau nghe về một vụ tai nạn giao thông . ( sự việc xảy ra ở đâu ? như thế nào? Ai đúng ,ai sai?....) -Em có thể nêu một vài tiêu chuẩn về chất lượng của VB tự sự ? -HS có thể thực hành luyện tập tóm tắt một VB tự sự tự chọn . I/Thế nào là tóm tắt VB tự sự : -Là kể lại một cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy. -Khi tóm tắt cần phải chú ý: +Phải căn cứ vào những yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm là: sự việc và nhân vật chính (hoặc cốt truyện và nhân vật chính ) +Có thể xen kẻ các mức độ,những yếu tố bổ trợ: các chi tiết, các nhân vật phụ ,miêu tả biểu cảm,nghị luận đối thọai,độc thọai và độc thọai nội tâm II/Chất lượng của một Vb tự sự thường thể hiện ở các tiêu chuẩn sau : -Đáp ứng đúng mục đích yêu cầu cần tóm tắt -Đảm bảo tính khách quan -Bảo đảm tính hòan chỉnh -Bảo đảm tính cân đối III/ Luyện tập tóm tắt:HS tóm tắtVB sau: -Ôâng lão đánh cá và con cá vàng -Sơn tinh thủy tinh -Cuộc chia tay của những con búp bê IV/Về nhà:-Tập tóm tắt một vài VB -Chuẩn bị” tác dụng của VBND Tuần :5 TÁC DỤNG CỦA VB NHẬT DỤNG Tiết :9-10 NS:30/9/2007 I/MĐYC:Giúp hs cảm nhận đư ợc cái hay qua VBND II/Tài liệu bổ trợ : SGK 6,7 III/Nội dung : HĐ của Gvvà HS Nội Dung -Chương trình 6-7 các em đã học được những VBND nào? Em hãy kể tên? -Nội dung các VB này viết về vấn đề gì? -Về phương diện nội dung VBND đưa ra có phù hợp với lứa tuổi các em không ? -Học xongVBND em hãy cho biếtVBND mang lại cho em lợi ích gì ? em hãy lấy ví dụ và phân tích ví dụ đó? 1/ Nội dung các VBND: -Lớp 6:Viết về các di tích lịch sử,các danh lam thắng cảnh ,thiên nhiên, môi trườg -Lớp 7:vấn đề về quyền trẻ em,nhà trường,văn hóa giáo dục . * Về phương diện nội dung,ngòai yêu cầu chung về tư tưởng ,sự phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh trong sáng giản dị mà còn là sự cập nhật,gắn kết với đời sống đưa HS trở lại với những vấn đề quen thuộc vừa như gần gũi hàng ngày, vừa có ý nghĩa lâu dài,trọng đại mà tất cả chúng ta cùng quan tâm hướng tới 2/Tác dụng của VBND: Học VBNDkhông chỉ để mở rộng hiểu biết tòan diện mà còn tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp HS hòa nhập với cuôïc sống xã hội, rút ngắn khỏang cách giữa nhà trường và xã hội IV/ Dặn dò: --Thuộc bài -Chuẩn bị” các lọai đại từ tiếng việt” Tuần :6 CÁC LỌAI ĐẠI TỪ TIẾNG VIỆT Tiết:11 NS:6/10/2007 I/MĐYC:Cũng cố từ loại II/Tài liệu bổ trợ -Sách bài tập -SGK III/Nội dung: Hđ của GV và HS Nội dung -Nhắc lại đại từ là gì? -Đại từ có mấy đặc điểm? ( HS chú trọng 2 đặc điểm đầu ) -GV:Nguyễn kim thản chia đại từ thành ba lọai lớn ( đại thể từ,đại vị từ,đại từ nghi vấn) -Cuốn ngữ pháp tiếng việt UBKHXH chia đại từ cũng gần như trên -Nguyễn hữu Quỳnh chia thành 6 loại:Đại từ xưng hô,chỉ định sự vật,đại từ chỉ định không gian thời gian, đại từ chỉ trạng thái,đại từ chỉ số lượng ,đại từ để hỏi -Bây giờ em hãy vẽ sơ đồ đã học? 1/Đặc điểm của đại từ : -Đại từ không làm tên gọi cho sự vật,họat động,tính chất số lượng … đại từ trỏ sự vật gì,họat động tính chất gì,số lượng bao nhiêu là thuợc ngữ cảnh. - Đại từ có tác dụng thay thế cho danh từ ,động từ,tính từ số từ đã được nói đến trong phát ngôn. Đại từ thay thế cholọai từ nào thì có vai trò cú pháp giống như lọai từ đó. Ví dụ:Danh từ có thể làm chủ ngữ ,định ngữ,bỗ ngữ thì đại từ thay thế cho danh từ cũng có thể đóng các vai trò đó. -Đại từ không đứng làm bộ phận trung tâm để cấu tạo cụm từ Ví dụ:Đại từ trỏ người,sự vật như: tôi,mày ,chúng nó… không có các định ngữ như danh từ. 2/Các lọai đại từ: *Đại từ để trỏ: +Trỏ người,sự vật +Trỏ số lượng +Trỏ họat động ,tính chất *Đại từ để hỏi: +Hỏi người,sự vật +Hỏi số lượng +Hỏi về hoạt động,tính chất IV/Dặn dò: chuẩn bị”luyện tập về đại từ” Tuần:6 LUYỆN TẬP ĐẠI TỪ Tiết:12 NS:9/10/2007 I/MĐYC: -Rèn kỷ năng hiểu và sử dụng đại từ II/Tài liệu bổ trợ: -SGK Sách bài tập III/Nội dung: Hđcủa GV và HS Nội dung -HS nhắc lại các loại đại từ đã học? Cho ví dụ rành mạch? -Hãy tìm một vài chỉ từ mà emđã học ở lớp 6? (Đây ,đó, này ,kia,ấy, nọ) -GV đưa ra yêu cầu- HS thảo luận trả lời. 1/Nội dung bài học -Nhắc lại các loại đại từ -Phân loại đại từ với chỉ từ ở lớp 6 -HS có ý thức dùng đại từ xưng hô đúng chuẩn mực phù hợp với văn hóa giao tiếp của người việt 2/Luyện tập: a/ Đối với các bạn cùng lớp,cùng lứa tuổi nên xưng hô thế nào cho lịch sự? Ơû trường ở lớp em có hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự không ? nên ứng xử thế nào với hiện tượng đó. ( HS thảo luận tự do) b/Em hãy so sánh so sánh sự khác nhau về số lương và ý nghĩa biểu cảm giữa từ xưng hô tiếng việt với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ mà em học(tiếng anh, tiếng trung quốc, tiếng nga ) Giải: Đại từ xưng hô trong tiếng anh, pháp, nga,trung quốc ít hơn từ xưng hô trong tiếng việt và nói chung là có tính chất trung tính, không mang ý nghĩabiểu cảm V. Dặn dò: -Chuẩn bị “cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng việt” Tuần:7-Tiết:13 CƠ CHẾ TẠO NGHĨA CỦA TỪ LÁY TIẾNG VIỆT NS:14/10/2007 I/ MĐYC:Hiểu và cũng cố các cơ chế tạo nghĩa của từ II/Tài liệu bổ trợ: SGK III/Nội dung: HĐ của GV và HS Nội Dung -HS nhắc lại các loại từ láy? Cho ví dụ mỗi loại. -Em hiểu thế nào là cơ chế tạo nghĩa của từ láy? Nêu các điểm cần chú ý? GV:Đối với mỗi loại từ láy, ngoài việc tim hiểu cấu tạo còn phải tìm hiểu ý nghĩa của nó nhưng nghĩa của từ láy rất rộng và rất phong phú. Dưa vào cơ chế tạo nghĩa của từ láy. 1/Các loại từ láy: -Từ láy toàn bộ -Từ láy bộ phận 2/Cơ chế tạo nghĩa của từ láy: Cần chú ý các điểm sau: -Có các từ láy tạo nghĩa dựa vào sự mô phỏng âm thanh như: ha hả,oa oa ,tích tắc,gâu gâu… -Có các từ láy tạo nghĩa dựa vào đặc tính âm thanh của vần Chẳng hạn :Nhóm từ láy:lí nhí,li ti,ti hí…Tạo nghĩa dựa vào khuôn vần có nguyên âm I là nguyên âm có độ mở nhỏ nhất, âm lượng nhỏ nhất,biểu thị tính chất nhỏ bé,nhỏ nhẹ về âm thanh ,hình dáng. Trái lại:Ha hả,ra rả,sa sả,lã chã…lại tạo nghĩa dựa vào khuôn vần có nguyên âm a là nguyên âm có độ mở to nhất,âm lượng lớn nhất,biểu thị tính chất to lớn mạnh mẽ của âm thanh hoạt động -Trường hợp từ láy có tiếng gốc thì từ láy tạo nghĩa bằng cách dựa vào nghĩa của tiếng gốc vừa dựa vào sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng tạo nên nó. IV/Dặn dò: Chuẩn bị luyện tập tiết sau. Tuần :7-Tiết:14 LUYỆN TẬP TỪ LÁY NS:16/10/2007 I/MĐYC:-Rèn kỷ năng nhận biết từ láy -Phân biệt hai loại từ láy đã học II/Tài liệu bổ trợ:-SGK -SBT III/Nội dung: HĐ của GV và HS Nội dung -HS nắm khái niệm và phân loại từ láy ? -Các từ trên có phải là từ láy không? Vì sao? - Cho HS đặt câu với các từ đã cho? -Hslàm btập 3 1/Nội dung: -Nắm lại khái niệm và phân loại từ láy 2/ Luyện tập: a/Các từ: Máu mủ ,râu ria,tươi tốt,dẻo dai,tươi cười ,đông đ ủ,quanh quẩn…là từ láy hay từ ghép? -Đây là từ ghép đẳng lập có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu và vần. b/Đặt câu: -Cô ấy có thân hình nhỏ nhắn. -Chuyện ấy nhỏ nhặt đừng để ý tới. -Lan ăn nhỏ nhẻ từng miếng. -Con ngươì ấy rất nhỏ nhen -Món tiền nhỏ nhoi này em có thể giúp các bạn học sinh nghèo. c/Các tiếng chùa (trong chùa chiền), nê(trong no nê),rớt(trong rơi rớt),hành (trong học hành) có nghĩa là gì? -Các từ:Chiền,nê,rớt,hành-có nghĩa gần như nghĩa các tiếng đi kèm với nó +chiền: chùa(nghệ tĩnh) +đầy:căn +rớt:rơi +hành :làm Vậy nó là các từ láy. IV/Dặn dò:Chuẩn bị” phân biệt từ láy và từ ghép” Tuần:8-Tiết:15,16 PHÂN BIỆT TỪ LÁY VÀ TỪ GHÉP NS:20/10/2007 I/MĐYC: Giúp HS biết nhận diên cụ thể và phân biệt rach ròi hai loại trên II/Tài liệu bổ trợ:SGK III/Nội dung: HĐ của GV và HS Nội dung Căn cứ vào lý thuyết đã học hãy phân biệt tư láy và từ ghép? (GV chia bảng thành hai phầncho HS phân biệt rõ hơn) +phân loại +nghĩa của từ láy? -Khái niệm từ ghép-phân loại? -Cơ chế tạo nghĩa? 1/ Phân biệt từ láy và từ ghép a/Từ láy:Đó là những từ phức có sự hòa phối âm thanh(có giá trị biểu trưng hóa) Ví dụ:Nhấp nhô,đo đỏ. -Từ láy có 2loại:từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận -Nghĩa của từ láy:Được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh giữa các tiếng-trong trường hợp tư láy có tiếng có nghĩa làm gốc(tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so vơ í tiếng gốc như sắc thái biểu cảm,sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh. b/Từ ghép:Đó là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa Ví dụ:Hoa hồng, xe đạp, quần áo… -Từ ghép có 2loại:Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập +Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính +N ghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó _Cơ chế tạo nghĩa của từ ghép +Từ ghhép chính phụ: .Các tiếng để tạo từ ghép không bắt buột phải cùng trường nghĩa .Tiếng phụ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính .Nghĩa của từ ghép hẹp hơn nghĩa của tiếng chính +Từ ghép đẳng lập: .Các tiếng trong tư ghép đẳng lập hoặc đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa, hoặc cùng chỉ những sự vật, hiện tượng gần gũi nhau(cùng trường nghĩa) .Nghĩa của các tiếng dung hợp với nhau để tạo ra nghĩa của từ ghép đẳng lập. .Nghĩa của từ ghép đẳng lập so với nghĩa của các tiếng tạo nên nó rất đa dạng IV/Dặn dò: Chuẩn bị :Đại từ,từ láy ,từ ghép-xây dựng mo Tuần:9. Tiêt:17-18 TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN CÓ SỬ DỤNG:ĐẠI TỪ , NS:25/10/2007 TỪ LÁY ,TỪ GHÉP I/MĐYC:HS thành thạo việc xây dựng đoạn văn có sử dụng ba loại từ trên II/Tài liệu bổ trợ:SGK III/Nội dung: HĐ của GV và HS Nội Dung -GV hướng dẫn cách xây dựng một đoạn văn. -GVhướng dẫn HS theo nhóm-mỗi nhóm một chủ đề -Hsviết GV sữa chữa. I/Cách xây dựng đoạn văn: -Xác định nội dung -Xắp xếp ý theo thứ tự -Đoạn văn phải có:Mở đoạn,phát triển đoạn và kết đoạn II/Thực hành: 1/Đoạn văn mẫu: * Đoạn văn sử dụng từ láy,từ ghép …Thôi học trò đã về hết,hoa phượng ở lại một mình.Phượng đứng canh gác nhà trường,sân trường.Hè đang thịnh,mọi nơi đều buồn bã,trường ngủ,cây cối cũng ngủ.C hỉ có hoa phượng thức để làm vui cho cảnh trường. Hoa phượng thức,nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc,muốn lim dim.Gió qua hoa giật mình,một cơn hoa rụng (Trích Hoa Học Trò-Xuân Diệu) *Đoạn văn có sử dung đại từ: Thảo thương nhớ ơi!mới ngày nào Thảo còn ngồi chung một bàn với Hồng ,Minh,Ngọc thế mà nay Thảo đã theo cha mẹ vào thành phố Hồ Chí Minh,để cho bọn mình xiết bao mong nhớ. Thảo có nhớ những lần chúng mình cùng dạo Hồ Tây,cùng chơi Thủ Lệ,cùng tham quan Ao Vua?Thảo có nhớ một lần minh ốm dài,Thảo chép bài cho mình. IV/Dặn dò:Chuẩn bị luyện viết đoạn văn tự sự Tuần:10 Tiết:19,20 VĂN TỰ SỰ –LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ NS:29/10/2007 I /MĐYC:Rèn kỷ năng viết đoạn văn II/Tài liệu bổ trợ:-SGK-Sách dàn bài III/Nội dung: HĐ của GV và HS Nội Dung -Tự sự là gì? -Khi kể cần chú ý yếu tố nào? -Có mấy cách kể? -HS chép đề vào vở -GVhướng dẫn vàchia nhóm rồi viết. -GV sữa-Làm mẫu I/Tự Sự: -Là kể chuyện -Khi kể cần chú ý:cốt truyện,nhân vật,các tình tiết diễn ra trong truyện -Sắp xếp các tình tiết theo thứ tự -Có hai cách kể:kể nguyên văn và kể sáng tạo II/Luyện viết: Đề:Viết đoạn văn kể một kỷ niệm về thầy giáo hay cô giáo mmà em nhớ mãi. Mẫu: MB:Gia đình em theo bố chuyển ra thị xã hơn một năm.Hôm nay em mới có diäp về thăm quê.Vừa lên xe,em đã nhận ra ngay cô Nga,cô giáo dạy lớp 5A mà em rất quí mến.Em khoanh tay lễ phép chào cô và cô mỉm cười keó em ngồi xuống ghế bên cạnh.Cô ân cần hỏi thăm tình hình học tập,sinh hoạt của em và các bạn.Gặp cô em mừng lắm.Bao nhiêu kỷ niệm tốt đẹp về cô đã trỗi dậy trong ký ức em… Một đoạn trong phần thân bài: Chín giờ khuya cô cùng em trở về trên con đường lầy lội.Lúc chia tay,cô dặn em: Nếu mai Lâm chưa đi họcđược thì Đạt tới chép bài cho Lâm nhé!Bạn bè phải giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn,em ạ!Emtầng ngần đứng nhìn theo ánh đèn xa dần mà lòng dâng lên niềm kính phục và quí mến cô vô hạn. IV/Dặn dò: -Viết một đoạn văn kể về tâm sự của một cuốn sách bị bỏ quên -Cho biết sự khác giữa văn miêu tảvà tự sự -Ôn lại miêu tả và tự sự Tuần :11-Tiết:21,22 SỰ KHÁC NHAU GIỮA TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ NS:5.11.2007 XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ KẾT HỢP MIÊU TẢ I. Mục tiêu cần đạt: -Giúp HS phân biệt hai loại trên -Bồi dưỡng, rèn luyện cho HS biết cách kết hợp II. Tài liệu bổ trợ -SGK văn 7 III. Nội dung: HĐ của GV và HS Nội dung HĐ1: -Cho HS phân biệt sự khác nhau giữa miêu tả và tự sự -HS thảo luận – cho vd một số đoạn văn đã học HĐ2: -HS tập xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả -HS đọc, giáo viên sửa chữa -GV đọc mẫu đoạn văn I. Sự khác nhau giữa tự sự và miêu tả: 1. Văn tự sự: 2. Văn miêu tả: -Nhằm kể lại 1 chuỗi sự việc, sự -Nhằm tái hiện lại đối tượng việc này dẫn đến sự việc kia cuối (người,vật , cảnh vật) sao cho cùng tạo thành một kết thúc người ta cảm nhận được nó II. Tập xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả: * Minh họa: Con còn nhớ những ngày thơ bé, con vẫn thường hay chơi đùa giữa đống rơm rạ ở góc sân. Mỗi lần như thế, bà lại phải còng lưng nhóm lại. Nhưng chưa bao giờ bà mắng con. Và con nhớ những lần con bị sốt cao, bỏ bữa, bà phải dỗ dành mãi con mới chịa ăn, được vài miếng rồi lại thôi. Khi đó con đâu biết rằng có những giọt nước mắt rơi trên hai gò má nhăn nheo, những giọt nước mắt lặng lẽ. Con cũng còn nhớ, những đêm trăng sáng con lũn cũn mang chiếc chõng tre ra sân ngồi tót vào lòng bà, nghe bà kể chuyện IV. Hướng dẫn về nhà: -Xây dựng một đoạn văn có chủ đề tự chọn Tuần 12 ÔN TẬP CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Tiết 23,24 NHẤN MẠNH THỂ LOẠI CỦA CÁC TÁC PHẨM NS: 10.11.2007 I. MĐCĐ: - Hệ thống kiến - Nắm các thể loại HS biết cách xác định II. Tài liệu bổ trợ: - SGK III. Nội dung: 1. Cho HS nhắc lại các tác phẩm VHTĐ 2. GV cho HS nêu lại thể loại tác phẩm 3. Phân tích một vài vấn đề còn khó đối với HS 4. Kiểm tra việc học thuộc lòng các tác phẩm IV. Hướng dẫn về nhà: -Học thuộc các bài thơ, nắm nội dung, thể loại Tuần 13 CA DAO- DÂN CA Tiết 25-26 CÁC TÁC PHẨM TRỮ TÌNH NS: 15.11.2007 I. MTCĐ: - Củng cố thể loại dân gian giáo dục tình cảm cho HS qua ca dao dân ca - Nhấn mạnh thể loại trữ tình II. Tài liệu bổ trợ: -SGK -Một số bài ca dao III. Nội dung: HĐ của GV và HS Nội dung: HĐ1: nắm vững khái niệm ca dao dân ca và lấy vd minh họa - Ca dao là gì? Dân ca là gì ? - Lấy một vd rồi phân tích nghệ thuật của ca dao, dân ca HĐ2: HS nêu các tác phẩm trữ tình đã học I. Ca dao, dân ca: 1. Khái niệm: -Chỉ các loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người + Ca dao là lời thơ của dân ca + Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc * VD: HS lấy vd và phân tích 2.Nghệ thuật của ca dao, dân ca: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh , điệp ngữ *VD: HS lấy vd và phân tích II. Các tác phẩm trữ tình

File đính kèm:

  • docgiao an tu chon ngu van 7 day du.doc