Giáo án tuần 19 lớp 5

TẬP ĐỌC:

LÊ-NIN TRONG HIỆU CẮT TÓC.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ gốc nước ngoài, hiểu diễn biến câu chuyện với những chi tiết khá bất ngờ, thú vị đọc phân biệt nhân vật.

2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể linh hoạt, thể hiện được diễn biến của câu chuyện với những chi tiết kha bất ngờ, thú vị. Đọc phân biệt lời nhân vật và lời của những người có mặt trong hiệu cắt tóc.

3. Thái độ: - Hiểu nội dung, ý nghĩa bài văn, ca ngợi Lê nin, lãnh tụ cách mạng thế giới đã nêu gương về ý thức xây dựng, thực hiện nếp sống văn minh.

II. Chuẩn bị:

+ GV: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.Chân dung Lê nin

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc cho học sinh.

+ HS: SGK, sưu tầm tranh, ảnh về Lê-nin.

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tuần 19 lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 NGÀY MÔN BÀI Thứ 2 16.01 Tập đọc Toán Đạo đức Lịch sử Lê-nin trong hiệu cắt tóc Hình tròn Việt Nam – Tổ quốc em. Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954) Thứ 3 17.01 L.từ và câu Toán Khoa học MRVT: Công dân Chu vi hình tròn Dung dịch Thứ 4 18.01 Tập đọc Toán Làm văn Địa lí Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng. Luyện tập Viết bài văn tả người Ôn tập Thứ 5 19.01 Chính tả Toán Kể chuyện Cánh cam lạc mẹ Diện tích hình tròn Kể chuyện đã nghe đã đọc Thứ 6 20.01 L.từ và câu Toán Khoa học Làm văn Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ Luyện tập Sự biến đổi hoá học (tiết 1) Lập chương trình hoạt động. Thứ hai, ngày 16 tháng 01 năm 2006 TẬP ĐỌC: LÊ-NIN TRONG HIỆU CẮT TÓC. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ gốc nước ngoài, hiểu diễn biến câu chuyện với những chi tiết khá bất ngờ, thú vị đọc phân biệt nhân vật. 2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể linh hoạt, thể hiện được diễn biến của câu chuyện với những chi tiết kha bất ngờ, thú vị. Đọc phân biệt lời nhân vật và lời của những người có mặt trong hiệu cắt tóc. 3. Thái độ: - Hiểu nội dung, ý nghĩa bài văn, ca ngợi Lê nin, lãnh tụ cách mạng thế giới đã nêu gương về ý thức xây dựng, thực hiện nếp sống văn minh. II. Chuẩn bị: + GV: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.Chân dung Lê nin - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc cho học sinh. + HS: SGK, sưu tầm tranh, ảnh về Lê-nin. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 30’ 6’ 13’ 6’ 5’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Người công dân số 1. Giáo viên gọi học sinh đọc phân vai trích đoạn kịch và trả lời câu hỏi quyết tâm của ảnh Thành tìm đường cứu nước được thể hiện qua chi tiết nào? Vì sao có thể gọi anh Thành là người công dân số 1? Em có cảm nghĩ gì qua câu chuyện? Giáo viên nhận xét cho điểm. 3. Giới thiệu bài mới: Lê nin trong hiệu cắt tóc. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải Yêu cầu học sinh đọc bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc các từ ngữ gốc nước ngoài: Jcsem-li, Jva nốp- Lênin ® GV đọc mẫu yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh. Giáo viên chia đoạn để luyện đọc cho học sinh. Đoạn 1: “Từ đầu … Lê nin” Đoạn 2: “ Lê nin… ra xem”. Đoạn 3: Phần còn lại Hướng dẫn học sinh phát âm những từ ngữ đọc sai, không chính xác. Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải Giáo viên đọc diễn cảm bài văn ( giọng cảm hứng, ca ngợi thể hiện sự trân trọng đề cao) v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải. Yêu cầu cả lớp đọc thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi: Khách cắt tóc thể hiện nếp sống văn minh như thế nào? Giáo viên chốt: Mở đầu bài đọc, tác giả đã giới thiệu quang cảnh một cửa hiệu cắt tóc trong tiệm Krem-li, mọi người đến cắt tóc rất đông nhưng không vì thế mà ồn ào mất trật tự, trái lại rất lịch sự, văn minh, họ đến ngồi đợi theo thứ tự trước sau, không ai bảo ai rất từ tốn. Gọi 1 học sinh đọc đoạn 2. Vì sao mọi người lại cho Lê nin cắt tóc trước? Em hãy gạch dưới câu nói của Lê nin khi được mời cắt tóc trước? Thái độ của Lê nin trước lời đề nghị của mọi người nói lên điều gì? Yêu cầu học sinh đọc lướt toàn bài chú ý các con số về tài sản tiền bạc mà ông Đỗ Đình Thiện đã trợ giúp cho cách mạng. Em hãy kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Đỗ Đình Thiện qua các thời kỳ cách mạng. * Giáo viên chốt: Thái độ của Lê nin khi được mọi người nhường mình đã cho ta thấy rõ phẩm chất bình dị, trong sáng và khiêm tốn của ông. Ông xem mình là một công dân lao động khác. Yêu cầu học sinh đọc đoạn cuối. Anh công dân Iva nốp đã ứng xử thế nào? Câu chuyện kết thúc ra sao? Vì sao Lê nin không tiện từ chối lời đề nghị của anh công dân Iva nốp? Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong câu chuyện. * GV chốt: Muốn xây dựng xã hội văn minh tốt đẹp thì mọi người đều phải thực hiện nghiệm túc các quy định chung về nếp sống văn minh. Mẩu chuyện kể về Lê nin đã giúp các em hiểu hơn nghĩa vụ của mỗi công dân trong xã hội. v Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. Phương pháp: Đàm thoại. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm Đối với bài văn này, các em cần có giọng đọc như thế nào? Yêu cầu học sinh ghi dấu ngắt giọng, nhấn mạnh rồi đọc cho phù hợp với từng nhân vật Cho học sinh các nhóm, cá nhân thi đua phân vai đọc diễn cảm . v Hoạt động 4: Củng cố. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải. Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm để tìm nội dung ý nghĩa của bài. Giáo viên nhận xét, tuyên dương 5. Tổng kết - dặn dò: Xem lại bài. Chuẩn bị: “Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng” Nhận xét tiết học Hát Học sinh lắng nghe, trả lời . Hoạt động lớp, cá nhân. 1 học sinh khá giỏi đọc. Cả lớp đọc thầm. Học sinh đọc đồng thanh. Nhiều học sinh tiếp nối đọc từng đoạn của bài văn, đọc các từ ngữ có âm tr, r, s chính xác. 1 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm. Các em có thể nêu thêm từ ngữ chưa hiểu Cho đọc từ ngữ chú giải, cả lớp đọc theo. Hoạt động nhóm, cá nhân. Khách đến cắt tóc trong tiệm Krem-li rất đông nhưng mọi người rất lịch sự, văn minh ngồi đợi theo thứ tự trước sau. 1 học sinh đọc lại yêu cầu đề bài. 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 2. Học sinh tự do nêu ý kiến. Dự kiến: Vỉ Lê nin rất bận Vì mọi người biết Lê nin có việc nếu phải ngồi đợi rất nhiều. Học sinh gạch dưới câu nói của Lê nin rồi nêu: Dự kiến: Cảm ơn các đồng chí – Tôi cũng phải ngồi đợi chứ! Học sinh trao đổi trong nhóm rồi đại diện trả lời câu hỏi. Dự kiến: Lê nin xem mình là một công dân bình thường. Lê nin cần thực hiện đúng quy định chung như tất cả mọi người. Lê nin tôn trọng các nếp sống về văn minh, không xem mình là lãnh tụ, bận rộn hơn người khác. Lê nin không muốn nhận sự ưu tiên, nhường nhịn của mọi người. 1 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm. Học sinh nêu câu trả lời Dự kiến: Anh công dân Iva nốp đã mời Lê nin ngồi vào ghế cắt tóc trước vì đã đến lượt anh, anh có quyền đổi chỗ cho người khác. Lê nin không tiện từ chối nữa, đã ngồi vào ghế sắt cắt tóc. Vì anh công dân Iva nốp có thái độ hết sức chân thành, lý lẽ thuyết phục. Học sinh phát biểu tự do. Dự kiến: Lê nin là một công dân gương mẫu, tôn tọng mọi người, Lê nin rất khiêm tốn, giản dị. Hoạt động lớp, cá nhân. Đọc phân biệt rõ nhân vật. Tôi phải xếp sau đồng chí nào nhỉ? // ( giọng vui, giản dị) - Đồng chí Lê nin/ giờ đã đến lượt tôi. Tôi thà để năm năm không cắt tóc chứ không để đồng chí đợi thêm một phút nào nữa// ( giọng chân thành) Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm . Học sinh thi đua đọc diễn cảm . Hoạt động nhóm, lớp. Học sinh các nhóm thảo luận để tìm đại ý của bài. Dự kiến: ca ngời Lê nin, vị lãnh tụ cách mạng thế giới, đã nêu tấm gương về ý thức xây dựng, thực hiện nếp sống văn minh. TOÁN: HÌNH TRÒN. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nhận dạng được hình tròn, các đặc điểm của hình tròn. 2. Kĩ năng: - Rèn học sinh kĩ năng vẽ hình tròn. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: + GV: Compa, bảng phụ. + HS: Thước kẻ và compa. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 3’ 1’ 34’ 15’ 16’ 3’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Giáo viên nhận xét – chấm điểm. 3. Giới thiệu bài mới: Hình tròn 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Giới thiệu hình tròn – đường tròn Phương pháp: Quan sát, đàm thoại. Dùng compa vẽ 1 đường tròn, chỉ đường tròn. Điểm đặt mũi kim gọi là gì của hình tròn? + Lấy 1 điểm A bất kỳ trên đường tròn nối tâm O với điểm A ® đoạn OA gọi là gì của hình tròn? + Các bán kính OA, OB, OC …như thế nào? + Lấy 1 điểm M và N nối 2 điểm MN và đi qua tâm O gọi là gì của hình tròn? + Đường kính như thế nào với bán kính? v Hoạt động 2: Thực hành. Phướng pháp: Luyện tập, thực hành. Bài 1: Theo dõi giúp cho học sinh dùng compa. Bài 2: Lưu ý học sinh bài tập này biết đường kính phải tìm bán kính. Bài 3: Lưu ý cách vẽ đường tròn lớn và hai nửa đường tròn cùng một tâm. Bài 4: Lưu ý vẽ hình chữ nhật. Lấy chiều rộng là đường kính ® bán kính vẽ nửa đường tròn. v Hoạt động 3: Củng cố. Phướng pháp: Thực hành. Nêu lại các yếu tố của hình tròn. 5. Tổng kết - dặn dò: Ôn bài Chuẩn bị: Chu vi hình tròn. Nhận xét tiết học Hát Học sinh sửa bài 1, 2, 3. Hoạt động lớp. Dùng compa vẽ 1 đường tròn. Dùng thước chỉ xung quanh ® đường tròn. Dùng thước chỉ bề mặt ® hình tròn. … Tâm của hình tròn O. … Bán kính. Học sinh thực hành vẽ bán kính. 1 học sinh lên bảng vẽ. … đều bằng nhau OA = OB = OC. … đường kính. Học sinh thực hành vẽ đường kính. 1 học sinh lên bảng. … gấp 2 lần bán kính. Lần lượt học sinh lặp lại. Bán kính đoạn thẳng nối tâm O đến 1 điểm bất kỳ trên đường tròn (vừa nói vừa chỉ bán kính trên hình tròn). Đường kính đoạn thẳng nối hai điểm bất kỳ trên đường tròn và đi qua tâm O (thực hành). Hoạt động cá nhân. Thực hành vẽ đường tròn. Sửa bài. Thực hành vẽ đường tròn. Sửa bài. Thực hành vẽ theo mẫu. Thực hành vẽ theo mẫu. Hoạt động lớp. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG ĐẠO ĐỨC: VIỆT NAM-TỔ QUỐC EM. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh biết quôc tịch của em là VN,Tổ quốc em dang thay đổi từng ngày và dang hội nhập vào đời sống quốc tế. 2. Kĩ năng: Học sinh có những hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về văn hóa và sự phát triễn kinh tế của Tổ quôc Việt Nam. 3. Thái độ: Quan tâm đến sự phát triễn của đất nước, tự hào về truyền thống và con người Việt Nam, về văn hóa và lịch sử dân tộc VN. Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựngvà bảo vệ quê hương đất nước. II. Chuẩn bị: HS: Tranh, ảnh về Tổ quốc VN GV: Băng hình về Tổ quốc VN Băng cassette bài hát “Việt Nam quê hương tôi” III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 3’ 1’ 30’ 10’ 7’ 8’ 5’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Em đã thực hiện việc hợp tác với mọi người ở trường, ở nhà như thế nào? Kết quả ra sao?. Nhận xét, ghi điểm 3. Giới thiệu: Việt Nam-Tổ quốc em 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Phân tích thông tin trang 28/ SGK. Phương pháp: Đàm thoại,thuyết trình,thảo luận. Học sinh đọc các thông tin trong SGK Treo 1 số tranh ảnh về cầu Mỹ Thuận, thành phố Huế, phố cổ Hội An, Mĩ Sơn, Vịnh Hạ Long. Các em có nhận ra các hình ảnh có trong thông tin vừa đọc không? Ai có thể giới thiệu cho các bạn rõ hơn về các hình ảnh này? Nhận xét, giới thiệu thêm. Nêu yêu cầu cho học sinh® khuyến khích học sinh nêu những hiểu biết của các em về đất nước mình, kể cả những khó khăn của đất nước hiện nay. • Gợi ý: + Nước ta còn có những khó khăn gì? Em có suy nghĩ gì về những khó khăn của đất nước? Chúng ta có thể làm gì để góp phần giải quyết những khó khăn đó? ® Kết luận: Tổ quốc chúng ta là VN, chúng ta rất yêu quí và tực hào về Tổ quôc mình, tự hào mình là người VN. Đất nước ta còn nghèo, vì vậy chúng ta phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc. v Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1/ SGK. Phương pháp: Luyện tập, thuyết trình. Giáo viên nêu yêu cầu bài tập. ® Tóm tắt: Quốc kì VN là lá cờ đỏ ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN, là danh nhân văn hóa thế giới. Văn Miếu nằm ở Thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên ở nước ta. · Ở hoạt động này có thể tổ chức cho học sinh học nhóm để lựa chọn các tranh ảnh về đất nước VN và dán quanh hình Tổ quôc, sau đó nhóm sẽ lên giới thiệu về các tranh ảnh đó. v Hoạt động 3: Học sinh thảo luận nhóm bài tập 2. Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình. Nêu yêu cầu cho học sinh. ® Kết luận: Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn đọc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ đó, ngày 2/ 9 được lấy làm ngày Quốc Khánh của nước ta. 7/5/1954 Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ. 30/4/1975 Ngày giải phóng Miền Nam. Quân giải phóng chiếm Dinh Độc Lập, ngụy quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng. Ải Chi Lăng: thuộc Lạng Sơn, nơi Lê Lợi đánh tan quân Minh. Sông Bạch Đằng: gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông_Nguyên… Là người VN, chúng ta cần biết các mốc thời gian và địa danh gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hoạt động 4: Củng cố. Nghe băng bài hát “Việt Nam-quê hương tôi”. Phương pháp: Trực quan, thảo luận. Nêu yêu cầu: Cả lớp nghe băng và cho biết: + Tên bài hát? + Nội dung bài hát nói lên điều gì? ® Qua các hoạt động trên, các em rút ra được điều gì? 5. Tổng kết - dặn dò: Tìm hiểu một thành tựu mà VN đã đạt được trong những năm gần đây. Sưu tầm bài hát, bài thơ ca ngợi đất nước Việt Nam. Chuẩn bị: Nhận xét tiết học. Hát 2 học sinh trả lời Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 4. 1 em đọc. Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi. Học sinh trả lời. Vài học sinh lên giới thiệu. Lớp nhận xét, bổ sung. Đọc lại thông tin, thảo luận hai câu hỏi trang 29/ SGK. Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác bổ sung. Hoạt động cá nhân, lớp. Học sinh làm bài cá nhân. Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh. Một số học sinh trình bày trước lớp nói và giới thiệu về Quốc kì VN, về Bác Hồ, Văn Miếu, áo dài VN. Hoạt động nhóm 4. Thảo luận nhóm. Đại diện mỗi nhóm trình bày về một mốc thời gian hoặc sự kiện. Các nhóm khác bổ sung. Hoạt động cá nhân, nhóm đôi. Học sinh nghe, thảo luận nhóm. Đại diện trả lời. Lớp nhận xét. Học sinh nêu. Học sinh nêu. Lớp bổ sung. Đọc ghi nhớ. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG LỊCH SỬ: CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7-5-1954). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ, sơ lược diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ. 2. Kĩ năng: - Nêu sơ lược diễn biến và ý nghĩa chiến dịch Điện Biên Phủ. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu nước, tự hào tinh thần chiến đấu của nhân dân ta. II. Chuẩn bị: + GV: Bản đồ hành chính VN. Lược đồ phóng to. Tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ, phiếu học tập. + HS: Chuẩn bị bài. Tư liệu về chiến dịch. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 30’ 18’ 7’ 5’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới. Hãy nêu sự kiện xảy ra sau năm 1950? Nêu thành tích tiêu biểu của 7 anh hùng được tuyên dương trong đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ I? Giáo viên nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới: Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954). 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Tạo biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu: Học sinh nắm sơ lược diễn biến, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ. Phương pháp: Thảo luận, giảng giải. Giáo viên nêu tình thế của Pháp từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới đến năm 1953. Vì vậy thực dân Pháp đã tập trung 1 lượng lớn với nhiều vũ khí hiện đại để xây dựng tập đoàn cứ điểm kiên cố nhất ở chiến trường Đông Dương tại Điện Biên Phủ nhằm thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, giành lại thế chủ động chiến trường và có thể kết thúc chiến tranh. (Giáo viên chỉ trên bản đồ địa điểm Điện Biên Phủ) Nội dung thảo luận: Điện Biên Phủ thuộc tình nào? Ở đâu? Có địa hình như thế nào? Tại sao Pháp gọi đây là “Pháo đài khổng lồ không thể công phá”. Mục đích của thực dân Pháp khi xây dựng pháo đài Điện Biên Phủ? ® Giáo viên nhận xét ® chuyển ý. Trước tình hình như thế, ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Thảo luận nhóm bàn. Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu và kết thúc khi nào? Nêu diễn biến sơ lược về chiến dịch Điện Biên Phủ? ® Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo các ý sau: + Đợt tấn công thứ nhất của bộ đội ta. + Đợt tấn công thứ hai của bộ đội ta. + Đợt tấn công thứ ba của bộ đội ta. + Kết quả sau 56 ngày đêm đánh địch. ® Giáo viên nhận xét + chốt (chỉ trên lượt đồ). Giáo viên nêu câu hỏi: + Chiến thắng Điện Biên Phủ có thể ví với những chiến thắng nào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc? + Chiến thắng có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đấu tranh của, nhân dân các dân tộc đang bị áp bức lúc bấy giờ? ® Rút ra ý nghĩa lịch sử. Chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Giơ-ne-vơ đã chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (7-5-1954), đã kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp, phá tan cách đô hộ của thực dân Pháp, hòa bình được lập lại, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, CMVN bước sang giai đoạn mới. v Hoạt động 2: Làm bài tập. Mục tiêu: Rèn kỹ năng nắm sự kiện lịch sử. Phương pháp: Thực hành , thảo luận. Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập theo nhóm. N1: Chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng “tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ” là “pháo đài” kiên cố nhất của Pháp tại chiến trường Đông Dương vào năm 1953 – 1954. N2: Tóm tắt những mốc thời gian quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. N3: Nêu những sự kiện tiêu biểu, những nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ. N4: Nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. ® Giáo viên nhận xét. v Hoạt động 3: Củng cố. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức. Phương pháp: Vấn đáp, động não. Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ? Nêu 1 số câu thơ về chiến thắng Điện Biên. ® Giáo viên nhận xét + tuyên dương. 5. Tổng kết - dặn dò: Học bài. Chuẩn bị: “Ôn tập: 9 năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.” Nhận xét tiết học Hát Học sinh nêu. Hoạt động lớp, nhóm. Học sinh đọc SGK và thảo luận nhóm đôi. Thuộc tỉnh Lai Châu, đó là 1 thung lũng được bao quanh bởi rừng núi. Pháp tập trung xây dựng tại đây 1 tập đoàn cứ điểm với đầy đủ trang bị vũ khí hiện đại. Thu hút lực lượng quân sự của ta tới đây để tiêu diệt, đồng thời coi đây là các chốt để án ngữ ở Bắc Đông Dương. Học sinh thảo luận theo nhóm bàn. ® 1 vài nhóm nêu (có chỉ lược đồ). ® Các nhóm nhận xét + bổ sung. Hoạt động cá nhân. Học sinh nêu. Học sinh nêu. Học sinh lập lại (3 lần). Hoạt động nhóm (4 nhóm). Các nhóm thảo luận ® đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. ® Các nhóm khác nhận xét lẫn nhau. Hoạt động lớp. Thi đua theo 2 dãy. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG * * * RÚT KINH NGHIỆM Thứ ba, ngày 17 tháng 01 năm 2006 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Mở rộng hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm công dân. 2. Kĩ năng: - Bước đầu nắm được cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm công dân. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng học sinh thói quen dùng đúng từ trong chủ điểm. II. Chuẩn bị: + GV: Từ điển Tiếng Việt – Hán việt, Tiếng Việt tiểu học các tờ giấy kẻ sẵn, nội dung bài tập 2. + HS: III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 5’ 1’ 32’ 15’ 13’ 4’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Cách nối các vế câu ghép. Giáo viên gọi 2, 3 học sinh đọc đoạn văn đã viết lại hoàn chỉnh. Giáo viên nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới: MRVT: Công dân. Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập mở rộng hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm “Công dân”. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ công dân. Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não. Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Giáo viên nhận xét chốt lại ý đúng. Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Giáo viên dán giấy kẻ sẵn luyện tập lên bảng mời 3 – 4 học sinh lên bảng làm bài. Giáo viên nhận xét, chốt lại các từ thuộc chủ điểm công dân. v Hoạt động 2: Học sinh biết cách dùng từ thuộc chủ điểm. Phương pháp: Luyện tập, hỏi đáp. Bài 3: Cách tiến hành như ở bài tập 2. Bài 4: Giáo viên nêu yêu cầu đề bài. Tổ chức cho học sinh làm bài theo nhóm. Giáo viên nhận xét chốt lại ý đúng. v Hoạt động 3: Củng cố. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức. Phương pháp: Động não, thi đua. Tìm các từ ngữ thuộc chủ điểm công dân ® đặt câu. ® Giáo viên nhận xét + tuyên dương. 5. Tổng kết - dặn dò: Học bài. Chuẩn bị: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”. - Nhận xét tiết học Hát Hoạt động cá nhân. 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm. Học sinh làm việc cá nhân, các em có thể sử dụng từ điển để tra nghĩa từ “Công dân” học sinh phát biểu ý kiến. VD: dòng b: công dân là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm. Học sinh tiếp tục làm việc cá nhân, các em sử dụng từ điển để hiểu nghĩa của từ mà các em chưa rõ. 3 – 4 học sinh lên bảng làm bài. VD: Công là của nhà nước của chung Công là không thiên vị Công là thợ khéo tay Công dân Công cộng Công chúng Công bằng Công lý Công minh Công tâm Công nhân Công nghệ Cả lớp nhận xét. Học sinh tìm từ đồng nghĩa với từ công dân. Học sinh phát biểu ý kiến. VD: Đồng nghĩa với từ công dân, nhân dân, dân chúng, dân. Không đồng nghĩa với từ công dân, đồng bào, dân tộc nông nghiệp, công chúng. 1 học sinh đọc lại yêu cầu, cả lớp đọc thầm. Học sinh trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi, đại diện nhóm trả lời. VD: Các từ đồng nghĩa với tìm được ở bài tập 3 không thay thế được tử công dân. Lý do: Khác về nghĩa các từ: “nhân dân, dân chúng …, từ “công dân” có hàm ý này của từ công dân ngược lại với nghĩa của từ “nô lệ” vì vậy chỉ có từ “công dân” là thích hợp. Hoạt động thi đua 2 dãy. (4 em/ 1 dãy) Học sinh thi đua. TOÁN: CHU VI HÌNH TRÒN. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn. 2. Kĩ năng: - Rèn học sinh biết vậv dụng công thức để tính chu vi hình tròn. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. II. Chuẩn bị: + GV: Bìa hình tròn có đường kính là 4cm. + HS: Bài soạn. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 33’ 8’ 20’ 5’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Giáo viên nhận xét chấm điểm. 3. Giới thiệu bài mới: Chu vi hình tròn. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Nhận xét về quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn, yêu cầu học sinh chia nhóm nêu cách tính Phương pháp hình tròn. Giáo viên chốt: Chu vi hình tròn là tính xung quanh hình tròn. Nếu biết đường kính. Chu vi = đường kính ´ 3,14 C = d ´ 3,14 Nếu biết bán kính. Chu vi = bán kính ´ 2 ´ 3,14 C = r ´ 2 ´ 3,14 Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: Lưu ý bài d = m đổi 3,14 ® phân số để tính. Bài 2: Lưu ý bài r = m đổi 3,14 ® phân số. Bài 3: Giáo viên nhận xét. Bài 4: Lưu ý đổi 6 m = 6,5 m v Hoạt động 3: Củng cố. Học sinh lần lượt nêu quy tắc và công thức tìm chu vi hình tròn, biết đường kính hoặc r. 5. Tổng kết - dặn dò: Làm bài tập: 1, 2/ 5 ; bài 3, 4/ 5 làm vào giờ tự học. Chuẩn bị: Nhận xét tiết học Hát Học sinh lần lượt sửa bái. 2/ 3 ; 3/ 4. Hoạt động nhóm, lớp. Tổ chức 4 nhóm. Mỗi nhóm nêu cách tính chu vi hình tròn. Dự kiến: C1: Vẽ 1 đường tròn tâm O. Nêu cách tính độ dài của đường tròn tâm O ® tính chu vi hình tròn tâm O. Chu vi = đường kính ´ 3,14. C2: Dùng miếng bìa hình tròn lăn trên cây thước dài giải thích cách tính chu vi = đường kính ´ 3,14. C3: Vẽ đường tròn có bán kính 2cm ® Nêu cách tính chu vi = bán kính ´ 2 ´ 3,14 Cả lớp nhận xét. Học sinh lần lượt nêu quy tắc và công thức tìm chu vi hình tròn. Học sinh đọc đề. Làm bài. Sửa bài. Cả lớp nhận xét. Học sinh đọc đề. Làm bài. Sửa bài. Cả lớp đổi tập. Lớp nhận xét. Học sinh đọc đề tóm tắt. Giải – 1 học sinh lên bảng giải. Cả lớp nhận xét. Học sinh đọc đề tóm tắt. Giải – 1 học sinh lên bảng giải. Cả lớp nhận xét. Thi tiếp sức chuy

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 19.doc