A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh
- Cảm nhận được qua bài văn, một trong những phẩm chất đạo đức của Bác Hồ là đức tính giải dị: Giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết
- Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận, ngắn gọn mà sâu sắc
- Nhớ và thuộc được một số câu văn hay, tiêu biểu trong bài
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- Giáo viên: Giáo án
- Học sinh: Học bài cũ - soạn bài mới
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở ghi chép 2 em
3. Bài mới
20 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 7 - Tuần 26, 27 năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Tiết 93
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
Phạm Văn Đồng
NS:25-2-09
NG:2 -3-09
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh
- Cảm nhận được qua bài văn, một trong những phẩm chất đạo đức của Bác Hồ là đức tính giải dị: Giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết
- Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận, ngắn gọn mà sâu sắc
- Nhớ và thuộc được một số câu văn hay, tiêu biểu trong bài
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- Giáo viên: Giáo án
- Học sinh: Học bài cũ - soạn bài mới
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở ghi chép 2 em
3. Bài mới
-Giới thiệu bài:
Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân Việt Nam,là người chiến sĩ dũng cảm của phong trào Cộng sản quốc tế.Nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới kính yêu Người và sự nghiệp Cách mạng chói lọi của Người.Nhân dân Việt Nam càng thêm kính yêu Người vì Người không chỉ vĩ đại mà còn rất mực giản dị nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bĩ đậm đà
Ta bên Người Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một ít
Học bài Đúc tính giản dị của Bác Hồ hôm nay các em sẽ rõ thêm về điều đó
- Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1:Hướng dẫn
I/- Tìm hiểu chung:
1.Tácgiả-Tác phẩm
Gọi HS đọc chú thích về tác giả.
- Em hãy cho biết vài nét về tác giả và xuất xứ bài viết?
Gv khẳng định nêu rõ
2.Đọc, tìm hiểu chú thích:
GV nêu yêu cầu đọcàđọc mẫu
Gọi HS đọc lại
Gọi HS giải thích chú thích
-Trong văn bản ,tác giả sử dụng kết hợp các kiểu nghị luận CM, GT,Bl theo em kiểu nghị luận nào là chính?
3.Bố cục:
-Theo em, bài này chia thành mấy đoạn, nêu ý chính mỗi đoạn?
Gv định hướng ghi bảng
Trình bày theo SGK:
*Tác giả:
Phạm Văn Đồng là nhà cách mạng nổi tiếng, nhà văn hóa lớn quê ở Đức Tân, Mộ Đức, Quảng Ngãi.
- Ông từng là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm.
- Ông có nhiều bài viết về văn hóa, văn nghệ, giáo dục.
* Xuất xứ:
Văn bản trích trong bài “Chủ tịch HCM, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” - diễn văn trong lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Bác (1970).
Nghe
Đọc theo yêu cầu
Giải thích theo SGK
Nhận biết trả lời:
Nghị luận CM
3-HS trình bày bố cục: 2 phần
Mở bài:- Đoạn 1,2: Sự nhất quán giữa đời sống hoạt động chính trị với đời sống bình thường giản dị khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
Thân bài: - Đoạn 3,4: Đời sống giản dị của Bác thể hiện trong bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.
- Đoạn còn lại: Đức tính giản dị của Bác thể hiện trong lời nói, bài viết.
* Bài này không có phần kết (đây chỉ là đoạn trích trong bài diễn văn)
I/- Tìm hiểu chung:
1Tác giả,tác phẩm:
SGK
2.Đọc tìm hiểu chú thích:
a) Đọc
b) giải thích chú thích
2.Bố cục:2 phần
-Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ
-Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác
HĐ2: Hướng dẫn:
II/- Phân tích:
1.Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ
- Luận điểm chính trong văn bản là gì? Nó được thể hiện như thế nào trong đoạn mở đầu?
Đọc lại đoạn 1 nhận biết trả lời
Luận điểm chính trong toàn bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Điều này được thể hiện bằng sự nhất quán giữa đời sống hoạt động chính trị với đời sống bình thường giản dị khiêm tốn của Hồ Chủ tịch. Tác giả muốn nhấn mạnh sự tương phản trong đời sống chính trị nhưng nhất quán ấy.
Tác giả bình luận bằng những từ ngữ ngọi ca “rất lạ lung, rất kỳ diệu”về việc bền bỉ giữ gìn phẩm chất cao quý của người chiến sĩ cách mạng.
II/- Phân tích:
1.Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ
Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác
2.Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ:
-Trong đoạn văn tiếp theo tác giả đã đề cập đến 2 phương diện trong lối sống giản dị của Bác-Đó là những phương diện nào?
a) Để làm rõ nếp sinh hoạt của Bác, tác giả đã dựa trên những chứng cớ nào, thể hiện cụ thể bằng những chi tiết nào?
- Nhận xét về các dẫn chứng trong đoạn này?
*GV liên hệ những câu thơ nói về sự giản dị của Bác
“ Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi thơm
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”
- Hai phương diện đó là:
Giản dị trong tác phong sinh hoạt
-Giản dị trong quan hệ với mọi người.
a) Hai chứng cớ:
- Bữa cơm:
+ chỉ có vài ba món rất giản đơn.
+ Lúc ăn Bác không để rơi vãi một hạt cơm.
+ Ăn xong bát vẫn sạch, thức ăn còn thì được sắp xếp tươm tất.
-Cái nhà sàn nơi Bác ở:
Chỉ vẻn vẹn vài ba phòng, luôn lộng gió và ánh sáng phảng phất hương thơm của hoa vườn
-Nhận xét: Các dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu giản dị đời thường dễ hiểu, dễ thuyết phục.
2.Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ:
-Giản dị trong tác phong sinh hoạt:
-Bữa cơm của Bác
-Cái nhà sàn nơi Bác ở
àDẫn chứng chọn lọc tiêu biểu
-b) Để thuyết phục người đọc về sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người, tác giả đã nêu những chi tiết nào?
-Nhận xét về cách đưa dẫn chứng?
-Trong đoạn này tác giả dùng hình thức chứng minh kết hợp với biểu cảm và bình luận
Hãy chỉ ra các câu văn bình luận và biểu cảm?Tác dụng?
b)Các chi tiết:
-Viết thư cho đồng chí
-Nói chuyện với các cháu miền nam
Đi thăm nhà ở của công nhân…
-Suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc-Việc gì tự làm được không cần người giúp….
-Đặt tên cho người phục vụ: Trường .Kì .Khang chiến…
àLiệt kê tiêu biểu làm nổi rõ con người của Bác trong quan hệ với mọ người: trân trọng tỉ mỉ, yêu quí tất cả mọi người
HS phát hiện nêu:
-Ở sự việc nhỏ đó đó chúng tacòn thấy Bác quí trọng biết bao…người phục vụ
-Một đời sống như vậy thanh bạc và tao nhã biết bao
àKhẳng định lối sống giản dị của Bác, thể hiện tình cảm quí trọng-tác đọng tới tình cảm cảm xúc của người đọc người nghe
.
-Giản dị trong quan hệ với mọi người:
+Viết thư…… +nóichuyện…
+,đi thăm nhà ở….
+ đặt tên vv..
àliệt kê tiêu biểu
c)Gọi HS đọc đoạn cuối
Ở đoạn văn cuối, tác giả đề cập điều gì?
Tác giả dẫn những câu nói nào của Bác?
-Tại sao tác giả dùng những câu nói đó để CM cho sự giản dị trong cách nói,viết của Bác?
GV:
Sự giản dị này xuất phát từ tấm lòng của Bác muốn cho quần chúng nhớ được, hiểu được, làm được. Sự giản dị trong bài nói, bài viết của Bác thâm nhập vào quả tim và bộ óc của quần chúng , tạo nên sức mạnh vô địch
@ Để mọi người hiểu rõ hơn về đức tính giản dị của Bác, tác giả đề cập đến tính chất giản dị trong lời nói, bài viết của Bác.
-Vì đó là những câu nói nổi tiếng về ý nghĩa (nội dung) ngắn gọn, dễ thuộc dễ nhớ ( về hình thức ).
-Giản dị trong cách nói, viết:
Các câu nói:
+Không có gì quí hơn độc lập tự do
+Nước Việt Nam là một….thay đổi
* Trong nghệ thuật trình bày luận điểm của tác giả ở đoạn văn này, chúng ta thấy có những ưu điểm nào nổi bật?
* Trao đổi trả lời:
Nghệ thuật trình bày luận điểm của tác giả:
- Tác giả định hướng các vấn đề cần chứng minh rất rõ ràng.
- Khi chứng minh, các ví dụ nêu ra khá phong phú và là sự thật hiển nhiên nhiều người biết, có sức thuyết phục cao.
- Tác giả chọn lọc các vấn đề chứng minh. Riêng đồ dùng, tác giả không chứng minh vì cái đó ai cũng biết quần áo nâu, đôi dép cao su… của Bác.
- Tác giả luôn chú trọng xen kẻ bình luận, đánh giá làm cho đoạn văn thêm sinh động. Sau khi chứng minh tác giả giải thích để tránh hiểu lầm lối sống giản dị của Bác với cuộc sống của nhà tu hành hay nhà hiền triết.
HĐ3: Hướng dẫn :
III/- Tổng kết:
Giá trị nội dung và nghệ thuật bài viết?
GV khẳng định
Gọi HS đọc Ghi nhớ
HĐ4: Hướng dẫn luyện tâp
HS làm câu 2 của Luyện tập
- Qua bài văn, em hiểu thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống
HS khái quát:
- Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong bữa ăn, đồ dùng, nhà ở, trong cách viết, trong quan hệ với mọi người. Sự giản dị chứ không phải lôi sống khắc khổ của nhà tu hành.
- Triển khai luận cứ rõ ràng mạch lạc, chặt chẽ. Các dẫn chứng tiêu biểu có tính thuyết phục.
Thảo luận nhóm trả lời
III.Tông kết:
Ghi nhớ SGK
IV: Luyện Tập
Câu 2
4/- Củng cố: Đọc Ghi Nhớ
5/- Hướng dẫn học ở nhà:
-Học Ghi Nhớ- Làm bài tập 2
- Đọc bài đọc thêm: Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc
- Học bài - soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Tuần 26
Tiết 94
CHUYỂN ĐỔI
CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
NS:25-2-09
NG:2-3-09
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sinh nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động
- Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- Giáo viên: Giáo án thiết kế, bảng phụ
- Học sinh: Xem qua trước bài học
C. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
(1)Nêu công dụng của trạng ngữ sau:
a) Trước mặtcoo giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ
b)Vào đêm trước ngày khai trường của co mẹ không ngủ được
(2) Nêu tác dụng của việc tách trạng ngữ trong những câu sau:
Hắn không còn kinh rượu nhưng cố gắng uống thật ít.Để cho khỏi tốn tiền
- Kiểm tra 2 em vở ghi bài
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1:Hướng dẫn tìm hiểu:
I/- Câu chủ động và câu bị động:
GV treo bảng phụ ghi ví dụ SGK
Gọi HS đọc và trả lời
a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu sau:
a- Mọi người yêu mến em.
b- Em được mọi người yêu mến.
b) Ý nghĩa của chủ ngữ trong mỗi câu khác nhau như thế nào?
c)Thế nào là câu chủ động, câu bị động?
GV kết luận theo Ghi Nhớ SGK
* Gọi HS cho ví dụ về câu chủ động, câu bị động.
Đọc ,nhận biết trả lời:
a) Chủ ngữ trong hai câu trên là:
a- Mọi người.
b- Em.
b)- Chủ ngữ câu (a) biểu thị người thực hiện một họat động hướng đến người khác. Nói cách khác: Chủ ngữ câu (a) biểu thị chủ thể của hoạt động.
- Chủ ngữ câu (b) biểu thị người thực được họat động của người khác hướng đến. Nói cách khác: Chủ ngữ câu (b) biểu thị đối tượng của hoạt động.
c) HS trình bày
*Nêu ví dụ
Câu chủ động:
- Thầy Hiệu trưởng vào thăm lớp chúng ta.
- Người thợ đang xây tường rào của trường.
Câu bị động
- Lớp chúng ta được thầy Hiệu trưởng vào thăm.
- Tường rào của trường được bác thợ hồ xây
I/- Câu chủ động và câu bị động:
1.Ví dụ:SGK
à
Mọi người yêu mến em: câu chủ động
Em được mọi người yêu mến: câu bị động
2. Ghi nhớ: SGK
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu:
II/- Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
Gọi HS làm bài tập 1 mục 2 sgk.
- Chọn câu a hay b điền vào chỗ trống?
-Vậy mục đích chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động là gì?
*GV chốt theo Ghi Nhớ 2SGK
HĐ3: Hệ thống hóa kiến thức
Gọi HS đọc lại 2 Ghi Nhớ SGK
HS chọn ,điền và giải thích
Chọn câu (b) điền vào chỗ trống : Em được mọi người yêu mến.
Câu (b) được chọn vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn văn được tốt hơn. Đối tượng được nói đến trong đoạn văn này Thủy thông qua chủ ngữ Em tôi, nó sẽ lô gic và dễ hiểu hơn.
HS trình bày
Đọc Ghi Nhớ
II/- Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
Ví dụ: SGK
à Chọn câu b
(Có tác dụng liên kết)
2. Ghi Nhớ: SGK
HĐ4:Hướng dẫn:
III/- Luyện tập:
Gọi HS đọc bài tập phần Luyện tập và suy nghĩ trả lời
* Câu bị động trong hai đoạn trích sgk là:
a- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
b- Tác giả mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
* Tác giả sử dụng câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo sự liên kết các câu trong đoạn thành một đoạn văn thống nhất chặt chẽ về chủ đề.
4/- Củng cố:
-Thế nào là câu chủ động? Câu bị động?
-Mục đích chuyển câu chủ động thành câu bị động?
5/- Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài
- Chuẩn bị bài viết số 5
Tuần 26
Tiết 99-100
BÀI 23
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
NS:27-2-09
NG:4-3-09
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp Học sinh
- Qua bài viết, củng cố lại kỹ năng dùng dẫn chứng + lý lẽ để làm bài nghị luận chứng minh
- Củng cố lại cách làm bài tập chứng minh qua các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý...
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Chuẩn bị đề cho học sinh
- Học sinh: Lập dàn ý, tìm hiểu 5 đề trong SGK trang 56, 59
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sĩ số
3. Bài mới:
HĐ1:GV ghi đề lên bảng:
Dân gian ta có câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý của em.
HĐ2:HS làm bài- GV quan sát nhắc nhở
HĐ3:Thu bài – Nhận xết tiết làm bài
4 .Dặn dò:
Soạn bài: Ý nghĩa văn chương
*Yêu cầu của đề:
-Về nội dung:
Đề bài yêu cầu xây dựng một hệ thống luận điểm phụ hợp lý rõ ràng, mạch lạc và đủ để làm sáng tỏ luận điểm chính.
Hệ thống dẫn chứng tiêu biểu, đầy đủ, được sắp xếp hợp lý, có khả năng làm sáng tỏ cho từng luận điểm.
Lời văn rõ ý đúng ngữ pháp có sức thuyết thục
-Về hình thức:
Bài viết đầy đủ ba phần của bài chứng minh. Chữ viết đúng chính tả dễ đọc.
-*Biểu điểm:
Điểm 9-10 Đầy đủ các yêu cầu, luận cứ rõ ràng toàn diện có sức thuyết phục. Lối hành văn gọn rõ không sai lỗi diễn đạt.
Điểm 7-8: Đủ các yêu cầu trên. Sai không quá 1 lỗi diễn đạt.
Điểm 5-6: Bài làm ở mức trụng bình
Điểm 3-4: Bài làm ở mức độ yếu, dẫn chứng không có sức thuýết phục.
Điểm 1-2: Bài làm ở mức độ kém. Lý lẽ vụng về, sai nhiều lỗi chính tả, diến đạt
Tuần 27
Tiết 97
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
Hoài Thanh
NS:3-3-09
NG:9-3-09
A- Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh:
- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
- Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh
B- Chuản bị:
Giáo viên: Nghiên cứu sgk, sgv.
Chuẩn bị bảng phụ
Học sinh: Trả lời câu hỏi sgk
C- Tiến trình lên lớp:
1- Ổn định:
2- Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
- Con người của Bác, đời sống của Bác thật giản dị - Em hãy tìm những bằng chứng thể hiện điều đó? (lấy thêm tài liệu bên ngoài tác phẩm học)
3- Bài mới:
-Giới thiệu bài: Đới với văn chương có nhiều điều cần hiểu biết, nhưng có 3 điều cần hiểu biết nhất là: văn chương có nguồn gốc từ đâu, văn chương là gì và văn chương có công dụng gì trong cuộc sống. Bài viết “ Ý nghĩa văn chương”của Hoài Thanh một nhà phê bình văn học, có uy tín lớn sẽ cung cấp cho chúng ta một cách hiểu, một quan niệm đúng về văn chương
-Các hoạt động:
Hoạt động của thầy ,trò
Nội dung cần đạt
Ghi bảng
HĐ1:Hướng dẫn
I/-Đọc- Tìm hiểu chung:
1.Tác giả, tác phẩm:
GV đọc mẫu một đoạn, HS đọc tiếp
- Em nào có thể cho biết tác giả và xuất xứ tác phẩm
-Văn bản "ý nghĩa văn chương" thuộc thể loại nào?
2.Bố cục:
-Nếu phải phân bố cục bài văn em sẽ chia làm mấy đoạn, hãy nêu ý mỗi đoạn.
GV định hướng ghi bảng
HĐ2: Hướng dẫn:
II.Phân tích:
1 Nguồn gốc của văn chương
a) Trước khi nêu lên nguồn gốc của văn chương, tác giả giải thích nguồn gốc của thi ca bằng cách nào?
-Câu chuyện cho thấy tác giả muốn cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương như thế nào?
Nghe, đọc theo yêu cầu
Trình bày theo chú thích SGK
-Tác giả: Hoài thanh
+(1909-1982)- Nghệ An là một nhà phê bình văn học xuất sắc-Tác phẩm nổi tiếng nhất là Thi nhân Việt nam
-Tác phẩm:
-Văn bản sáng tác 1936 - in trong sách "Văn chương và hành động"
- Nghị luận văn chương
HS trình bày: 2 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu ... muôn loài: Nguồn gốc của văn chương
Đoạn 2: Còn lại: công dụng và ý nghĩa của văn chương
a) Trước khi nêu lên nguồn
gốc của văn chương, tác giả giải thích nguồn gốc của thi ca bằng cách dẫn ra câu chuyện của nhà thi sĩ Ấn Độ và con chim bị thương.
Tiếng khóc nức nở, nhịp tim run rẩy trước con chim nhỏ sắp chết là nguồn gốc của thi ca
_Câu chuyện cho thấy
+Văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện tượng cuộc sống
+ Văn chương là niềm xót thương của con người trước những điều đáng thương
+Xúc cảm yêu thương mãnh liệt trước cái đẹp là nguồn gốc của văn chương
I/-Đọc- Tìm hiểu chung
1.Tác giả, tác phẩm:
-Tác giả: Nghệ An ,nhà phê bình văn học xuất sắc
-Tác phẩm:
1936 (in trong tập “Văn chương và hành động”)
-Thể loại: Nghị luận văn chương
Bố cục:2 đoạn
-Nguồn gốc của văn chương
-Công dụng và ý nghĩa văn chương
II/ Phân tích:
1/- Nguồn gốc của văn chương
Lòng nhân ái
(Lòng thương người và suy rộng ra là thương cả muôn vật , muôn loài)
b) Tác giả có thật sự tin vào câu chuyện mình dẫn ra hay không? Điều gì ở câu chuyện làm căn cứ cho tác giả kết luận nguồn gốc của văn chương? Quan niệm đó có đúng không? không?
*GV: Quan đó là đúng nhưng chưa đủ vì văn chương còn bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người. Cuộc sông lao động và tình yêu là cội nguơnf là động lực của văn chương
b) Tác giả không tin vào câu chuyện mình dẫn ra. “Câu chuyện có lẽ chỉ là câu chuyện hoang đường” Nhưng ý nghĩa của nó cho phép tác giả tin vào nguồn gốc của thi ca nói riêng và văn chương nói chung: là lòng thương con người và thương muôn vật, muôn loài. Đó là kết luận có thể tin được vì quy luật của văn học nghệ thuật là quy luật tình cảm. Từ những tình cảm đó mà nghệ thuật nảy sinh.
2/- Công dụng và ý nghĩa của văn chương
a) Em hiểu câu văn: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống … tạo ra sự sống” đề cập đến vấn đề gì? Ví dụ minh họa?
b) Để nêu lên công dụng của văn chương, tác giả lập luận như thế nào? Theo tác giả công dụng của văn chương là gì?
c) Tác giả đã chứng minh công dụng của văn chương bằng những điều cơ bản nào? Dựa vào thực tế môn Ngữ văn, em hãy minh họa cho điều đó?
Câu văn của Hoài Thanh đề cập hai ý:
* Văn chương là hình ảnh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Nghĩa là văn chương phản ánh cuộc sóng vô cùng đa dạng, phong phú.
Ví dụ: Qua văn chương ta biết thế giới cổ tích, truyền thuyết, ta biết cuộc sống của nhân dân trong ca dao, biết cảm xúc của Xuân Quỳnh trong buổi trưa hành quân.
* Văn chương còn sáng tạo ra sự sống, những điều mà cuộc sống hiện tại chưa có.
Ví dụ: Cổ tích bao giờ cái thiện cũng thắng cái ác, những tác phẩm khoa học viễn tưởng
đưa ra cuộc sống tốt đẹp mà con người phấn đấu
b) Để nêu lên công dụng của văn chương, tác giả đã nhắc lại nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Từ đó đi đến kết luận: “và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”.
c) Tác giả đã chứng minh công dụng của văn chương bằng hai điều cơ bản:
* Mãnh lực lạ lùng của văn chương. Nó khiến cho một người …vui, buồn, giận những người ở đâu đâu. Đó chính là tình cảm và lòng vị tha.
Ví dụ: Chúng ta buồn vì cuộc chia tay của hai anh em Thành Và Thủy; …..
* Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có, làm cho tâm hồn con người cuộc sống con người sâu sắc, rộng rãi gấp nhiều lần
Ví dụ: Gió lạnh đầu mùa, vô gia đình ... ® gọi lòng nhân ái, vị tha...
2/- Công dụng và ý nghĩa của văn chương:
a) Nhiệm vụ của văn chương:
-Phản ánh sự đa dạng của cuộc sống
-Sáng tạo ra sự sống
b)Công dụng của văn chương:
Giúp cho con người có tình cảm có lòng vị tha
“gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện nhữngtinhf cảm ta sẵn có”
à không có văn chương cuộc sông tinh thần con người sẽ nghèo nàn
@ Bài văn nghị luận Ý nghĩa văn chương có gì đặc sắc về nghệ thuật?
@ Bài văn nghị luận Ý nghĩa văn chương có những ưu điểm nổi bật:
- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, chắc chắn.
- Vừa có lý lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
- Giọng văn uyển chuyển không lên gân lý luận mà như thủ thỉ trò chuyện.
- Tác giả nêu ra các nhận định trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mình bàn bạc.
HĐ3 Hương dẫn:
III. Tổng kết:
Bài văn nghị luận có những nét đặc sắc nào về nghệ thuật? Qua bài văn, nhà phê bình Hoài Thanh muốn khẳng định điều gì?
GV khẳng định tổng kết
( theo Ghi nhớ SGK)
Gọi HS đọc Ghi Nhớ
HS trình bày:
-Nghệ thuật:Cách lập luận vừa có lý lẽ, vừa có cảm xúc hình ảnh,
-Nội dung: Khẳng định: nguồn gốc của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh cuộc sống và sáng tạo ra sự , gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có, làm cho tâm hồn con người thêm phong phú .Thiếu văn chương đòi sống tinh thần của nhân loại sẽ nghèo nàn
III. Tổng kết:
Ghi Nhớ:SGK
HĐ4: Hướng dẫn:
IV. Luyện tập:
Hãy dựa vào những kiến thức văn học đã học, đã hiểu của em, hãy nêu dẫn chứng chứng minh cho công dụng của văn chương
"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có"
( HS trao đổi thảo luận chứng minh)
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
(Kiều)
- oa ! oa! oa!
Cha trốn không đi lính nước nhà
Nên nổi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ ở nhà pha
(Cháu bé trong nhà lao tân Dương - Bác Hồ)
D- Hướng dẫn học ở nhà:
- Đọc lại văn bản Ý nghĩa văn chương, suy nghĩ về những gì văn bản đã đề cập đến.
- Chuản bị bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tt)
Tuần 27
Tiết 98
KIỂM TRA VĂN
NS:5-3-09
NG:9-3-09
A. Mục tiêu cần đạt:: Giúp HS:
- Củng cố nhận thức về các tác phẩm đã học.
- Rèn luyện kĩ năng khái quát, tổng hợp, phân tích, so sánh, lựa chọn và viết đoạn văn.
B. Chuản bị:
1.Giáo viên:
-Ra đề và thống nhất đề kiểm tra trong nhóm.
-Đáp án, biểu điểm.
2.Học sinh:
-Ôn tập.
-Chuẩn bị giấy, bút.
C. Tiến trình lên lớp:
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
III.Bài mới:
Hoạt động 1: Phát đề và nêu yêu cầu
Hoạt động 2: Hs làm bài
Hoạt động 3: Thu bài
Hoạt động 4: Dăn dò:
Chuẩn bị bài:
-Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tt)
-Luyện tậpp viết đoạn văn chứng minh
Tuần 27
Tiết 99
CHUYỂN ĐỔI CÂU
CHỦ ĐỘNG CÂU BỊ ĐỘNG (TT)
NS:6-3-09:
NG:11-3-09
A- Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh:
- Nắm được các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Thực hành được thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
B- Chuản bị:
Giáo viên: Nghiên cứu sgk, sgv.
Học sinh: Trả lời câu hỏi sgk
C- Tiến trình lên lớp:
1- Ổn định:
2- Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là câu chủ động? Thế nào là câu bị động? Cho 2 ví dụ
- Mục đích chuyển câu chủ động thành câu bị động?
3- Họat động dạy và học:
Hoạt động của thầy ,trò
Nội dung cần đạt
Ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu
I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
1- Hướng dẫn tìm hiểu sự khác biệt - giống nhau của 2 câu
a/ Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm "hoá vàng"
b/ Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm "hoá vàng"
- Hai câu trên có gì giống nhau - khác nhau?
- Câu sau đây có thể xem là có cùng nội dung miêu tả với câu a và b không?
Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm "hoá vàng"
- Câu này là câu bị động hay chủ động? Vì sao?
à Vậy theo em làm thế nào để chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
GV chốt theo ý1 của Ghi nhớ SGK
*GV cho hs làm bài tập 1 để củng cố kiến thức.
Gọi HS đọc bài tâp
àYêu cầu vận dụng kiến thức của ý 1 trong Ghi nhớ trả lời
Gọi 4 em lên bảng chuyển đổi nhanh
Đọc nhận biết trả lời:
-Giống:
- Nội dung cùng miêu tả một sự việc, đều là câu bị động
-Khác: Câu a có từ được - câu b: không có
So sánh trả lời:
- Câu: Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm "hoá vàng" có cùng nội dung miêu tả với hai câu âu a và b
-Câu này là câu chủ động. Vì chủ ngữ của câu thực hiện một hành động hướng vào vật khác (Chủ thể của hoạt động)
HS trình bày; Điểm 1 ghi nhớ sgk.
Đọc bài tập thực hiện chuyển đổi câu chủ độngàcâu bị động theo 2 cách đã học
*Bài tập 1 sgk
a/- Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy thừ thế kỷ XIIIà
- Ngôi chùa ấy đã được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỷ XIII
- Ngôi chùa ấy đã xây từ thế kỷ XIII
b/ Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim
à
- Tất cả cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim
- Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim
c/ Chàng kỵ sĩ buộc con ngựa bạch được bên gốc đào:
à- Con ngựa bạch được (chàng kỵ sĩ) buộc bên gốc đào
- Con ngựa bạch buộc bên gốc đào
d/ Người ta một lá cờ đại ở giữa sânà
- Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân
- Lá cờ đại dựng ở giữa sân
I/- Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
Ví dụ : SGK
àGiống:
đều là câu bị động
Khác:
-câu a có từ được
- Câu b không có
2.Phân biệt câu bị động với câu bình thường
Gọi Hs đọc và thực hiện yêu cầu của bài tập2
a/ Bạn em được giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi
b/ Tay em bị đau
@ Những câu trên có phải là câu bị động không? Vì sao?
GV lưu ý HS chú ý SGK
Chú ý: Không phải câu nào có “bị, được” cũng là câu bị động
HĐ3: Hệ thống hóa kiến thức:
Gọi
File đính kèm:
- GAN NGU VAN 7 3 COT Soan cong phu.doc