TUẦN 9
Tập đọc
Cái gì quý nhất
I- Mục tiêu
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo)
2. Nắm được vấn đề tranh luận (cái gì là quý nhất?) và ý được khẳng định trong bài (Người lao động là quý nhất)
II - đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 ( 5 phút )
- Kiểm tra bài cũ
HS đọc thuộc những câu thơ các em thhích trong bài thơ Trước cổng trời, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Giới thiệu bài
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tuần 9 lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tuần 9
tuần 9
Tập đọc
Cái gì quý nhất
I- Mục tiêu
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo)
2. Nắm được vấn đề tranh luận (cái gì là quý nhất?) và ý được khẳng định trong bài (Người lao động là quý nhất)
II - đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 ( 5 phút )
- Kiểm tra bài cũ
HS đọc thuộc những câu thơ các em thhích trong bài thơ Trước cổng trời, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Giới thiệu bài
Trong cuộc sống, có những vấn đề cần trao đổi, tranh luận để tìm ra câu trả lời. Cái gì quý nhất trên đời là vấn đề nhiều HS từng tranh cãi. Các em hãy cùng đọc bài Cái gì quý nhất để biết ý kiến riêng của ba bạn Hùng, Quý, Nam và ý kiến phân giải của thầy giáo.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài (33 phút )
a) Luyện đọc
Chia bài làm 3 phần để luyện đọc như sau:
+ Phần 1 gồm đoạn 1 và đoạn 2 (từ Một hôm…..đến sống được không?)
+ Phần 2 gồm các đoạn 3, 4, 5 (từ Quý và Nam… đến phân giải )
+ Phần 3 (phần còn lại)
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa lỗi, lưu ý nhấn giọng những câu khẳng định và giọng của NV.
- HS luyện đọc theo cặp .
- 1, 2 HS đọc toàn bàI .
- GV đọc mẫu .
b) Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm bàI và cho biết :
- Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì? (HS phát biểu. GV ghi tóm tắt. Hùng: lúa gạo; Quý : vàng; Nam: thì giờ)
- Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình? HS nêu lí lẽ của từng bạn, chú ý chuyển câu hỏi thành câu khẳng định. GV ghi bảng tóm tắt.
Hùng: lúa gạo nuôi sống con người.
Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
Nam: có thì giời mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
- vì sao thấy giáo cho rằng người lao động m ới là quý nhất? HS nêu lí lẽ của thầy giáo. GV nhấn mạnh cách lập luận có tình có lí của thầy giáo:
+Khẳng định cái đúng của ba HS (lập luận có tình – tôn trọng ý kiến người đối thoại): Lúa gạo, vàng, thì giờ đều quý, nhưng chưa phải là quý nhất.
+ Nêu ra ý kiến mới sâu sắc hơn (lập luận có lí): Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Vì vậy, người lao dộng là quý nhất.
- Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó.
(Có thể đặt tên cho bài văn là Cuộc tranh luận thú vị vì bài văn thuật lại cuộc tranh luận thú vị giữa ba bạn nhỏ./ có thể đặt tên cho bài văn là Ai có lí? Vì bài văn cuối cùng đến được một kết luận giàu sức thuyết phục: Người lao động là đáng quý nhất./ …)
c). Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV mời 5 HS đọc lại bàivăn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Hùng, Quý, Nam, thầy giáo); giúp HS thể hiện đúng giọng đọc của từng nhân vật.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài theo cách phân vai. chọn đoạn tranh luận của ba bạn. chú ý : kéo dài giọng hoặc nhấn giọng (tự nhiên) những từ quan trọng trong ý kiến của từng nhân vật để góp phần diễn tả rõ nội dung và bộc lộc thái độ. VD:
Hùng nói : “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”
Quý và Nam cho là rất có lí. Nhưng đi đươc mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!”
Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc!”
- Chú ý đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật; diễn tả giọng tranh luận sôi nổi của Hùng, Quý, Nam; lời giảng giải ôn tồn, chân tình, giàu sức thuyết phục của thầy giáo.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
GV nhận xét tiết học . Nhắc HS ghi nhớ cách nêu lí lẽ, thuyết phục người khác khi tranh luận của các nhân vật trong truyện để thực hành thuyết trình, tranh luận trong tiết TLV tới.
Ngày dạy ………/………/……….
chính tả
I- Mục tiêu
1. Nhớ và viết lại đúng chính bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể tự do.
2. Ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu n / l hoặc âm cuối n / ng.
II - đồ dùng dạy – học
-Vở BT .
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 ( 5 phút )
-kiểm tra bài cũ
HS thi viết tiếp sức trên bảng lớp các tiếng có chứa vần uyên, uyêt.
-Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nhớ viết ( 20 phút )
- 2 HS đọc thuộc lòng bàI thơ.
GV nhắc HS chú ý: Bài gồm mấy khổ thơ? Trình bày các dòng thơ thế nào? Những chữ nào phải viết hoa? Viết tên đàn ba-la-lai-ca thế nào?
- HS nhớ và viết bàI thơ .
- HS đổi chéo bàI để soát lỗi .
GV chấm 1 số bàI.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả ( 13 phút )
Bài tập (2)
- HS đọc YC BT.
- Về hình thức hoạt động, GV tổ chức cho HS bốc thăm cặp âm, vần cần phân biệt và thi viết các từ ngữ có tiếng chứa các âm, vần đó trên giấy nháp và đọc to cho cả lớp nghe cặp tiếng ghi trên phiếu (VD:la-na); viết nhanh lên bảng 2 từ ngữ có chứa 2 tiếng đó, rồi đọc lên (VD: la hét – nết na). Cả lớp cùng GV nhận xét, bổ sung. Kết thúc trò chơi, một vài HS đọc lại các cặp từ ngữ; mỗi em viếtvào vở ít nhất 6 từ ngữ.
Bài tập 3
- HS đọc YC BT.
- Về hình thức hoạt động, ( chọn bàI 3 b ) GV tổ chức cho các nhóm HS thi tìm các từ láy (trình bày trên bảng lớp) . Mỗi HS viết vào vở ít nhất 6 từ láy.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
GV nhận xét tiết học. Nhắc HS nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả.
Ngày dạy ………/………/……….
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: thiên nhiên
I- Mục tiêu
1. Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Thiên nhiên: biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá bầu trời.
2.Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên.
II - đồ dùng dạy – học
Bảng phụ viết sẵn các từ ngữ tả bầu trời ở BT1; bút dạ, một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại từ ngữ tả bầu trời để HS làm BT2.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 ( 5 phút )
- kiểm tra bài cũ
HS làm lại các BT3a, 3b hoặc 3c để củng cố kiến thức về từ nhiều nghĩa trong tiết LTVC trước.( 3 em làm trên bảng )
-Giới thiệu bài
Để viết được những bài văn tả cảnh thiên nhiên sinh động, các em cần có vốn từ ngữ phong phú. Bài học hôm nay giúp các em làm giàu vốn từ; có ý thức diễn đạt chính xác cảm nhận của mình về các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập ( 33 phút )
Bài tập 1
4HS tiếp nối nhau đọc một lượt bài Bầu trời mùa thu. Cả lớp đọc thầm theo.
Bài tập 2
- HS làm việc theo nhóm, ghi kết quả vào giấy khổ to, dán lên bảng lớp.
- Lời giải (GV dán bảng phân loại đã chuẩn bị):
Những từ ngữ thể hiện sự so sánh
Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá
Những từ ngữ khác
Xanh như mặt nướcmệt mỏi trong ao
được rửa mặt sau cơn mưa/ dịu dàng / buồn bã/ trầm ngâm nhớ tiếng hót củabầy chim sơn ca/ ghé sát mặt đất / cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.
rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/ xanh biếc/ cao hơn
Bài tập 3
GV hướng dẫn HS để hiểu đúng yêu cầu của bài tập:
- Viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của quê em hoặc ở nơi em ở.
- Cảnh đẹp đó có thể là một ngọn núi hay cánh đồng, côngviên, vườn cây, vườn hoa, cây cầu, dòng sông, hồ nước…
- Chỉ cần viết đoạn văn khoảng 5 câu.
- Trong đoạn văn cần sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
-Có thể sử dụng lại một đoạn văn tả cảnh mà em đã viết trước đây nhưng cần thay từ ngữ chưa hay bằng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm hơn.
- HS đọc đoạn văn. GV và cả lớp nhận xét, bình chọn đoạn văn hay nhất.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò (2 phút )
GV nhận xét tiết học. Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại để thầy (cô) kiểm tra trong tiết LTVC sau.
Ngày dạy ………/………/……….
Kể chuyện
Kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia
I- Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng nói:
- Nhớ lại mọt số chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình hoặc ở nơi khác. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
- Lời kể rõ ràng, tự nhiên; biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động.
2. Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II - đồ dùng dạy – học
- Tranh, ảnh về một số cảnh đẹp ở địa phương.
- Bảng lớp viết đề bài.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 ( 5 phút )
-kiểm tra bài cũ
HS kể lại câu chuyện đã kể ở tiết KC tuần 8.
-Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học
Hoạt động 2. Hướng dẫn nắm được yêu cầu của đề bài ( 8 phút )
- HS đọc đề bài và gợi ý 1-2 trong SGK.
- GV mở bảng phụ viết vắn tắt gợi ý 2b.
- GV kiểm tra việc HS chuẩn bị nội dung cho tiết học.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
Hoạt động 3. Thực hành kể chuyện ( 25 phút )
a) HS kể theo cặp. GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý. Mỗi em kể xong có thể trả lời câu hỏi của các bạn về chuyến đi.
b) Thi KC trước lớp. Nhận xét cách kể, dùng từ đặt câu.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
GV nhận xét tiết học. Dặn HS xem trước yêu cầu KC và tranh minh hoạ của tiết KC Người đi săn và con nai ở tuần 11.
Ngày dạy ………/………/……….
Tập đọc
đất cà mau
I- Mục tiêu
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm làm nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mau và tính cách kiên cường của người Cà Mau.
2. Hiểu ý nghĩa của bài văn: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.
II - đồ dùng dạy – học
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bản đồ Việt Nam .
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 ( 5 phút )
- kiểm tra bài cũ
HS đọc chuyện Cái gì quý nhất?, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài (kết hợp chỉ bản đồ): Trên bản đồ Việt Nam hình chữ S, Cà Mau là mũi đất nhô ra ở phía tây nam tận cùng của Tổ Quốc. Thiên nhiên ở đây rất khắc nghiệt nên cây cỏ, con người cũng có những đặc điểm rất đặc biệt. Bài Đất Cà Mau của nhà văn Mai Văn Tạo sẽ cho các em biết về điều đó.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài (33 phút )
GV đọc diễn cảm toàn bài. Nhấn giọng các từ gợi tả (mưa dông, đổ ngang, hối hả, rất phũ, đất xốp, đất nẻ chân chim,…)
- HS đọc từng đoạn của bài văn :
a) Đoạn 1(từ đầu đến nổi cơn dông)
- Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa của từ ngữ khó (phũ)
- HS trả lời câu hỏi:
+Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
Mưa ở Cà Mau là mưa dông: rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.
+ Hãy đặt tên cho đoạn văn này (Mưa ở Cà mau,..)
- HS đọc diễn cảm : giọng hơi nhanh, mạnh: nhấn giọng ở những từ ngữ tả sự khác thừơng của mưa ở Cà Mau (sớm nắng chiều mưa, nắng đó, đổ ngay xuống hối hả, phũ,..)
b) Đoạn 2(từ CàMau đất xốp đến bằng thân cây đước…)
- Luyện đọc: kết hợp giải thích nghĩa từ ngữ khó (phập phều, cơn thịnh nộ, hằng hà sa số)
- HS trả lời câu hỏi:
+Cây số trên đất Cà Mau mọc ra sao?
(Cây cối mọc thành chòm, thành rặng: rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi đươc với thời tiết khắc nghiệt.)
+Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
(Nhà cửa dựng dọc những bờ kênh, dươi những hàng đước xanh rì; từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.)
+ Hãy đặt tên cho đoạn văn này.(Đất, cây cối và nhà cửa ở Cà Mau / Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau)
- HS đọc diễn cảm: nhấn mạnh các từ ngữ miêu tả tính chất khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mau, sức sống mãnh liệt của cây cối ở đất Cà Mau (nẻ chân chim; rạn nứt; phập phều; lắm gió, dông; cơn thịnh nộ,…chòm; rặng; san sát; thẳng đuột; hằng hà sa số,…)
c). Đoạn 3 (phần còn lại)
- Luyện đọc, kết hợp giải thích nghĩa của từ ngữ khó (sấu cản mũi thuyền, hổ rình xem hát)
-HS trả lời câu hỏi:
+ Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào?
(Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thượng võ và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người.)
+ Em đặt tên cho đoạn 3 như thế nào?
(Tính cách người Cà Mau / Người Cà Mau kiên cường)
- HS đọc diễn cảm : giọng đọc thể hiện niềm tự hào, khâm phục; nhấn mạnh các từ ngữ nói về tính cách của người Cà Mau (thông minh, giàu nghị lực, huyền thoại, thượng võ, nung đúc, lưu truyền, khai phá, giữ gìn,…)
- HS thi đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò (2 phút )
- Một số HS nhắc lại ý nghĩa của bài.
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS chuẩn bị cho tuần Ôn tập giữa học kì I- đọc lại và học thuộc các bài đọc có yêu cầu thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9.
Ngày dạy ………/………/……….
Tập làm văn
LUyện tập thuyết trình, tranh luận
I- Mục tiêu
Bước đầu có kĩ năng thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi:
1. Trong thuyết trình, tranh luận, nêu được những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục.
2. Biết cách diễn đạt gãy gọn và có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người cùng tranh luận.
II - đồ dùng dạy – học
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 ( 5 phút )
- kiểm tra bài cũ
HS đọc đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con đường (BT3, tiết TLV trứơc)
-Giới thiệu bài
Các em đã là HS lớp 5. Đôi khi các em phải trình bày, thuyết trình một vấn đề trước nhiều người hoặc tranh luận với ai đó về một vấn đề. Làm thế nào để bài thuyết trình, tranh luận hấp dẫn, có khả năng thuyết phục người khác, đạt mục đích đặt ra. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em bước đầu có kĩ năng đó.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập (33 phút )
Bài tập 1
- HS làm việc theo nhóm, viết kết qủa vào giấy trình bày trước lớp.
-HS khác NX -GV chốt lời giải đúng :
- Lời giải:
câu a- Vấn đề tranh luận: Cái gì quý nhất trên đời?
Câu b –ý kiến và lí lẽ của mỗi bạn.
ý kiến của mỗi bạn
Hùng: Quý nhất là lúa gạo
Quý: Quý nhất là vàng
Nam:Quý nhất là thì giờ
Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến
- Có ăn mới sống được
- Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo
- Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
Câu c- ý kiến , lí lẽ và thái độ tranh luận của thầy giáo.
Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì
Thầy đã lập luận như thế nào?
Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?
Người lao động là quý nhất.
Lúa gạo, vàng, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao đông thì không có lúa gạo, vàng bạc, thì giờ cũng trôi qua vô vị.
Thầy tôn trọng người đối thoại, lập luận có tình có lí:
- Công nhận những thứ Hùng, Quý, Nam nêu ra đều đáng quý (lâp luận có tình)
- Nêu câu hỏi: “Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ?”, rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục HS (lập luận có lí)
GV nhấn mạnh : Khi thuyết trình, tranh luận về một vấn đề nào đó, ta phải có ý kiến riêng, biết nêu rõ lí lẽ để bảo vệ ý kiến một cách có lí có tình, thể hiện sự tôn trọng người đối thoại.
Bài tập 2
-HS đọc yêu cầu của BT2 và ví dụ (M:)
- GV phân công mỗi nhóm đóng 1 nhân vật (Hùng hoặc Quý, Nam); suy nghĩ, trao đổi, chuẩn bị lí lẽ và dẫn chứng cho cuộc tranh luận (ghi ra giấy nháp)
- Từng tốp 3 HS đại diện cho mỗi 3 nhóm (đóng vai Hùng, Quý, Nam)thực hiện cuộc trao đổi, tranh luận.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá cao những nhóm HS biết tranh luận sôi nổi, HS đại diện nhóm biết mở rộng lí lẽ và nêu dẫn chứng cụ thể làm cho lời tranh luận giàu sức thuyết phục.
Bài tập 3
- Một, hai HS đọc thành tiếng nội dung BT3. Cả lớp đọc thầm lại.
-BT3a:
+ cách tổ chức thực hiện như sau: GV ghi số thứ tự 1, 2, 3, 4 trước mỗi câu văn; hướng dẫn HS ghi kết quả lựa chọn câu trả lời đúng, sau đó, sắp xếp theo thứ tự (không cần chép lại nội dung).
+ HS trình bày kết quả; GV hướng dẫn HS cả lớp nhận xét từng ý kiến, chốt lại lời giải đúng:
Những câu trả lời đúng được sắp xếp theo trình tự: bắt đầu từ điều kiện quan trọng, căn bản nhất;
ĐK 1- Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận, nếu không, không thể tham gia thuyết trình, tranh luận.
ĐK2- Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận. Không có ý kiến riêng nghĩa là không hiểu sâu sắc vấn đề, hoặc không dám bày tỏ ý kiến riêng, sẽ nói dựa, nói theo người khác.
ĐK3- Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng: Có ý kiến rồi phải biết cách trình bày, lập luận để thuyết phục người đối thoại.
GV cùng HS phân tích: Phải nói theo ý kiến của số đông không phải là điều kiện của thuyết trình, tranh luận. Khi tranh luận, không nhất thiết ý kiến của số đông là đúng. Người tham gia thuyết trình, tranh luận cần có bản lĩnh, có suy nghĩ riêng, biết đưa lí lẽ và dẫn chứng để bảo vệ ý kiến, thuyết phục mọi người.
-BT3b
HS phát biểu ý kiến. GV kết luận: Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, hoà nhã, tôn trọng người đối thoại tránh nóng nảy vội vã hay bảo thủ, không chịu nghe ý kiến đúng của người khác.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò (2 phút )
- GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS nhớ các điều kiện thuyết trình, tranh luận; có ý thức rèn luyện kĩ năng thuyết trình, tranh luận. Đọc trước, chuẩn bị nội dung cho tiết Luyện tập thuyết trình, tranh luận sau.
Ngày dạy ………/………/……….
Luyện từ và câu
đại từ
I- Mục tiêu
1. Nắm được khái niệm đại từ; nhận biết đại từ trong thực tế.
2. Bước đầu biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị dùng lặp lại trong một văn bản ngắn.
II - đồ dùng dạy – học
- Vở BT.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 (5 phút )
- kiểm tra bài cũ
HS đọc đoạn văn tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em sinh sống – BT3 LTVC trước.
-Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học
Hoạt động 2. Phần nhận xét ( 12 phút )
Bài tập 1
-HS đọc YC BT.
-HS thảo luận nhóm đôI .- 2 nhóm trình bày miệng -nhóm khác NX – GV chốt lời giảI đúng :
- Những từ in đậm ở đoạn a (tớ, cậu) được dùng để xưng hô.
- Từ in đậm ở đoạn b (nó) dùng để xưng hô, đồng thời thay thế cho danh từ (chích bông) trong câu chokhỏi lặp lại từ ấy.
GV chốt :- Những từ nói trên được gọi là đại từ. Đại có nghĩa là thay thế (như trong từ đại diện);đại từ có nghĩa là từ thay thế.
Bài tập 2
Cách thực hiện tương tự BT1
- Từ vậy thay cho từ thích; từ thế thay cho từ quý.
- Như vậy, cách dùng các từ này cũng giống cách dùng các từ nêu ở bài tập (thay thế cho từ khác để khỏi lặp)
- Vậy và thế cũng là đại từ.
Vậy qua BT 1,2 em hiểu đại từ là gì ?( HS nêu )
Hoạt động 3. Phần ghi nhớ ( 3 phút )
HS đọc và nhắc lại nội dung ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 4. Phần Luyện Tập ( 18 phút )
Bài tập 1
- HS đọc YC BT .
- HS thảo luận cặp đôI – Trình bày miệng –GV chốt bàI làm đúng :
- Các từ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ Bác Hồ.
- Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác.
Bài tập 2
- HS đọc YC BT
-GV hỏi : Bài ca dao là lời đối đáp giữa ai với ai? (Lời đối đáp giữa nhân vật tự xưng là “ông” với “cò”)
-HS làm cá nhân – TRình bày miệng – HS khác NX GV chốt bàI làm đúng :
- Các đại từ trong bài ca dao là:mày (chỉ cái cò), ông (chỉ người đang nói), tôi (chỉ cái cò), nó (chỉ cái diệc)
- Nếu HS cho cò, vạc, nông, diệc cũng là đại từ thì GV giải thích đó là các danh từ; chúng vẫn chỉ các con vật đó chứ chưa chuyển nghĩa như ông (nghĩa gốc của ông là người đàn ông thuộc thế hệ sinh ra cha hoặc mẹ) hoặc chỉ đơn thuần có chức năng xưng hô như mày, tôi hay nó.
Bài tập 3
- HS đọc YC BT.
- GV hướng dẫn HS làm bài theo các bước sau:
+ Bước 1: Phát hiện danh từ lặp lại nhiều lần trong câu chuyện (chuột)
+ Bước 2: Tìm đại từ thích hợp để thay thế cho từ chuột (là từ nó – thường dùng để chỉ vật)
- GV nhắc HS chú ý: Cần cân nhắc được để tránh thay thế từ chuột bằng quá nhiều từ nó, làm cho từ nó bị lặp nhiều, gây nhàm chán.
- HS làm cá nhân.
- HS đọc bàI làm – HS khác NX _ GV chốt bàI làm đúng :
- Lời giải:
Con chuột tham lam
Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chiu qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên nó ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụn nó phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, nó không sao lách qua khe hở được.
Hoạt động 5.Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
- Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về đại từ.
-GV nhận xét tiết học ; nhắc HS về nhà xem lại BT2, 3 (phần Luyện Tập)
Ngày dạy ………/………/……….
Tập làm văn
Luyện tập thuyết trình, tranh luận
I- Mục tiêu
Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận.
II - đồ dùng dạy – học
-Vở BT .
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 ( 5 phút )
- kiểm tra bài cũ
HS làm lại BT3, tiết TLV trước.
-. Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập (33 phút )
Bài tập 1
- HS cần nắm vững yêu cầu của bài: Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện dưới đây, em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn.
- Trước khi mở rộng lí lẽ và dẫn chứng, HS cần tóm tắt ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của mỗi nhân vật. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và trình bày trước lớp. GV ghi tóm tắt lên bảng lớp:
Nhân vật
ý kiến
Lí lẽ, dẫn chứng
Đất
Cây cần đất nhất
Đất có chất màu nuôi cây.
Nước
Cây cần nước nhất
Nước vận chuyển chất màu
Không Khí
Cây cần không khí nhất
Cây không thể sống nếu thiếu không khí.
ánh sáng
Cây cần ánh sáng nhất
Thiếu ánh sáng, cây xanh sẽ không còn màu xanh.
- GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm: Mỗi HS đóng vai một nhân vật, dựa vào ý kiến của nhât vật, mở rộng, phát triển lí lẽ và dẫn chứng để bênh vực cho ý kiến ấy.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Khi tranh luận, mỗi em phải nhập vai nhân vật, xưng “tôi”. Có thể kèm theo tên nhân vật . ( VD : Đất tôI cung cấp chất màu nuôI cây.)
+Để bảo vệ ý kiến của mình ,các nhân vật có thể nêu tầm quan trọng của mình và phản bác ý kiến của nhân vật khác. VD: Đất phản bác ý kiến của ánh sáng là thiếu ánh sáng, cây xanh không còn màu xanh nhưng chưa thể chết ngay được. Tuy nhiên, tranh luận phải có lí có tình và tôn trọng lẫn nhau.
+ Cuối cùng, nên đi đến thống nhất: Cây xanh cần cả đất, nước, không khí và ánh sáng để bảo tồn sự sống.
- GV mời các nhóm cử đại diện tranh luận trước lớp. Mỗi HS tham gia tranh luận sẽ bốc thăm để nhận vai tranh luận (Đất, nước, không khí, ánh sáng). GV và cả lớp nhận xét, bình chọn người tranh luận giỏi.
- GV có thể tóm tắt những ý kiến hay vào bảng tổng hợp ý kiến đã có (gạch chân lí lẽ, dẫn chứng mở rộng):
Nhân vật
ý kiến
Lí lẽ, dẫn chứng
Đất
Cây cần đất nhất
Đất có chất màu nuôi cây.Nhổ cây ra khỏi đất cây sẽ chết ngay.
Nước
Cây cần nước nhất
Nước vận chuyển chất màu. Khi trời hạn hán thì dù vẫn có đát, cây cối cũng héo khô, chết rũ… Ngay cả đất, nếu không có nước cũng mất chất màu.
Không Khí
Cây cần không khí nhất
Cây không thể sống nếu thiếu không khí.Thiếu đất, thiếu nước, cây vẫn sống được ít lâu nhưng chỉ cần thiếu không khí, cây sẽ chết ngay
ánh sáng
Cây cần ánh sáng nhất
Thiếu ánh sáng, cây xanh sẽ không còn màu xanh. Cũng như con người, có ăn uống đầy đủ mà phải sống trong bóng tối suốt đời thì cũng không ra con người.
Cả bốn nhân vật
Cây xanh cần cả đất, nước, không khí và ánh sáng. Thiếu yếu tố nào cũng không được. Chúng ta cùng nhau giúp cây xanh lớn lên là giúp ích cho đời
Bài tập 2
- HS cần nắm vững yêu cầu của bài: Hãy trình bày ý kiến của em nhằm t huyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.
- GV nhắc HS :
+ Khi tranh luận, mỗi em phải nhập vai trăng- đèn để tranh luận mà cần trình bày ý kiến của mình. Đây là bài tập rèn luyện kĩ năng thuyết trình.
+yêu cầu đặt ra là cần thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn. Để thuyết phục mọi người, cần trả lời một số câu hỏi như: Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đèn đem lại lợi ích gì cho cuộc sống? Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra? Trăng làm gì cho cuộc sống đẹp như thế nào?…
+ Đèn trong bài ca dao là đèn dầu, không phải đèn điện. Nhưng đèn điện không phải không có nhược điểm so với trăng.
- Cách tổ chức hoạt động:
+ HS làm việc độc lập, tìm hiểu ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của trăng và đèn trong bài ca dao.
+ Một số HS phát biểu ý kiến của mình. VD về một bài thuyết trình:
Theo em, trong cuộc sống, cả đèn lẫn trăng đều cần thiết. Đèn ở gần nên soi rõ hơn, giúp người ta đọc sách, làm việc lúc tối trời. Tuy thế, đèn cũng không thể kiêu ngạo với trăng, vì đèn ra trước gió thì tắt. Dù là đèn điện cũng có thể mất điện. Cả đèn dầu lẫn đèn điện chỉ soi sáng được một nơi. Còn trăng là nguồn ánh sáng tự nhiên, không sợ gió, không sợ mất nguồn điện. Trăng soi sáng muôn nơi. Trăng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp thơ mộng. Trăng gợi cảm hứng sáng tác cho bao nhà thơ, hoạ sĩ…Tuy thế, trăng cũng không thể kiêu ngạo mà khinh thường đèn. Trăng khi mờ, khi tỏ, khi khuyết, khi tròn. Dù có trăng, người ta vẫn càn đèn để đọc sách, làm việc ban đêm. Bởi vậy, cả trăng lẫn đèn đều cần thiết với con người.
= HS khác NX – GV NX bàI thuyết trình , tuyên dương bàI làm tốt
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những nhóm ,cá nhân thể hiện khả năng thuyết trình, tranh luận giỏi.
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại những bài tập đọc; HTL những đoạn văn, bài thơ có yêu cầu thuộc lòng trong 9 tuần đầu SGK Tiếng Việt 5 , tập một để lấy điểm kiểm tra trong tuần ôn tập
Thể dục : bài 17
động tác chân – trò chơi “dẫn bóng”
I. mục tiêu:
- Học sinh ôn hai độn
File đính kèm:
- Giao an Tuan 9 Lop 5.doc