I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung câu chuyện.
- Nhớ được trình tự truyện, nhớ một số lời thoại của nhân vật.
- Nhận biết và phát âm đúng chữ ô, a.
2. Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu.
- Biết đánh giá phẩm chất các nhân vật: cô Út thương yêu chăm sóc mẹ, cô Cả, cô Hai không quan tâm chăm sóc thương yêu mẹ.
- Hát kết hợp vận động nhịp nhàng bài hát "Bàn tay của mẹ" và bài hát "Tổ ấm gia đình".
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7454 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn học - Chủ điểm: Gia đình - Đề tài truyện "ba cô gái", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Văn Học
Chủ điểm : Gia đình
Đề tài : Truyện "Ba cô gái"
Đối tượng : Trẻ mẫu giáo lớn
Thời gian : 25 - 30 phút
Loại bài : Đa số trẻ chưa biết
Người soạn : Ngô Thị Huân
Người dạy :
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung câu chuyện.
- Nhớ được trình tự truyện, nhớ một số lời thoại của nhân vật.
- Nhận biết và phát âm đúng chữ ô, a.
2. Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu.
- Biết đánh giá phẩm chất các nhân vật: cô út thương yêu chăm sóc mẹ, cô Cả, cô Hai không quan tâm chăm sóc thương yêu mẹ.
- Hát kết hợp vận động nhịp nhàng bài hát "Bàn tay của mẹ" và bài hát "Tổ ấm gia đình".
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc, hiểu biết làm nhiều việc tốt được mọi người yêu mến, sống vui vẻ, hạnh phúc.
II. Chuẩn bị
1. Địa điểm: Trong lớp học
2. Đồ dùng:
- Đàn ghi nhạc đệm.
- Tranh minh hoạ.
Tranh 1: Bà lão nằm trên giường đưa thư cho Sóc.
Tranh 2: Cảnh nhà cô Cả, cô đang cọ chậu, con Sóc và con Rùa.
Tranh 3: Nhà cô Hai, cô đang xe chỉ, con Sóc và con Nhện.
Tranh 4: Nhà cô út, cô đang nhào bột, con Sóc đứng bên cạnh.
- Sa bàn rối dẹt: Sa bàn tròn quay có 4 phần cảnh:
Cảnh 1: Nhà của người mẹ với chiếc giường cũ, tường vách.
Cảnh 2: Nhà của chị Cả với chiếc bàn và một vài cái chậu.
Cảnh 3: Nhà của chị Hai với khung cửi dệt vải.
Cảnh 4: Nhà của chị út có bàn, chậu bột để ở trên.
- Rối: Rối dẹt bà Mẹ, chị Cả, chị Hai, cô út, con Sóc, Nhện, Rùa.
3. Cách kể chuyện:
- Lời dẫn truyện: Giọng kể nhẹ nhàng, ấm áp, nhấn vào các chi tiết miêu tả con vật, các tình huống kịch tính.
- Giọng kể các nhân vật:
+ Giọng của bà Mẹ: ốm yếu và mệt mỏi.
+ Giọng của Sóc: Nhanh nhẹn, nhiệt tình nhưng giận dữ mỉa mai khi đáp lại câu trả lời của chị Cả và chị Hai.
+ Giọng của chị Cả và chị Hai: Ngập ngừng, buồn bã nhưng giả dối.
+ Giọng của cô út: Hoảng hốt thể hiện sự yêu thương.
4. Câu hỏi đàm thoại:
- Cô vừa kể cho các con câu chuyện gì? Trọng Truyện có nhân vật nào?
- Tình cảm của mẹ đối với ba cô con gái như thế nào?
- Khi người mẹ bị ốm bà nhờ ai đi gọi các con về?
- Nghe tin mẹ ốn ba cô gái có về thăm mẹ ngay không?
- Tại sao chị Cả lại không về thăm mẹ ngay? Điều gì đã xảy ra với chị Cả.
- Chị Hai, cô đã làm gì? Điều gì đã đến với chị Hai?
- Cô út đã kàn gù để thể hiện lòng hiếu thảo của mình?
- Qua câu chuyện con yêu ai nhất? Vì sao?
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Lưu ý
1. ổn định tổ chức
- Hát bài hát: Bàn tay của mẹ
Trong gia đình chúng mình mọi người cùng chung sống dưới một mái nhà và rất yêu thương nhau. Các con có yêu thương bố mẹ mình không?
- Thế khi mẹ ốm chúng mình đã làm gì cho mẹ?
- Có một bà sinh được ba cô gái, không biết 3 cô gái có yêu thương mẹ của mình không? Để biết được điều đó các con lắng nghe cô kể chuyện nhé!
Trẻ trả lời theo suy nghĩ.
2. Bài mới:
* Cô kể lần 1: Cô kể diễn cảm
Trẻ chú ý lắng nghe
Trẻ tự đặt tên truyện
- Các con có biết chuyện cô vừa kể tên là gì không?
- à, cô vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện "Ba cô gái"
* Cô kể lần 2: Bây giờ các con cùng chú ý nghe cô kể lại chuyện nhé.
Trẻ chú ý theo dõi
- Sau khi kể xong cô chỉ tên truyện "Ba cô gái" và hỏi trong tên truyện có những chữ cái nào các con đã được làm quen.
Trẻ trả lời.
* Giúp trẻ hiểu tác phẩm:
- Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?
Đúng rồi, chúng mình vừa được nghe câu chuyện "Ba cô gái" trong truyện có bà mẹ, cô chị cả, chị hai, cô út và cả sóc con nữa đấy.
Trẻ trả lời.
Trong câu chuyện, ba cô gái khôn lớn xinh đẹp là nhờ bàn tay chăm sóc của người mẹ. Các con thấy tình cảm của người mẹ thể hiện như thế nào?
+ Bà mẹ rất yêu thương chăm lo cho các con không quản khó khăn, vất vả.
Kể trích dẫn: "Ngày xửa ngày xưa, có một bà mẹ sinh được ba cô con gái..... bà không hề phàn nàn.... bà bị ốm"
- Bà mẹ đã làm gì và nhờ ai gọi các con về?
Trẻ trả lời
Kể trích dẫn: "Sóc con.... thăm ta ngày Sóc nhé"
- Sau khi nghe được tin mẹ ốm, ba cô gái có về thăm mẹ ngay không?
- Tại soa chị cả lại không về thăm mẹ ngay? Điều gì đã xảy ra với chị cả?
Kể trích dẫn: "Thật à Sóc... biến thành rùa bò ra khỏi nhà".
- Còn cô chị hai, chị hai đã làm gì?
Trẻ trả lời
- Điều gì đã đến với chị hai?
- Vậy khi biết tin mẹ ốm thì cô út đã làm gì?
Trẻ trả lời
(Nghe xong cô út hốt hoảng đi thăm mẹ ngay)
- Vì sao cô út lại vội vàng như vậy?
- Trong ba cô gái, con yêu ai nhất? Vì sao?
Trẻ trả lời
=> Giáo dục: Các con ạ, cha mẹ là người đã sinh ra ta, nuôi dạy chúng ta nên người. Vì vậy chúng ta phải hiếu thảo, kính yêu cha mẹ. Chúng mình cùng học tập tấm gương của cô út để trở thành người tốt. Nếu làm được nhiều điều tốt sẽ được mọi người yêu mến và có cuộc sống vui vẻ hạnh phúc. Các con còn nhỏ chúng mình hãy tỏ lòng hiếu thảo qua những việc làm vừa sức giúp đỡ cha mẹ, học thật giỏi để trở thành học sinh chăm ngoan.
Chúng mình có đồng ý không?
3. Kết thúc:
Hát và vận động theo bài "Tổ ấm gia đình"
File đính kèm:
- LQVH Truyen ba co gai.doc