A. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng thực hiện phép nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức
- Rèn kỹ năng làm một số dạng toán chứng minh đẳng thức, tính giá trị biểu thức.
- Phát triển tư duy HS với một số bài tập như : bài toán tìm số, toán về phép chia hết của đa thức.
B. Chuẩn bị :
- GV: Bài tập
- HS: Ôn các quy tắc đã học .
C. Tiến trình bài giảng
I. Tổ chức : (1')
II. Kiểm tra (Kết hợp trong giờ )
III. Bài mới (40 )
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn Toán 8 - Tiết 2: Ôn tập nhân đa thức với đa thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Tiết 2
Ngày soạn:…………
Ngày dạy:…………..
Ôn tập nhân đa thức với đa thức
A. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng thực hiện phép nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức
- Rèn kỹ năng làm một số dạng toán chứng minh đẳng thức, tính giá trị biểu thức.
- Phát triển tư duy HS với một số bài tập như : bài toán tìm số, toán về phép chia hết của đa thức.
B. Chuẩn bị :
- GV: Bài tập
- HS: Ôn các quy tắc đã học .
C. Tiến trình bài giảng
I. Tổ chức : (1')
II. Kiểm tra (Kết hợp trong giờ )
III. Bài mới (40’ )
GV-HS
Ghi bảng
- GV gọi HS lên bảng làm.
=> Nhận xét.
? Nêu cách làm phần c
(HS:: Nhân hai đa thức đầu sau đó được kết quả nhân với đa thức còn lại.
? Để chứng minh đẳng thức ta làm như thế nào
(HS: biến đổi vế phức tạp thành vế đơn giản
- GV gọi 2 HS lên bảng làm ở dưới lớp làm ra nháp , sau đó gọi HS nhận xét
- GV yêu cầu HS làm bài 10 -SBT.
? Để CM biểu thức luôn chia hết cho 5 ta làm như thế nào
(HS: CM biểu thức rút gọn có chứa thừa số chia hết cho 5
- GV gọi 1HS lên bảng thực hiện việc rút gọn.
=> Nhận xét.
- GV hướng dẫn HS trình bày.
Bài 7 (SBT- 4 ) Thực hiện phép tính:
a)
b)
c)
Bài 8 (SBT - 4 ): Chứng minh:
a)
Biến đổi VT ta có:
b)
Biến đổi VT ta có:
Bài 10 (SBT-4)
Ta có: n(2n - 3) – 2n(n + 1)
= 2n2 – 3n – 2n2 – 2n
= - 5n
Ta thấy – 5n 5 với (đpcm)
IV. Củng cố: (2')
- Nêu các dạng toán đã học trong bài và phương pháp giải?
- Với bài toán chứng minh cần chú ý điều gì?
V. Hướng dẫn về nhà : (2')
- Ôn lại các quy tắc đã học và xem lại các bài tập đã chữa.
- Làm bài tập 6; 9 (SBT - 4 )
**********************************************
Tuần 3
Tiết 3
Ngày soạn:…………
Ngày dạy:…………..
Những hằng đẳng thức đáng nhớ
A. Mục tiêu:
- HS được củng cố về các hằng đẳng thức bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương.
- Vận dụng làm các bài tập.
B. Chuẩn bị:
- GV: bài tập, bảng phụ KTBC
- HS: ôn các hằng đẳng thức.
C Tiến trình dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (4’) Điền vào chỗ trống.
(A + B)2 =
(A – B)2 =
A2 – B2 =
III. Bài mới: (35’)
GV-HS
Ghi bảng
? phát biểu các HĐT bằng lời.
(HS:
? Cả lớp suy nghĩ làm bài trong 5’
? 4 HS lên bảng tính.
(HS: làm bài
? nhận xét, bổ sung
- GV chốt.
? Xác định biểu thức A, biểu thức B (lưu ý đôi khi phải đổi vị trí của các hạng tử để nhận ra biểu thức A, B)
(HS: a) biểu thức A là x, biểu thức B là 3
b) biểu thức A là x, biểu thức B là
c) biểu thức A là xy2, biểu thức B là 1
? 3 HS lên bảng làm bài
? Nhận xét
- GV chốt.
- GV cho HS chép bài
? Nêu cách làm
(HS: a) Đưa về HĐT hiệu hai bình phương
b) đưa về HĐT bình phương của một tổng
c) đưa về HĐT bình phương của một hiệu
? 3 HS lên bảng làm bài
? Nhận xét.
? nêu cách làm
(HS: khai triển các biểu thức
? Với b) c) có cách làm nào khác
- GV gợi ý: xác định dạng HĐT, biểu thức A, biểu thức B.
(HS: b) HĐT bình phương của một tổng, biểu thức A là (x+y), biểu thức B là (x-y)
c) HĐT bình phương của một tổng, biểu thức A là (x-y+z), biểu thức B là (y-z)
? 3 HS lên trình bày
? Nhận xét
- GV chốt
Bài 1: Tính
Giải:
Bài 2: Viết các biểu thức sau dưới dạng bình phương của một tổng.
x2 + 6x + 9
x2 + x +
2xy2 + x2y4 + 1
Giải:
a) x2 + 6x + 9 = x2 + 2.x.3 + 32 = (x + 3)2
b) x2 + x + = x2 + 2.x. +
=
c) 2xy2 + x2y4 + 1 = (xy2)2 + 2xy2.1 + 12
= (xy2 + 1)2
Bài 3: Tính nhanh:
42 . 58
2022
992
Giải:
a) 42 . 58 = (50 – 8).(50 + 8)
= 502 – 82 = 2500 – 64 = 2436
b) 2022 = (200 + 2)2 = 2002 + 2.200.2 + 22
= 40000 + 800 + 4 = 40804
c) 992 = (100 – 1)2 = 1002 – 2.100.1 + 12
= 10000 – 200 + 1 = 9801
Bài 4: Rút gọn biểu thức:
a) (x + y)2 + (x – y)2
b) 2(x – y)(x + y) + (x + y)2 + (x – y)2
c) (x - y + z)2 +(z - y)2 + 2(x - y + z)(y - z)
Giải:
a) (x + y)2 + (x – y)2
= x2 + 2xy + y2 + x2 – 2xy +y2
= 2x2 + 2y2
b) 2(x – y)(x + y) + (x + y)2 + (x – y)2
= [(x + y) + (x – y)] 2
= (x + y + x – y)2
= (2x)2 = 4x2
c) (x - y + z)2 +(z - y)2 + 2(x - y + z)(y - z)
= (x - y + z)2 + 2(x - y + z)(y - z) +(y - z)2
= [(x – y + z) + (y – z)] 2
= (x – y + z + y – z)2
= x2
IV. Củng cố : (3’)
? Viết các HĐT đã học và phát biểu thành lời.
V. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Tiếp tục ôn tập các HĐT
- Làm bài 11;12 (SBT-4)
***********************************************
Tuần 5
Tiết 5
Ngày soạn:…………
Ngày dạy:…………..
Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)
A. Mục tiêu:
- HS được củng cố về các hằng đẳng thức lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu.
- Vận dụng làm các bài tập.
B. Chuẩn bị:
- GV: bài tập, bảng phụ KTBC
- HS: ôn các hằng đẳng thức.
C Tiến trình dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (4’) Điền vào chỗ trống.
(A + B)3 =
(A – B)3 =
? Phát biểu bằng lời.
III. Bài mới: (35’)
GV-HS
Ghi bảng
? Xác định dạng HĐT
(HS: a) lập phương của một hiệu
b) lập phương của một tổng
? Xác định biểu thức A và B
(HS: a) biểu thức A là x2, biểu thức B là 3y
b) biểu thức A là , biểu thức B là y2
? áp dụng các HĐT và làm bài
( 2 HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở
? nhận xét
- GV chốt
- GV cho HS chép đề.
? xác định dạng HĐT
(HS: a) HĐT lập phương của một tổng
b) HĐT lập phương của một hiệu
? Xác định biểu thức A, biểu thức B
- GV gợi ý: viết 8x3 ; y3 dưới dạng lập phương
(HS: 8x3 = (2x)3 ; y3 =
a) biểu thức A là 2x, biểu thức B là y
b) biểu thức A là x, biểu thức B là
? Nêu cách làm
(HS: thu gọn các biểu thức rồi thay giá trị của x, y vào để tính.
? Nhận xét gì về các biểu thức đó
(HS: biểu thức a) là dạng khai triển của HĐT lập phương của một tổng
Biểu thức b) là dạng khai triển của HĐT lập phương của một hiệu
? Xác định biểu thức A, biểu thức B
(HS: a) Biểu thức A là x, biểu thức B là 3y
b) biểu thức A là , biểu thức B là 2y
? 2 HS lên bảng làm.
? Nhận xét
- GV chốt.
? Nêu cách làm
(HS: biến đổi VT hoặc VP
? 2 HS lên bảng làm
? Nhận xét
- GV chốt
Bài 1: Tính:
(x2 – 3y)3
Giải:
a) (x2 – 3y)3
= (x2)3 – 3.(x2)2.3y + 3.x2.(3y)2 – (3y)3
= x6 – 9x4y + 27x2y2 – 27y3
b)
Bài 2: Viết biểu thức sau dưới dạng lập phương một tổng hoặc một hiệu
8x3 + 12x2y + 6xy2 + y3
x3 - x2y + xy2 - y3
Giải:
a) 8x3 + 12x2y + 6xy2 + y3
= (2x)3 + 3.(2x)2.y + 3.2x.y2 + y3
= (2x + y)3
b) x3 - x2y + xy2 - y3
= x3 – 3.x2.y + 3.x.-
=
Bài 3: Tính giá trị biểu thức
a) x3 + 9x2y + 27xy2 + 27y3 tại x =1; y = 3
b) x3 - x2y + 6xy2 – 8y3 tại x = y = 2
Giải:
Ta có:
a) x3 + 9x2y + 27xy2 + 27y3
= x3 + 3.x2.3y + 3.x.(3y)2 + (3y)3
= (x + 3y)3
Tại x = 1; y = 3 thì giá trị của biểu thức là
(x + 3y)3 = (1 + 3.3)3 = 103 = 1000
b) x3 - x2y + 6xy2 – 8y3
=- 3..2y +3..(2y)2 -(2y)3
=
Tại x = y = 2 thì giá trị của biểu thức là:
Bài 4: Chứng minh đẳng thức sau
(a - b)3 = -(b - a)3
Giải:
Ta có: VP = -(b - a)3
= -(b3 – 3b2a + 3ba2 – a3)
= a3 – 3a2b + 3ab2 – b3
= (a - b)3 = VT
IV. Củng cố: (3’)
? Viết các HĐT lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu và phát biểu bằng lời.
V. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Ôn kiến thức cũ
- Làm bài 15, 16, 17 (SBT-5)
**********************************************
Tuần 6
Tiết 6
Ngày soạn:…………
Ngày dạy:…………..
Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)
A. Mục tiêu:
- HS được củng cố về các hằng đẳng thức.
- Vận dụng làm các bài tập.
B. Chuẩn bị:
- GV: bài tập, bảng phụ KTBC
- HS: ôn các hằng đẳng thức.
C Tiến trình dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (4’) Điền vào chỗ trống.
(A + B)2 =
(A – B)2 =
A2 – B2 =
(A + B)3 =
(A – B)3 =
A3 + B3 =
A3 – B3 =
? Phát biểu bằng lời.
III. Bài mới: (35’)
GV-HS
Ghi bảng
? Nêu cách làm
(HS: a) Thu gọn (x + 2)(x2 – 2x + 4)
b) Thu gọn (3x – 2y)(9x2 + 6xy + 4y2)
? Có nhận xét gì về các biểu thức đó
(HS: (x + 2)(x2 – 2x + 4) là dạng khai triển của HĐT tổng hai lập phương
(3x – 2y)(9x2 + 6xy + 4y2) là dạng khai triển của HĐT hiệu hai lập phương
? Xác định biểu thức A, B
HS: a) A là x, B là 2
b) A là 3x, B là 2y
? Nêu cách làm
(HS: biến đổi biểu thức phức tạp về đơn giản, cụ thể là biến đổi VP = VT
? 3 HS lên bảng làm bài
? Nhận xét
- GV chốt
- GV cho HS chép đề
- Gợi ý: để CM: x2 – 6x + 10 > 0 ta đưa
x2 – 6x + 10 về dạng A2(x) + a với a > 0
? A2(x) là bình phương của một tổng hay hiệu.
(HS: bình phương của một hiệu
? Biến đổi
(HS:
- GV chốt
? Biến đổi 4x – x2 – 5 làm xuất hiện dạng ax2 + bx + c với a > 0
(HS: 4x – x2 – 5 = -(x2 – 4x +5)
- Khi đó để chứng minh 4x – x2 – 5 0
? Làm tương tự như a)
(HS:
- GV chốt
? (x – 3)2 0 thì (x – 3)2 + 1 nhỏ nhất bằng bao nhiêu khi x = ?
(HS: (x – 3)2 +1 nhỏ nhất bằng 1 khi x = 3
- Ta nói giá trị nhỏ nhất của x2 – 6x + 10 bằng 1 khi x = 3
- Ta có: -[(x – 2)2 + 1] = -(x - 2)2 - 1
? -(x - 2)2 0 thì -(x - 2)2 – 1 lớn nhất bằng bao nhiêu, khi x = ?
(HS: -(x - 2)2 - 1 lớn nhất bằng -1, khi x=2
- Ta nói giá trị lớn nhất của 4x – x2 – 5 bằng -1 khi x = 2
Bài 1: Rút gọn biểu thức:
a) (x + 2)(x2 – 2x + 4) – (15 + 2x3)
b) (3x – 2y)(9x2 + 6xy + 4y2) - (5x3- 10y3)
Giải:
a) (x + 2)(x2 – 2x + 4) – (15 + 2x3)
= x3 + 8 – 15 - 2x3
= -x3 - 7
b) (3x – 2y)(9x2 + 6xy + 4y2) - (5x3- 10y3)
= 27x3 – 8y3 - 5x3 + 10y3
= 22x3 + 2y3
Bài 2: Chứng minh rằng:
a3 + b3 = (a + b).[(a - b)2 + ab]
a3 + b3 = (a + b)3 – 3ab(a + b)
a3 – b3 = (a – b)3 + 3ab(a - b)
Giải:
a) VP = (a + b).[(a - b)2 + ab]
= (a + b)(a2 – 2ab + b2 + ab)
= (a + b)(a2 – ab + b2)
= a3 + b3 = VT
b) VP = (a + b)3 – 3ab(a + b)
= a3 +3a2b + 3ab2 + b3 – 3a2b + 3ab2
= a3 + b3 = VT
c) VP = (a – b)3 + 3ab(a - b)
= a3 - 3a2b + 3ab2 - b3 + 3a2b - 3ab2
= a3 - b3 = VT
Bài 3: Chứng tỏ rằng:
x2 – 6x + 10 > 0 với mọi x
4x – x2 – 5 < 0 với mọi x
Giải:
a) Ta có: x2 – 6x + 10 = x2 – 2.x.3 +32 + 1
= (x – 3)2 + 1
Vì (x – 3)2 0 với mọi x
(x – 3)2 + 1 > 0
Hay x2 – 6x + 10 > 0 với mọi x
b) Ta có: 4x – x2 – 5 = -(x2 – 4x +5)
= -(x2 - 2.x.2 +22 +1)
= -[(x – 2)2 + 1]
Vì (x – 2)2 0 với mọi x
(x – 2)2 + 1 > 0
-[(x – 2)2 + 1] < 0
Hay 4x – x2 – 5 < 0 với mọi x.
IV. Củng cố (3’)
? Nhắc lại các HĐT
- GV nhắc lại cách tìm GTNN, GTLN của biểu thức
V. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Tiếp tục ôn các HĐT.
- Làm bài 19, 20 (SBT-5)
*************************************************
Tuần 7
Tiết 7
Ngày soạn:…………
Ngày dạy:…………..
Phân tích đa thức thành nhân tử
bằng phương pháp nhóm hạng tử.
A. Mục tiêu:
- HS được củng cố phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.
- Vận dụng trong các bài toán tính nhanh và tìm x.
B. Chuẩn bị:
- GV: các bài tập
- HS: ôn tập kiến thức
C. Tiến trình dạy học:
I. Tổ chức lớp (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (5’) Phân tích đa thức sau thành nhân tử :
? HS1: 5x2 + 5xy – x – y
? HS2: x2 + 4x + 4 – y2
III. Bài mới (35’)
GV-HS
Ghi bảng
- GV cho HS chép đề
? Nhận xét về đa thức a)
(HS: đa thức không có nhân tử chung
? Nêu cách làm
(HS: nhóm hạng tử thứ nhất và thứ 2, thứ 3 với thứ 4
? Nêu cách làm b) c)
(HS: tương tự a)
? Nhận xét đa thức d)
(HS: có nhân tử chung là 5
? Đa thức x2 – 2xy + y2 – 4z2 có thể phân tích được không
(HS: có thể phân tích tiếp, nhóm 3 hạng tử đầu làm xuất hiện HĐT
? 4 HS lên bảng làm
? Nhận xét
- GV chốt.
? Nêu cách làm
(HS: thu gọn đa thức (phân tích đa thức thành nhân tử ) rồi thay các giá trị của x, y để tính
? Nhận xét đa thức a)
(HS: có nhân tử chung là x
? Biểu thức x2 – 2x + 1 – y2 có thể phân tích được không
(HS: có thể phân tích tiếp bằng cách nhóm 3 hạng tử đầu để xuất hiện HĐT.
? Nhận xét đa thức b)
(HS: không có nhân tử chung nên dùng phương pháp nhóm, nhóm 3 hạng tử : thứ nhất với thứ 2 và thứ 3.
? 2 HS lên bảng làm
? Nhận xét
- GV chốt.
- GV cho HS chép đề
? Nêu cách làm a) b)
(HS: đưa đa thức VT về dạng tích
? Nêu cách làm c)
(HS: đưa đẳng thức về dạng A(x) = 0 sau đó phân tích A(x) thành nhân tử.
? Đa thức bằng 0 khi nào
(HS: khi có ít nhất 1 thừa số (nhân tử) bằng 0
? 3 HS lên bảng làm
? nhận xét
- GV chốt
Bài 1: phân tích đa thức thành nhân tử
3x – 3y + 2x2y – 2xy2
a4 – a3x – ay + xy
x3 – 3x2 – 4x + 12
5x2 – 10xy + 5y2 – 20z2
Giải:
a) 3x – 3y + 2x2y – 2xy2
= (3x – 3y) + (2x2y – 2xy2)
= 3(x – y) + 2xy(x – y)
= (x – y) (3 + 2xy)
b) a4 – a3x – ay + xy
= (a4 – a3x) – (ay – xy)
= a3(a – x) – y(a – x)
= (a – x) (a3 - y)
c) x3 – 3x2 – 4x + 12
= (x3 – 3x2) – (4x – 12)
= x2(x – 3) – 4(x – 3)
= (x – 3) (x2 – 4)
= (x – 3) (x – 2) (x + 2)
d) 5x2 – 10xy + 5y2 – 20z2
= 5 (x2 – 2xy + y2 – 4z2)
= 5 [(x2 – 2xy + y2) – 4z2]
= 5 [(x – y)2 – (2z)2]
= 5 (x – y – 2z) (x – y + 2z)
Bài 2: Tính nhanh giá trị của mỗi đa thức:
x3 – 2x2 + x – xy2 tại x = 100; y = 1
4x2 – 9 – 4xy + y2 tại x = 13; y = 3
Giải:
a) Ta có: x3 – 2x2 + x – xy2
= x.(x2 – 2x + 1 – y2)
= x.[( x2 – 2x + 1) – y2]
= x.[(x - 1)2 – y2]
= x.(x – 1 – y).(x – 1 + y)
Tại x = 100; y = 1 giá trị biểu thức là:
100.(100 – 1 – 1).(100 – 1 + 1)
= 100 . 98 . 100
= 980000
b) Ta có: 4x2 – 9 – 4xy + y2
= (4x2 – 4xy + y2) – 9
= (2x – y)2 – 32
= (2x – y – 3).(2x – y +3)
Tại x = 13; y = 3 giá trị biểu thức là:
(2.13 – 3 – 3).(2.13 – 3 + 3)
= 20 . 26
= 520
Bài 3: Tìm x:
a) x(x – 1) – x + 1 = 0
b) 2(x + 5) – x2 – 5x = 0
c) 5x (2x – 3) = 2x – 3
Giải:
a) x(x – 1) – x + 1 = 0
x(x – 1) – (x – 1) = 0
(x – 1).(x – 1) = 0
(x – 1)2 = 0
x – 1 = 0
x = 1
b) 2(x + 5) – x2 – 5x = 0
2(x + 5) – x(x + 5) = 0
(x + 5).(2 – x) = 0
x + 5 = 0 hoặc 2 – x = 0
x = -5 hoặc x = 2
c) 5x (2x – 3) = 2x – 3
5x (2x – 3) – (2x – 3) = 0
(2x – 3).(5x – 1) = 0
2x – 3 = 0 hoặc 5x – 1 = 0
x = hoặc x =
IV. Củng cố (2’)
? Nêu các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học.
- Khi phân tích cần chú ý thường khi không có nhân tử chung ta mới sử dụng ngay phương pháp nhóm nhằm làm xuất hiện nhân tử chung hoặc HĐT.
V. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Tiếp tục ôn tập các phương pháp phân tích đã học.
- Làm bài 31; 32; 33 (SBT-6)
*********************************************
File đính kèm:
- TC tiet2.doc