TUẦN 2
Tập đọc (tiết 3)
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tt)
Ngày
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu được nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức , bất công , bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh .
- Đọc lưu loát toàn bài , biết ngắt nghỉ đúng , biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng , tình huống biến chuyển của truyện phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật .
- Biết bênh vực em nhỏ , lên án sự bất công .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa nội dung bài trong SGK .
- Giấy khổ to viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cu : (3) Mẹ ốm .
- 1 em đọc thuộc lòng bài thơ “ Mẹ ốm ” .
- 1 em đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần 1 ) và nêu ý nghĩa truyện
52 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tuần 02 - Lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Tập đọc (tiết 3)
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tt)
Ngày
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu được nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức , bất công , bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh .
- Đọc lưu loát toàn bài , biết ngắt nghỉ đúng , biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng , tình huống biến chuyển của truyện phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật .
- Biết bênh vực em nhỏ , lên án sự bất công .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa nội dung bài trong SGK .
- Giấy khổ to viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Mẹ ốm .
- 1 em đọc thuộc lòng bài thơ “ Mẹ ốm ” .
- 1 em đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần 1 ) và nêu ý nghĩa truyện .
3. Bài mới : (27’) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tt) .
a) Giới thiệu bài :
Trong bài đọc lần trước , các em đã biết cuộc gặp gỡ giữa Dế Mèn và Nhà Trò . Nhà Trò đã kể cho Dế Mèn nghe về sự ức hiếp của bọn nhện và tình cảnh khốn khó của mình . Dế Mèn hứa sẽ bảo vệ Nhà Trò . Bài đọc các em học tiếp hôm nay sẽ cho chúng ta thấy cách Dế Mèn hành động để trấn áp bọn nhện , giúp Nhà Trò .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn phân đoạn : 3 đoạn .
+ Đoạn 1 : Bốn dòng đầu ( Trận địa mai phục của bọn nhện ) .
+ Đoạn 2 : Sáu dòng tiếp theo ( Dế Mèn ra oai với bọn nhện ) .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại ( Kết cục câu chuyện ) .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm tự điều khiển nhau đọc và trả lời các câu hỏi .
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp :
+ Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường , bố trí nhện gộc canh gác , tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ .
+ Đầu tiên , Dế Mèn chủ động hỏi , lời lẽ rất oai , giọng thách thức của một kẻ mạnh . Thấy nhện xuất hiện , vẻ đanh đá , nặc nô ; Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh .
+ Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện nhận thấy chúng hành động hèn hạ , không quân tử , rất đáng xấu hổ , đồng thời đe dọa chúng .
+ Chúng sợ hãi , cùng dạ ran , cuống cuồng chạy dọc , ngang , phá hết các dây tơ chăng lối .
- Đọc câu hỏi 4 , trao đổi , thảo luận , chọn danh hiệu thích hợp cho Dế Mèn .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Điều khiển lớp đối thoại , nêu nhận xét , thảo luận và tổng kết .
- Yêu cầu đọc thành tiếng và đọc thầm để trả lời các câu hỏi :
+ Đoạn 1 : Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ?
+ Đoạn 2 : Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ?
+ Đoạn 3 : Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ?
+ Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào ?
- Giúp HS đi tới kết luận : Các danh hiệu đều ghi nhận những phẩm chất đáng ca ngợi nhưng mỗi danh hiệu vẫn có nét nghĩa riêng . Thích hợp nhất là danh hiệu “hiệp sĩ ” .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 3 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài : Từ trong hốc đá vòng vây đi không ?
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
4. Củng cố : (3’)
- Giáo dục HS biết bênh vực em nhỏ , lên án sự bất công trong cuộc sống .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Khuyến khích HS tìm đọc tác phẩm “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” .
Toán (tiết 6)
CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
Ngày
I. MỤC TIÊU :
- Giúp HS : Oân lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề . Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số .
- Đọc , viết các số thành thạo .
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Phóng to bảng SGK , bảng từ hoặc bảng cài , các thẻ số có ghi 100 000 ; 10 000 ; 1000 ; 100 ; 10 ; 1 ; các tấm ghi các chữ số 1 ; 2 ; 3 ; ; 9 có trong bộ ĐDDH Toán 3 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Luyện tập .
- Sửa các bài tập về nhà .
3. Bài mới : (27’) Các số có sáu chữ số .
a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp .
- Nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề :
10 đơn vị = 1 chục
10 chục = 1 trăm
10 trăm = 1 nghìn
10 nghìn = 1 chục nghìn
Hoạt động 1 : Số có sáu chữ số .
MT : Giúp HS nắm quan hệ hàng của các số có 6 chữ số .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Giới thiệu :
+ 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn .
+ 1 trăm nghìn viết là 100 000 .
- Cho HS quan sát bảng có viết các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn ( đã chuẩn bị sẵn ) .
- Gắn các thẻ số 100 000 ; 10 000 ; 10 ; 1 lên các cột tương ứng trên bảng . Yêu cầu HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn , chục nghìn , , đơn vị ?
- Gắn kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng .
- Cho HS xác định lại số này gồm bao nhiêu trăm nghìn , chục nghìn , , đơn vị ; hướng dẫn viết và đọc số .
- Tương tự như vậy , lập thêm vài số có sáu chữ số nữa trên bảng , cho HS lên bảng viết và đọc số .
- Viết số , sau đó yêu cầu HS lấy các thẻ số 100 000 ; 10 000 ; 1000 ; 100 ; 10 ; 1 và các tấm ghi các chữ số 1 ; 2 ; 3 ; ; 9 gắn vào các cột tương ứng trên bảng .
Hoạt động lớp .
a) Phân tích mẫu .
b) GV đưa hình vẽ , HS nêu kết quả cần viết vào ô trống 523 453 . Cả lớp đọc số này .
- Tự làm bài , sau đó thống nhất kết quả .
- Đọc các số .
- Viết các số tương ứng vào vở .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 :
- Bài 2 :
- Bài 3 :
- Bài 4 :
4. Củng cố : (3’)
- Nêu lại cách đọc , viết số vừa học .
5. Dặn dò : (1’)
- Làm các bài tập tiết 6 sách BT .
Lịch sử và Địa lí (tiết 3)
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tt)
Ngày
I. MỤC TIÊU :
- HS biết : Trình tự các bước sử dụng bản đồ .
- Xác định được 4 hướng chính trên bản đồ theo quy ước . Tìm một số đối tượng địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ .
- Yêu thích tìm hiểu bản đồ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
- Bản đồ hành chính VN .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Làm quen với bản đồ .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới : Làm quen với bản đồ (tt) .
a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp .
- Đại diện một số em trả lời các câu hỏi trên và chỉ đường biên giới phần đất liền của VN trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN hoặc bản đồ hành chính VN treo tường .
Hoạt động 1 :
MT : Giúp HS nắm các nội dung bản đồ thể hiện .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Yêu cầu HS dựa vào kiến thức của bài trước , trả lời các câu hỏi sau :
+ Tên bản đồ cho ta biết điều gì ?
+ Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí .
+ Chỉ đường biên giới phần đất liền của VN với các nước láng giềng trên hình 3 và giải thích tại sao lại biết đó là biên giới quốc gia ?
- Giúp HS nêu được các bước sử dụng bản đồ như SGK .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm lần lượt làm các bài tập a , b SGK .
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm .
- Các nhóm khác sửa chữa , bổ sung nếu thấy câu trả lời của bạn chưa đầy đủ và chính xác .
Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm .
MT : Giúp HS thực hành theo yêu cầu SGK .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Hoàn thiện câu trả lời của các nhóm .
Hoạt động lớp .
+ 1 em lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng B , N , Đ , T .
+ 1 em lên chỉ vị trí của tỉnh ( thành phố ) mình đang sống trên bản đồ .
+ 1 em nêu tên những tỉnh ( thành phố ) giáp với tỉnh ( thành phố ) của mình .
Hoạt động 3 :
MT : Giúp HS tiếp tục thực hành các bài tập SGK .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Treo bản đồ hành chính VN lên bảng , yêu cầu :
- Chú ý hướng dẫn HS cách chỉ .
4. Củng cố : (3’)
- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu bản đồ .
5. Dặn dò : (1’)
- Tập đọc các bản đồ ở nhà .
Đạo đức (tiết 2)
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (tt)
Ngày
I. MỤC TIÊU :
- Nhận thức được : Cần phải trung thực trong học tập . Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng .
- Biết trung thực trong học tập .
- Biết đồng tình , ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
- SGK .
- Các mẩu chuyện , tấm gương về sự trung thực trong học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Trung thực trong học tập .
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của cả lớp .
3. Bài mới : (27’) Trung thực trong học tập (tt) .
a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
b) Các hoạt động :
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Cả lớp trao đổi , chất vấn , nhận xét , bổ sung .
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm .
MT : Giúp HS xử lí đúng các tình huống nêu ra qua bài học .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận .
- Kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống :
a) Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại .
b) Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng .
c) Nói bạn thông cảm , vì làm như vậy là không trung thực trong học tập .
Hoạt động lớp .
- Vài em trình bày , giới thiệu .
- Thảo luận lớp : Em nghĩ gì về những mẩu chuyện , tấm gương đó ?
Hoạt động 2 : Trình bày tư liệu đã sưu tầm được .
MT : Giúp HS trình bày được các tư liệu của mình .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Kết luận : Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập . Chúng ta cần học tập các bạn đó .
Hoạt động nhóm .
- Vài nhóm trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị .
- Cả lớp thảo luận :
+ Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem ?
+ Nếu em ở vào tình huống đó , em có hành động như vậy không ? Vì sao ?
Hoạt động 3 : Trình bày tiểu phẩm .
MT : Giúp HS trình bày được các tiểu phẩm theo nội dung bài học .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Nhận xét chung .
4. Củng cố : (3’)
- Giáo dục HS trung thực trong học tập .
5. Dặn dò : (1’)
- Thực hiện các nội dung ở mục thực hành SGK .
Luyện từ và câu (tiết 3)
MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT
Ngày
I. MỤC TIÊU :
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ theo chủ điểm “ Thương người như thể thương thân ” . Học nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán – Việt . Nắm được cách dùng các từ ngữ đó .
- Dùng được những từ ngữ trên vào các bài tập .
- Có lòng nhân hậu , biết đoàn kết với bạn bè .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bút dạ và 4 – 5 tờ phiếu khổ to kẻ sẵn các cột a , b , c , d ở BT 1 , viết sẵn các từ mẫu để HS điền tiếp những từ cần thiết vào cột ; kẻ bảng phân loại để HS làm BT 2 .
- Một số tờ giấy khổ to để các nhóm làm BT 3 .
- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (5’) Luyện tập về cấu tạo của tiếng .
2 em viết bảng lớp , cả lớp viết vào vở những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần : có 1 âm ; có 2 âm .
3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : Nhân hậu – Đoàn kết .
a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Từng cặp trao đổi , làm bài vào vở .
- Đại diện các nhóm làm bài trên phiếu trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- 1 em đọc lại bảng kết quả có số lượng từ tìm được đúng và nhiều nhất .
- Sửa bài theo lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT .
- Trao đổi , thảo luận theo cặp .
- Làm bài vào vở .
- Những cặp làm bài trên phiếu trình bày kết quả làm bài trước lớp .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm BT .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 :
+ Phát bút dạ , phiếu khổ to cho các nhóm .
- Bài 2 :
+ Phát phiếu khổ to cho 4 – 5 cặp HS .
Hoạt động lớp , nhóm .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Mỗi em trong nhóm nối tiếp nhau viết câu mình đặt lên phiếu .
- Đại diện các nhóm dán kết quả làm bài ở bảng lớp .
- Nhận xét , kết luận nhóm thắng cuộc .
- Mỗi em viết 2 câu đã đặt vào vở .
- Đọc yêu cầu BT .
- Từng nhóm 3 em trao đổi nhanh về 3 câu tục ngữ .
- Nối tiếp nhau nói nội dung khuyên bảo , chê bai trong từng câu .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm BT (tt)
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 :
+ Giúp HS hiểu yêu cầu của bài .
+ Phát giấy khổ to và bút dạ cho các nhóm làm bài .
- Bài 4 :
4. Củng cố : (3’)
- Giáo dục HS có lòng nhân hậu , biết đoàn kết với bạn bè .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS học thuộc 3 câu tục ngữ .
Toán (tiết 7)
LUYỆN TẬP
Ngày
I. MỤC TIÊU :
- Giúp HS luyện viết và đọc số có tới sáu chữ số ( cả các trường hợp có các chữ số 0 ) .
- Đọc , viết số thành thạo .
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Các số có sáu chữ số .
- Sửa các bài tập về nhà .
3. Bài mới : (27’) Luyện tập .
a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp .
- Đọc các số : 850 203 , 820 004 , 800 007 , 832 100 , 832 010 .
Hoạt động 1 : Ôn lại hàng .
MT : Giúp HS nắm chắc tên các hàng của số có 6 chữ số .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Cho HS ôn lại các hàng đã học ; quan hệ giữa đơn vị hai hàng liền kề .
- Viết số : 825 713 , cho HS xác định các hàng và chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào ?
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài , sau đó chữa bài .
a) Đọc các số .
b) Xác định hàng ứng với chữ số 5 của từng số đã cho .
- Tự làm bài . Vài em lên bảng ghi số của mình . Cả lớp nhận xét .
- Tự nhận xét quy luật viết tiếp các số trong từng dãy số ; tự viết các số ; sau đó thống nhất kết quả .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 :
- Bài 2 :
- Bài 3 :
- Bài 4 :
4. Củng cố : (3’)
- Nêu lại cách đọc , viết số vừa học .
5. Dặn dò : (1’)
- Làm các bài tập tiết 7 sách BT .
Kể chuyện (tiết 2)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
Ngày
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện , trao đổi được cùng với các bạn về ý nghĩa câu chuyện : Con người cần thương yêu , giúp đỡ lẫn nhau .
- Kể lại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình câu chuyện thơ “ Nàng tiên Oác ” đã đọc .
- Biết thương yêu , giúp đỡ mọi người .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa truyện SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Sự tích hồ Ba Bể .
2 em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “ Sự tích hồ Ba Bể ” . Sau đó nêu ý nghĩa truyện .
3. Bài mới : (27’) Kể chuyện đã nghe , đã đọc .
a) Giới thiệu bài :
Trong tiết hôm nay , các em sẽ đọc một truyện cổ tích bằng thơ có tên gọi “ Nàng tiên Oác” . Sau đó , các em sẽ kể lại câu chuyện đó bằng lời của mình , không lặp lại hoàn toàn lời thơ trong bài .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp .
- 3 em nối tiếp nhau đọc 3 đoạn thơ .
- 1 em đọc toàn bài .
- Cả lớp đọc thầm từng đoạn thơ , lần lượt trả lời những câu hỏi giúp ghi nhớ nội dung mỗi đoạn :
+ Bà lão kiếm sống bằng nghề mò cua , bắt ốc .
+ Thấy Oác đẹp , bà thương , không muốn bán , thả vào chum nước để nuôi .
+ Đi làm về , bà thấy nhà cửa đã được quét sạch sẽ , đàn lợn đã được cho ăn , cơm nước đã được nấu sẵn , vườn rau được nhặt sạch cỏ .
+ Bà thấy một nàng tiên từ trong chum nước bước ra .
+ Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc rồi ôm lấy nàng tiên .
+ Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau . Họ thương yêu nhau như hai mẹ con .
Hoạt động 1 : Tìm hiểu câu chuyện .
MT : Giúp HS nắm nội dung truyện .
PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .
- Đọc diễn cảm bài thơ .
- Đoạn 1 :
+ Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống ?
+ Bà lão làm gì khi bắt được Oác ?
- Đoạn 2 :
+ Từ khi có Oác , bà lão thấy trong nhà có gì lạ ?
- Đoạn 3 :
+ Khi rình xem , bà lão đã nhìn thấy gì ?
+ Sau đó , bà lão đã làm gì ?
+ Câu chuyện kết thúc thế nào ?
Hoạt động lớp .
- Em đóng vai người kể để kể lại câu chuyện cho người khác nghe . Kể bằng lời của em là dựa vào nội dung truyện thơ , không đọc lại từng câu thơ .
- 1 em kể mẫu đoạn 1 .
- Kể theo từng khổ thơ , theo toàn bài thơ
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Mỗi em kể xong sẽ cùng các bạn trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất , bạn hiểu truyện nhất , bạn có lời nhận xét chính xác nhất .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
MT : Giúp HS kể được truyện , nêu được ý nghĩa truyện .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
a) Hướng dẫn kể chuyện bằng lời của mình :
- Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em ?
- Viết 6 câu hỏi lên bảng .
b) Kể chuyện theo cặp hoặc nhóm :
c) Nối tiếp nhau thi kể toàn bộ câu chuyện :
- Hướng dẫn HS đi tới kết luận : Câu chuyện nói về tình thương yêu lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên Oác . Bà lão thương Oác . Oác biến thành một nàng tiên giúp đỡ bà . Câu chuyện giúp ta hiểu rằng “ Con người phải thương yêu nhau . Ai sống nhân hậu , thương yêu mọi người sẽ có cuộc sống hạnh phúc ” .
4. Củng cố : (3’)
- Giáo dục HS biết thương yêu , giúp đỡ mọi người .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS học thuộc bài thơ ; kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
- Chuẩn bị bài tập KC tuần 3 : Tìm một câu chuyện em đã được nghe , được đọc về lòng nhân hậu để kể trước lớp .
Khoa học (tiết 3)
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tt)
Ngày
I. MỤC TIÊU :
- Nắm được quá trình trao đổi chất ở người .
- Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó . Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra ở bên trong cơ thể . Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hóa , hô hấp , tuần hoàn , bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong và bên ngoài cơ thể .
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh , bảo vệ môi trường trong sạch .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình trang 8 , 9 SGK .
- Phiếu học tập .
- Bộ đồ chơi “ Ghép chữ vào chỗ trong sơ đồ ” .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Trao đổi chất ở người .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới : (27’) Trao đổi chất ở người (tt) .
a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Quan sát và thảo luận theo cặp :
+ Chỉ vào từng hình , nói tên và chức năng của từng cơ quan .
+ Trong số những cơ quan đó , cơ quan nào trực tiếp thực hiện qua trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ?
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
Hoạt động 1 : Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người .
MT : Giúp HS kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó . Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra ở bên trong cơ thể .
PP : Động não , giảng giải , đàm thoại .
- Kiểm tra và giúp đỡ các nhóm .
- Ghi tóm tắt nội dung HS trình bày ở bảng .
- Giảng về vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể .
- Kết luận :
@ Những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và các cơ quan thực hiện quá trình đó là :
+ Trao đổi khí : Do cơ quan hô hấp thực hiện ; lấy khí ô-xi , thải ra khí các-bô-níc
+ Trao đổi thức ăn : Do cơ quan tiêu hóa thực hiện ; lấy nước và thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể , thải chất cặn bã .
+ Bài tiết : Do cơ quan bài tiết nước tiểu và da thực hiện .
@ Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà máu đem các chất dinh dưỡng và ô-xi tới tất cả các cơ quan của cơ thể và đem các chất thải , chất độc từ các cơ quan của cơ thể đến các cơ quan bài tiết để thải chúng ra ngoài ; đem khí các-bô-níc đến phổi để thải ra ngoài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Xem sơ đồ trang 9 SGK để tìm các từ còn thiếu cần bổ sung vào cho hoàn chỉnh và tập trình bày mối liên hệ giữa các cơ quan trong quá trình trao đổi chất .
- Một số em lên nói về vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất .
- Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi :
+ Hằng ngày , cơ thể người phải lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì ?
+ Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể được thực hiện ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động ?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người .
MT : Giúp HS trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hóa , hô hấp , tuần hoàn , bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong và bên ngoài cơ thể .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Kết luận : Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể được thực hiện . Nếu một trong các cơ quan hô hấp , bài tiết , tuần hoàn , tiêu hóa ngừng hoạt động thì sự trao đổi chất sẽ ngừng và cơ thể sẽ chết .
4. Củng cố : (3’)
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vệ sinh , bảo vệ môi trường trong sạch .
5. Dặn dò : (1’)
- Xem trước bài “ Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn . Vai trò của chất bột đường ” .
Thể dục (tiết 3)
QUAY PHẢI , QUAY TRÁI , DÀN HÀNG , DỒN HÀNG
TRÒ CHƠI “THI XẾP HÀNG NHANH”
Ngày
I. MỤC TIÊU :
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật : quay phải , quay trái , dàn hàng , dồn hàng . Yêu cầu dàn hàng , dồn hàng nhanh , trật tự ; động tác quay phải , trái đúng kĩ thuật , đều , đẹp , đúng với khẩu lệnh .
- Trò chơi “ Thi xếp hàng
File đính kèm:
- Tuan 02r.doc