Giáo án văn 10 nâng cao Tiết 91- Văn bản văn học

A. Mục tiêu cần đạt

- Kiến thức:

+ Nắm được các tiêu chí chủ yếu của một văn bản văn học theo tiêu chí hiện đại (theo quan niệm hiện nay)

+ Nắm được cấu trúc của văn bản văn học với các tầng: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa.

- Kỹ năng: Vận dụng những hiểu biết trên vào việc phân tích tác phẩm, bình các giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản văn học.

- Giáo dục: Hiểu được những giá trị thẩm mỹ cơ bản cuả tác phẩm văn học.

B. Chuẩn bị

- Thầy: + Tham khảo SGK- SGV- Soạn giáo án

 + Phương pháp: Quy nạp + chú ý lấy học sinh làm trung tâm.

- Trò: Tham khảo, soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa

C. Hoạt động dạy học

 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số, vệ sinh

 2. Bài cũ: Không

 3. Bài mới:

- Giáo viên giới thiệu: Trong thực tế chúng ta gặp rất nhiều văn bản khác nhau, nhưng văn bản văn học là gì ? hôm nay chúng ta học về thể loại văn bản này.

- Hoạt động dạy học:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3617 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 10 nâng cao Tiết 91- Văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Tiết: 91 Ngày dạy Bài dạy: VĂN BẢN VĂN HỌC Mục tiêu cần đạt - Kiến thức: + Nắm được các tiêu chí chủ yếu của một văn bản văn học theo tiêu chí hiện đại (theo quan niệm hiện nay) + Nắm được cấu trúc của văn bản văn học với các tầng: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa. - Kỹ năng: Vận dụng những hiểu biết trên vào việc phân tích tác phẩm, bình các giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản văn học. - Giáo dục: Hiểu được những giá trị thẩm mỹ cơ bản cuả tác phẩm văn học. B. Chuẩn bị - Thầy: + Tham khảo SGK- SGV- Soạn giáo án + Phương pháp: Quy nạp + chú ý lấy học sinh làm trung tâm. - Trò: Tham khảo, soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa C. Hoạt động dạy học 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số, vệ sinh 2. Bài cũ: Không 3. Bài mới: - Giáo viên giới thiệu: Trong thực tế chúng ta gặp rất nhiều văn bản khác nhau, nhưng văn bản văn học là gì ? hôm nay chúng ta học về thể loại văn bản này. - Hoạt động dạy học: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung cần đạt 10’ Hoạt động 1: Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học. Đọc mục I sách giáo khoa và cho biết văn bản văn học mang nội dung gì ? + Cách thể hiện ra sao? + Hình thức thể hiện ? Học sinh thảo luaận trả lời I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học: Ngày nay đa số nhận diện một văn bản văn học theo những tiêu chí sau: 1. Văn bản văn học (truyện cổ tích, bài thơ, cuốn tiểu thuyết, thiến bút ký, vở kịch…) là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế gới tình cảm tư tưởng thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. Những chủ đề như tình yêu, hạnh phúc băn khoăn, khác vọng, …. Trở đi, trở lại với những chiều sâu và sắc thái khác nhau trong các tác phẩm văn học. 2. văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng có tính thẩm mỹ cao. Nó không trần trụi, bộc trực, đơn nghĩa, sử dụng nhiều phép tu từ, văn bản văn học thường hàm súc gợi lên nhiều liên tưởng, tưởng tượng. Khi xác định văn bản văn học cần chú ý đến phẩm chất của ngôn từ diễn đạt. Có những văn bản lúc ra đời nhằm mục đích thực tiễn, về sau được xem là văn bản văn học khi ý nghĩa cao sâu được hài hòa với cách diễn đạt hoàn hảo, thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của người đọc 3. Văn bản văn học được xây dựng theo một phương thức riêng tức là mỗi văn bản thuộc về một thể loại nhất định * Văn bản văn học không phải là kỹ xảo ngôn từ mà là sáng tạo của nhà văn. Tư tưởng tình cảm, những trải nghiệm trường đời sâu sắc là điều không thể thiếu trong những tác phẩm lớn. 5’ Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu truics của văn bản văn học II. Cấu trúc của văn bản văn học Cấu trúc của văn bản văn học mang nhiều tầng lớp – ta cần tìm hiểu để thấy cái hay cái đẹp của nó. Thao tác 1: Yếu tố đầu tiên của văn bản văn học là tầng ngôn từ. Ta tìm hiểu như thế nào ? Học sinh trả lời 1. Tầng ngôn từ - từ ngữ ngâm đến ngữ nghĩa: - Trước hết đọc văn bản văn học ta phải hiểu rõ ngữ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến hàm nghĩa, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng … VD: Lúng túng như thợ vụng mắt kém (1) Lúng túng như chó ăn vụng bột (2) (1) Lúng túng vì chưa có khái niệm - Cùng với ngữ nghĩa cần chú ý đến ngữ âm như một phương tiện xây dựng hình tượng nghệ thuật trong văn bản văn học. VD: Chú bé loắt choắt Những từ láy gợi lên sự nhanh nhẹn, trẻ trung tươi vui. 7’ Thao tác 2: Tầng ngôn từ xây dựng nên hình tượng ? Vậy hình tượng là gì ? Học sinh trả lời 2. Tầng hình tượng - hình tượng được sáng tạo trong mõi văn bản văn học thường có những chi tiết cốt truyện, hoàn cảnh tâm trạng khác nhau... do đó, hình tượng trong các văn bản ấy cũng khác nhau. VD: + Hình tượng hoa mai, cây mai, cây tùng, cây trúc trong thơ, ca trung dại + Hình tượng người nông dân trong văn học giai đoạn 1930-1945. 8’ Phần quan trọng của một văn bản văn học là gì ? vì sao ? tìm hiểu tầng hàm nghĩa của văn bản văn học có phải là điều dể dàng không ? Học sinh trả lời 3. Tầng hàm nghĩa: - Mọi tác phẩm văn học điều chứa đựng những tư tưởng tình cảm của nhà văn, nhà thơ về cuộc sống và con người đó chính là tính đa nghĩa Tính hàm nghĩa VD: Qua bài dân ca hình tượng hoa sen đẹp và thơm giữa bùn lầy người nghệ sĩ dân gian muốn ca nghợi chí khí vững vàng, sự trong sạch của tâm hồn con người. * Vậy để nắm bắt được một tác phẩm văn học đi từ văn bản ngôn từ hình tượng và cuối ùng tìm ra các tầng ý nghĩa ẩn đằng sau văn bản ấy. 5’ Hoạt động 3: Khi nào thì một văn bản văn học trở thanh tác phẩm văn học ? Học sinh thảo luận III. Từ văn bản đến tác phẩm: - Khi văn bản đến công chúng, độc giả có tác động tinh thần đối với xã hội - Tác động tinh thần của tác phẩm văn học nhất thiết phải thông qua hình tượng nghệ thuật. 4’ Hoạt động 4: Học sinh đọc ghi nhớ Học sinh đọc 5’ Hoạt động 5: Luyện tập Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới Bài 2: Cho biết các câu sau đây chứa hàm nghĩa gì ? - Kỉ niệm trong tôi - rơi - như tiếng rơi trong lòng giếng cạn - Riêng những câu thơ nên xanh – riêng … IV. Luyện tập Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới Bài 2: Câu 1: Nói đến sự tàn phá lạnh lùng của thời gian vô tình. Tất cả mọi việc mình đã làm đề như viên sỏi rơi xuống giếng cạn, nghĩa là chẳng vọng lại tai ta một âm thanh gì. Câu 2: Sự bất tử của nghệ thuật. Tất cả rồi sẽ bị đổ nát hay lãng quên nhưng nghệ thuật chân chính thì vần còn sống mãi “xanh” - Và đôi mắt em như hai giếng nước ? Học sinh trả lời Câu 3: Sự bất tử của tình yêu trong tất cả cái gì thuộc đời sống tinh thần của con người thì tình yêu vừa là tình cảm thiên phú, vừa là bản năng vừa là ý thức vừa là vô thức. Tình yêu vừa là khác vọng vừa là động lực trong như giếng nước gọi sự ngọt ngào … Tất cả điều bị xóa nhòa bởi tình yêu duy chỉ có nghệ thuật chân chính và tình yêu đích thực sẽ sống mãi. 4. Dăn dò: - Học thuộc bài - Soạn “Phép điệp, phép đối” E. Kinh nghiệm bổ sung

File đính kèm:

  • docvan ban.doc