A/. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Hiểu được lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải.
- Thấy được nghệ thuật tả người anh hùng trong đoạn trích.
B/. Tiến trình tổ chức dạy học:
I/. Ổn định: + Sĩ số, vệ sinh, ánh sáng lớp học.
+ Nhắc học sinh gấp tập lại để kiểm tra.
II/. Kiểm tra bài:
1/. Thế nào là lập luận? Luận điểm? Luận cứ?
2/. Kể tên các phương pháp lập luận? Kiểm tra bài tập ?
III/. Bài mới:
Nhân vật Từ Hải trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một bậc trượng phu, một tráng sĩ anh hùng tung hoành trong thiên hạ vừa có chí khí phi thường vừa có tâm hồn khoáng đạt. Một phần chí khí ấy đã thể hiện trong buổi chia tay với Thuý Kiều để chàng ra đi vì nghiệp lớn.
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3697 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 30 tiết 88: chí khí anh hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30
Tiết: 88
CHÍ KHÍ ANH HÙNG
(Trích “Truyện Kiều”)
~Nguyễn Du~
A/. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Hiểu được lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải.
- Thấy được nghệ thuật tả người anh hùng trong đoạn trích.
B/. Tiến trình tổ chức dạy học:
I/. Ổn định: + Sĩ số, vệ sinh, ánh sáng lớp học.
+ Nhắc học sinh gấp tập lại để kiểm tra.
II/. Kiểm tra bài:
1/. Thế nào là lập luận? Luận điểm? Luận cứ?
2/. Kể tên các phương pháp lập luận? Kiểm tra bài tập ?
III/. Bài mới:
Nhân vật Từ Hải trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một bậc trượng phu, một tráng sĩ anh hùng tung hoành trong thiên hạ vừa có chí khí phi thường vừa có tâm hồn khoáng đạt. Một phần chí khí ấy đã thể hiện trong buổi chia tay với Thuý Kiều để chàng ra đi vì nghiệp lớn.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
? Vị trí?
? Gọi HS đọc văn bản à nêu đại ý?
? Nêu những chi tiết thể hiện tính cách chí khí Từ Hải?
? Hiểu như thế nào về từ “trượng phu”?
? “Thoắt, động lòng bốn phương”?
Sự tung hoành trong thiên hạ. Đó cũng là anh hùng thời trung đại;không bị ràng buộc bởi vợ con, gia đình, quyết mưu sự nghiệp phi thường.
Từ Hải và Thuý Kiều đang say lửa nồng hạnh phúc lứa đôi, chợt nghĩ đến chí lớn chưa thành đã động lòng bốn phương thấy cuộc sống hạnh phúc gia đình sao màchật hẹp tù túng.
Hoài Thanh: “Từ Hải không phải là người của một nhà, một họ, một làng…mà là người của bốn phương”
? Khi Kiều ngỏ ý muốn cùng ra đi để chia sẻ, tiếp sức và gánh vác công việc với Từ Hải. Từ Hải đã trả lời như thế nào? Qua đó ta biết được điều gì về Từ Hải?
Nếu quyến luyếnàchấp nhận cho Kiều đi theo, đó là thói thường nữ nhi.
? Từ đã hình dung ra hình ảnh về tương lai như thế nào?
? Mục đích?
? Từ Hải đã khẳng định quyết tâm và sự tất yếu thành công qua chi tiết nào?
Khác với hình ảnh Chinh phụ:
“Nhủ rồi, tay lại cầm tay
Bước đi một bước giây giây lại dừng”
? Cuối cùng Từ Hải đã quyết định như thế nào?
? Tác giả đa sử dụng bút pháp xây dựng nhân vật như thế nào?
? Quan niệm và ước mơ của Nguyễn Du về người anh hùng lí tưởng như thế nào?
I/. Văn bản:
1/. Vị trí: Trích “Truyện Kiều” từ câu 2213 -2230.
2/. Đại ý: Người anh hùng Từ Hải.
II/. Đọc-hiểu văn bản:
1/. Tính cách, chí khí anh hùng Từ Hải:
- Trượng phu à người đàn ông có tài năng xuất chúng.
- Thoắt à sự mau lẹ, dứt khoát.
- Động lòng bốn phương à cụm từ ước lệ
+ Gợi không gian hoành tráng, kì vĩ.
+ Lí tưởng anh hùng.
- “Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”
à Câu hỏi tu từ à Trách Kiều à không quyến luyến, bịn rịn vì tình yêu mà quên lí tưởng cao cả.
- Tiếng chuông đậy đất
Bóng tinh rợp đường
à Âm thanh, hình ảnh à ước mơ trở thành đại tướng cầm 10 vạn quân.
- “Làm cho rõ mặt phi thường” à Anh hùng.
- “Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì”
à Câu cảm à + Lời an ủi hẹn ước chân tình
+ Quyết tâm.
- “Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đãđến kì dặm khơi”
à Hình ảnh à quyết mưu sự nghiệp phi thường.
2/. Bút pháp xây dựng nhân vật Từ Hải:
- Dùng từ:
+ Hình ảnh ước lệ
+ Hình ảnh kì vĩ.
- Lời đối thoại trực tiếp à tính cách tự tin đầy bản lĩnh.
3/. Quan niệm và ước mỏ của Nguyễn Du về người anh hùng lí tưởng: Là người có chí khí, tài năng, bản lĩnh phi thường và mang lại công lí.
* Ghi nhớ: SGK tr 114
IV/. Củng cố: Gọi HS:
1/. Đọc diễn cảm đoạn trích “Chí khí anh hùng”?
2/. Tính cách của Từ Hải thể hiện như thế nào qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”?
V/. Dặn dò: Học bài
Chuẩn bị bài đọc thêm: “Thề nguyền”
Giáo viên nhận xét và xếp loại tiết học.
File đính kèm:
- Chi khi anh hung(2).doc