A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh :
- Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của VHDG.
- Nắm được khái niệm về các thể loại của VHDG.
- Biết sơ bộ phân biệt thể loại này với thể loại khác trong hệ thống.
- Hiểu được những giá trị to lớn của VHDG, có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc.
B. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV và HS
- GV : Giáo án, sgv, sgk
- HS : vở ghi, SGK
2. Phương pháp
- Ôn tập, hệ thống KT, Luyện tập, trao đổi thảo luận.
C. Tiến trình bài dạy
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn văn 10 năm học 2011- 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/ 8 /2011
Tiết 1- Chuyên đề 1: Đọc văn - Văn học dân gian
Văn học sử – sử thi – truyền thuyết – truyện cổ tích
truyện cười – ca dao.
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh :
- Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của VHDG.
- Nắm được khỏi niệm về cỏc thể loại của VHDG.
- Biết sơ bộ phõn biệt thể loại này với thể loại khỏc trong hệ thống.
- Hiểu được những giỏ trị to lớn của VHDG, cú thỏi độ trõn trọng đối với di sản văn húa tinh thần của dõn tộc.
B. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV và HS
- GV : Giáo án, sgv, sgk
- HS : vở ghi, SGK
2. Phương pháp
- Ôn tập, hệ thống KT, Luyện tập, trao đổi thảo luận.
C. Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức.
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
Học sinh nghỉ tiết
10A3
10A4
10A5
2. Kiểm tra
- Sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
Hoạt động của GV và Học sinh
Yêu cầu cần đạt
- GV: VHDG có những giá trị cơ bản nào?
- HS: Tìm các bài ca dao, tục ngữ tổng kết kinh nghiệm của cha ông ta
+ Kinh nghiệm trong lao động sản xuất:
“Chuồn chuồn bay thấp "râm”
“Nắng tôt dưa, mưa tốt lúa”
“Được mùa cau, đau mùa lúa”
+ Kinh nghiệm trong đời sống XH, đối nhân xử thế:
“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”
“Học thầy không tày học bạn”
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
- GV: Qua các tác phẩm VHDG em thấy giá trị NT của VHDG có đặc điểm gì nổi bật
- GV: VD
+ Đam Săn: Tiêu biểu cho tinh thần bất khuất, chiến đấu dũng cảm vì hạnh phúc của cộng đồng.
+ ADV: Dù bị thất bại trước âm mưu của Triệu Đà nhưng vẫn tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của dân tộc
+ Tấm: Tiêu biểu cho lòng yêu đời ham sống của người lao động bị áp bức
- GV: Trong đời sống tinh thần của xã hội, VHDG có vai trò và tác dụng như thế nào? VD cụ thể
VD: + Tấm Cám: Niềm tin vào cái thiện
+ Những bài ca dao hài hước: Niềm lạc quan yêu đời
+ Sử thi Đam San và Truyện ADV: ý chí đấu tranh và ý chí độc lập tự cường
I. Những giá trị cơ bản và vai trò của văn học dân gian
1. Giá trị nội dung:
- Phản ánh chân thực cuộc sống lao động và chiến đấu
- Truyền thống dân chủ và tinh thần nhân văn của ND
- Bộc lộ đời sống tâm hồn phong phú tinh tế và sâu sắc của ND
- Tổng kết những tri thức, kinh nghiệm của ND về mọi mặt trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và với chính bản thân
2. Giá trị NT:
- Xây dựng được những mẫu hình nhân vật lí tưởng tiêu biểu cho truyền thống quý báu của dân tộc
- VHDG là nơi hoàn thành nên nhiều thể loại văn học cơ bản, tiêu biểu cho dân tộc do nhân dân lao động sáng tạo nên
- VHDG là kho lưu giữ nhiều thành tựu nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc.
II. Vai trò và tác dụng của VHDG trong đời sống tinh thần của dân tộc
- Nêu cao những bài học về phẩm chất tinh thần, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
+ Tinh thần nhân đạo
+ Lòng lạc quan
+ ý chí đấu tranh bền bỉ để giải phóng con người khỏi những bất công,
+ ý chí độc lập tự cường
+ Niềm tin bất diệt vào cái thiện…
- Góp phần quan trọng bồi dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ và lối sống tích cực, lành mạnh
III. Vai trò và tác dụng trong nền văn học dân tộc
- Những tác phẩm VHDG đã trở thành mẫu mực về nghệ thuật của thời đại đã qua mà các nhà văn cần hhọc tập để sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị
4. Củng cố KT
- GV hệ thống KT bài học :
+ Văn học dân gian là gì?
+ Đặc trưng của văn học dân gian?
+ Hệ thống thể loại và những giá trị cơ bản của VHDG?
5. Hướng dẫn học bài.
- Nắm vững kiến thức về VHDG
- Tìm đọc một số tác phẩm VHDG ở những thể loại khác nhau
- Chuẩn bị bài mới
Ngày soạn: 28/ 8 /2011
Tiết 2- Chuyên đề 2: Tiếng Việt
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh :
- Hệ thống lại KT về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, Hai quỏ trỡnh trong hoạt động giao tiếp bằng ngụn ngữ và cỏc nhõn tố giao tiếp.
- Hiểu rừ cỏc nhõn tố của hoạt động giao tiếp bằng ngụn ngữ và sử dụng đạt mục đớch giao tiếp.
B. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV và HS
- GV : Giáo án, sgv, sgk
- HS : vở ghi, SGK
2. Phương pháp
- Ôn tập, hệ thống KT, Luyện tập, trao đổi thảo luận.
C. Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức.
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
Học sinh nghỉ tiết
10A3
10A4
10A5
2. Kiểm tra
- VHDG có những giá trị cơ bản nào?
- Vai trò và tác dụng của VHDG trong đời sống tinh thần của dân tộc?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và Học sinh
Yêu cầu cần đạt
- Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ chịu sự chi phối của những nhân tố nào?
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ diễn ra qua mấy quá trình?
- Hs đọc và trả lời các câu hỏi
(bài 3 SGK trang 21)
Bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương
- Gv gợi ý :
a. Nội dung? Mục đích ? Phương tiện mà HXH giao tiếp với người đọc?
b. Người đọc căn cứ vào đâu (từ ngữ, hình ảnh, cuộc đời và thân phận tác giả...) để lĩnh hội (hiểu và cảm nhận) bài thơ?
- Hs đọc bài 4, xác định các yêu cầu
- Gv gợi ý, định hướng
Gợi ý trả lời:
- Dạng văn bản: thông báo ngắn, do đó cần viết đúng các thể thức như mở đầu, kết thúc...
- Hướng tới đối tượng giao tiếp là các bạn HS toàn trường.
- Hoàn cảnh giao tiếp: trong nhà trường và nhân Ngày Môi trường thế giới.
I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- K/n : Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, chủ yếu được tiến hành bằng ngôn ngữ nói hoặc viết, nhằm mục đích tác động đến nhận thức, tình cảm, hành động.
- Các nhân tố:
+ Nhân vật giao tiếp
+ Hoàn cảnh giao tiếp
+ Nội dung giao tiếp
+ Mục đích giao tiếp
+ Phương tiện và cách thức giao tiếp.
- Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình:
+ Tạo lập văn bản.
+ Lĩnh hội văn bản.
II. Luyện tập.
1. Bài 3 (21).
a/ Thông qua hình tượng “bánh trôi nước” tác giả muốn bộc bạch với mọi người về vẻ đẹp, về thân phận chìm nổi của người phụ ữ nói chung và của tác giả nói riêng, đồng thời khẳng định bản chất tốt đẹp, trong sáng của người phụ nữ và của bản thân mình.
b/ Người đọc căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ như: các từ trắng, tròn (nói về vẻ đẹp), thành ngữ bảy nổi ba chìm (nói về sự chìm nổi), tấm lòng son (nói về phẩm chất cao đẹp bên trong) đồng thời liên hệ với cuộc đời tác giả - một người phụ nữ tài hoa nhưng lận đận về đường tình duyên - để hiểu và cảm nhận bài thơ.
2. Bài 4 (SGK trang 21)
Nhân Ngày Môi trường TG, nhà trường tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường để làm cho trường ta xanh, sạch, đẹp hơn nữa.
-Thời gian: từ...giờ sáng chủ nhật ngày... tháng...năm...
- Nội dung: thu dọn rác, khai thông cống rãnh, phát quang cỏ dại, trồng thêm cây xanh và vun gốc các hàng cây...
- Lực lượng tham gia: học sinh toàn trường.
- Dụng cụ: Mỗi học sinh khi đi cần mang theo một dụng cụ như: cuốc, xẻng, chổi, dao, rổ...
- Kế hoạch: Các lớp nhận tại văn phòng của trường.
Nhà trường kêu gọi toàn thể học sinh trong trường hãy nhiệt liệt hưởng ứngvà tích cực tham gia buổi tổng vệ sinh này.
Ngày....tháng... năm....
BGH trường THPT.......................
4. Củng cố KT
- GV hệ thống KT bài học :
+ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
5. Hướng dẫn học bài.
- Nắm vững kiến thức về Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Làm bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài mới
Ngày soạn: 04/ 9 /2011
Tiết 3- Chuyên đề 1: Đọc văn - Văn học dân gian
Văn học sử – sử thi – truyền thuyết – truyện cổ tích
truyện cười – ca dao ( Tiếp).
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh :
- Hiểu và nắm bắt được các nội dung chính, đặc sắc NT và ý nghĩa của các TP sử thi.
- Biết đọc hiểu một tác phẩm sử thi.
- Biết liên hệ so sánh với sử thi VN với sử thi nước ngoài.
- Hiểu được những giỏ trị to lớn của VHDG, cú thỏi độ trõn trọng đối với di sản văn húa tinh thần của dõn tộc.
B. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV và HS
- GV : Giáo án, sgv, sgk
- HS : vở ghi, SGK
2. Phương pháp
- Ôn tập, hệ thống KT, Luyện tập, trao đổi thảo luận.
C. Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức.
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
Học sinh nghỉ tiết
10A3
10A4
10A5
2. Kiểm tra
- Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ diễn ra qua mấy quá trình?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và Học sinh
Yêu cầu cần đạt
- GV: Trình bày khái quát về Sử thi?
- GV : Nêu những hiểu biết của em về sử thi Ô-đi-xê và sử thi Ra-ma-ya-na ?
- GV hướng dẫn HS làm BT trắc nghiêm
- GV : Nêu những hiểu biết của em về sử thi Đăm Săn?
- Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa bao trùm văn bản?
1. Khái quát về sử thi
- Là loại hình văn học tự sự, kể chuyện bằng thơ ra đời trong buổi bình minh của lịch sử các dân tộc. Phản ánh thời kì chuyển giao lịch sử, là bước ngoặt của nhân loại chia tay với quá khứ mông muội để bước vào thời đại văn minh
- Đề tài của sử thi là các quan hệ thị tộc, là các cuộc chiến tranh bộ tộc
- Xây dựng hình tượng anh hùng thể hiện lí tưởng của cộng đồng
- Giọng điệu sử thi hùng tráng, trang nghiêm…
2. Sử thi Hi Lạp: Ô-đi-xê
- Gắn liền với thời kì di dân mở nước, mở rộng địa bàn cư trú của người Hi Lạp
- Nhân vật: +Uy-lít-xơ, biểu tượng của con người chinh phục, khám phá, dũng cảm và giàu năng lực trí tuệ.
+ Pênêlốp biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ ấn Độ: thuỷ chung, thận trọng, bản lĩnh, tế nhị, khéo léo, thông minh, trọng tình cảm.
3. Sử thi ấn Độ: Ra-ma-ya-na
- Cuốn bách khoa thư của đất nước này
- Đoạn trích “Ra-ma buộc tội” kể về cuộc tái ngộ vợ chồng sau cơn hoạn nạn. Nhân vật bị đặt vào hoàn cảnh thử thách để chứng minh phẩm chất cao đẹp của mình
- Ra-ma và Xi-ta mang phẩm chất của con người ấn Độ cổ đại: dũng cảm, bản lĩnh, trọng danh dự
4. Sử thi Đăm Săn
- Là văn bản tự sự nhưng lời văn lại được bố trí đặc biệt bằng cách xen lời kể chuyện với lời nhân vật bằng hính thức đối thoại theo kiểu kịch.
- Văn bản có 5 nhân vật : Đăm Săn, Mtao Mxây, Ông trời, dân làng, tôi tớ.
- Nghệ thuật :
+ Sử dụng bút pháp so sánh : VD so sánh bắp chân Đăm Săn với “ cây xà ngang”.
+ Bút pháp phóng đại : được thể hiện qua việc khẳng định Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán.
- ý nghĩa: Hạnh phúc của ngưới anh hùng chỉ có được khi biết chiến đấu vì danh dự, vì sự bình yên và thịnh vượng của cộng đồng.
4. Củng cố KT : GV hệ thống KT bài học
+ Sử thi là gì?
+ Nội dung và nghệ thuật của các đoạn trích: Uy-lít-xơ trở về, Ra-ma buộc tội, Chiến thắng Mtao Mxây.
5. Hướng dẫn học bài.
- Nắm vững kiến thức về sử thi và tìm đọc các tác phẩm sử thi,
- Làm bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài mới
Ngày soạn: 10/ 9 /2011
Tiết 4 - Chuyên đề 3: Làm văn .
Văn bản
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh :
- Ôn tập lại khái niệm và đặc điểm của văn bản.
- Nâng cao năng lực phân tích và tạo lập văn bản.
B. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV và HS
- GV : Giáo án, sgv, sgk
- HS : vở ghi, SGK
2. Phương pháp
- Ôn tập, hệ thống KT, Luyện tập, trao đổi thảo luận.
C. Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức.
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
Học sinh nghỉ tiết
10A3
10A4
10A5
2. Kiểm tra
- Nêu những hiểu biết của em về sử thi Ô-đi-xê và sử thi Ra-ma-ya-na ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và Học sinh
Yêu cầu cần đạt
- Văn bản là gì?
- GV định hướng HS theo câu hỏi gợi ý của Sgk
- Qua các văn bản chúng ta rút ra kết luận như thế nào về đặc điểm văn bản?
- GV giải thích cụ thể từng nội dung .
- Theo lĩnh vực giao tiếp và mục đích giao tiếp người ta chia thành các loại văn bản nào ?
- Theo phương thức biể đạt, người ta phân biệt các loại văn bản như thế nào ?
(?) Hãy phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn?
- Gv gợi ý :Đoạn văn có 1 luận điểm, 2 luận cứ và 4 luận chứng
(?) Có thể đặt nhan đề cho đoạn văn ?
- Gv gợi ý hs sắp xếp
- Hs trả lời cá nhân
- Hs đọc mục 2/III sgk
- Gv gợi ý Hs sắp xếp
- Hs thảo luận, đại diện nhóm trình bày
- Gv khái quát “ Hoàn cảnh ra đời và nội dung của bài thơ Việt Bắc”
- Hs đọc mục 3/ III
- Gv gợi ý;
+ Phát triển ý từ câu cho trước
+ Các câu cần có sự liên kết mạch lạc
- Hs làm việc độc lập, trả lời cá nhân
- Gv nhận xét khái quát “ Môi trường sống kêu cứu”
I. Khái niệm, đặc điểm.
- K/n : Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ và thường có nhiều câu.
- Đặc điểm:
+ Mỗi văn bản đều tập chung nhất quán vào một chủ đề và tập triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
+ Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ. Cả văn bản theo một kết cấu mạch lạc.
+ Mỗi văn bản thể hiện mục đích nhất định.
+ Mỗi văn bản đều có hình thức bố cục riêng.
II. Các loại văn bản.
- Theo lĩnh vực giao tiếp và mục đích giao tiếp, có 6 loại văn bản:
+ Văn bản thuộc p/c ngôn ngữ sinh hoạt (thơ, nhật kí).
+ Văn bản thuộc p/c ngôn ngữ nghệ thuật (truyện, thơ, kịch).
+ Văn bản thuộc p/c ngôn ngữ khoa học (văn học phổ cập, báo chí, tạp chí, khoa học SGK, khoa học chuyên sâu).
+ Văn bản thuộc p/c ngôn ngữ chính luận.
+ Văn bản thuộc p/c ngôn ngữ hành chính
+ Văn bản thuộc p/c ngôn ngữ báo chí.
- Theo phương thức biểu đạt, có 6 loại văn bản:
+ Miêu tả.
+ Tự sự.
+ Biểu cảm.
+ Điều hành.
+ Thuyết minh.
+ Nghị luận.
III) Luyện tập
1. Bài 1- Đoạn văn Sgk/tr 37
- Câu 1 “ Giữa môi trường và cơ thể có ảnh hưởng qua lại với nhau” là câu chủ đề
- Các câu tiếp theo triển khai ý của câu đầu bằng các dẫn chứng cụ thể về quan hệ của lá cây với những môi trường xung khác nhau
- Có thể đặt nhan đề; “ Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường”
2. Bài 2- Sắp xếp các câu văn thành một văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc... đặt nhan đề
- Có thể sắp xếp theo thứ tự:
+ 1-3-5-2-4
+ 1-3-4-5-2
3. Bài 3- Phát triển thành một văn bản hoàn chỉnh từ một câu chủ đề cho trước “ Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại ngày càng nghiêm trọng”
4. Củng cố KT
- GV hệ thống KT bài học :
+ Văn bản là gì?
+ Đặc điểm của văn bản? Các loại văn bản?
5. Hướng dẫn học bài.
- Nắm vững kiến thức về văn bản.
- Làm bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài mới
Ngày soạn: 16/ 9 /2011
Tiết 5 - Chuyên đề 1: Đọc văn - Văn học dân gian
Văn học sử – sử thi – truyền thuyết – truyện cổ tích
truyện cười – ca dao ( Tiếp).
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh :
- Đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua tìm hiểu một câu chuyện cụ thể: Truyện kể lại sự kiện lịch sử đời trước và giải thích nguyên nhân theo cách nghĩ, cách cảm nhận của người đời sau.
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản..
B. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV và HS
- GV : Giáo án, sgv, sgk
- HS : vở ghi, SGK
2. Phương pháp
- Ôn tập, hệ thống KT, Luyện tập, trao đổi thảo luận.
C. Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức.
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
Học sinh nghỉ tiết
10A3
10A4
10A5
2. Kiểm tra
- Văn bản là gì?
- Làm bài 3 ( SGK 38)
3. Bài mới
Hoạt động của GV và Học sinh
Yêu cầu cần đạt
- Em hiểu truyền thuyết là gì? Có những đặc trưng cơ bản nào?
- GV gợi ý : TT có những tính chất nào ?
+ Mang màu sắc thần kì
+ Cảm xúc đời thường
- Anh/ chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”?
-GV gơị ý, hướng dẫn HS làm bài tập về nhà, các bài 1, 2, 3 sgk trang 43. Riêng bài 2, 3 là dành cho HS khá giỏi. GV khuuyến khích để HS có thể tự chiếm lĩnh, phát huy sự sáng tạo trong cảm nhận cũng như phát hiện ra những con đường mới để khám phá ra cái hay, cái đẹp, cái mới của tác phẩm này và những tác phẩm khác…
- Anh/ chị hãy cho biết đâu là “cốt lõi lịch sử” của truyện và cốt lõi lịch sử đó được dân gian thần kì hoá như thế nào?
- GV gợi ý Hs làm các bài tập trong SGK, SBT.
I. Đặc trưng cơ bản của truyền thuyết:
- Là truyện dân gian kể về sự kiện có ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử dân tộc. Truyền thuyết không phải là lịch sử mà chỉ liên quan đến lịch sử, phản ánh lịch sử. Những câu chuyện trong lịch sử được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật độc đáo, nhuốm màu sắc thần kỳ mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường.
- Muốn hiểu đúng, hiểu sâu truyền thuyết này cần đặt tác phẩm trong môi trường lịch sử - văn hoá mà nó sinh thành, lưu truyền và biến đổi. Nghĩa là đặt truyện trong mối quan hệ với lịch sử và đời sống.
II. Tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy.
1. Chủ đề :
Kể lại quá trình xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước của An Dương Vương và bi kịch nhà tan nước mất. Đồng thời thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả dân gian với từng nhân vật.
2. Hình ảnh “ngọc trai - nước giếng”
Đó vừa là một hình ảnh có giá trị thẩm mĩ cao, vừa là một tình tiết đắt giá xét về phương diện tổ chức cốt truyện: nó là sự kết thúc duy nhất hợp lí cho đôi trai gái. Tình tiết này thật ra gồm ba chi tiét hợp thành: chi tiết “ngọc trai” được sáng tạo trong tương quan với lời Mị Châu khấn lúc trước khi chết nhằm chiêu tuyết cho danh dự của nàng, nó chứng thực tấm lòng trong sáng của công chúa; chi tiết “nước giếng” có hồn Trọng Thuỷ hoà cùng nỗi hối hận vô hạn là sự chứng nhận cho mong muốn hoá giải tôi lỗi của anh ta; chi tiết ngọc trai kia đem rửa trong nước giếng này lại càng sáng đẹp hơn nói lên rằng Trọng Thuỷ đã tìm được sự hoá giải trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia. Thật là một hình tượng nghệ thuật được kết cấu đến mức hoàn mĩ !
3. Truyện truyền thuyết này không phải là lịch sử chính xác mà là sáng tác VHDG về lịch sử. Truyện lưu giữ trong lòng nó phần “cốt lõi lịch sử”: nước Âu Lạc vào thời An Dương Vương đã được dựng lên, có thành cao, hào sâu, vũ khí đủ mạnh để chiến thắng cuộc xâm lược của Triệu Đà, nhưng về sau đã rơi vào tay kẻ thù.
III. Luyện tập
- Gợi ý: Câu 2, An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình nhưng dân gian lại dựng đền thờ và am hai cha con ngay cạnh nhau. Đó là do truyền thống đạo lí gia đình cần được sum họp cả khi sống cũng như khi thác. Đó là thái độ vừa nghiêm khắc lại vừa bao dung, nhân ái, cách ứng xử thấu tình lại đạt lí của nhân dân ta.
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể kể về thành Cổ Loa, mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ và nguyên nhân mất nước Âu Lạc.
- Nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong một câu chuyện tình yêu.
4. Củng cố KT
- GV hệ thống KT bài học :
+ Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể kể về thành Cổ Loa, mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ và nguyên nhân mất nước Âu Lạc.
+ Nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong một câu chuyện tình yêu.
5. Hướng dẫn học bài.
- Nắm vững kiến thức về văn bản.
- Làm bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài mới
Ngày soạn: 23/ 9 /2011
Tiết 6 - Chuyên đề 1: Đọc văn - Văn học dân gian
Văn học sử – sử thi – truyền thuyết – truyện cổ tích
truyện cười – ca dao ( Tiếp).
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh :
- Hệ thống những kiến thức về truyện cổ tích, đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản..
B. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV và HS
- GV : Giáo án, sgv, sgk
- HS : vở ghi, SGK
2. Phương pháp
- Ôn tập, hệ thống KT, Luyện tập, trao đổi thảo luận.
C. Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức.
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
Học sinh nghỉ tiết
10A3
10A4
10A5
2. Kiểm tra
- Truyền thuyết là gì? Có những đặc trưng cơ bản nào?
- Làm bài 1, 2, 3 ( SGK )
3. Bài mới
Hoạt động của GV và Học sinh
Yêu cầu cần đạt
- Em hiểu thế nào là truyện cổ tích?
- Nội dung truyện cổ tích thường đề cập đến những vấn đề gì?
- HS trả lời và lấy dẫn chứng minh họa.
- Có mấy loại truyện cổ tích? Kể tên và lấy ví dụ cho mỗi loại?
- Em hiểu thế nào là truyện cổ tích thần kì? Ví dụ qua một tác phẩm cụ thể.
- Đặc điểm truyện có nét gì đặc sắc?
- Quá trình biến hóa của Tấm có ý nghĩa gì?
- Sau khi học xong, em rút ra được bài học gì từ thiên truyện?
I. Giới thiệu về truyện cổ tích.
1. Khái niệm :
Truyện cổ tớch Việt Nam là những truyện truyền miệng dõn gian kể lại những cõu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhõn vật quen thuộc như nhõn vật tài giỏi, nhõn vật dũng sĩ, người mồ cụi, người em ỳt, người con riờng, người nghốo khổ, người cú hỡnh dạng xấu xớ, người thụng minh, người ngốc nghếch và cả những cõu chuyện kể về cỏc con vật núi năng và hoạt động như con người.
2. Nội dung truyện cổ tớch Nội dung của truyện cổ tớch Việt Nam thường bao gồm cỏc điểm sau đõy: - Phản ỏnh và lý giải những xung đột, mõu thuẫn trong gia đỡnh: Ăn khế trả vàng hay Sự tớch cõy khế, Hầm vàng hầm bạc, Sọ Dừa, Chàng Dờ, Tấm Cỏm, Thạch Sanh, Trầu cau, Ba ụng Bếp, Sao hụm - Sao mai, Đỏ vọng phu. Những xung đột xó hội diễn ra bờn ngoài gia đỡnh được phản ỏnh muộn hơn, ớt tập trung hơn. Cỏi cõn thuỷ ngõn, Của trời trời lại lấy đi, Diệt móng xà... - Lý tưởng xó hội thẩm mỹ của nhõn dõn: Truyện cổ tớch cho thấy sự bế tắc của tầng lớp nghốo khổ trong xó hội cũ. Trong cổ tớch, tỏc giả dõn gian đó giải quyết vấn đề bằng tưởng tượng, họ nhờ vào lực lượng thần kỳ và nhõn vật đế vương. - Triết lý sống, đạo lý làm người và ước mơ cụng lý của nhõn dõn: tinh thần lạc quan trong cổ tớch chớnh là lũng yờu thương quý trọng con người, từ đú mà yờu đời, tin vào cuộc đời. Hầu hết truyện cổ tớch đều giỏn tiếp hoặc trực tiếp nờu lờn vấn đề đạo đức. Đạo đức luụn gắn với tỡnh thương, lấy tỡnh thương làm nền tảng: Đứa con trời đỏnh, Giết chú khuyờn chồng... 3. Phõn loại
- Có 3 loại truyện cổ tích :
+ Truyện cổ tích về loài vật
+ Truyện cổ tích thần kỳ
+ Truyện cổ tích sinh hoạt
- Truyện cổ tích thần kì là loại tiêu biểu nhất (cả về số lượng truyện cả về mức độ phong phú, độc đáo của nội dung và hình thức) cho thể loại chuyện cổ tích.
- Đặc trưng quan trọng của loại truyện cổ tích thần kì: không thể thiếu được sự tham gia của yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của truyện.
- Nội dung chủ yếu của truyện cổ tích thần kì: thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về hạnh phúc, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực của con người
- Kiểu truyện Tấm Cám phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới – trong đó có các dân tộc ở Việt Nam.
II. Truyện Tấm Cám
1. Đặc điểm cốt truyện
- Cốt truyện phát triển dựa trên sự kết nối của nhiều sự kiện.
- Mỗi sự kiện là một xung đột gay cấn, mang tính chất thử thách ý chí, nghị lực, đạo đức của con người.
- Do sự liên kết giữa các sự việc không thật chặt chẽ nên ta có thể bỏ một sự việc nào đó thì cốt truyện vẫn không ảnh hưởng.
2. Quá trình biến hóa của Tấm.
- Cho thấy sức sống quật cường của Tấm
- Qua quá trình biến hóa, Tấm trở nên xinh đẹp và hạnh phúc hơn.
- Sự chiến thắng để trở lại làm người của Tấm và cái chết của mẹ con Cám là sự khẳng định cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, cái tốt đẹp sẽ luôn luôn tồn tại trên cõi đời.
3. Bài học.
- Nừu phấn đấu mạnh mẽ để vươn lên, con người sẽ tìm được hạnh phúc.
- Cái thiện nhất định sẽ chiến thắng cái ác.
4. Củng cố KT
- GV hệ thống KT bài học :
+ Nắm được đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích.
+ Nhận thức được bài học để vươn lên trong cuộc sống.
5. Hướng dẫn học bài.
- Nắm vững kiến thức về văn bản.
- Làm bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài mới
Ngày soạn: 29/9 /2011
Tiết 7 - Chuyên đề 3: Làm văn .
Văn bản tự sự
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh :
- Hệ thống những kiến thức đã học về văn tự sự.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, dựng đoạn, đặt câu trong văn tự sự.
B. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV và HS
- GV : Giáo án, sgv, sgk
- HS : vở ghi, SGK
2. Phương pháp
- Ôn tập, hệ thống KT, Luyện tập, trao đổi thảo luận.
C. Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức.
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
Học sinh nghỉ tiết
10A3
10A4
10A5
2. Kiểm tra
- Em hiểu như thế nào về truyện cổ tích?
- Nội dung truyện cổ tích thường đề cập đến những vấn đề gì?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và Học sinh
Yêu cầu cần đạt
- Em hiểu thế nào là tự sự?
- Để chuẩn bị viết một bài văn tự sự cần chuẩ bị những gì?
- GV: Vận dụng phương thức biểu đạt tự sự cần chú ý những yêu cầu nào?
- GV: Cốt truyện của văn bản tự sự thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào? nhiệm vụ của từng phần?
- Để làm được một bài văn tự sự đầy đủ ý, hay , hấp dẫn cần phải làm gì?
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- HS làm bài.
- Kể lại một truyện cổ tích hoặc một truyện ngắn mà anh (chị) yêu thích (Ví dụ: Sọ Dừa, Bến quê, Những ngôi sao xa xôi…).
- HS tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn, viết bài.
I. Khái niệm.
Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
II. Yêu cầu:
- Phải xây dựng cho câu chuyện của mình một cốt truyện chân thực, hợp lí, hấp dẫn (thường gồm 5 đoạn):
+ Trình bày (mở đầu)
+ Khai đoạn (Thắt nút)
+ Phát triển
+
File đính kèm:
- Giao an Tu chon.doc