TUẦN 5
Tập đọc (tiết 9)
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài . Nắm được những ý chính của câu chuyện . Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực , dũng cảm , dám nói lên sự thật .
- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi , cảm hứng , ca nhợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi . Đọc phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện . Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi .
- Học tập tấm gương trung thực của chú bé Chôm .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cu : (3) Tre Việt Nam .
- 2 em đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam , HS1 trả lời câu hỏi 2 SGK , HS2 trả lời câu hỏi : Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì , của ai ? ( Bài thơ ca ngợi cây tre , tượng trưng cho con người VN có những phẩm chất tốt đẹp : ngay thẳng , trung thực , đoàn kết , giàu tình yêu thương nhau )
37 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tuần 05 - Lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Tập đọc (tiết 9)
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài . Nắm được những ý chính của câu chuyện . Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực , dũng cảm , dám nói lên sự thật .
- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi , cảm hứng , ca nhợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi . Đọc phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện . Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi .
- Học tập tấm gương trung thực của chú bé Chôm .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Tre Việt Nam .
- 2 em đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam , HS1 trả lời câu hỏi 2 SGK , HS2 trả lời câu hỏi : Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì , của ai ? ( Bài thơ ca ngợi cây tre , tượng trưng cho con người VN có những phẩm chất tốt đẹp : ngay thẳng , trung thực , đoàn kết , giàu tình yêu thương nhau )
3. Bài mới : (27’) Những hạt thóc giống .
a) Giới thiệu bài :
Trung thực là một đức tính đáng quý , được đề cao . Qua truyện đọc Những hạt thóc giống , các em sẽ thấy người xưa đã đề cao tính trung thực như thế nào .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn phân đoạn : 4 đoạn .
+ Đoạn 1 : Ba dòng đầu .
+ Đoạn 2 : Năm dòng tiếp theo .
+ Đoạn 3 : Năm dòng tiếp theo .
+ Đoạn 4 : Bốn dòng còn lại .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc toàn truyện .
- Vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi .
- Đọc đoạn mở đầu .
- Phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và hẹn : ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi , ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt .
- Không . Đây là mưu kế của nhà vua xem ai là người trung thực , dũng cảm .
- Đọc đoạn 2 .
- Chôm đã gieo trồng , dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm .
- Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp nhà vua . Chôm khác mọi người , Chôm không có thóc , lo lắng đến trước vua , thành thật quỳ tâu : Tâu bệ hạ ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được .
- Chôm dũng cảm dám nói sự thật , không sợ bị trừng phạt .
- Đọc đoạn 3 .
- Mọi người sững sờ , ngạc nhiên , sợ hãi thay cho Chôm vì Chôm dám nói sự thật , sẽ bị trừng phạt .
- Đọc đoạn cuối bài .
- Vì họ bao giờ cũng nói thật , không vì lợi ích của mình mà nói dối làm hỏng việc chung . Vì họ thích nghe nói thật , nhờ đó làm được nhiều việc có lợi cho dân , cho nước . Vì họ dám bảo vệ sự thật , bảo vệ người tốt
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ?
- Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực ?
- Thóc đã luộc chín rồi còn nảy mầm được không ?
- Theo lệnh vua , chú bé Chôm đã làm gì ? Kết quả ra sao ?
- Đến kì phải nộp thóc cho vua , mọi người làm gì ?
- Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người ?
- Thái độ của mọi người thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm ?
- Theo em , vì sao người trung thực là người đáng quý ?
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 4 em đọc tiếp nối nhau 4 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài theo lối phân vai : Chôm lo lắng thóc giống của ta .
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
4. Củng cố : (3’)
- Hỏi : Câu chuyện này muốn nói với em điều gì ? ( Trung thực là đức tính quý nhất của con người . Cần sống trung thực )
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Tiếp tục về nhà luyện đọc truyện trên theo lối phân vai .
Chính tả (tiết 5)
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nội dung bài viết Những hạt thóc giống .
- Nghe – viết lại đúng chính tả , trình bày đúng một đoạn văn trong bài . Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : l / n , en / eng .
- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Truyện cổ nước mình .
Đọc cho 2 , 3 em viết ở bảng , cả lớp viết vào nháp các từ ngữ đã được luyện viết ở BT2 tiết trước .
3. Bài mới : (27’) Những hạt thóc giống .
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Theo dõi .
- Cả lớp đọc thầm lại , chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai , cách trình bày bài .
- Viết bài vào vở .
- Soát lại bài .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
- Đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết .
MT : Giúp HS nghe để viết đúng đoạn thơ .
PP : Làm mẫu , trực quan , thực hành .
- Đọc toàn bài .
- Nhắc HS : Ghi tên bài vào giữa dòng . Sau khi chấm xuống dòng , chữ đầu nhớ viết hoa , viết lùi vào 1 ô li . Lời nói trực tiếp của các nhân vật phải viết sau dấu hai chấm , xuống dòng , gạch đầu dòng .
- Đọc bài cho HS viết .
- Đọc lại bài một lượt .
- Chấm , chữa 7 – 10 bài .
- Nhận xét chung .
Hoạt động cá nhân , nhóm .
- Đọc thầm đoạn văn , đoán chữ bị bỏ trống , làm bài cá nhân vào vở .
- Đại diện các nhóm lên bảng sửa thi đua tiếp sức rồi đọc lại đoạn văn .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả bài làm .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
- Đọc các câu thơ , suy nghĩ , viết nhanh lời giải ra nháp rồi mang dán ở bảng .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng : Con nòng nọc – Chim én .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : ( chọn 2a )
+ Dán 3 , 4 tờ phiếu khổ to ở bảng , phát bút dạ cho các nhóm .
- Bài 3 : Giải câu đố .
+ Nêu yêu cầu BT .
4. Củng cố : (3’)
- Giáo dục HS cần trung thực trong học tập .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
Luyện từ và câu (tiết 9)
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU :
- Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm : Trung thực – Tự trọng .
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ trên để đặt câu .
- Giáo dục HS tính trung thực , lòng tự trọng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm BT1 .
- Bút dạ xanh , đỏ và 2 , 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3 , 4 .
- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (5’) Luyện tập về từ ghép và từ láy .
- Kiểm tra miệng 2 em : 1 em làm lại BT2 , 1 em làm lại BT3 .
3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : Trung thực – Tự trọng .
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu của bài .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Trình bày kết quả .
- Suy nghĩ , mỗi em đặt 1 câu với 1 từ cùng nghĩa với trung thực , 1 câu với 1 từ trái nghĩa với trung thực .
- Nối tiếp nhau đọc những câu văn đã đặt
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 :
+ Phát phiếu cho từng cặp HS trao đổi , làm bài .
+ Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Bài 2 :
+ Nêu yêu cầu BT .
+ Nhận xét nhanh .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Đọc yêu cầu BT .
- Từng cặp trao đổi tìm lời giải .
- 2 , 3 em lên bảng thi làm bài .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng : Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình .
- Đọc yêu cầu BT .
- Từng cặp trao đổi , trả lời câu hỏi .
- 2 , 3 em lên bảng làm bài trên phiếu : gạch bút đỏ và bút xanh để phân biệt .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 :
+ Dán lên bảng 2 , 3 tờ phiếu ghi sẵn BT
- Bài 4 :
4. Củng cố : (3’)
- Giáo dục HS tính trung thực , lòng tự trọng .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng các thành ngữ , tục ngữ .
Kể chuyện (tiết 5)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu truyện , trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện .
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc nói về tính trung thực . Chăm chú lắng nghe lời bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn .
- Giáo dục HS tính trung thực .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một số truyện viết về tính trung thực .
- Sách Truyện đọc 4 .
- Bảng lớp viết Đề bài .
- Giấy khổ to viết gợi ý 3 SGK , tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Một nhà thơ chân chính .
Kiểm tra 1 em kể câu chuyện Một nhà thơ chân chính , trả lời câu hỏi về nội dung , ý nghĩa truyện .
3. Bài mới : (27’) Kể chuyện đã nghe , đã đọc .
a) Giới thiệu bài :
Các em đang học chủ điểm nói về những con người trung thực , tự trọng . Ngoài những truyện trong SGK , các em còn được đọc , được nghe nhiều câu chuyện khác ca ngợi những người trung thực . Tiết học hôm nay giúp em kể về những con người đó .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc đề bài .
- 4 em nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý SGK .
- Một số em nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình , nói rõ đó là truyện về một người dám nói ra sự thật , dám nhận lỗi , không làm những việc gian dối hay truyện về người không tham của người khác .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đề
MT : Giúp HS hiểu nội dung , yêu cầu của đề bài .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Gạch dưới những chữ sau trong đề : được nghe – được đọc – tính trung thực .
- Dán lên bảng dàn ý bài KC .
- Nhắc HS : Những truyện được nêu làm ví dụ trong gợi ý 1 là những truyện trong SGK . Nếu không tìm được truyện ngoài SGK , em có thể kể một trong những truyện đó . Khi ấy , em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn tự tìm được một truyện khác ngoài SGK .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Kể chuyện theo cặp , trao đổi về ý nghĩa truyện .
- Thi kể chuyện trước lớp .
- Cả lớp nhận xét , tính điểm theo các tiêu chuẩn :
+ Nội dung truyện có hay , có mới không ?
+ Cách kể thế nào ?
+ Khả năng hiểu truyện của người kể .
- Bình chọn bạn ham đọc sách , chọn được truyện hay nhất ; bạn kể tự nhiên , hấp dẫn nhất .
Hoạt động 2 : Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
MT : Giúp HS kể được truyện , nêu được ý nghĩa truyện .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Nhắc HS : Với những truyện khá dài mà các em không có khả năng kể gọn lại , các em có thể chỉ kể 1 , 2 đoạn truyện và hứa sẽ kể tiếp cho các bạn nghe hết câu chuyện vào lúc khác .
- Dán ở bảng Tiêu chuẩn đánh giá bài KC , viết tên HS và tên truyện ở bảng .
4. Củng cố : (3’)
- Giáo dục HS tính trung thực .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học . Biểu dương những HS chăm chú lắng nghe bạn kể , nhận xét lời kể của bạn chính xác , đặt câu hỏi thú vị , thông minh .
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe . Nhắc nhở , hướng dẫn những em kể chưa đạt về nhà tiếp tục luyện kể .
- Chuẩn bị bài KC tuần sau : Tìm một truyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe , được đọc để kể trước lớp .
Tập đọc (tiết 10)
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu các từ ngữ trong bài . Hiểu ý ngầm sau lời nói ngọt ngào của Cáo và Gà Trống . Hiểu ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn : Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống , chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kể xấu xa như Cáo .
- Đọc trôi chảy , lưu loát bài thơ . Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ , cuối mỗi dòng thơ . Biết đọc bài với giọng vui , dí dỏm , thể hiện được tâm trạng và tính cách các nhân vật . Học thuộc lòng bài thơ .
- Giáo dục HS cảnh giác trước những lời mê hoặc của kẻ xấu .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài thơ trong SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Những hạt thóc giống .
- Kiểm tra 2 em nối tiếp nhau đọc truyện Những hạt thóc giống , trả lời các câu hỏi SGK .
3. Bài mới : (27’) Gà Trống và Cáo .
a) Giới thiệu bài :
- Hôm nay , các em sẽ được học bài thơ ngụ ngôn Gà Trống và Cáo của nhà thơ La Phông-ten . Bài thơ này kể chuyện con cáo xảo trá , định dùng thủ đoạn lừa gà trống để ăn thịt . Không ngờ gà trống lại là một đối thủ rất cao mưu , đã làm cho cáo phải khiếp vía bỏ chạy . Bài thơ khuyên em điều gì ? Tiết học này sẽ giúp các em hiểu điều đó .
- HS quan sát tranh minh họa SGK .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn thơ . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài thơ .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Có thể chia bài thơ thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : Mười dòng đầu .
+ Đoạn 2 : Sáu dòng tiếp theo .
+ Đoạn 3 : Bốn dòng cuối .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc đoạn 1 .
- Gà Trống đậu vắt vẻo trên một cành cây cao . Cáo đứng dưới gốc cây .
- Cáo đon đả mời Gà Trống xuống đất để báo cho Gà biết tin tức mới : Từ nay , muôn loài đã kết thân . Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà tỏ bày tình thân .
- Đó là tin Cáo bịa ra nhằm dụ Gà Trống xuống đất để ăn thịt .
- Đọc đoạn 2 .
- Gà biết sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa của Cáo : muốn ăn thịt Gà .
- Cáo rất sợ chó săn . Tung tin có cặp chó săn đang chạy đến loan tin vui , Gà đã làm cho Cáo khiếp sợ , phải bỏ chạy , lộ mưu gian .
- Đọc đoạn 3 .
- Cáo khiếp sợ , hồn lạc phách bay , quắp đuôi , co cẳng bỏ chạy .
- Gà khoái chí cười vì Cáo đã chẳng làm gì được mình , còn bị mình lừa lại phải phát khiếp .
- Gà không bóc trần mưu gian của Cáo mà giả bộ tin lời Cáo , mừng khi nghe thông báo của Cáo . Sau đó báo lại cho Cáo biết chó săn cũng đang chạy đến để loan tin vui làm Cáo khiếp sợ quắp đuôi , co cẳng chạy .
- Đọc câu hỏi 4 , suy nghĩ lựa chọn ý đúng , phát biểu .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài thơ .
PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .
- Hướng dẫn đọc thầm , đọc lướt ; suy nghĩ , trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài đọc .
- Gà Trống đứng ở đâu ? Cáo đứng ở đâu ?
- Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất ?
- Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt ?
- Vì sao Gà không nghe lời Cáo ?
- Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì ?
- Thái độ của Cáo thế nào khi nghe lời Gà nói ?
- Thấy Cáo bỏ chạy , thái độ của Gà ra sao ?
- Theo em , Gà thông minh ở điểm nào ?
- Chốt lại ý đúng : ý 3 ( Khuyên người ta đứng vội tin những lời ngọt ngào )
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn bài thơ .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Vài cặp thi đọc diễn cảm trước lớp .
+ Nhẩm học thuộc lòng bài thơ .
+ Cả lớp thi HTL từng đoạn thơ .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài thơ và thuộc bài thơ .
PP : Giảng giải , đàm thoại , thực hành .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn 1 , 2 theo lối phân vai .
+ Đọc mẫu khổ thơ .
+ Theo dõi , uốn nắn .
4. Củng cố : (3’)
- Mời vài em nhận xét về Cáo và Gà Trống . ( Cáo gian trá , xảo quyệt , nói lời ngọt ngào hòng lừa Gà Trống xuống đất để ăn thịt . Gà Trống thông minh , mưu trí vờ tin lời Cáo rồi tung tin có cặp chó săn đang đến để dọa Cáo làm Cáo tưởng thật , khiếp sợ bỏ chạy )
- Giáo dục HS : Các em phải sống thật thà , trung thực , song cũng phải biết xử trí thông minh trước hành động xấu xa của bọn lừa đảo . Gà Trống đáng khen vì thông minh , không mắc mưu Cáo , lại còn làm cho Cáo phải khiếp vía , bỏ chạy . Ở lớp 1 , các em đã biết chuyện về đàn dê con thông minh , không mắc lừa con sói ác . Với câu chuyện này , các em càng phải cảnh giác với những lời nói ngọt ngào của kẻ xấu , đừng mắc mưu gian của chúng .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS học thuộc lòng bài thơ .
Tập làm văn (tiết 9)
VIẾT THƯ (Kiểm tra viết )
I. MỤC TIÊU :
- Nắm vững cách viết một bức thư .
- Viết được một lá thư thăm hỏi , chúc mừng hoặc chia buồn , bày tỏ tình cảm chân thành , đúng thể thức .
- Biết chia xẻ buồn vui với bạn bè , người thân .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giấy viết , phong bì , tem thư .
- Giấy khổ to viết vắn tắt những nội dung cần ghi nhớ tiết TLV cuối tuần 3 .
- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Luyện tập xây dựng cốt truyện .
- Vài em nêu lại ghi nhớ tiết học trước .
3. Bài mới : (27’) Viết thư ( Kiểm tra viết ) .
a) Giới thiệu bài :
Trong tiết học này , các em sẽ làm bài kiểm tra viết thư đẻ tiếp tục rèn luyện và củng cố kĩ năng viết thư . Bài kiểm tra sẽ giúp cả lớp chúng ta biết bạn nào viết được lá thư đúng thể thức nhất , hay nhất , chân thành nhất .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp .
- 1 em nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về 3 phần của một lá thư .
- Vài em nói đề bài và đối tượng em chọn để viết thư .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nắm yêu cầu đề bài .
MT : Giúp HS hiểu yêu cầu đề bài .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Dán nội dung cần ghi nhớ ở bảng .
- Đọc và viết đề KT ở bảng .
- Lưu ý :
+ Lời lẽ trong thư cần chân thành , thể hiện sự quan tâm .
+ Viết xong thư , em cho thư vào phong bì ; ghi tên , địa chỉ người nhận ngoài phong bì .
Hoạt động cá nhân .
- Cả lớp viết thư .
- Cho thư vào phong bì ; ghi tên , địa chỉ người gửi , người nhận ; nộp cho GV ( không dán kín ) .
Hoạt động 2 : Thực hành viết thư .
MT : Giúp HS viết hoàn chỉnh bức thư .
PP : Thực hành , giảng giải .
4. Củng cố : (3’)
- Thu bài cả lớp .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS viết thư chưa đạt về viết lại nộp vào tiết học tới .
Luyện từ và câu (tiết 10)
DANH TỪ
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật .
- Nhận biết được danh từ trong câu , đặc biệt là danh từ chỉ khái niệm . Biết đặt câu với danh từ .
- Yêu thích vẻ phong phú của từ tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1,2 ( phần Nhận xét ) .
- Tranh , ảnh về một số sự vật có trong đoạn thơ BT1 ( phần Nhận xét ) .
- 3 , 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1 ( phần Luyện tập ) .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Mở rộng vốn từ : Trung thực – Tự trọng .
- Kiểm tra 2 em làm lại BT1 , 2 tiết trước .
3. Bài mới : (27’) Danh từ .
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp , nhóm .
- 1 em đọc nội dung BT1 . Cả lớp đọc thầm .
- Trao đổi , thảo luận . Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nhận biết được danh từ trong câu .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Bài 1 :
+ Phát phiếu cho các nhóm .
+ Giải thích thêm :
@ Danh từ chỉ khái niệm : Biểu thị những cái chỉ có trong nhận thức của con người , không có hình thù , không chạm vào hay ngửi , nếm , nhìn
@ Danh từ chỉ đơn vị : Biểu thị những đơn vị được dùng để tính , đếm sự vật .
Hoạt động lớp .
- Căn cứ vào BT2 ( phần Nhận xét ) tự nêu định nghĩa danh từ .
- Vài em đọc nội dung cần ghi nhớ SGK .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Viết vào vở những danh từ chỉ khái niệm .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Trao đổi theo cặp để đặt câu với những danh từ chỉ khái niệm ở BT1 .
- Từng tổ tiếp nối nhau đọc câu văn mình đặt được .
- Nhận xét , kết luận tổ làm bài tốt nhất .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS làm được các BT thực hành .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 :
+ Phát phiếu làm bài cho 3 , 4 em .
- Bài 2 : Nêu yêu cầu đề bài .
4. Củng cố : (3’)
- Giáo dục HS yêu thích vẻ phong phú của từ tiếng Việt .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà tìm thêm các danh từ chỉ đơn vị , hiện tượng tự nhiên .
Tập làm văn (tiết 10)
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU :
- Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện .
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện .
- Yêu thích tạo dựng đoạn văn kể chuyện .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1 , 2 , 3 ( phần Nhận xét ) .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Viết thư ( Kiểm tra viết ) .
- Nhận xét các bức thư HS đã viết .
3. Bài mới : (27’) Đoạn văn trong bài văn kể chuyện .
a) Giới thiệu bài :
Sau khi đã luyện tập xây dựng cốt truyện , các em sẽ học về đoạn văn để có những hiểu biết ban đầu về đoạn văn KC . Từ đó biết vận dụng những hiểu biết đã có , tập tạo lập đoạn văn KC .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp, nhóm đôi .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Đọc thầm truyện Những hạt thóc giống . Từng cặp trao đổi , làm bài trên tờ phiếu được phát .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , nêu nhận xét rút ra từ 2 BT trên :
+ Mỗi đoạn văn trong bài văn KC kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện .
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nhận biết một đoạn văn kể chuyện .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Bài 1 , 2 :
+ Phát phiếu cho các nhóm .
- Bài 3 :
Hoạt động lớp .
- Vài em đọc nội dung cần ghi nhớ SGK .
Hoạt động 2
File đính kèm:
- Tuan 05R.doc