Giáo án văn học - Chủ đề: Các ngành nghề

I. Mục đích – Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Giúp trẻ hiểu và nhớ nội bài thơ: Bé tập làm chú thợ xây và cảm nhận được niềm vui khi xây nhà cho mọi người trong gia đình bé.

2. Kỹ năng:

- Trẻ nhớ được bài thơ và bước đầu đọc thuộc diễn cảm bài thơ.

- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.

 3. Giáo dục:

- Trẻ hứng thú nghe cô đọc bài thơ.

- Giáo dục trẻ tính hiếu thảo. Trẻ biết yêu các nghề trong xã hội, trong đó có nghề thợ xây.

II. Chuẩn bị:

1. Xác định cách đọc bài thơ:

 

docx4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2000 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn học - Chủ đề: Các ngành nghề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gi¸o ¸n v¨n häc Chủ đề: Các ngành nghề Tác phẩm: Em làm thợ xây Loại bài: Dạy trẻ đọc thuộc thơ Loại tiết: Tiết 2 (Tác phẩm trẻ đã biết) Lứa tuổi: MGB (3 – 4 tuổi) Thời gian: 15 -20 phút Ngày soạn: Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Thu Trang (Lớp K11CĐMN – D [C+D]) Người dạy: I. Mục đích – Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Giúp trẻ hiểu và nhớ nội bài thơ: Bé tập làm chú thợ xây và cảm nhận được niềm vui khi xây nhà cho mọi người trong gia đình bé. 2. Kỹ năng: - Trẻ nhớ được bài thơ và bước đầu đọc thuộc diễn cảm bài thơ. - Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. 3. Giáo dục: - Trẻ hứng thú nghe cô đọc bài thơ. - Giáo dục trẻ tính hiếu thảo. Trẻ biết yêu các nghề trong xã hội, trong đó có nghề thợ xây. II. Chuẩn bị: Xác định cách đọc bài thơ: Giọng điệu cơ bản: Nhẹ nhàng, vui tươi Ngắt giọng: 2/2. Câu “Tay cầm dao, gạch” ngắt nhịp 3/1. Câu “Tay nhanh thoăn thoắt” ngắt nhịp 3/1. Nhấn giọng: “chú thợ”, “cho mẹ”, “cho cha”, “đẹp ghê”, “thoăn thoắt”, “vui ghê”. Đồ dùng: Đồ dùng của cô: Tranh bé đang chơi trò chơi xây dựng lắp ghép ngôi nhà. Đồ dùng của trẻ: Bộ đồ chơi xây dựng lắp ghép nhà cho thỏ, đủ cho mỗi trẻ một bộ. III. Các bước tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1, Ổn định tổ chức Một cô đóng làm bạn Thỏ đến lớp. Trẻ hát 2, Bài mới: 2.1, Cô giới thiệu bài thơ: - Bây giờ bạn Thỏ phải nhờ ai xây lại nhà cho bạn ấy đây? Nhà bạn Thỏ vừa bị bão làm đổ. Bạn Thỏ phải nhờ các chú thợ xây đến xây lại nhà. Lần trước cô đã đọc cho các con nghe bài thơ gì về chú thợ xây nhỉ? Đó là bài thơ “Em làm thợ xây” của chú Hoàng Dân. Hôm nay, cô sẽ dạy các con đọc thật hay và diễn cảm bài thơ này nhé! 2 – 3 trẻ trả lời 2.2, Giáo viên đọc thơ 2 lần -Lần 1: Đọc kết hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt -Lần 2: Đọc kết hợp đồ dùng trực quan Trẻ lắng nghe, quan sát cô 2.3, Giúp trẻ nhớ bài thơ: -Cô vừa đọc cho lớp mình bài thơ gì, do ai sáng tác? -Cô vừa đọc cho lớp mình bài thơ “Em làm thợ xây” do chú Hoàng Dân sáng tác. 2 – 3 trẻ trả lời -Bạn nhỏ thích làm chú thợ xây để xây những gì? Câu thơ nào cho con biết điều đó? -Bạn nhỏ thích làm chú thợ xây để xây những ngôi nhà. -Giáo viên đọc trích dẫn: “Em làm chú thợ Xây những ngôi nhà” 2 – 3 trẻ trả lời -Những ngôi nhà bạn ấy xây nên để tặng cho ai? Con đọc lại những câu thơ ấy cho cô và các bạn cùng nghe được không? -Bạn ấy xây nhà cho bà, cho me, cho chị, cho cha. -Giáo viên đọc trích dẫn: “Cho bà, cho mẹ Cho chị, cho cha.” 2 – 3 trẻ trả lời -Bạn ấy xây nhà như thế nào? Những câu thơ cho con biết điều đó? Bạn ấy cầm dao, gạch, xây nhanh thoăn thoắt. -Giáo viên đọc trích dẫn: “Nhà xây đẹp ghê Tay cầm dao, gạch Xây nhanh thoăn thoắt Như bác thợ nề.” -Cô giải thích từ “thoăn thoắt” : là làm việc vừa nhanh lại vừa khéo léo. 2 – 3 trẻ trả lời -Lớp mình thấy bạn nhỏ làm chú thợ xây có vui không? Con hãy đọc lại những câu thơ ấy cho cô và các bạn nghe nhé! Bạn nhỏ làm thợ xây rất vui. -Giáo viên đọc trích dẫn: “Em làm chú thợ Xây nhà vui ghê.” 2 – 3 trẻ trả lời -Các con thấy bạn nhỏ trong truyện có đáng yêu, đáng khen không? Vì sao? 4 -5 trẻ trả lời 2.4, Dạy trẻ đọc thuộc thơ - Cả lớp đọc cùng cô 2 – 3 lần - Mỗi tổ đọc bài thơ một lần - 2-3 nhóm trẻ đọc thơ - Các cá nhân trẻ đọc thơ Trẻ lắng nghe, có thể bắt đầu đọc cùng cô. 3, Kết thúc -Nhận xét -Chuyển hoạt động: Cô cho trẻ chơi lắp ghép nhà cho bạn Thỏ

File đính kèm:

  • docxGiao an van hoc Em lam tho xay Day tre doc thuoctho.docx