Giáo án văn 10 nâng cao Tiết 92- Văn bản văn học

I. Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Nắm biết được các tiêu chí ngày nay của văn bản văn học. Hiểu rõ quá trình chuyển từ một văn bản văn học đến tác phẩm văn học trong tâm chí người đọc.

Hiểu được ba tầng của cấu trúc văn bản văn học và mối lên hệ giữa các tầng đó

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu văn bản văn học, phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại, cảm thụ tác phẩm có chiều sâu

3. Thái độ: Ý thức học đọc và tìm hiểu văn bản văn học

II. Chuẩn bị của GV & HS:

– GV: Bài soạn, SGK, SGV, Tài liệu tham khảo

– HS: Vở ghi, vở soạn, SGK,SBT

III. Tiến trình tiết học:

1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài học

2. Bài mới:

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2903 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 10 nâng cao Tiết 92- Văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 10A3: Sĩ số: Vắng: 10A6: Sĩ số: Vắng: Tiết soạn: 92 VĂN BẢN VĂN HỌC I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: Nắm biết được các tiêu chí ngày nay của văn bản văn học. Hiểu rõ quá trình chuyển từ một văn bản văn học đến tác phẩm văn học trong tâm chí người đọc. Hiểu được ba tầng của cấu trúc văn bản văn học và mối lên hệ giữa các tầng đó 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu văn bản văn học, phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại, cảm thụ tác phẩm có chiều sâu 3. Thái độ: Ý thức học đọc và tìm hiểu văn bản văn học II. Chuẩn bị của GV & HS: GV: Bài soạn, SGK, SGV, Tài liệu tham khảo HS: Vở ghi, vở soạn, SGK,SBT III. Tiến trình tiết học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài học 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản * Hoạt động I:5΄ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ví dụ để phân biệt văn bản VH và VB phi VH. GV đưa ví dụ: Trong những văn bản trên , văn bản nào thuộc loại văn bản VH, VB nào thuộc loại VB phi văn học? Lí giải vì sao? HS làm việc độc lập. GV giải thích : Thực chất vấn đề phân định văn bản văn học không đơn giản, ranh giới giữa các loại văn bản văn học và phi văn học mối thời đại lại quan niệm không hoàn toàn giống nhau. + Theo nghĩa rộng: VBVH là văn bản sử dụng ngôn từ nghệ thuật + Theo nghĩa hẹp: VBVH là những sáng tác nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu, sáng tạo. Chúng ta tìm hiểu văn bản văn học theo quan niệm của các nhà lí luận ngày nay: VBVH là sáng tác nghệ thuật......sáng tạo. Dựa vào quan niệm này ta tìm hiểu tiêu chi của VBVH. VB: Chiếu dời đô(1), Hịch tướng sĩ(2), Sang thu(3), Lặng lẽ Sapa(4),Bến quê(5), Tôi và chúng ta(6), Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000(7), Động Phong Nha(8) − VB 1,2,3,4,5,6 văn bản văn học − VB 7,8 VB phi văn học Vì: + Văn bản 1,2 vốn được viết ra nhằm mục đích chính trị nhưng vẵn là VBVH vì quan niện thời trung đại : Văn- Sử- Triết bất phân. + VB 3,4,5 ,6 phản ánh tư tưởng tình cảm của con người + Văn bản 7,8 là văn bản nhật dụng * Hoạt động II:10΄: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiêu chí của văn bản VH. Nhắc lại những nội dung chủ yếu của truyện Kiều? HS làm việc độc lập + Phản ánh hiện thực XHPK bất công chà đạp lên quyền sống, hạnh phúc của con người đặc biệt là người tài năng. + Trân trọng, xót thương cho những con người bất hạnh + .... Thông qua nhân vật anh thanh niên , truyện lặng lẽ sa pa phản ánh điều gì? Học sinh làm việc độc lập. Vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ trẻ thời chống mĩ Vậy theo em tiêu chí đầu tiên để một văn bản trở thành văn bản văn học là gì? GV chuẩn xác kiến thức Nhận xét ngôn từ trong VB Sang thu và VB Bài toán dân số? Học sinh làm việc độc lập. GV chuẩn xác kiến thức Ngôn từ Sang thu Bài toán dân số - Trau chuốt, giàu sắc thái tu từ, sử dụng các biện pháp nghệ thuật để xây dựng hình tượng gợi sự liên tưởng tưởng tượng, ngôn từ đa nghĩa... Sử dụng câu đơn nghĩa, sử dụng số liệu cụ thể minh hoạ...... Qua ví dụ trên rút ra tiêu chí 2? Học sinh làm việc độc lập. GV chuẩn xác kiến thức Xác định thể loại của các văn bản trên? Từ đó rút ra tiêu chí 3? Học sinh làm việc độc lập GV chuẩn xác kiến thức GV mở rộng: Thơ: Vần , nhịp, luật, khổ; Truyện: Có nhân vật , cốt truyện, tình tiết....; Kịch: Màn hồi, đối thoại độc thoại , xung đột kịch... GV: TRên đây là ba tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học theo quan niện hiện nay. Những văn bản nào không hội tụ đủ ba tiêu chí trên không được coi là văn bản văn học I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học 1. Tiêu chí 1: − Văn bản văn học ( truyện, thơ, tuỳ bút....) là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thoả mãn nhu cầu hướng thiện và thẩm mĩ của con người. 2. Tiêu chí 2: − Ngôn từ của văn bản VH là ngôn từ gnhệ thuật , có hình tượng mang tính thẩm mĩ cao: Trau chuốt, biểu cảm gợi cảm, hàm súc đa nghĩa... 3. Tiêu chí 3: − mỗi văn bản văn học đều thuộc một thể loại nhất định, tuân theo những quy ước cách thức của thể loại đó * Hoạt động 3:20΄: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu trúc của văn bản văn học Văn học là nghệ thuật ngôn từ vì vậy văn học không đơn giản, dễ hiểu như nhiều người lầm tưởng. Để hiểu một văn bản văn học ta cần phải hiểu rõ cấu trúc ba tầng của văn bản văn học. II. Cấu trúc của văn bản văn học GV: Đưa văn bản bài thơ bánh trôi nước của HXH Chia nhóm hoạt động: 4 Nhóm hoạt động trong vòng 5΄. Cử đại diện lên trình bày. GV chuẩn xác kến thức. Nhóm 1: Tìm hiểu tầng ngôn từ của bài thơ + Khi đọc bài thơ BTN, cái em tiếp xúc đầu tiên là gì? + Những từ Trắng, tròn, nổi chìm, nước non, rắn nát, nặn, lòng son... gợi cho em hình dung về cái gì, điều gì? + Rút ra kết luận về tầng ngôn từ của VBVH. GV mở rộng: âm thanh của những từ láy loắt choắt, thoắn thoắt, xinh xinh, nghênh nghênh gợi sự nhanh nhẹn tươi trẻ nhí nhảnh. Như vậy ngôn từ là tầng thứ nhất cần phải vượt qua để tìm hiểu chiều sâu của Văn bản : tầng hình tượng và hàm ẩn Nhóm 2: + HXH bằng ngôn từ nghệ thuật đã xây dựng hình ảnh gì? + Các hình ảnh đó có giống hệt ngoài đời không? Vì sao?( So sánh với cách làm bánh trôi) + Vậy tầng nghĩa hàm ẩn trong bài thơ này là gì? Việc phát hiện tầng nghĩa này có khó khăn không? + Rút ra kết luận về tầng hình tượng GV mở rộng bằng ví dụ trong SGK: Nhóm 3: + Bài thơ BTN có phải nhà thơ chỉ nhằm nói về hình dáng , màu sắc, cách làm bánh trôi không? + Rút ra kết luận về tấng hàm nghĩa? Mỗi nhóm khi lên trình bày xong. GV chuẩn xác lại kiến thức cho học sinh. GV: Khám phá tầng hàm nghĩa của văn bản văn học đó là một việc không dễ. Chính vì vậy nhiều em không thể việc được một bài văn đúng. 1. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa − Khi đọc bài thơ BTN của HXH cái chúng ta tiếp xúc đầu tiên là từ ngữ trong câu thơ , bài thơ − Thông qua từ ngữ: Trắng, tròn, nổi chìm, rắn nát, lòng son ta hiểu HXH đang nói về hình dáng , màu sắc, cách làm bánh trôi ( nghĩa đen) thông qua nghĩa đen này kết hợp với các từ: em, tấm lòng( Vốn chỉ người) HXH không đơn thuần nói về Bánh trôi nước mà mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về con người. → Ngôn từ ( từ ngữ) là bước đầu tiên cần hiểu đúng khi đọc tác phẩm văn học. Khi tiếp xúc với từ ngữ( ngôn từ) ta phải hiểu các nghĩa ( nghĩa tường minh & hàn ẩn) của từ ngữ. Có nghĩa là hiểu âm thanh được gợi ra khi đọc, khi phát âm. 2. Tầng hình tượng − Hình ảnh: Bánh trôi ( Hình dáng, màu sắc) − Hình dáng màu sắc đó giống với hiện thực khách quan nhưng không hoàn toàn trùng khít. − Thông qua hình ảnh Bánh trôi nước tác giả nói về con người- người phụ nữ ( những hình ảnh nói về bánh trôi lại kết hợp với các từ vốn chỉ để chỉ con người: Thân em. tấm lòng son). → Tác giả sử dụng ngôn từ nghệ thuật để xây dựng hình tượng văn học Hình tượng văn học rất đa dạng và phong phú: Thiên nhiên tự nhiên( tùng cúc, trúc mai...)Sự vật (ô tô- Tiểu đội xe không kính); Con người. Hình tượng VH do tác giả sáng tạo ra không hoàn toàn giống hệt như sự thật cuộc đời,. nhằm gửi gắm ý tình sâu kín của mình với người đọc, với cuộc đời 3. Tầng hàm ẩn −Thân phận người ohụ nữ trong XHPK − Vẻ đẹp phẩm chất của họ → Tầng hàm ẩn là tầng nghĩa sâu kín của văn bản văn học. Tầng nghĩa này được suy ra từ tấng nghĩa thứ hai, thứ nhất và từ nhiều liên tưởng , suy luận khác nhau. Người đọc khám phá đúng tấng hàm nghĩa của văn bản văn học, tâm hồn và trí tuệ của hị sẽ được giầu có, phong phú hơn, ý nghĩa hơn. * Hoạt động III: 3΄: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục III. Khi nhà văn sáng tạo ra tác phẩm văn học, nhưng tác phẩm đó chỉ để im trên giá sách không có người đọc thì văn bản đó có là tác phẩm văn học không? Khi sáng tạo ra một tác phẩm mà đọc giả không ai hiểu được tấng ý nghĩa cảu văn bản thì đó có được coi là tác phẩm vănhọc không? Học sinh làm việc độc lập GV chuẩn xác kiến thức: III. Từ văn bản đến tác phẩm văn học −Văn bản để im trên giá sách là văn bản chết − Văn bản văn học được con người tìm đọc và hiểu được các tấng nghĩa sâu xa của nó thì nó trở thành tác phẩm văn học có ích, có ý nghĩa với người đọc, hoàn thành được tâm nguyện của tác giả ( sự đồng cảm) − Người đọc cần phải trau rồi kiến thức, kĩ năng sống, tự nâng cao trình đọ , phải biết cách đọc, cách hiểu thì mới lĩnh hội được đầy đủ sâu sắc ttác phẩm văn học, và cảm thông được với nhà văn. * Hoạt động IV:2΄ Gọi học sinh đọc ghi nhớ IV. Ghi nhớ SGK Củng cố, luyện tập:5΄ Hệ thống lại kiến thức: + Tiêu chí : Tiêu chí Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Phán ảnh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thoả mãn nhu cầu hướng thiện và thẩm mĩ của con người Ngôn từ của văn bản nghệ thuật là ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng mang tính thẩm mĩ, trau chuốt, gợi cảm, gợi hình Thể loại của văn bản văn học + Tấng cấu trúc: Cấu Trúc Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa Tầng hình tượng Tầng hàm ẩn 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 2΄ Về làm bài tập 1,2,3 ( 121-122). Giờ sau h ọc : Thực hành các phép tu từ: Điệp đối. _____________ Ngày dạy: 10A3: Sĩ số: Vắng: 10A6: Sĩ số: Vắng: Tiết soạn: 93 THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI I.Mục tiêu bài học Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Kiến thức về phép điệp: Phép tu từ lặp lại một yếu tố ngôn ngữ trong văn bản (Âm, vần, từ, câu, nhịp,kết cấu ngữ pháp....) nhằm nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc tạo nên tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật. - Kiến thức về phép đối: Phép xắp xếp từ ngữ, cụm từ câu văn sao cho cân xứng nhau về âm thanh nhịp điệu, về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa nhằm mục đích tạo ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hoà trong diễn đạt, phục vụ cho một ý đồ nghệ thuật nhất định 2. Kĩ năng: - Nhận diện phân tích cấu tạo của phép điệp phép đối - Cảm thụ và lĩnh hội phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép điệp, đối. - Bước đầu biết sử dụng hai phép tu từ trên trong những ngữ cảnh cần thiết 3. Thái độ: Ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV II. Chuẩn bị của GV & HS: GV: Bài soạn, SGK, SGV, Tài liệu tham khảo HS: Vở ghi, vở soạn, SGK,SBT, bảng phụ III. Tiến trình tiết học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài học 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản * Hoạt động I:5΄: Hướng dẫn học sinh ôn lại kiến thức cũ. I. Ôn lại kiến thức 1. Phép điệp 2. Phép đối * Hoạt động II:35 ΄: Hướng dẫn học sinh luyện tập về phép điệp. Chia lớp thành 4 nhóm, hoạt động trong vòng 7-10 phút sau đó cử đại diện lên trình bày ( Bảng phụ). Sau mỗi nhóm trình bày GV chuẩn xác kiến thức. Nhóm 1 bài tập 1 Phép điệp Nhóm 2 bài tập 3 Nhóm 3 bài tập 1 Phép đối Nhóm 4 bài tập 2 GV mở rộng: Phép điệp tu từ, các từ được điệp lại có thể thay thế bằng từ ngữ khác II. Luyện tập về phép điệp và phép đối Bài tập (124) (1) a. Nụ tầm xuân được lặp lại: Phép điệp từ ngữ, có tác dụng vừa tạo nên hình ảnh tu từ, vừa tạo nhịp điệu cho bài ca dao. Nếu thay bằng cụm từ khác sẽ mất đi nhịp điệu của bài ca dao Việc lặp lại cụm từ chim vào lồng, cá mắc câuvừa có tác dụng để cho sự so sánh ở câu trên được rõ nghĩa, vừa diễn tả trạng thái quẩn quanh không có cách giải quyết của cuộc hôn nhân không hạnh phúc. (2) b. Việc lặp lại các từ không hẳn là phép điệp tu từ. Bởi những từ ngữ lặp lại đều cần thiết đối với việc biểu đạt nội dung của từng vế, nếu không lặp lại thì không thể thay thế bằng từ khác được. Bài tập (125- 126) (1) & (2): Sự sắp xếp các từ tạo nên sự đối xứng giữa hai vế của mỗi câu: + Từ ngữ mỗi vế đối xứng nhau về số tiếng ( 3-3; 6-6; 7-7) + Về từ loại: Danh từ- Danh từ; Động từ - động từ; Tính từ - Tính từ; Phụ từ - Phụ từ. + Về nghĩa: Gần nghĩa, Trái nghĩa, cùng trường nghĩa. (3) & (4): + Tiểu đối (Đối giữa các vế của dòng thơ) + Đối chỉnh: Đối giữa hai dòng thơ Bài tập ( 126) (a). + Tác dụng: Nêu sự tương đồng hay tương phản của các sự vật hiện tượng , từ đó nhấn mạnh những nhận định, kết luận hay kinh nghiệm, quy luật trong tự nhiên và xã hội Phép đối trong tục ngữ thường đi kèm các biện pháp ngôn ngữ khác như vần điệp , từ gầnnghĩa, trái nghĩa, cùng trường nghĩa. Vì vậy không thể thay thế các từ ngữ trong phép đối. 3. Củng cố, luyện tập:3΄ Gọi học sinh nhắc lại kiến thức cơ bản của bài học theo ý hiểu của học sinh. 4.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 2:΄ Yêu cầu học sinh về Hoàn thiện vế đối sau: Tết đến, cả nhà vui như tết. ( Xuân về, non nước rộn ràng xuân; Xuân về, mọi nẻo đẹp như xuân) ___________

File đính kèm:

  • docvan 10 9293.doc
Giáo án liên quan