TẬP ĐỌC: KÌ DIỆU RỪNG XANH.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
2. Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
II. Chuẩn bị:
GV: - Ảnh minh hoạ cho bài đọc SGK.
- Tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng, ảnh những cây nấm rừng, những muông thú có tên trong bài.
III. Các hoạt động dạy - học
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tuần 8 lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn - Tuần 8:
Thứ 2 ngày tháng năm 2007
Tập đọc: Kì diệu rừng xanh.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
2. Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
II. Chuẩn bị:
GV: - ảnh minh hoạ cho bài đọc SGK.
- Tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng, ảnh những cây nấm rừng, những muông thú có tên trong bài.
III. Các hoạt động dạy - học
5 phút
Hoạt động 1: Bài cũ
- Đọc thuộc lòng bài thơ: Tiếng đàn ba - la - lai - ca trên sông Đà.
Hoạt động 2: Bài mới
1/ Hướng dẫn hs luyện đọc
- Chia đoạn để luyện đọc:
Đoạn 1: Từ đầu ….lúp xúp dưới chân.
Đoạn 2: Tiếp ….đưa mắt nhìn theo.
Đoạn 3: Còn lại.
Đọc đúng: Lúp xúp dưới bóng cây, sặc sỡ, rừng rào rào chuyển động, kiến trúc.
2/ Tìm hiểu bài
- Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời:
? Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng gì?
(Một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như 1 lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như 1 người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân).
Tữ ngữ: Kiến trúc tân kì (xây dựng mới lạ).
đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp:
? Nhờ những liên tưởng ấy m,à cảnh vật ở đây như thế nào?
(Cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích)
- Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời:
? Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
(Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp, những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đepọ vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng dẫm lên thảm cỏ vàng…)
? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
(Sự thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động, kì thú)
- Hs đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3 SGK.
(Vàng sợi là màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đẹp mắt. Rừng khộp được gpoi là"giang sơn vàng rợi" vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong 1 không gian rộng lớn: Lá vàng mùa thu rải thành thảm dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắg cũng rực vàng…)
- Hs nói lên cảm nghĩ của em khi đọc bài văn?
(Hs tự nói à rút ra nội dung)
3/ Hướng dẫn đọc diễn cảm
-Đọc diễn cảm toàn bài.
- Đoạn 1: Đọc giọng khoan thai thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ.
- Đoạn 2: Đọc nhanh hơn ở những câu miêu tả sự thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú.
- Đoan 3: Đọc giọng thong thả ở những câu cuối miêu tả vẻ thơ mộng của cánh rừng trong sắc vàng mênh mông.
- Hs thi đọc diễn cảm.
Hoạt động 2: Củng cố - dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
Toán: Số thập phân bằng nhau
I. Mục tiêu: Giúp hs nhận biết:
- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
II. Các hoạt động dạy - học
5 phút
Hoạt động 1: Bài cũ
- Viết các hỗn số, phân số sau dưới dạng số thập phân:
; ; ;
Hoạt động 1: Bài mới
1/ Phát hiện đặc điểm của số thập phân bằng nhau
a) Gv nêu ví dụ: 9 dm = 90 cm
mà 90 cm = 0,90 m
9 dm = 0,9 m
vậy 0,9 = 0,90
- Hs nêu nhận xét SGK.
- Yêu cầu hs nêu ví dụ minh hoạ
2/ Thực hành
Bài tập 1, 2:
Mục tiêu: Hs biết viết bớt, thêm chữ số 0 vào bên phải tận cùng số thập phân theo yêu cầu bài tập.
Cách tiến hành: Hs tự làm rồi chữa bài.
Bài tập 3:
- Hs tự phát hiện đáp án đúng và nêu miệng
Lan và Mỹ viết đúng vì:
0,100 = = ; 0,100 = =
Ta thấy: 0,100 = 0,1 =
Hùng viết sai vì đã viết: 0,100 = nhưng thực ra 0,100 = 0,1 =
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
- Ôn lại bài.
Kể chuyện: Kể chuyện đã đọc, đã nghe
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình 1 câu chuyện (mẩu chuyện) đã nghe, đã đọc về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện, biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn, tăng cường ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị:
Hs: Câu chuyện (mẩu chuyện) nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
III. Các hoạt động dạy - học
5 phút
32 phút
3 phút
Hoạt động 1: Bài cũ
- Hs kể lại chuyện: Cây cỏ nước Nam.
Hoạt động 2: Bài mới:
1/ Hướng dẫn hs kể chuyện.
- Hs đọcđề bài, gv gạch dưới những từ quan trọng trong đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Hs đọc gợi ý SGK.
- Gv nhắc nhở: Những câu chuyện nêu ở gợi ý là câu chuyện các em đã học có tác dụng giúp các em hiểu yêu cầu của đề bài. Các em cần kể chuyện ngoài SGK.
- Hs giới thiệu về câu chuyện mình sẽ kể.
2/ Thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
Trả lời câu hỏi: "Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?"
- HS kể chuyện thoa cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Các nhóm cử đại diện thi kể và trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa.
VD: Chi tiết nào trong truyện khiến bạn cảm động nhất? Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?
- Lớp cùng gv nhận xét, bình chọn bạn tìm được chuyện hay, bạn kể chuyện hay.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò.
- Chuẩn bị giờ sau.
Thứ ba ngày tháng năm 2007
Toán: So sánh hai số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Biết cách so sánh 2 số TP và biết sắp xếp các số TP theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại).
II. Các hoạt động dạy - học
A. Bài cũ: So sánh: 2,30 và 2,300 3,50 và 3,5
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm cách so sánh 2 số TP
- Gv nêu ví dụ 1:
- Yêu cầu hs so sánh: 8,1 m và 7,9 m
- Hướng dẫn hs đổi 8,1 m và 7,9 m ra đơn vị đo là dm.
8,1 m = 81 dm
7,9 m = 79 dm
- Ta thấy: 81 dm > 79 dm (Vì ở hàng chục 8 chục > 7 chục)
Tức là: 8,1 m > 7,9 m à 8,1 > 7,9 (Vì phần nguyên 8 > 7)
* Yêu cầu hs nêu nhận xét về cách so sánh 2 số TP Có phần nguyên khác nhau.
- Gv nêu ví dụ 2:
- Yêu cầu hs so sánh: 35,7 m và 35, 698m
- Yêu cầu hs nhận xét về phần nguyên của 2 số TP.
- Phần thập phân của 35,7 là m = 7 dm = 700 mm
- Phần thập phân của 35,698 là m = 698 mm.
Ta thấy: 700 mm > 698 mm à 700 > 698 (Vì ở hàng trăm có 7 > 6)
Nên >
Do đó: 35,7 m > 35,698 m. Vậy: 35,7 > 35,698
* Yêu cầu hs nêu nhận xét về cách so sánh 2 số TP có phần nguyên bằng nhau, hàng phần mười khác nhau.
* Gv kết luận về cách so sánh 2 số TP.
* Hs đọc ghi nhớ SGK và tự nêu một vài ví dụ.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài tập 1:
Mục tiêu: Hs biết cách so sánh 2 s TP
Cách tiến hành: Hs làm vào vở và chữa bài.
Bài tập 2,3:
Mục tiêu: Hs biết sắp xếp các số TP theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại.
Cách tiến hành: Hs tự làm rồi chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò.
- Ôn lại bài.
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên, làm quen với các thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề xã hội.
- Nắm được 1 số từ ngữ miêu tả thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
GV: - Bảng phụ
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học
A. bài cũ:
- Lấy ví dụ về từ nhiều nghĩa và đặt câu để phân biệt.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài 1: Hs làm bài tập cá nhân và nêu miệng.
ý đúng: b
Bài 2: - Gv treo bảng phụ chép sẵn bài tập.
- Hs hoạt động theo cặp, tìm những từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
a) Thác, ghềnh
b) Gió, bão.
c) Nước, đá.
d) Khoai, mạ.
- Gv giúp hs hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ trên.
Bài 3,4: - Gv chia lớp thành 4 nhhóm
- Các nhóm thảo luận và làm bài tập trên phiếu cỡ to. Thư kí của nhóm sẽ ghi nhanh những miêu tả không gian, sóng nước mà các bạn trong nhóm tìm được.
- Đại diện nhóm lên gắn phiếu của nhóm mình trên bảng lớp. Sau đó hs trong nhóm nối tiếp nhua đặt câu với những từ vừa tìm được.
- Lớp cùng gv nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 2: Củng cố - dặn dò.
- Ôn lại bài.
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương.
- Biết chuyển một phần trong dàn ý thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh (thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét đặc sắc của cảnh, cảm xúc của người tả đối v ới cảnh).
II. Chuẩn bị:
Gv và hs:
- Một số tranh ảnh minh hoạ cảnh đẹp các miền cảu đất nước.
III. Các hoạt động dạy - học
A. Bài cũ:
- Gọi một số hs đọc đoạn văn tả cảnh sông nước đã làm tuần trước.
B. Bài mới: Giới thiệu bài.
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của cả lớp.
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs luyện tập:
Bài 1: Hs lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương.
- Gv nhắc nhở hs:
Lập dàn ý đủ 3 phần. Có thể tham khảo bài: "Quang cảnh làng mạc ngày mùa" hoặc "Hoàng hôn trên sông Hương"
Bài tập 2:
Viết đoạn văn miêu tả cảnh cảnh đẹp quê hương.
Gv nhắc nhở: Nên chọn 1 đoạn trong dàn ý để viết thành đoạn văn. Mỗi đoạn nên có 1 câu mở đoạn nêu ý bao trùm cho cả đoạn.
- Đoạn văn phỉa có hình ảnh. Chú ý sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá cho hình ảnh thêm sinh động.
- Đoạn văn thể hiện được cảm xúc của người viết. Hs viết bài và trình bày trước lớp.
Hoạt động 2: Củng cố - dặn dò.
- Gv nhận xét chung. Những hs viết chưa đạt yêu cầu về nhà viết lại.
Chính tả
Nghe - viết: Kì diệu rừng xanh.
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp hs:
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài kì diệu rừng xanh.
- Biết đánh dấu thanh ở các tiếng chữa yê, ya.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
- Gv đọc, hs viết: Viếng, nghĩa, hiền, điều, việc, liệu.
- Hs nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng trên.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs nghe - viết.
- Gv đọc mẫu bài viết.
- Hs đọc thầm toàn bài và chú ý đến những tiếng hay viết sai như: Rào rào, , gọn, ghẽ, mải miết, …
- Gv đọc, hs viết.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả.
Bài tập 2:
- Hs làm bài tập cá nhân.
- Lên bảng viết nhanh những tiếng vừa tìm được. Nêu nhận xét cách đánh dấu thanh.
Bài tập 3:
- Hs quan sát tranh minh hoạ để làm bài tập.
- Đọc câu thơ, khổ thơ có chứa vần uyên.
Bài tập 4:
- Hs điền đúng tên 1 số loài chim, nêu trước lớp.
IV. Củng cố - dặn dò:
- Vận dụng bài học để viết đúng chính tả.
Đạo đức: Luyện tập - thực hành
I. Mục tiêu:
- Giáo dục hs ý thức về cội nguồn
- Biết tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II. Chuẩn bị:
HS: - Tìm hiểu về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- Sưu tầm những câu cao dao, tục ngữ, bài thơ, câu chuyện về chủ đề biết ơn tổ tiên.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- Gv chia lớp thành 3 nhóm.
- Các nhóm thảo luận, cử đại diện lên giới thiệu các tranh, ảnh, thông tin mà các em thu thập được về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
Ngày giỗ 10 - 03 (A. L)
Đền thờ Hùng Vương: Phú Thọ.
? Nêu ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương?
(Nhân dân ta tưởng nhớ về cội nguồn. Vua Hùng Vương đã có công dựng nước).
Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Hs tự giới thiệu.
Gv: ? Em có tự hào về các truyền thống đó không?
? Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó?
* Gv kết luận: SGV.
Hoạt động 3: Đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề: Biết ơn tổ tiên.
- Hs trình bày theo nhóm 4.
- Lớp cùng gv trao đổi nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò.
- 1 - 2 hs đọc lại phần ghi nhhớ SGK.
- Gv nhận xét chung.
Thể dục: tiết 15 đội hình đội ngũ
I. mục tiêu:
- Kiểm tra các động tác đội hình đội ngũ : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều thẳng hướng, vòng phải, vòng trái, đứng lại.
- HS thực hiện cơ bản đúng các thao tác kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ theo khẩu lệnh.
II. địa điểm và phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập.
- 1 chiếc còi .
III. các hoạt động dạy và học:
6 – 10 phút
18 – 22 phút
3-4 phút
8-10 phút
Hoạt động 1: Mở đầu
Hs tập hợp 2 hàng dọc. GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu và phương pháp kiểm tra: 1-2 phút.
Cả lớp đứng tại chỗ vỗ tay hát một bài : 1-2 phút.
Cả lớp ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái , đổi chân khi đi đều sai nhịp theo sự điều khiển của GV: 2-3 phút
Hoạt động 2: Kiểm tra đội hình đội ngũ :
+ Nội dung : Kiểm tra tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều thẳng hướng,vòng phải, vòng trái, , đứng lại.
+ Phương pháp: Tập hợp HS thành 4 hàng ngang (theo tổ học tập).
GV phổ biến nội dung, phương pháp kiểm tra và cách đánh giá. Kiểm tra lần lượt từng tổ sau đó cho HS nhận xét, đánh giá rồi GV kết luận.
+ Cách đánh giá: Đánh giá theo mức độ thực hiện động tác của
từng HS.
Hoàn thành tốt : Thực hiện cơ bản đúng các động tác theo khẩu lệnh.
Hoàn thành : Thực hiện cơ bản đúng 4/6 động tác theo khẩu lệnh.
Chưa hoàn thành : Thực hiện sai 3/6 động tác theo khẩu lệnh.
Chú ý: Đối với HS chưa hoàn thành, GV cho kiểm tra lần 2 (nếu còn thời gian ) hoặc luyện tập thêm để kiểm tra vào tiết sau.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Kết bạn” :
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, nhắc lại cách chơi và qui định chơi.
- Cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét, biểu dưong thi đua.
Hoạt động 4: Kết thúc
- HS cả lớp chạy đều (theo thứ tụ tổ 1, 2, 3,4…) quanh sân thành một vòng tròn lớn, sau khép dần thành vòng tròn nhỏ, đứng lại mặt quay vào tâm vòng tròn: 1-2 phút
HS đứng tại chỗ hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp: 1 phút.
GV N/x, đánh giá kết quả bài học, công bố kết quả kiểm tra.
GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà: 1– 2 phút.
GV giao bài về nhà: Ôn nội dung đội hình đội ngũ, nhắc HS chưa hoàn thành bài kiểm tra cần tích cực ôn tập để đạt mức hoàn thành ở lần kiểm tra sau.
-HS lắng nghe
- HĐ tập thể.
- HS HĐ theo tổ.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HĐ tập thể.
- HS HĐ TT.
Khoa học: Phòng bệnh viêm gan A.
I. Mục tiêu: Giúp hs biết:
- Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A.
- Nêu cách phòng bệnh viêm gan A.
-Có ý thức phòng tránh bệnh viêm gan A.
II. Các hoạt động dạy - học
A. Bài cũ:
- Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh viêm não là gì?
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh viêm gan A.
- Hs hoạt động theo nhóm 4.
- Các nhóm tự đọc các thông tin trong tranh 1 SGK và tham gia đóng vai.
* Gv kết luận: Tác nhân gây bệnh viêm gan A là do vi rút. Bệnh này lây qua đường tiêu hoá (hs nhắc lại).
Hoạt động 2: Cách đề phòng bệnh viêm gan A.
- Yêu cầu hs quan sát các hình 2, 3, 4, 5 SGK Tr.33 và nêu nội dung của mỗi bức tranh.
?. Làm thế nào để phòng bệnh viêm gan A?
?. Nếu mắc bệnh viêm gan A thì phải làm gì?
(Cho hs đọc mục bạn cần biết SGK Tr.33)
- Gv kết luận.
C. Củng cố - dặn dò: Vận dụng bài học vào cuộc sống.
Thứ 4 ngày tháng năm 2007
Tiết 1
Tập đọc
Trước cổng trời
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp hs:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ.
Biết đọc diễn cảm thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp vừa hoang sơ, thơ mộng, vừa ấm cúng thân thương của bức tranh vùng cao.
2. Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao - nơi có thiên nhiên thơ mộng, trong lành cùng những con người chịu thương, chịu khó, hăng say lao động làm đẹp quê hương.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Chuẩn bị:
Gv: Tranh minh hoạ cho bài đọc SGK, sưu tầm tranh ảnh về thiên nhiên và cuộc sống của người vùng cao.
Hs: Đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
- Một hs đọc bài: "Kì diệu rừng xanh" và nêu nội dung của bài.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc bài.
- Bài có thể chia làm 3 đoạn:
+. Đoạn 1: 4 dòng đầu.
+. Đoạn 2: Tiếp … ráng chiều như hơi khói.
+. Đoạn 3: Còn lại.
- Đọc đúng: Nguyên sơ, vạt nương, triền, ráng chiều.
- Hs đcọ phần chú giải để hiểu nghĩa một số từ khó.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Hs đọc khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi 1 SGK.
(Nơi đây là cổng trời vì nó là một đèo cao giưũa hai vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, cso mây bay, có gió thoảng tạo cảm giác như đó là cổng đi lên trời).
- Hs đọc khổ thơ 2, 3 và trả lời câu hỏi 2.
( Hs dựa vào những cxâu thơ để tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên).
- Hs đọc lướt toàn bài để trả lời câu hỏi 3.
(Hs tự nêu cảnh vật trong bài thơ mà em thích).
- Hs đọc khổ thơ 3 và trả llời câu hỏi 3 (Gv gợi ý).
? Bức tranh trong bài thơ nếu vắng hình ảnh con người sẽ ra sao?
(Hình ảnh cảnh rừng sương gió ấm lên bởi hình ảnh của con người, ai nấy tất bật rộn ràng với công việc … )
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- Gv hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2. Đọc với giọng sâu lắng, ngân nga thể hiện cảm xúc của tác giả trước cảnh đẹp của vùng cao.
- Hs thi đọc diễn cảm, thi hoạ thuộc lòng đoạn 2 hoặc những câu thơ mà em thích.
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò.
- Hs học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập.
I. Mục tiêu: Giúp hs củng cố về:
- So sánh 2 số thập phân, sắp xếp các số thập phân theo thứ tự xác định.
- Làm quen với 1 số đặc điểm về thứ tự của các số thập phân.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
- Nêu cách so sánh số thập phân?
B. Bài mới: Luyện tập.
Bài tập 1:
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng so sánh 2 số thập phân.
- Cách tiến hành: Hs tự làm rồi chũa bài.
Bài tập 2:
- Mục tiêu: Củng cố về sắp xếp các số thập phân theo thứ tự.
- Cách tiến hành: Hs tự làm rồi chữa bài.
Bài tập 3:
- Hs làm bài tập the cặp và tìm đọpc số thích hợp.
9,708 < 9,718
Bài tập 4:
- Hs tự làm bài rồi chữa bài.
a. x = 1
b. x = 65
III. Củng cố - dặn dò: Ôn lại bài.
Khoa hoc:
BAI 16: Phong tranh HIV/AIDS
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
- Giải thích một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì.
- Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV/ AIDS.
- Có ý thức tuyên truyền; vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/ AIDS .
II- đồ dùng dạy – học
- Thông tin và hình trang 34 SGK
- Có thể sưu tầm các tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động và các thông tin về HIV/ AIDS.
- Các bộ phiếu hỏi - đáp có nội dung như trang 34 SGK (đủ cho mỗi người một bộ)
III- Hoạt động dạy – học
Mở bài:
GV đặt vấn đề: Theo số liệu của Bộ Y tế thì tính đến cuối tháng 5 năm 2004 cả nước có hơn 81200 trường hợp nhiễm HIV, gần 12700 ca đã chuyển sang AIDS và 7200 đã tử vong. Đối tượng bênh nhân đang tiếp tục trẻ hoá với gần 2/3 thanh niên lứa tuổi từ 20-29 (báo Thanh niên mục Thanh niên với cuộc sống, trang 6, ngày 24-6-2004).
Tiếp theo, GV nêu câu hỏi tương tự như trong SGK: các em biết gì về HIV/ AIDS?
Hoạt động 1: trò chơi “ai nhanh, ai đúng?”
* Mục tiêu: Giúp HS :
- Giải thích được một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì?
- Nêu được các đường lây truyền HIV.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
GV phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu có nội dung như trong SGK, một tờ giấy khổ to và băng keo. Yêu cầu các nhóm thi xem nhóm nào tìm được câu trả lời tương ứng với câu hỏi đúng và nhanh nhất.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp mỗi câu trả lời tương ứng với một câu hỏi và dán vào giâý khổ to. Nhóm nào làm xong thì dán sản phẩm của mình lên bảng.
Bước 3: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu mỗi nhóm cử một bạn vào ban giảm khảo. Nhóm nào làm đúng , nhanh và trình bày đẹp là thắng cuộc
Dưới đây là đáp án:
1-cl; 2-b; 3-d; 4-e; 5-a.
Hoạt động 2: Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh và triển lãm.
* Mục tiêu: Giúp HS :
- Nêu được cách phòng tránh HIV/ AIDS.
- Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/ AIDS.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV yêu cầu các nhóm sắp xếp, trình bày các thông tin, tranh ảnh, tờ rơi, tranhcổ động, các bài báo,…đã sưu tầm được và tập trình bày trong nhóm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển và phân công các bạn trong nhóm mình làm việc theo hướng dẫn trên. Ví dụ:
- Một bạn trang trí và trình bày các tư liệu mà nhóm thu thập được về HIV/ AIDS.
- Một số bạn khác tập nói về những thông tin sưu tầm được.
Bước 3: Trình bày triển lãm
-GV phân chia khu vực trình bày triển lãm cho mỗi nhóm. Sản phẩmcủa mỗi nhóm được bày trên bàn hoặc treo trên tường. Mỗi nhóm cử 2 bạn ở lại để thuyết minh khi có bạn ở nhóm khác sang xem khu vực triển lãm của nhóm mình; các bạn khác đi xem triển lãm của các nhóm bạn.
-Sau khi các nhóm đã xem và nghe nhóm bạn thuyết minh, các thành viên trong nhóm trở về chỗ và cùng chọn ra nhóm làm tốt dựa vào các tiêu chí sau: sưu tầm các thông tin phong phú về chủng loại (tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động, bài báo,…); trình bày đẹp.
Lưu ý: Trong trường hợp HS không sưu tầm được thông tin và tranh ảnh, GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình trang 35 SGK để thảo luận nhóm theo các câu hỏi:
- Tìm xem thông tin nào nói về cách phòng tránh HIV/ AIDS, thông tin nào nói về cách phát hiện một người có nhiễm HIV hay không.
- Theo bạn, có những c ách nào để không bị lây nhiễm HIV quan đường máu.
Tiết 3
Kĩ thuật
Thêu chữ V
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Biết thêu chữ V và ứng dụng của thêu chữ V.
- Thêu được các mũi thêu chữ V đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn đôi tay khéo léo và đúng kĩ thuật.
II. Chuẩn bị:
Gv: Mẫu thêu chữ V, một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu chữ V (váy, áo khăn, …)
Gv và hs: Vật liệu và dụng cụ thêu (như tiết trước).
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Gv giới thiệu mẫu thêu chữ V.
- Hs quan sát, nhận xét mẫu, quan sát hình vẽ SGK, nêu nhận xét, mặt phải, mặt trái đường thêu.
- Gv giới thiệu một số sản phẩm may mặc có thêu trang trí bằng mũi thêu chữ V.
- Hs nêu ứng dụng của mũi thêu chữ V.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Hs đọc nội dung SGK để nêu các bước thêu.
- Hướng dẫn hs vạch đường thêu và đánh dấu vị trí.
- Yêu cầu hs quan sát SGK, nêu cách thêu các mũi thêu chữ V.
*. Căng vải vào khung và thực hiện:
Gv làm mẫu và hướng dẫn từng mũi thêu và hướng dẫn nhanh lần 2.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò.
- Hs nhắc lại cách thêu chữ V
- Chuẩn bị giờ sau.
Luyện từ & Câu
Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp hs.
- Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
- Hiểu được các nghĩa của từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc, nghĩa chuyển) và mối quan hệ giữa chúng.
- Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ.
II. Chuẩn bị:
Hs: Vở bài tập tiếng Việt 5.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
- Đặt câu với từ: Hung dữ, lăn tăn.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs luyện tập
Bài tập 1:
- Hs thảo luận theo cặp và tìm phân biệt được từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
- Gv gọi một vài em trình bày miệng bài làm của nhóm mình.
Lời giải:
a. Từ chín ở câu 1: Hoa quả phát triển đến mức thu hoạch được.
Từ chín ở câu 2: Suy nghĩ kĩ càng.
à Thể hiện 2 nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa.
Từ chín ở câu 3: Số liền sau số 8 à thể hiện từ đồng âm với 2 từ trên.
b. Từ đường ở câu 2 và câu 3 là từ nhiều nghĩa, nó đồng âm với từ đường ở câu 1 (chất kết tinh vị ngọt).
c. Từ vạt ở câu 1 với từ vạt (thân áo) ở câu 3 là từ nhiều nghĩa chúng đồng âm với từ vạt ở câu 2 (đẽo xiên).
Bài tập 2:
- Hs phân biệt nghĩa của từ xuân trong văn cảnh.
- Hs làm bài tập cá nhân và nêu cách hiẻu của mình.
a. Xuân: Mùa đầu tiên trong 4 mùa.
Xuân: Có nghĩa là tươi đẹp.
b. Xuân: Tuổi.
Bài tập 3:
- Mục tiêu: Hs biết dựa vào nghĩa của các từ đã cho để đặt câu cho phù hợp.
- Cách tiến hành: Hs làm bài tập cá nhân và nêu miệng.
IV. Củng cố - dặn dò: Ôn lại bài.
Thể dục : bài 16
động tác vươn thở và tay – trò chơi “dẫn bóng”
I. mục tiêu:
- Học sinh học hai động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung, thực hiện tương đối đúng động tác.
- Chơi trò chơi “Dẫn bóng” hào hứng nhiệt tình và chủ động , chơi đúng luật.
II. địa điểm và phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập.
- 1 chiếc còi, bóng , kẻ sân chơi trò chơi.
III. các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Mở đầu ( 6 – 10 phút )
Hs tập hợp 2 hàng dọc.
GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 2-3 phút.
HS khởi động chạy thành một hàng dọc quanh sân tập, xoay khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai hông: 2 phút.
Cả lớp chơi trò chơi khởi động : “ Thỏ nhảy” 1phút.
Hoạt động 2: Học động tác vươn và thở động tác tay : 18 - 22 phút
+ Học động tác vươn thở
GV nêu tên động tác, sau đó phân tích kĩ thuật động tác vừa làm mẫu vừa cho HS tập theo. Lần đầu thực hiện chậm từng nhịp để HS nắm được phương hướng và biên độ động tác. Lần tiếp theo, GV hô nhịp chậm cho HS tập, sau mỗi lần tập GV nhận xét, uốn nắn sửa động tác sai rồi mới cho tập tiếp.
GV hô nhịp chậm và nhắc HS hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng.
+Học động tác tay : HS tập 3 –4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
Tiến hành như dạy động tác vươn thở. GV nhắc HS : Nhịp 2 ngẩng đầu căng ngực; nhịp 3: nâng khuỷu tay cao ngang vai.
+ Ôn 2 động tác vươn thở và tay: HS ôn tập 2-3 lần, mỗi lần 2x8 nhịp
GV chia nhóm để HS tự điều khiển ôn luyện theo 4 tổ học tập.
+ Báo cáo kết
File đính kèm:
- Giao an Tuan 8 Lop 5.doc