Giáo án văn 10 nâng cao

A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Thấy được bi kịch nước mất nhà tan và ý thức lịch sử của dân tộc Việt Nam được phản ánh trong truyền thuyến.

- Hiểu được một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết được thể hiện sinh động qua tác phẩm.

- Nhận biết được đặc trưng phản ánh lịch sử trong thể loại truyền thuyết.

B- Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV, giáo án

C- Cách thức tiến hành:

- Kết hợp phương pháp diễn giảng với câu hỏi dẫn dắt học sinh tự trả lời những vấn đề và mục tiêu bài học đặt ra.

- Chú ý tới cách thể hiện tình cảm và tín ngưỡng của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

D- Tiến trình dạy - học

Tiết: 19

* Bước 1: Kiểm tra bài cũ

? Nhận xét về nhân vật Ra–ma qua đoạn trích “Ra–ma buộc tội”?

T – Ra-ma tuy xuất hiện thân thần thánh, là bậc quân vương nhưng tính cách, tình cảm của chàng cũng không khác gì những người bình thường. Chàng yêu hết mình, nhưng cũng ghen tuông cực độ; có lúc oai phong lâm liệt những cũng có lúc quá tầm thường, nhỏ nhen; có lúc kiên quyết, rắn rỏi nhưng cũng có lúc quá mềm yếu; có lúc vị tha nhưng cũng có lúc quá ích kỉ, hẹp hòi.

- Mâu thuẫn trong ra-ma lúc này là mâu thuẫn giữa danh dự, bổn phận và tình yêu.

- Cái sáng - tối, tốt - xấu, thiện ác luôn luôn tương phản trong tính cách của Ra-ma.

* Bước 2: Dạy bài mới

G: Giới thiệu:

Chủ đề yêu nước, chống giặc ngoại xâm là một trong những chủ đề nổi bật của VHDGVN. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ cũng có cùng chủ đề dựng nước và giữ nước đó.

I. TIỂU DẪN:

G: Gọi 1học sinh đọc to, rõ ràng phần tiểu dẫn trong SGK (tr.71)

Yêu cầu học sinh tóm tắt tiểu dẫn ghi vào vở

? Truyền thuyết là gì?

T- Truyền thuyết là những câu chuyện truyền miệng thể hiện phong phú thái độ, tình cảm của nhân dân xoay quanh những nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử nào đó.

?Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ xuất hiện vào thời điểm nào” Gắn với sự kiện lịch sử nào?

T -Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ xuất hiện dười thời kù nhà nước âu lạc do vua An Dương Vương đứng đầu. Gắn với sự kiện lịch sử vua An Dương Vương cho xây đắp Loa Thành (Thành Cổ Loa) ở làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội (ngày nay) nhưng sau chủ quan mà để mất nước vào tay Thiệu Đà.

 

doc286 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4901 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án văn 10 nâng cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 8/10/2007 Tiết: 19+20 Phân môn: Đọc - Hiểu Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ (Truyền thuyết) A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Thấy được bi kịch nước mất nhà tan và ý thức lịch sử của dân tộc Việt Nam được phản ánh trong truyền thuyến. - Hiểu được một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết được thể hiện sinh động qua tác phẩm. - Nhận biết được đặc trưng phản ánh lịch sử trong thể loại truyền thuyết. B- Phương tiện thực hiện - SGK, SGV, giáo án C- Cách thức tiến hành: - Kết hợp phương pháp diễn giảng với câu hỏi dẫn dắt học sinh tự trả lời những vấn đề và mục tiêu bài học đặt ra. - Chú ý tới cách thể hiện tình cảm và tín ngưỡng của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. D- Tiến trình dạy - học Tiết: 19 * Bước 1: Kiểm tra bài cũ ? Nhận xét về nhân vật Ra–ma qua đoạn trích “Ra–ma buộc tội”? T – Ra-ma tuy xuất hiện thân thần thánh, là bậc quân vương nhưng tính cách, tình cảm của chàng cũng không khác gì những người bình thường. Chàng yêu hết mình, nhưng cũng ghen tuông cực độ; có lúc oai phong lâm liệt những cũng có lúc quá tầm thường, nhỏ nhen; có lúc kiên quyết, rắn rỏi nhưng cũng có lúc quá mềm yếu; có lúc vị tha nhưng cũng có lúc quá ích kỉ, hẹp hòi. - Mâu thuẫn trong ra-ma lúc này là mâu thuẫn giữa danh dự, bổn phận và tình yêu. - Cái sáng - tối, tốt - xấu, thiện ác luôn luôn tương phản trong tính cách của Ra-ma. * Bước 2: Dạy bài mới G: Giới thiệu: Chủ đề yêu nước, chống giặc ngoại xâm là một trong những chủ đề nổi bật của VHDGVN. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ cũng có cùng chủ đề dựng nước và giữ nước đó. I. TIỂU DẪN: G: Gọi 1học sinh đọc to, rõ ràng phần tiểu dẫn trong SGK (tr.71) Yêu cầu học sinh tóm tắt tiểu dẫn ghi vào vở ? Truyền thuyết là gì? T- Truyền thuyết là những câu chuyện truyền miệng thể hiện phong phú thái độ, tình cảm của nhân dân xoay quanh những nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử nào đó. ?Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ xuất hiện vào thời điểm nào” Gắn với sự kiện lịch sử nào? T -Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ xuất hiện dười thời kù nhà nước âu lạc do vua An Dương Vương đứng đầu. Gắn với sự kiện lịch sử vua An Dương Vương cho xây đắp Loa Thành (Thành Cổ Loa) ở làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội (ngày nay) nhưng sau chủ quan mà để mất nước vào tay Thiệu Đà. II. ĐỌC - HIỂU: 1. Bố cục tác phẩm. ? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em hãy thử chia bố cục cho tác phẩm? T- Bố cục 2 phần: + Phần 1: Từ đầu à “không dám đối chiến, bèn xin hoà” kể chuyện An Dương Vương xây thành, chế nỏ giữ nước. + Phần 2: Còn lại à kể về bi kịch tình yêu Mị Châu – Trọng Thuỷ gắn với thất bại của nước Âu Lạc. => cả 2 phần của chuyện đều thể hiện ý thức và thái độ của nhân dân đối với vai trò, trách nhiệm của cha an An Dương Vương, của mỗi người dân trong lịch sử. 2. Tóm tắt tác phẩm. ? Em hãy tóm tắt tác phẩm “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ”. T-An Dương Vương nối tiếp sự nghiệp mua hàng, dời đô về kẻ thủ (cổ Loa) - Vua xây thành nhưng cứ xây lại đổ. Sau thời Rùa Vàng giúp xây xong. - Rùa vàng còn tặng cho nhà vua một chiếc vuốt (móng) thần để làm lẫy nỏ chống giặc. - Triệu Đà xâm lược Âu Lạc. Nhờ nỏ thần, An Dương Vương giữ được nước. - Triệu Đà cầu hon Mị Chây cho Trọng Thuỷ. An Dương Vương vô tình gả con gái cho Trọng Thuỷ. - Trọng Thuỷ đánh cắp bí mật nỏ thần đêm về nước. - Triệu Đà cử binh sang đánh Âu lạc. - An Dương Vương thua trận, cùng con gái chạy khỏi Loa Thành. - Rùa Vàng kết tôi Mị Châu là giặc. Nhà vua An Dương Vương chém chết con rồi đi xuống biển. - Trọng Thuỷ thương tiếc Mị Chây nhảy xuống giếng tự vẫn. - Máu Mị Châu hoá thành ngọc trai, đem rửa nước giếng thì đó thì sáng hơn. 3. Phân tích tác phẩm: a, An Dương Vương xây thành và chế nỏ, giữ nước. ? Quá trình xây thành An Dương Vương được miêu tả như thế nào? T- Quá trình xay thành của An Dương Vương được miêu tả như sau: + Thành đắp tới đâu lại lở tới đó. + Vua phỉa lập đàn cầu đảo bách thần giữa mình trong sạch (trai giới). + Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang tức Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành trong “nửa tháng thì xong”. => Vua cho xây 9 vòng thành ốc, đào hào sâu, tìm người chế tạo vũ khí tốt (nỏ thần)… tinh thần cảnh giác, sẵn sàng bảo vệ đất nước, quyết tâm chống giặc của vua tôi Âu lạc. ? Em hãy nhận xét về các chi tiết: sự xuất hiện của cụ già, rùa vàng….? T- truyền thuyết phản ánh sự kiện trên bằng các chi tiết kì ảo. VD: Nhân vật cụ già xuất hiện một cách bí ẩn, rùa vàng từ phương đông lại giúp An Dương Vương xây thành, chế nỏ. => Những chi tiết kì ảo đó đều nhằm khằng định việc làm của An Dương Vương “được lòng trời, hợp lòng dân” và tính chất chính nghĩa của công việc dựng nước, giữ nước của An Dương Dương. * Tóm lại: Việc An Dương Vương xây thành, chế nỏ, giữ nước và thắng được Triệu Đà đã nêu cao bài học cảnh giác giữ nước, khẳng định vai trò của An Dương Vương và thái dộ ngợi ca của nhân dân đối với hành động có ý nghĩa lịch sử đó. b, Bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu Trọng Thuỷ - Mị Châu. * Bi kịch mất nước. ? Sau khi thất bại phải lập mưu cầu hoà Triệu Đà đã làm gì? T- Sau khi lập mưu cầu hoà, Triệu Đà lại lập mưu cầu hon cho con trai. ?Em có nhận xét gì về việc triệu đà cầu hôn Mị Châu cho con? T- Hôn nhân Mị Châu – Trọng Thuỷ thực chất là cuộc hôn nhân nhằm mục đích xâm lược. à Triệu Đà đã sẵn có âm mưu đen tối, còn An Dương Vương vì mất cảnh giác đã nhận lời. ? Vậy em có suy nghĩ gì về việc An Dương Vương để Trọng Thuỷ ở rể Âu Lạc? T- việc ở rể cũng là âm mưu của Triệu Đà. An Dương Vương cho Trọng Thuỷ ở rể Âu Lạc chính là “Nuôi ong tay áo”. => Đó là sự mất cảnh giác trầm trọng, tạo cơ hội thuận lợi cho kẻ thù tự do vào sâu trong lãnh thổ Âu lạc. - Trọng Thuỷ dụ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần à đánh tráo. ? Theo em, lí do cơ bản nhất để đất nước Âu Lạc bị rơi vào tay giặc là lí do gì? - Hay tin Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc, An Dương Vương có nỏ thần vẫn điền nhiên ngồi đánh cờ. => Đó lạ sự chủ quan kinh địch tê hại nhất dẫn An Dương Vương nhanh chóng đến thất bại, làm cho nước mất, nhà tan. ? Vậy em hãy nêu những lí do dẫn đến mất nước? * Tóm lại: việc mất nước là do 3 lí do: + Âm mưu của Triệu Đà và Trọng Thuỷ + An Dương Vương quá chủ quan + Sự nhẹ dạ của Mị Châu => Hai cha con An Dương Vương vì chủ quan mất cảnh giác đã trực tiếp làm tiêu vong sự nghiệp và đưa Âu Lạc đến chỗ diệt vong. => Bài học: Luôn phải đề cao cảnh giác đối với những thế lực đen tối, phản động trong và ngoài nước, không được chủ quan, kinh địch. * Bi kịch tình yêu Trọng Thuỷ - Mị Châu: ?Theo me Mị Châu là người phụ nữ có bản chất như thế nào? T- Mị Châu là một người phụ nữ Việt Nam hiền lành, trong sáng, ngây thơ. “Tại gia tòng phu, xuất giá tòng phu” ?Giữa Mị Châu và trọng thuỷ có tình yêu không?vì sao? Em hãy chứng minh? T- Giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ ban đầu có tình yêu vì: + Trọng Thuỷ vì âm mưu của cha Triệu Đà nên mới lấy Mị Châu + Mị Châu vì nghe vua cha An Dương Vương mới lấy Trọng Thuỷ - Nhưng về sau trong quá trình chung sống, Trọng Thuỷ - Mị Châu cũng có tình yêu: + Mị Châu luôn đặt chồng lên hàng đầu, rất tin tưởng chồng à sẵn sàng cho chàng xem trộm nỏ thần. Khi chạy chốn lại sắc lông ngỗng cho chồng biết dấu tích. + Trọng Thuỷ thương xót vợ ôm xác vợ về chôn rồi nhảy xuống giếng tự vẫn chết theo vợ. ?Em có nhận xét gì về tình yêu của Mị Châu dành cho trọng Thuỷ và ngược lại của trọng thuỷ dành cho Mị Châu (xét trong mối quan hệ với cộng đồng)?. T- Mị Châu yêu 1 cách mù quáng, đặt tính yêu lên trên lợi ích của cộng đồng dân tộc. Trọng Thuỷ yêu 1 cách lí trí, đặt lợi ích cộng đồng lên trước hạnh phúc của cả 2. ? Em đồng tình với cách yêu của Mị Châu hơn hay của Trọng Thuỷ hơn? Vì sao? T- Cách yêu cùa Trọng Thuỷ hợp lí hơn. Vì con người phải biết đặt lợi ích cộng đồng lên trên, phải biết hy sinh vì quốc gia, dân tộc. ?Để cho tình yêu Mị Châu - Trọng Thuỷ tan vỡ, t/g dân gian muốn nói lên điều gì? T- Trong tình yêu phải có cái nhìn tính táo, sắc bén, không được mù quáng. - Phải biết đặt lợi ích cộng đồng lên trên tình yêu (t/g’ để Trọng Thuỷ về phe chiến thắng). - Phải luôn có tinh thần cảnh giác và cái nhìn lí trí ngay cả trong tình yêu lứa đôi. 4. Tổng kết: ? Nêu nhận xét của em về nt và nội dung của tuyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ? T- NT: Sử dụng những yếu tố thần kì làm tăng tính hấp dấn của truyện. - ND: Là bài học cảnh giác cao độ trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. + Để Mị Châu hoá thành ngọc trai là t'h thái độ thông cảm vị tha của nhân dân đối với Mị Châu. * Bước 3: Hướng dẫn bài học ở nhà và chuẩn bị bài mới: - Làm bài tập trong SGK, SBT - Soạn bài “Tấm Cám” Ngày 8/10/2007 Tiết: 21+22 Phân môn: Đọc - Hiểu Tấm Cám (Truyện cổ tích thần kì) A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu được cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện thắng ác, tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân dân thể hiện trong truyện. - Thấy được nghệ thuật sử dụng yếu tố kì ảo và lối kể chuyện hấp dẫn tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của truỵen Tấm Cám nói riêng và truyện cổ tích thần kì nói chung. - Giáo dục học sinh tấm lòng nhân đạo, biết yêu thương,có tấm lòng nhân hậu, vị tha. B- Phương tiện thực hiện - SGK, SGV, TLTK C- Cách thức tiến hành - Dạy học sinh theo tư duy cổ tích, tránh dạy như 1 tác phẩm văn học hiện đại. - Kết hợp phương pháp phân tích – nêu vấn đề, diễn giảng, phát vấn… D- Tiến trình dạy - học: * Bước 1: Kiểm tra bài cũ ?Nhận xét của em về chi tiết Mị Châu hoá thành ngọc trai? T- Trọng Thuỷ có yêu thương Mị Châu Thật lòng - Mị Châu là người phụ nữ phong kiến mẫu mực, rất yêu chồng, cô trong sáng, ngây thơ à vô tình gây tội lớn. => Chi tiết Mị Châu hoá thành ngọc trai thể hiện thái độ cảm thông và vị tha của nhân dân đối với một người phụ nữ thơ ngây, trong sáng, kém hiểu biết của thời kì xã hội phong kiến. * Bước 2: Dạy bài mới Tiết 1: G: Giới hiệu Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng cổ tích Việt Nam. I. TÌM HIỂU CHUNG: G: Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn SGK 1. Tiểu dẫn: ? Qua việc đọc bài em hãy cho biết phần tiểu dân trong SGK trình bày nội dung gì? T- Thể loại: Truyện cổ tích thần kì (Tấm Cám là truyện tiêu biểu cho loại truyện cổ tích thần kì) - Đề tài: Viết về nhân vật mồ côi – ô tuýp nhân vật quen thuộc của thể loại truyện cổ tích. - Cốt truyện )Kể truyện về nhân vật mồ côi rất quen thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới, trong đó có nhiều truyện mang cốt truyện gần giống với tấm cám. Cốt truyện quen gần với cốt truyện của nhiều truyện cổ tích khác như: + Lọ Lem (Pháp) + Cô Trọ Bếp (Đức) + Nàng Diệp Hạn (trung Quốc) + Con Cá Vàng (Thái Lan) + Truyện Con Rùa (Mi-an-ma)vv… Ở Việt Nam cũng có những truyện tương tự Tấm Cám như: + Tua Gia –T ua Nhi (Tày) + Ý ưởi – Ý Noọng (H'Mông) + Đôi Giàu vàng (Chăm) + Ú và Cao (Hơ-rê) - Nội dung: Phản ánh số phận bất hạnh của cô giáo mồ côi Tấm với ước mơ chiến thắng cái ác để giành lại và giữ gìn hạnh phúc. 2. Văn bản: a, Bố cục: ?Em hãy thử chia bố cục cho tác phẩm này? T- Bố cục: 2 phần + Phần 1: từ đầu à “ở đâu ra mà đẹp thế”: miêu tả số phận bố hạnh của tấm nhưng tấm luôn được bụt giúp đỡ để đón nhận hạnh phúc. + Phần 2: Còn lại: Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc của Tấm. b, Chủ đề: ?Em hãy cho biết chủ đề của tác phẩm? T- Miêu tả cuộc đời bất hạnh và con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm. Đồng thời thể hiện cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành và bảo vệ hạnh phúc của người lương thiện. II. ĐỌC - HIỂU: 1. Phần 1: Số phận và con đường dẫn tới hạnh phúc của Tấm. ? Hoàn cảnh của Tấm được miêu tả như thế nào” Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh xuất thân của Tấm. T * Hoàn cảnh: - Mẹ mất khi Tấm còn bé – cha đi kấy vợ hai, sinh ra Cám. - Cha mất, Tấm phỉa ở với dì ghẻ và Cám. - Dì ghẻ là người độc ác à Tấm sống rất vất vả, khổ nhục, phải làm lụng vất vả suốt ngày đêm: chăn trâu, cắt cỏ, xay lúa, giã gạo… => Tấm mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải sống với dì ghẻ, lại là phận gái, sống trong xã hội phong kiến nỗi khổi của Tấm chồng chất như trái núi. * Tình cách và phẩm chất: ?Trong hoàn cảnh mồ côi, khốn khổ ấy Tấm đã thể hiện mình là người có tính cách và phẩm chất gì? T- Hiền lành, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, thuỳ mị, dịu dàng, nết na, nhẫn nhịn. VD: Dù trải qua nhiều lần bị Cám và Dì ghẻ lừa gạt, Tấm vẫn cố chịu đựng, lần đi xúc tép với Cám, lần dđ chăn trâu xa nhà bị mất cá Bống, lần bị mẹ ghẻ trộn thóc và gạo vào rồi bắt Tấm nhặt riêng ra vv… * Con đường dẫn tới hạnh phúc của Tấm. ?Vì sao Tấm lại có được hạnh phúc trở thành vợ Vua? T- Sự hiền lành, chăm chỉ, nhẫn nhịn của Tấm đã khiến Bụt cũng phải cảm động à ra tay giúp dỡ Tấm để có được hạnh phúc. ?Từ việc để Tấm trở thành vợ Vua, tác giả dân gian muốn nói với các em điều gì? T- Khẳng định: người hiền lành tất sẽ được bù đắp xứng đáng “ở hiền gặp lành”. Tiết 2: 2. Phần 2: cuộc đấu tranh của Tấm để giành lại hạnh phúc. ? Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phản áng >< xung đột gì trong xã hội? T- Tấm chịu thương, chịu khó >< Cám lừa lọc sảo trá Tấm chân thật, cả tin >< mẹ con Cám độc ác, giả dối. => Mâu thuẫn giữ tấm và mẹ con Cám là >< xấu. Đây là tác giả dân gian đã mượn xung đột trong gia đình để phản ánh >< xã hội. Hướng giải quyết mâu thuẫn theo quan điểm thiện thắng ác, ở hiện gặp lành. ? Tấm đã trả qua mấy kiếp hồi sinh? Đó là những kiếp nào? T- Tấm đã trải qua 4 kiếp hồi sinh: Chim Vàng Anh, Cây Xoan Đào, Khung cửi, Quả Thị (4lần chết đi, sống lại) ? Từ đầu đến kết thúc truyện, thái độ của Tấm đối với hành vi tàn ác của mẹ con di ghẻ có sự chuyển biến ra sao? T- Thái độ phản kháng của Tấm ngày càng cao trước cuộc đấu tranh ngày càng gian nan, quyết liệt. + Lúc đầu, trước hành vi của mẹ con Cám, Tấm chỉ biết “ôm mặt khóc” à tiếng khóc ấm ức chứng tỏ tấm đã ý thức được nỗi khổ của mình. (Tấm chỉ biết khóc) + Ở phần hai của truyện, cuộc đấu tranh quyết liệt nhưng chưa hề thấy Tấm khóc, không có sự xuất hiện của Bụt à Tấm đã dần biết tự bảo vệ mình. ?Nhận xét về hiệu quả của các yếu tố kì ảo trong phần 2 của tác phẩm? T- Phần 1: Bụt, chim sẻ, con gà biết nói tiềng người, quần áo đẹp là những yếu tố kì ảo à giúp tấm có được hạnh phúc làm vợ vua. - Phần 2: 4 lần hoá thân của Tấm à khẳng định chí đấu tranh quyết liệt của Tấm, khẳng định có áp bức, đấu tranh. ? Sự trở về của Tấm ở cuối truyện nói lên quan niệm gì của nội dung? T- Sự trở về của tấm ở cuối truyện thể hiện quan niệm của nội dung: “thiện thắng ác” ở hiền gặp lành”. => Sự hoá thân của tấm có ảnh hưởng thuyết luân hồi của đạo Phật, thể hiện ước mơ, tinh thần lạcq uan của NDLĐ. ?Truyện đã thêểhiện ước mơ gì của ND? T- Thể hiện ước mơ đổi đời của NDLĐ: Cô Tám mồ côi à vợ vua Thể hiện ước mơ thực hiện công bằng xã hội: những người bị áp bức bóc lột như Tấm, nhưng người hiền lành như bà cụ sẽ được hưởng hạnh phúc. * Củng cố: ? Em hãy so sánh và lí giải kết thúc của truyện Tấm Cám trong chương trình SGK với truyện cổ tích trong dân gian? T- Cái kết mới không rung rợn như kết thúc cũ. - Kết thúc cũ rùng rợn, nhưng là tư duy của ND: Có áp bức có đấu tranh, có thù phải trả. * Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà: - Làm bài tập trong SGK, SBT. - Soạn bài Chử Đồng Tử (đọc thêm) Tóm tắt VB tự sự (làm văn) Ngày 10/10/2007 Tiết: 23 Phân môn: Đọc thêm Chử Đồng Tử I. TÓM TẮT: ? Tóm tắt truyện Chử Đồng Tử? T – Chử Đồng Tử sinh ra trong một gia đình nghèo làm nghề chài lưới ở ven sông. Hai cha con chỉ có 1 chiếc khố, cha mất, Chử Đồng Tử không nỡ để cha ở trần, bàn lấy khố đóng cho cha rồi mới đem chôn. - Chử Đồng Tử sống trong một túp lều ven sông, ngày ngày đánh cá đổi gạo của các thuyền qua lại. Một hôm công chúa Tiên dung nhan sắc tuyệt trần, tuổi đã lớn mà không chịu lấy chống, chỉ thích dạo chơi trên sông nước, đến khúc sông làng Chử Đồng Tử thì dừng lại. - Chử Đồng Tử vừa sợ vừa xấu hổ, chui vào bụi và vùi mình trong cát trốn. Tiên Dung vô tình giăng màng để tắm đúng chỗ Chử Đồng Tử nấp. Tiên Dung cho đó là duyên trời run rủi, bèn chủ động cầu hôn Chử Đồng Tử. Chử Đồng Tử ngại ngùng chối từ, nhưng do Tiên Dung quả quyết câu hôn, Chử Đồng Tử nghe theo, họ thành vợ chồng. - Tiên Dung ở lại với chồng làm ăn khá giả, xây dựng thành xóm chài bên sông. Được ít lâu, Chử Đồng Tử được Tiên truyền cho phép lạ, chàng truyền lại cho vợ, hai người từ biệt xóm làng đến nơi thanh vắng để ở. - Một hôm trời đã tối mà chưa tới chỗ dân cư, 2 vợ chồng chắm gậy xuống đất, lấy nón úp lên đầu gậy để che sương, tựa vào nhau mà ngủ. Từ chỗ đó mọc lên một lâu đài nguy nga, tráng lệ, có đủ sập, màn trướng, có tiểu đồng, thị nữa, lính đi hầu hạ. - Tin truyền đến tai vua, vua cho rằng Chử Đồng Tử - Tiên Dung làm loạn sai quân đến đánh. Quân nhà vua đến nơi thì cả cung điện đã bay lên trời, chỉ còn lại bãi đất không. Bãi ấy gọi là bãi tự nhiên. Đầm ấy là đầm nhất dạ, nhân dân đã lập đền thời trên bãi này. II. ĐỌC - HIỂU ?Trong truyện có tình tiết gì đặc biệt? T-T ruyện có 2 tình tiết đặc biệt: + Một là sự gặp gỡ tự nhiên giữa người đánh cá nghèo và công chúa Tiên Dung + Hai là chi tiết kì ảo của cây gậy và chiếc nón có phép màu. ? Tiên Dung và Chử Đồng Tử có phẩm chất gì? Thế hiện qua những tiết tiết nào? T- Chử Đồng Tử là người con hiếu thảo tự trọng: không nỡ táng trần cho cha mà đóng chiếc khố cho cha rồi mới chôn cất. Từ chối Tiên Dung. - Tiên Dung mặc dù là công chúa “Lá ngọc cành vàng”, quyền quý cao sang nhưng rất trọng tình nghĩa, cảm thông với nỗi bất hạnh của người khác, quyết tâm lấy người dân chài nghèo khổ. Là người có quan điểm hiện đại khác: đành phụ lòng cha “tội trời chịu vậy chẳng yêu bằng chồng”. ?Hôn nhân giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử phản ánh ước mơ gì của ND? T- Cuộc hôn nhân giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử thể hiện khát vọng hạnh phúc, tình yêu tự do phóng khoáng của nam nữ thanh niên, vượt qua mọi rào cản của gia đình. - Tình yêu vf hạnh phúc của Tiên Dung và Chử Đồng Tử còn xoá đi những mặc cảm, danh giới giai cấp sang, hèn, giàu nghèo mà xưa nay vẫn là nguyên nhân gây ra bao đau khổ cho con người. ? Với Chử Đồng Tử thì cuộc hôn nhân ấy có ý nghĩa như thê nào? T- Với Chử Đồng Tử cuộc hôn nhân này là những gì cao nhất, tốt đẹp nhất mà trời đã ban tặng cho người nghèo khổ nhưng đức độ, hiếu thảo, đồng thời thể hiện triết lí “ở hiền gặp lành”. ?Truyện Chử Đồng Tử còn phản ánh ước mơ gì của ND? Thể hiện qua những chi tiết nào? T - Truyện còn phản ánh ước mơ xây dựng cuộc sống ngày một thịnh vượng của ND. Thể hiện Vợ chống Chử Đồng Tử ở lại bến sông lập nghiệp xây thành xóm bên sông, làm ăn ngày một giàu có. - Truyện còn thể hiện ước mơ đời đời của NDLĐ. Phép màu từ cây gậy và chiếc nón biến thành cung điện nguy nga, tráng lệ, có đủ phương tiện, người hầu hạ. - Cung điện mọc lên từ bãi đất và đầm lầy còn phản ánh ước mơ chinh phục thiên nhiên, khả năng kì diệu của con người. => Những ước mơ trên đây vừa bình dị, vừa lãng mạn, vừa thiết thực, vừa phòng khoáng. Nó thể hiện lòng yêu đời và ý nghĩa nhân văn của tâm hồi người lao động. Ngày 11/10/2007 Tiết: 24 Phân môn: Làm văn Tóm tắt văn bản tự sự (Theo chuyện của nhân vật chính) A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: nắm được yêu cầu và cách thức tóm tắt chuyện của nhân vật chính trong văn bản tự sự. B- Phương tiện thực hiện: - SGK, giáo án, TLTK, SGK C- Cách tiến hành Kết hợp phương pháp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D- Tiến trình dạy - học: * Bước 1: Ôn tập củng cố kiến thức đã học: G: Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, 9 các em đã nắm được một số vấn đề cơ bản về tóm tắt như: thế nào là tóm tắt tác phẩm tự sự, mục đích, vai trò, tác dụng và sự cần thiết phải tóm tắt, yêu cầu và cách thức tóm tắt 1 tác phẩm tự sự… ?Vậy em hãy nhắc lại những hiểu biết của mình về tóm tắt tác phẩm tự sự? T- Tóm tắt tác phẩm tự sự: là dùng lời văn của mình để giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của 1 tác phẩm nào đó. - Tóm tắt tác phẩm giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của 1 câu chuyện. Bản thân cần phản ánh trung thành nội dung của tác phẩm được tóm tắt. - Muốn tóm tắt cần đọc kĩ để hiểu đúng tác phẩm, xác định nội dung chíng cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung chính theo 1 thứ tự hợp lí, sau đó viết văn bản tóm tắt. - Văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự phải ngắn gọn nêu được nhân vật và các sự việc chính 1 cách đầy đủ, hợp lí. Bước 2: Dạy bài mới: I. TÌM HIỂU BÀI (lý thuyết) 1. Mục đích của việc tóm tắt chuyện của nhân vật chính. ?Tóm tắt chuyện của nhân vật chính nhằm mục đích gì? T- Nhân vật là linh hồn của tác phẩm, quyết định giá trị của tác phẩm. Mỗi nhân vật chính gắn với một số sự việc cơ bản của cốt truyện. - Để nắm vững tính cách và số phận của các nhân vật chính, ta cần tóm tắt sự việc của các nhân vật ấy. 2. Khái niệm tóm tắt chuyện của nhân vật chính. ?Thế nào là tóm tắt chuyện của nhân vật chính? T- Tóm tắt chuyện của nhân vật chính là viết hoặc kể lại 1 cách ngắn gọn những sự việt cơ bản xảy ra với nhân vật đó. 3. Cách tóm tắt: ?Làm thế nào dể tóm tắt chuyện của nhân vật chính tốt nhất? T - Muốn tóm tắt chuyện của nhân vật chính cần đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính và các sự việc cơ bản liên quan tới nhân vật, sau đó dùng lời văn của mình viết thành văn bản tóm tắt. VD: (Gọi học sinh đọc phần 2 trong SGK Tr 88 + 89) ? a, Chỉ ra sự giống và khác nhau của 2 đoạn văn? T- Giống: +Đều nói về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ ở đất nước Âu Lạc. + Đều có tên 5 nhân vật: An Dương Vương, Triệu Đà, Mị Châu, Trọng Thuỷ, Rùa Vàng. - Khác: + Đoạn 1 Tóm tắt chuyện của An Dương Vương Mị Châu là người có tội (với đất nước) + Đoạn 2: Tóm tắt chuyện của Mị Châu Mị Châu là người vô tội, bị oan khiên b? Rút ra cách tóm tắt chuyện của nhân vật chính (nt) T (nt) II. THỰC HÀNH: 1. Tóm tắt chuyện của nhân vật tóm tắt trong truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ. T- Trọng Thuỷ là con của Triệu Đà ở nước giúp với Âu Lạc. Vì mục đích chính trị, trọng Thuỷ nghe lời cha lấy Mị Châu con vua An Dương Vương ở Âu Lạc làm vợ, sau đó dụ dỗ Mị Châu cho xem trộm rồi đánh tráo lẫy nỏ thần đem về nước. Triệu đà có nỏ thần, cất quân đánh Âu Lạc, Âu lạc thua. An Dương Vương đem theo mị Châu cưỡi ngựa chạy ra phía biển đông; Mị Châu nhớ chồng bèn rắc lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thuỷ đuổi theo, chạy ra đến biển Rùa Vàng hiện lên báo cho An Dương Vương biết Mị Châu chính là giặc. An Dương Vương bèn rút gươm chém chết Mị Châu. Trọng Thuỷ thương xót đem xác vợ về chôn rôid nhảy xuống giếng tự vẫn chết theo nàng. 2. Tóm tắt chuyện của 1 nhân vật chính nào đó trong đoạn trích Lít-xơ trở về? T * Chuyện của Uy Lit-Xơ Ngày 15/10/2007 Tiết: 25 Phân môn: Đọc - hiểu TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM Nhưng nó phải bằng hai mày * Tam đại con gà (Truyện cười) A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu được đối tượng, nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười trong từng truyện. - Thấy được nghệ thuật đặc sắc của truyện cười; truyện rất ngắn gọn, tạo được những yếu tố bất ngờ, những cử chỉ, lời nói gây cười. B- Phương tiện thực hiện: - SGK, TLTK, SGV, Giáo án. C- Cách tiến hành: - Sử dụng phương pháp thảo luận, phương pháp vấn đề, phương pháp phát vấn. D- Tiến trình dạy - học * Bước 1: Kiểm tra bài cũ ?Tóm tắt chuyện của nhân vật Pênêlốp trong đoạn trích Uy-litxơ trở về” ?Tóm tắt chuyện của Trọng Thuỷ trong chuyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ? T- (Xem bài trước) * Bước 2: Dạy bài mới I. TIỂU DẪN: G – Nhà nhân văn chủ nghĩa Pháp Rabơle đã từng nói: “Cười là cái đặc tính (cái riêng) của con người”. Cái cười được gặp ở khắp nơi. Nơi đâu có sự sinh hoạt, có cuộc sống, có sự quy tụ của con người, là nơi đó có tiếng cười. Tiếng cười có thể xuất hiện ở tất cả mọi khung cảnh. ? Tiếng cười và truyện cười khác nhau ở chỗ nào? T- Tiếng cười và truyện cười khác nhau ở chỗ, tiếng cười là những cái cười, cách cười bật ra từ những cái đáng cười, gây cười; còn truyện cười là truyện để cười và gây cười. Tuy nhiên, không phải lúc nào truyện cười cũng gây tiếng cười và không phải mọi truyện có yếu tố gây cười đều là truyện cười. Có những truyện cười không hề làm người ta cười, mà lại làm người đọc, người nghe phải xót xa, đau đớn, “Cười ra nước mắt”. ngược lại có những truyện chứa đựng những yếu tố, chi tiết gây cười, nhưng lại không phải là truyện cười. VD: Truyện cười: “Tổ Ong” kể về hai vợ chồng nhà kia một hôm ra bờ ao, bà vợ thấy có 1 tổ ong dưới nước bèn bảo chồng lặn xuống bắt à mò mãi không được à vợ lấy gậy dìm đầu chống xuống => chồng chết, tổ ong vẫn ở trên cây. ? Truyện cười dân gian Việt Nam xuất hiện vào thời điểm lịch sử nào? Có mấy loại? T-Truyện cười dân gian Việt Nam xuất hiện khi xã hội suy thoái; các hiện tượng tiêu cực, lỗi thời xuất hiện nhiều thì truyện cười càng phát triển. - Truyện cười dân gian Việt Nam có thể chia thành 1 loại chính: + Truyện cười kết chuỗi: Là những mẫu giai thoại xoay quanh 1 nhân vật c

File đính kèm:

  • docgiao an van 10 nang cao.doc
Giáo án liên quan