1.Mục tiêu.
a. Kiến thức.
- Củng cố và mở rộng hiểu biết của học sinh về tục ngữ.
b. Kĩ năng.
- Phân biệt và nhận diện được tục ngữ với các thể loại khác.
c. Thái độ.
- Yêu thích môn học, tích cực tìm hiểu và sưu tầm tục ngữ.
2. Chuẩn bị của GV&HS.
a. Chuẩn bị của GV.
- Soạn giáo án.
- Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm.
b. Chuẩn bị của HS.
- Ôn lại các kiến thức đã học.
36 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 7 - Năm học: 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/01/2013
Ngày dạy: 07/01/2013
Dạy lớp: 7A2,7A3
Ngày dạy: 08/01/2013
Dạy lớp: 7A1
Ngày dạy:
Dạy lớp:
TIẾT 1 TÌM HIỂU VỀ TỤC NGỮ
1.Mục tiêu.
a. Kiến thức.
- Củng cố và mở rộng hiểu biết của học sinh về tục ngữ.
b. Kĩ năng.
- Phân biệt và nhận diện được tục ngữ với các thể loại khác.
c. Thái độ.
- Yêu thích môn học, tích cực tìm hiểu và sưu tầm tục ngữ.
2. Chuẩn bị của GV&HS.
a. Chuẩn bị của GV.
- Soạn giáo án.
- Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm.
b. Chuẩn bị của HS.
- Ôn lại các kiến thức đã học.
3.Tiến trình dạy học.
a. Kiểm tra bài cũ. GV kiểm tra trong quá trình học bài mới.
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Các em đã được các thể loại VHDG (thành ngữ, ca dao, tục ngữ...). Trong tiết học này, thầy hướng dẫn các em so sánh ....
b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của GV&HS
Nội dung ghi bảng
? Thế nào là tục ngữ?
HS: Trả lời.
Gv: Nhận xét.
GV: Hướng dẫn HS khoanh tròn vào đáp án đúng.
? Về hình thức, mỗi câu tục ngữ là?
A. Mỗi câu tục ngữ tương đương với một từ.
B. Mỗi câu tục ngữ tương đương với mộtcụm từ.
C. Mỗi câu tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn .
D. Mỗi câu tục ngữ là một bài viết diễn đạt một nội dung chọn vẹn
?Đặc điểm của tục ngữ là?
A. Ngắn gọn, hàm súc, có kết cấu bền vững, giàu hình ảnh , nhịp điệu.
B. Ngắn gọn, hàm súc, có kết cấu không bền vững, giàu hình ảnh , nhịp điệu.
C. Ngắn gọn, hàm súc, có kết cấu bền vững.
D. Giàu hình ảnh , nhịp điệu.
?Tục ngữ thường thể hiện những nội dung nào?
A. Tục ngữ chủ yếu thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về tự nhiên.
B. Tục ngữ chủ yếu thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về lao động sản xuấtvà con người, xã hội.
C. Tục ngữ chủ yếu thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất về con người , xã hội.
D. Tục ngữ chủ yếu thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân con người , xã hội.
? Khi tìm hiểu tục ngữ, phải tìm hiểu:
A. Nghĩa đen. B. Nghĩa bóng.
C. Nghĩa biểu niệm.
D. Phương án (A,B) đúng.
? Nối một vế trong cột (A) với một vế phù hợp trong cột (B)?
(A)
(B)
1. Bĩ cực thái lai.
a. cẩn thận không phải lo lắng gì.
2. Cẩn tắc vô ưu.
b. sự việc phát triển đến cực điểm thì chuyển thành mặt đối lập.
3. Danh chính ngôn thuận.
c. lấy nguyên tắc cứng rắn để ứng phó với mọi tình hình phức tạp.
4.Dĩ bất biến ứng vạn biến.
việc gì mà danh nghĩa chính đáng thì đạo lí ắt thông .
?Qua những câu tục ngữ về thiên nhiên trong văn bản Tục ngữ về thiên nhiênvà lao động sản . Em hãy chứng minh tục ngữ là kho báu trí tuệ của nhân dân?
Gv: Hướng dẫn HS viết bài.
HS: viết bài.
Gv: Gọi Hs đọc bài viết.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
I. LÝ THUYẾT. (16 phút)
*Câu 1:
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn,ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt...
*Câu 2:
C. Mỗi câu tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn .
*Câu 3:
A. Ngắn gọn, hàm súc, có kết cấu bền vững, giàu hình ảnh , nhịp điệu.
*Câu 4:
C. Tục ngữ chủ yếu thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất về con người , xã hội.
*Câu 5:
D. Phương án (A,B) đúng.
II. LUYỆN TẬP. ( 25 phút)
* Bài tập 1.
1-b; 2-a; 3-d; 4-c
* Bài tập 2.
c. Củng cố, luyện tập.( 2 phút)
- Tục ngữ là gì?
- Phân biệt thành ngữ với thành ngữ?
- Phân biệt tục ngữ với ca dao?
d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1 phút)
- Về nhà tiếp tục tìm hiểu về tục ngữ và sưu tầm tục ngữ vào sổ tay:
- Đọc trước bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
* Rút kinh nghiệm:
–––––––––––––––––––––––––––––
Ngày soạn: 05/01/2013
Ngày dạy: 10/01/2013
Dạy lớp: 7A2
Ngày dạy: 11/01/2013
Dạy lớp: 7A1, 7A3
Ngày dạy:
Dạy lớp:
TIẾT 2 ÔN TẬP TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN
VÀ LAO ĐỘNG SÁN XUẤT
1.Mục tiêu.
a. Kiến thức.
- Giúp hs củng cố kiến thức đã học: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
b. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng làm trắc nghiệm khách quan, nhận biết tục ngữ.
c. Thái độ.
- Hs yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị của GV&HS.
a. Chuẩn bị của GV.
- Soạn giáo án.
- Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm.
b. Chuẩn bị của HS.
- Đọc trước bài mới.
3.Tiến trình dạy học.
a. Kiểm tra bài cũ. GV kiểm tra trong quá trình học bài mới.
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Các em đã học tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Tiết học này, thầy trò ta củng cố lại kiến thức......
b. Dạy nội dung bài mới. (41 phút)
Hoạt động của GV&HS
Nội dung ghi bảng
? Văn bản Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nên chia thành mấy nhóm?
A. Hai nhóm. B. Ba nhóm.
C. Bốn nhóm. D. Không nên chia nhóm.
? Đặc điểm cách diễn đạt của các câu tục ngữ trong văn bản Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là?
A. Hình thức ngắn gọn, thường có vần, nhất là vần lưng.
B. Các vế trong các câu thường đối xứng nhau cả về hình thức, nội dung.
C. Hình ảnh cụ thể, sinh động, lập luận chặt chẽ, lôgic
D. cả ba phương án trên.
Gv: Tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của người xưa và thường để lại những bài học giàu giá trị.
GV: Hướng dẫn HS:
Thảo luận về nghĩa, nghệ thuật, kinh nghiệm và bài học trong các câu tục ngữ :2, 3,4 và ghi lại đáp án .
HS; Trao đổi, trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV:Các câu tục ngữ trông kiến để đoán thời tiết :
- Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thuỷ.
- Kiến cánh vỡ tổ bay ra, bão táp mưa sa gần tới.
- Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào rất to.
Các câu tục ngữ về thiên nhiên* Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
- Gió bắc hiu hiu , sếu kêu trời rét.
- Ếch kêu uôm uôm , ao chuôm đầy nước.
- Trăng quầng thì hạn , trăng tán thì mưa.
Tấc đất , tấc vàng .
( tấc là đơn vị đo diện tích bằng 2.4m2 – tấc Bắc Bộ hay 3.3m2 – tấc Trung Bộ )
* Câu 1:
A. Hai nhóm.
* Câu 2:
D. cả ba phương án trên.
* Câu 3:
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
- Nghĩa:
- Nghệ thuật:
- Kinh nghiệm:
- Câu tục ngữ tương ứng:
* Câu 4:
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
- Nghĩa:
- Nghệ thuật:
- Kinh nghiệm:
- Câu tục ngữ tương ứng:
* Câu 5:
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
- Nghĩa:
- Nghệ thuật:
- Kinh nghiệm:
- Câu tục ngữ tương ứng:
* Câu 6:
Tấc đất , tấc vàng .
- Nghệ thuật :
+ So sánh : Tấc đất chỉ một mảnh đất rất nhỏ.
Vàng là kim loại quý được đo bằng cân tiểu li, hiếm khi đo bằng tấc.
Tấc vàng là lượng vàng lớn, quý giá vô cùng.
-> so sánh cái nhỏ (tấc đất) với cái lớn (tấc vàng) để nói lên giá trị của đất.
+ Nói quá kết hợp 2 vế đối nhau ( tấc đất >< tấc vàng )
+ Diễn đạt ngắn gọn , dễ hiểu.
c. Củng cố, luyện tập.( 2 phút)
- GV chốt nd kiến thức.
- ( Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa) nghĩa là gì?
d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1 phút)
- Về nhà tiếp tục tìm hiểu về tục ngữ và sưu tầm tục ngữ vào sổ tay:
- Đọc trước bài: Tục ngữ về con người và xã hội.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 12/01/2013
Ngày dạy: 14/01/2013
Dạy lớp: 7A2,7A3
Ngày dạy: 15/01/2013
Dạy lớp: 7A1
Ngày dạy:
Dạy lớp:
TIẾT 3 ÔN TẬP TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
1. Mục tiêu.
a) Kiến thức.
-Nội dung của câu tục ngữ về con người và xã hội.
-Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội.
b) Kỹ năng.
- Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ.
- Đọc-hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội.
-Vận dụng ở một mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống.
c) Thái độ.
- Giáo dục học sinh biết quý trọng và học tập những kinh nghiệm được đúc kết trong tục ngữ.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
a)Chuẩn bị của GV.
- Đọc bài, nghiên cứu Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Soạn giáo án.
b)Chuẩn bị của HS.
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
3.Tiến trình bài dạy.
a) Kiểm tra bài cũ. GV kiểm tra trong quá trình học bài mới.
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1phút) Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất. Tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm dân gian về con người xã hội.
b)Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của GV&HS
Nội dung ghi bảng
? Tục ngữ về con người và xã hội nên chia thành mấy nhóm?
A. Một nhóm. B. Hai nhóm.
C. Ba nhóm. D. Bốn nhóm.
?Tục ngữ về con người và xã hội thường?
A. Giàu hình ảnh so sánh, hoán dụ, hàm súc về nội dung biểu hiện.
B. Giàu hình ảnh nhân hóa, hoán dụ, hàm súc về nội dung biểu hiện.
C. Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung biểu hiện.
D. Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, giàu nhịp điệu.
?Câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của có nghĩ là?
A. Mặt là bộ phận quan trọng của con người, nên cần phải biết bảo vệ.
B. Mặt người có giá trị hơn của cải.
C. Khẳng định giá trị con người so với của cải: người quý hơn của cải.
D. Coi trọng khuôn mặt của con người so với của cải.
?Câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm nên hiểu như thế nào?
A. Không phải vì nghèo khổ mà làm điều xấu.
B. Làm người điều cần giữ nhất là phẩm giá trong sạch, không nên vì nghèo đói mà làm điều xấu xa.
C. Con người trong hoàn cảnh nào cũng phải sạch sẽ.
D. Con người cần biết vượt qua hoàn cảnh.
? Điền từ còn thiếu vào câu tục ngữ sau: Một cây làm chẳng nên non - ............chụm lại nên hòn núi cao
A. Một cây. B.Hai cây. C. Ba cây. D. Bốn cây.
? Tìm những câu tục ngữ trái nghĩa với những câu tục ngữ trong cột (A) điền vào cột (B)?
A
B
Ngườisống, đống vàng.
Đói cho sạch, rách cho thơm
Uống nước nhớ nguồn
Ăn quả, nhớ kẻ trồng cây.
?Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau:Thương người nghư thể thương thân
Em hãy lấy dẫ chứng trong thực tế, trong văn học, trong đời sống để minh họa cho câu tục ngữ trên. Từ đó rút ra suy nghĩ gì cho bản thân?
I. Lý thuyết. (15 phút)
* Câu 1:
C. Ba nhóm.
* Câu2:
C. Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung biểu hiện.
* Câu 3:
C. Khẳng định giá trị con người so với của cải: người quý hơn của cải.
* Câu 4:
B. Làm người điều cần giữ nhất là phẩm giá trong sạch, không nên vì nghèo đói mà làm điều xấu xa.
* Câu 5:
C. Ba cây.
II. LUYỆN TẬP. (26 phút)
* Bài tập 1.
A
B
Trọng của hơn người
Đói ăn vụng, túng làm liều
Ăn cháo đá bát
Được chim bề ná, được cá quên nơm.
* Bài tập 2.
c) Củng cố, luyện tập. (2 phút)
- GV hệ thống lại nội dung bài dạy, khắc sâu kiến thức cho HS.
- HS nắm chắc nội dung bài học.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1phút)
- Học thuộc lòng các câu tục ngữ.
- Chuẩn bị: Đọc lại các bài tục ngữ đã học.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 12/01/2013
Ngày dạy: 17/01/2013
Dạy lớp: 7A3
Ngày dạy: 18/01/2013
Dạy lớp: 7A1
Ngày dạy: 19/01/2013
Dạy lớp: 7A3
Ngày dạy:
Dạy lớp:
TIẾT 4 GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TỤC NGỮ
1.Mục tiêu.
a. Kiến thức.
- Giúp học sinh nắm được những giá trị nội dung của tục ngữ.
b. Kĩ năng.
- Rèn kỹ năng tư duy ngôn ngữ, tư duy khoa học.
c. Thái độ.
- Gíáo dục học sinh ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập.
2. Chuẩn bị của GV&HS.
a. Chuẩn bị của GV.
- Soạn giáo án.
- Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm.
b. Chuẩn bị của HS.
- Ôn lại các kiến thức đã học.
3.Tiến trình dạy học.
a. Kiểm tra bài cũ. GV kiểm tra trong quá trình học bài mới.
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Tục ngữ phản ảnh mọi mặt cuộc sống của người dân Việt Nam, qua quá trình lịch sử. Đó là một bức tranh sinh động, phong phú, đầy mầu sắc Việt Nam....
b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của GV&HS
Nội dung ghi bảng
GV:Các hiện tượng thời tiết được thể hiện ở những câu TN nào?
GV: Cho ví dụ minh họa.
GV: Khi nói đến hiện tượng thiên nhiền là ta nói đến, mưa, gió, bão, lụt, Sấm, chớp, ráng, chuồn chuồn, én, kiến, mối dế cơm v.v.
GV: Người nông dân đã tích luỹ được những kinh nghiệm gì trong LĐSX?
HS lấy VD và giải thích.
GV: Con trâu là người bạn của nhà nông từ hàng ngàn năm qua. Nói đến nhà nông là phải nói đến con trâu, cái cày, cái bừa....
Gv:Tục ngữ nói về các hiện tượng lịch sử xã hội là bộ phận chủ yếu, phản ánh những tập quán, thị hiếu, cuộc đấu tranh của nhân dân ...
?Em đọc những câu TN nói về chủ đề này?
Gv:Là con cái, việc lắng nghe và tuân thủ những lời dạy của cha mẹ được xem là nguyên tắc sống đầu tiên trong cuộc đời.
GV:Từ sau cách mạng tháng Tám, nhiều câu tục ngữ mới ra đời. Nhiều những câu tục ngữ này được tạo thành trên cơ sở cải biên những câu tục ngữ cũ, phản ánh những nét mới trong đời sống sinh hoạt xã hội và đấu tranh cách mạng của nhân dân.
1. Tục ngữ về lao động sản xuất. (20 phút)
- Phản ánh tập quán làm ăn lâu đời của nhân dân VN.
- TN về lao động sản xuất là những KN lâu đời và có tính chất tập thể rút ra trong quá trình quan sát các hiện tượng tự nhiên, quá trình dùng sức người cải biến TN...
a) Tục ngữ nói về các hiện tượng thời tiết:
VD: - Ráng mỡ gà, có nhà thì dữ
- Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
- Én bay cao mưa rào mau tạnh
- Gió bấc hiu hiu sếu kêu thì rét
Gió lâm râm không mưa dầm cũng bão
b) Tục ngữ nói về kinh nghiệm và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi... thường nói về KN cày bừa.
-Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa
- Kinh nghiệm cấy lúa.
Chiêm to tẻ, mùa nhỏ con
- KN chăm bón:
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
- KN chọn giống vật nuôi
+ Trâu hoa tai, bò gai sừng
Gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng mua
+ Mồm gàu dai, tai lá mít, đít lồng bà
Chân đi lắc lẻo ngàn vàng cũng mua.
c) Tục ngữ nói về các hiện tượng LS, XH thời trước
- Tục ngữ về hiện tượng nhân vật LS.
VD. Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi
Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong
- Tục ngữ về sinh hoạt XH, gia đình:
(ăn, mặc, cưới, xin, ma chay, hội hè...)
VD. Miếng trầu nên dâu nhà người
Miếng trầu là đầu câu chuyện
- Tục ngữ về tập tục của xã thôn:
VD. - Phép vua thua lệ làng
- Đất có lề, quê có thói
- Sống lâu lên lão làng
- Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp.
- Tục ngữ nói về hôn nhân gia đình và quan điểm thân tộc: VD: + Thế gian một vợ, một chồng
Chẳng như vua bếp hai ông một bà
+ Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì
- Tục ngữ phản ánh đời sống các tầng lớp nhân dân và đấu tranh giai cấp:
VD. Con giun xéo lắm cũng quằn
2. Tục ngữ phản ánh truyền thống tư tưởng và đạo đức của nhân dân ta. (15 phút)
- Tục ngữ thể hiện sự quý trọng con người:
VD. Người ta là hoa đất
Người sống đống vàng
- Tục ngữ đề cao lao động, xét đoán con người:
VD. + Của một đồng, công một nén
+ Tay làm hàm nhai, ....
+ Tay làm tay ăn, có làm có ăn
- Tục ngữ nói về lòng tự hào đối với đất nước, con người Việt Nam.
VD. + Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh Ai lên Xứ Lạng cùng anh Bõ công bác mẹ sinh thành ra em. Tay cầm bầu ruợu nắm nem Mải vui quên hết lời em dặn dò
+ Nhất cao là núi Tản Viên Nhất sâu là vũng Thủy Tiên cửa Vừng
- Tục ngữ nói về những đức tính, quan niệm về nhân sinh của người VN
VD. Còn nước còn tát
Ăn cây nào, rào cây ấy
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn gạo, nhớ kẻ đâm xay giần sàng.
Ăn khoai, nhớ kẻ cho dây mà trồng.
- Tục ngữ nói về tinh thần đấu tranh, áp bức bóc lột
VD. + Muốn nói oan, làm quan mà nói
+ Được làm vua, thua làm giặc
+ "Quan nhất thời, dân vạn đại"
- Tục ngữ nói về quan hệ nhân quả giữa các
VD: Không có lửa, sao có khói
Rau nào sâu ấy
- Nghe lời cha mẹ:
“Ăn tùy nơi, chơi tùy chốn.”
“Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.”…
3. Tục ngữ mới (Từ sau cách mạng tháng Tám).
(6 phút)
-Một tấc không đi, một li không dời.
-Tiếng hát át tiếng bom.
-Ðảng viên đi trước, làng nước theo sau.
=>Tục ngữ mới vẫn đang trên đường phát triển, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của tục ngữ cổ.
c. Củng cố, luyện tập. (2 phút)
- GV chốt nd kiến thức.
d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1 phút)
- Học thuộc các câu tục ngữ đã học.
- Đọc trước bài: Rút gọn câu.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 19/01/2013
Ngày dạy: 21/01/2013
Dạy lớp: 7A2, 7A3
Ngày dạy: 22/01/2013
Dạy lớp: 7A1
Ngày dạy:
Dạy lớp:
TIẾT 5 ÔN TẬP RÚT GỌN CÂU
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:- Nắm chắc hơn kiến thức về câu câu rút gọn: khái niệm, tác dụng, cách dùng.
b. Kĩ năng:
- Kĩ năng nhận diện câu rút gọn trong các văn bản và phân tích được tác dụng.
- Kĩ năng đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng câu rút gọn.
c. Thái độ: - Hs yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị của GV& HS:
a. Chuẩn bị của GV: Bài soạn, hệ thống bài tập phù hợp, bảng phụ.
b. Chuẩn bị của HS:Đọc trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ. (5 phút) Em hiểu gì về câu rút gọn? Hãy cho một ví dụ về rút gọn thành phần vị ngữ?
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Các em đã được học về rút gọn câu. Trong tiết học này, thầy ....
b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của GV&HS
Nội dung ghi bảng
?Thế nào là câu rút gọn? Dùng câu rút gọn có tác dụng gì?
?Cho một ví dụ về câu rút gọn?
? Điền từ còn thiếu vào câu sau: Khi nói hoặc viết, ta có thể lược bỏ một số thành phần câu, tạo thành câu.........
A. Câu đặc biệt.
B. Câu rút gọn.
C. Câu cảm thán.
D. Câu cầu khiến.
?Trong các câu sau, câu nào không phải câu rút gọn?
A. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
B. Người Việt Nam thương người như thể thương thân.
C. Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà.
D.Thương người như thể thương thân.
? So sánh thành phần bị lược bỏ trong hai câu tục ngữ:
1. Thương người như thể thương thân.
2. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
HS: Trao đổi, trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
? Cho các câu rút gọn sau:
a) In tạp chí này mỗi số 2000 bản.
b) In tạp chí này mỗi số có 2000 bản.
c) In tạp chí này mỗi số cũng 2000 bản.
d) In tạp chí này mỗi số những 2000 bản.
(1) Xác định thành phần bị lược bỏ?
(2) Khôi phục thành phần bị lược bỏ?
HS: Trao đổi, trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
? Viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn có sử dụng 5 câu rút gọn?
Hs :Độc lập làm việc BT5 và BT6.
Gv: Kiểm tra bài một số em, nhận xét.
- Phân biệt câu rút gọn?
- Dùng câu rút gọn có tác dụng gì?
- Khi nào ta nên dùng câu rút gọn?
1. Lý thuyết. (13 phút)
* Câu 1.
- Câu rút gọn là câu vốn đầy đủ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ nhưng trong một ngữ cảnh nhất định ta có thể rút gọn một số thành phần câu mà người đọc người nghe vẫn hiểu.
- VD: Học ăn, học nói…
* Câu 2.
B. Câu rút gọn.
* Câu 3.
B. Người Việt Nam thương người như thể thương thân.
2. Luyện tập. (23 phút)
*BT1:
- Câu 1 lược bỏ chủ ngữ.
- Câu 2 lược bỏ nòng cốt câu:
*BT2:
(1) Lược bỏ chủ ngữ.
(2) Khôi phục: người ta, họ, nhà xuất bản.
*BT3:
c. Củng cố, luyện tập. (2 phút)
- GV chốt nd kiến thức.
- Lấy ví dụ về câu rút gọn?
d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1 phút)
- Học thuộc k/n câu rút gọn.
- Đọc trước bài: Tìm hiểu văn bản nghị luận
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 19/01/2013
Ngày dạy: 24/01/2013
Dạy lớp: 7A1
Ngày dạy: 25/01/2013
Dạy lớp: 7A2
Ngày dạy: 26/01/2013
Dạy lớp: 7A3
Ngày dạy:
Dạy lớp:
TIẾT 6: TÌM HIỂU ĐỀ v¨n b¶n nghÞ luËn
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: - Khắc sâu những kiến thức đã học về các văn bản nghị luận.
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện cách viết bài văn nghị luận.
c. Thái độ: - Hs yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị của GV& HS:
a. Chuẩn bị của GV: Bài soạn, hệ thống bài tập phù hợp, bảng phụ.
b. Chuẩn bị của HS:Đọc trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ. Gv kiểm tra trong quá trình học bài mới.
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Các em đã được học các văn bản nghị luận .Trong tiết học này, thầy ....
b. Dạy nội dung bài mới. (41 phút)
Hoạt động của GV&HS
Nội dung ghi bảng
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài đọc thêm (SGK) trang 20 Ngữ văn 7, tập 2.
HS: Đọc văn bản.
? Xác định luận điểm trong văn bản “Học thầy, học bạn” Câu văn nào mang luận điểm đó?
HS: Xác định luận điểm.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV:Hướng dẫn HS làm bài tập.
? Nêu trình tự lập luận của văn bản?
HS nêu.
? Em có nhận xét gì về cách lập luận?
- Bố cục chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng cụ
thể, tiêu biểu, toàn diện.
GV: ( Dẫn chứng: các cuộc k/c vĩ đại)
(Dẫn chứng: mọi lứa tuổi, mọi nơi, mọi tầng lớp...)
( So sánh, giải thích...)
? Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài sau: Gần mực thì đen , gần đèn thì rạng.
HS: Tìm hiểu đề và lập dàn ý.
GV: Nhận xét, bổ sung.
1. Bài tập 1:
- Luận điểm:
+ Đề cao việc học thầy.
+ Đề cao việc học bạn.
+ Mối quan hệ giữa học thầy và học bạn.
+ Cân phải học thầy và học bạn.
- Những câu văn mang luận điểm:
+ Trong cuộc đời mỗi người... trọng nhất.
+ Khiêm tốn....chúng bạn.
+ Đề cao học bạn hơn...lễ nghi như học với thấy.
2. Bài tập 2:
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Luận điểm chính: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.
- Luận điểm 1 : Tinh thần yêu nước trong quá khứ.
- Luận điểm 2: Tinh thần yêu nước của đồng bào ta trong hiện tại-cuộc kc/c chống Pháp.
- Luận điểm 3: Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước.
3. Bài tập 3:
c. Củng cố, luyện tập. (2 phút)
- GV chốt nd kiến thức.
d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1 phút)
- Học nd bài học.
- Đọc trước bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta".
* Rút kinh nghiệm:
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Ngày soạn: 26/01/2013
Ngày dạy: 28/01/2013
Dạy lớp: 7A2, 7A3
Ngày dạy: 29/01/2013
Dạy lớp: 7A1
Ngày dạy:
Dạy lớp:
TIẾT 7 ÔN TẬP VĂN BẢN TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
1.Mục tiêu.
a. Kiến thức.
- Nắm được giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta".
b. Kĩ năng.
- Rèn kỹ năng phân tích, tìm hiểu giá trị nghệ thuật và nội dung.
c. Thái độ.
- Gíáo dục học sinh ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập.
2. Chuẩn bị của GV&HS.
a. Chuẩn bị của GV.
- Soạn giáo án.
- Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm.
b. Chuẩn bị của HS.
- Ôn lại các kiến thức đã học.
3.Tiến trình dạy học.
a. Kiểm tra bài cũ. GV kiểm tra trong quá trình học bài mới.
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Các em đã được học "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta".Tiết học này... giá trị nghệ thuật và nd của văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"..
b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của GV&HS
Nội dung ghi bảng
?Văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" trích trong văn kiện nào?
?Bài văn viết về lòng yêu nước của nhân dân ta trong những thời kỳ nào?Em hiểu thế nào là “nồng nàn yêu nước”?
?Văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" nên chia thành mấy phần? Nêu nd của từng phần?
? Phần mở bài của văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"nêu vấn đề gì?
A. Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, đó là sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược.
B. Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
C. Nhiệm vụ của Đảng ta là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến.
?Câu văn nào trong văn bản"Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"tóm tóm được nội dung bài viết?
A.Tinh thần yêu nước của dân tộc ta.
B. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.
C. Truyền thống quý báu của dân tộc.
D. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc.
?Văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" viết về vấn đề gì?
A. Lòng yêu nước của công, nông, binh.
B. Lòng yêu nước của nhân dân ta.
C. Lòng yêu nước của mọi người.
D. Lòng yêu nước của thế hệ con Rồng, cháu Tiên.
GV: Học thuộc lòng 2 đoạn văn 1và 2 của Văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"?
?Theo em nghệ thuật nghị luận của văn bản có gì đặc sắc?
?Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 5 đến 7 câu có sử dụng mô hình liên kết “ từ ...đến...”
I. Lý thuyết: (18 phút)
* Câu 1:
- Là một đoạn trích trong văn kiện "Báo cáo chính trị`` do chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại đại hội lần thứ 2 của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc tháng 2 năm 1951, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. * Câu 2:
- Trong quá khứ và hiện tại
- Là tình yêu nước ở độ mãnh liệt, sôi nổi, chân thành.
* Câu 3:
- Mở bài:( Đoạn 1):Nhận định chung về lòng yêu nước.- Thân bài:( Đoạn 2, 3): Chứng minh những biểu hiện của lòng yêu nước.- Kết bài: ( Đoạn cuối): Nhiệm vụ của chúng ta.
* Câu 4:
A. Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, đó là sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược.
* Câu 5:
B. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.
* Câu 6:
B. Lòng yêu nước của nhân dân ta.
II. Luyện tập. (23 phút)* Bài tập 1:
* Bài tập 2:
-Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ;-Dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, phong phú, giàu sức thuyết phục;-Lời văn giàu hình ảnh, giọng văn giàu cảm xúc.
* Bài tập 3:
c. Củng cố, luyện tập. (2 phút)
- GV chốt nd kiến thức.
d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1 phút)
- Học bài, hoàn thành bài tập.
- Đọc trước bài: Câu rút gọn
* Rút kinh nghiệm:
––––––––––––––––––––––––––––
File đính kèm:
- GIAO AN TU CHON NGU VAN 7.docx