CƠ THỂ CHÚNG TA.
I/ Mục tiêu:
- Học sinh kể tên các bộ phận chính của cơ thể.
- Biết và thực hành được một số cử động của cổ, mình, chân tay.
- Có ý thức rèn luyện để có cơ thể phát triển tốt.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Tranh trong SGK.
- HS: sách.
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách của học sinh
3. Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề: Cơ thể chúng ta.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội 1 tuần 1 đến 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ 1
Ngày soạn: 23/8/2008
Ngày dạy: 25-29/8/2008
CƠ THỂ CHÚNG TA.
I/ Mục tiêu:
- Học sinh kể tên các bộ phận chính của cơ thể.
- Biết và thực hành được một số cử động của cổ, mình, chân tay.
- Có ý thức rèn luyện để có cơ thể phát triển tốt.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Tranh trong SGK.
- HS: sách.
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách của học sinh
3. Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề: Cơ thể chúng ta.
ND/Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
(7 phút)
Hoạt động 2: Quan sát tranh.
(8 phút)
Hoạt động 3: Tập thể dục.
(8 phút)
- Hướng dẫn thảo luận nhóm 2, gọi tên các bộ phận ngoài của cơ thể.
- Hoạt động cả lớp: gọi học sinh xung phong nói tên các bộ phận ngoài của cơ thể.
- Treo tranh.
- HD HS quan sát về hoạt động của 1 số bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể gồm 3 phần: đầu, mình, chân tay.
- Quan sát tranh 5 SGK nói xem các bạn đang làm gì? Cơ thể gồm mấy phần?
- Theo dõi giúp đỡ các nhóm.
- Hoạt động cả lớp: yêu cầu học sinh biểu diễn lại từng hoạt động.
? Cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
* Kết luận:
Cơ thể chúng ta gồm 3 phần: Đầu, mình và tay chân. Chúng ta nên tích cực vận động, không nên lúc nào cũng ngồi yên 1 chỗ. Hoạt động giúp ta nhanh nhẹn và khỏe mạnh.
* Trò chơi giữa tiết: (2 phút)
- Gây hứng thú rèn luyện thân thể, tập cho HS làm động tác theo bài thơ:
"Viết mãi mỏi tay,
Cúi mãi mỏi lưng,
Thể dục thế này,
Là hết mệt mỏi".
- Đọc và làm mẫu động tác.
+ Câu 1: Làm động tác tay, bàn
tay, ngón tay.
+ Câu 2: Cúi gập người rồi đứng
thẳng.
+ Câu 3: Nghiêng người sang trái,
phải.
+ Câu 4: Đưa chân trái, chân phải.
- Gọi 1 em làm trước lớp.
- Thảo luận theo nhóm, lớp.
- Xem tranh, chỉ và nói tên các bộ phận ngoài của cơ thể.
- Cá nhân kể tên các bộ phận ngoài của cơ thể trên tranh.
- Cá nhân lên chỉ và nêu tên.
- Thảo luận, trình bày.
- Một số em biểu diễn, cả lớp quan sát.
- Trả lời.
- Nhắc lại kết luận.
* Hát múa.
- Đọc và làm theo từng câu.
- Lớp làm theo từng động tác.
- 1 em tập cho cả lớp làm theo.
Cả lớp tập 3 lần. Từng dãy thi tập đúng. Cả lớp tập lại 1 lần.
4. Củng cố:
- Chơi trò chơi: "Ai nhanh, ai đúng".
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi.
- Học sinh xung phong lên chỉ và nêu tên các bộ phận trên cơ thể của bạn,
các bạn khác nhận xét.
- Giáo dục học sinh: Muốn cơ thể phát triển tốt cần tập thể dục hàng ngày.
5. Dặn dò: Rèn thói quen hoạt động để cơ thể phát triển tốt.
@Lưu ý:...............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
---------- & ----------
Tuần thứ 2
Ngày soạn: 25/8/2008
Ngày dạy: 01-09/9/2008
CHÚNG TA ĐANG LỚN.
I/ Mục tiêu:
- Học sinh biết sức lớn của em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
- So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp.
- Ý thức sự lớn lên của mọi người là không hoàn toàn như nhau, có người cao hơn, có người thấp hơn, có người béo hơn...đó là bình thường.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Tranh thiết bị.
- HS: SGK, vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Ổn định lớp.
2. Bài cũ: Kiểm tra 2 em.
3. Dạy học bài mới.
ND/Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động:
Trò chơi vật tay.
(4 phút)
Hoạt động 1: Sức lớn của cơ thể thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
(10phút)
Hoạt động 2:
Sự lớn lên có thể giống nhau hoặc khác nhau.
(10 phút)
- Yêu cầu học sinh chơi theo nhóm và quán xuyến.
- Các em có cùng độ tuổi nhưng có em khỏe hơn, có em yếu hơn, có em thấp hơn ... hiện tượng đó nói lên điều gì? Bài học hôm nay cô sẽ giới thiệu điều đó với các em.
- HD HS quan sát tranh trong SGK.
- Gợi ý một số câu hỏi:
? Những hình nào cho biết sự lớn lên của em bé từ lúc còn nằm ngửa đến lúc biết đi, biết nói, biết chơi với bạn?
? Hai bạn đang làm gì?
? Các bạn đó muốn biết điều gì?
? Em bé bắt đầu tập làm gì?
? So với lúc mới biết đi em bé đã biết thêm điều gì?
* Kết luận:
Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hàng ngày, hàng tháng về cân nặng, chiều cao, về các hoạt động vận động và sự hiểu biết. Các em mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều thứ hơn, trí tuệ phát triển hơn...
* Trò chơi giữa tiết
- HD HS thực hành theo nhóm 2. Lần lượt từng cặp đứng áp lưng, đầu và gót chân chạm nhau. Cặp kia quan sát xem bạn nào cao hơn. Tương tự các em đo xem tay ai dài hơn, vòng tay, vòng đầu, vòng ngực ai to hơn, ai béo, ai gầy...
? Dựa vào kết quả thực hành đo lẫn nhau, các em thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng lớn lên không giống nhau phải không?
* Kết luận:
Sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc khác nhau. Các em cần chú ý ăn uống điều độ, giữ gìn sức khỏe, không ốm đau sẽ chóng lớn.
- 4 học sinh làm thành 1 nhóm chơi vật tay. Mỗi người 1 cặp, người thắng đấu với nhau.
- Lấy SGK.
- Thảo luận nhóm 2: Nói với nhau về những điều đã quan sát
- Chỉ và nói về từng hình để thấy em bé ngày càng biết vận động nhiều hơn.
-...Đang cân, đo.
- Để biết chiều cao và cân nặng
- ... Đang tập đếm.
- ... Biết thêm nhiều điều.
* Nhắc lại kết luận.
* Hát múa.
- Thảo luận nhóm 2.
- Thực hành đo và nhận xét sự khác nhau của mỗi cơ thể.
- Tuy bằng tuổi nhau nhưng lớn lên không giống nhau.
* Nhắc lại kết luận.
4. Củng cố:
- Sức lớn của các em thể hiện ở những điểm nào?
(chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết).
- Tuy bằng tuổi nhau nhưng cơ thể của các em có phát triển giống nhau
không? Vì vậy các em cần chú ý điều gì? (Không. Cần chú ý ăn uống
điều độ, giữ gìn sức khỏe, không ốm đau sẽ chóng lớn).
5.Dặn dò:
- Thực hành các nội dung đã học để cơ thể phát triển bình thường, cân đối
và mạnh khỏe.
@Lưu ý:...............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
---------- & ----------
Tuần thứ 3
Ngày soạn: 08/9/2008
Ngày dạy:10-13/9/2008
NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH.
I/ Mục tiêu:
- Nhận xét và mô tả được 1 số vật xung quanh.
- Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay (da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết
được các vật xung quanh.
- Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận của cơ thể.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Tranh, hoa hồng, xà phòng, nước hoa, quả bóng.
- HS: Sách giáo khoa.
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Tiết trước học bài gì? (Chúng ta đang lớn)
? Sự lớn lên của các em giống nhau không? (Có thể giống hoặc khác nhau)
? Muốn cơ thể khỏe mạnh, không ốm đau, chóng lớn ta cần chú ý ăn uống
như thế nào? (Ăn uống điều độ)
3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài.
ND/Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
Nhận biết các vật xung quanh.
Hoạt động 2: Quan sát hình trong sách giáo khoa trang 8.
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
- Cho học sinh chơi trò chơi “Nhận biết các vật xung quanh”.
- Tiến hành: Dùng khăn sạch che mắt 1 học sinh, lần lượt đặt vào tay bạn đó 1 số vật như đá lạnh, nước nóng, quả bóng, quả mít... để bạn đó phải đoán xem đó là cái gì. Ai đoán đúng là thắng.
- Nêu vấn đề: Qua trò chơi chúng ta biết được ngoài việc sử dụng mắt để nhận biết các vật xung quanh còn có thể dùng các bộ phận khác của cơ thể để nhận biết các sự vật và hiện tượng ở xung quanh. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều đó.
- Chia nhóm 2 học sinh.
- Hướng dẫn quan sát và nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng lạnh, trơn nhẵn hay sần sùi ... của các vật xung quanh mà em nhìn thấy trong hình ở sách giáo khoa.
*Trò chơi giữa tiết
- Hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi để thảo luận trong nhóm:
? Nhờ đâu mà bạn biết được màu sắc của 1 vật?
? Nhờ đâu mà bạn biết được hình dáng của 1 vật?
? Nhờ đâu mà bạn biết được mùi vị của 1 vật?
? Nhờ đâu mà bạn biết được vị của thức ăn?
? Nhờ đâu mà bạn biết được 1 vật là cứng, mềm, sần sùi, mịn màng, trơn nhẵn, nóng, lạnh...?
? Nhờ đâu mà bạn nhận ra đó là tiếng chim hót hay chó sủa?
- Lần lượt nêu các câu hỏi.
? Điều gì sẽ xảy ra nếu mắt của chúng ta bị hỏng?
? Điều gì sẽ xảy ra nếu tai của bạn bị điếc?
? Điều gì sẽ xảy ra nếu mũi, lưỡi, da của chúng ta mất hết cảm giác?
* Kết luận:
Nhờ có mắt, mũi, tai, lưỡi, da mà chúng ta nhận biết được mọi vật xung quanh. Nếu 1 trong những giác quan đó bị hỏng, chúng ta sẽ không biết được đầy đủ về các vật xung quanh. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể.
- 2 – 3 học sinh lên chơi.
- Từng cặp quan sát và nói cho nhau nghe về các vật có trong hình.
* Múa hát.
- Dựa vào hướng dẫn của GV, tập đặt và trả lời câu hỏi.
Mắt.
Mắt.
Mũi.
Lưỡi.
Tay.
Tai.
- Xung phong: Đứng lên trước lớp để nêu 1 trong những câu hỏi các em đã hỏi nhau khi làm việc theo nhóm.
- Cả lớp thảo luận.
- Mù, không thấy đường.
- Không nghe tiếng nói, tiếng hát...
- Không ngửi, không nếm, sờ không có cảm giác.
4. Củng cố: Gọi học sinh nhắc cá nhân vài em câu kết luận.
5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài.
@Lưu ý:...............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
---------- & ----------
Tuần thứ 4
Ngày soạn: 10/9/2008
Ngày dạy:15-20/9/2008
BẢO VỆ MẮT VÀ TAI.
I/ Mục tiêu:
- Học sinh biết các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
- Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh giữ gìn mắt và tai sạch sẽ
- Giáo dục học sinh luôn có ý thức tốt bảo vệ mắt và tai.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Tranh, sách.
- HS: Sách bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Giờ trước học bài gì? (Nhận biết các vật xung quanh)
? Để nhận biết các vật xung quanh ta nhờ các giác quan nào?
(Mắt, mũi, tai, lưỡi, da)
? Mắt, mũi, tai, lưỡi, da giúp ta nhận biết điều gì?
(Mắt để nhìn, mũi để ngửi, tai để nghe, lưỡi để nhận biết mùi vị thức ăn)
3. Dạy học bài mới:
ND/Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
Làm việc với sgk.
(10 phút)
Hoạt động 2: Tập đóng vai.
(15 phút)
- Cho học sinh xem tranh sgk.
- HD HS nhận ra việc gì nên và không nên làm để bảo vệ mắt, tai.
? Khi có ánh sáng chiếu vào mắt bạn lấy tay che mắt, việc làm đó đúng hay sai? Có nên học tập bạn đó không?
? Hùng đi học về, thấy Tuấn và bạn của Tuấn đang chơi kiếm bằng 2 chiếc que. Nếu là Hùng em xử lí như thế nào?
? Lan ngồi học bài thì bạn của anh Lan đến chơi và đem đến 1 băng nhạc. Hai anh mở nhạc rất to. Nếu là Lan, em làm gì?
? Tại sao không được ngoáy tai cho nhau?
* Kết luận:
- Đọc sách, xem ti vi vừa với tầm mắt, rửa mặt bằng nước sạch, đi khám mắt...
- Không nghe tiếng quá to, không để nước vào tai, không được chọc vào tai, nếu đau tai phải đi khám...
* Trò chơi giữa tiết.
- HD tập ứng xử để bảo vệ mắt, tai.
- Gọi 1 số nhóm lên đóng vai, HD nhận xét, kết luận.
- Hỏi học sinh nêu đã học được điều gì ở các tình huống trên.
- Mở sách, xem tranh.
- Trả lời.
- Tự đặt câu hỏi cho mỗi tranh, bạn khác trả lời.
- Nhắc lại kết luận.
* Múa hát.
4. Củng cố: Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương.
5. Dặn dò: Về học bài.
@Lưu ý:...............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
---------- & ----------
Tuần thứ 5
Ngày soạn: 16/9/2008
Ngày dạy: 22-27/9/2008
GIỮ GÌN VỆ SINH THÂN THỂ.
(Soạn chi tiết)
I/ Mục tiêu:
- Học sinh hiểu rằng thân thể sạch sẽ giúp cho chúng ta khỏe mạnh, tự tin.
- Học sinh biết việc nên làm và không nên làm để da luôn sạch sẽ.
- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hàng ngày.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh, sách, bấm móng tay, khăn.
- Học sinh: Sách.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1. Ổn định lớp.
2. Bài cũ:
? Mắt và tai giúp em nhận biết được những gì?
? Không nên làm gì để bảo vệ mắt và tai?
3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài "Giữ vệ sinh thân thể".
ND/Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động:
Hoạt động 1:
Hoạt động nhóm.
Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét.
Hoạt động 3:
Xem tranh và thảo luận.
Hoạt động 4:
Thảo luận lớp.
- Yêu cầu lớp hát bài “khám tay”.
- Hướng dẫn em hỏi, em trả lời.
? Hàng ngày bạn giữ gìn thân thể, quần áo như thế nào?
- Gọi 1 số em lên nói trước lớp về việc làm của mình để giữ gìn vệ sinh thân thể.
- HD hoạt động nhóm 2, quan sát tranh sgk. Nói lên những việc nên và không nên để giữ da sạch sẽ.
- Chốt các ý trên.
- HD hoạt động theo cặp.
+ Xem tranh.
? Cần làm gì để giữ gìn chân tay sạch sẽ?
- Yêu cầu học sinh trả lời:
? Hãy nêu các việc cần làm khi tắm?
- Ghi theo trình tự.
? Nên rửa tay khi nào?
? Nên rửa chân khi nào?
? Hãy nêu những việc không nên làm với chân tay?
- Hát đồng ca.
- 2 em nói với nhau về việc giữ sạch thân thể, quần áo...
- Lên trình bày trước lớp.
- Mở sách, 2 em ngồi cạnh nhau hỏi và trả lời các tranh.
+ Nên làm: Tắm, gội, mặc áo, phơi quần áo, cắt móng tay, móng chân.
+ Không nên: Tắm nước bẩn...
- 2 em trao đổi, trả lời: rửa chân tay bằng xà phòng, cắt móng tay, móng chân, đi giày dép...
- Mỗi học sinh nêu 1 ý:
+ Chuẩn bị nước, xà phòng, khăn tắm... sạch sẽ.
+ Khi tắm: dội nước xát xà phòng, kì cọ...
+ Tắm xong lau khô người.
+ Mặc quần áo sạch sẽ.
+ Trước khi cầm thức ăn, sau khi đại tiện...
+ Rửa chân trước khi đi ngủ.
+ Ăn bốc, cắn móng tay, đi chân đất...
4. Củng cố:
? Em giữ vệ sinh thân thể như thế nào? (Tự kể).
- Cho 1 số em sạch sẽ lên trước lớp. (Tuyên dương)
- Gọi 1 số em tóc dài, áo quần bẩn. (Học sinh khuyên bảo cách sửa chữa).
5. Dặn dò:
- Nhắc nhở các em có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hàng ngày.
@Lưu ý:...............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
---------- & ----------
File đính kèm:
- TNXH1.doc