A. Mục tiêu bài học :
1. Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ.
2. Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
3. Biết cách đọc bài thơ giàu triết lý.
B. Phương tiện thực hiện :
- SGK , SGV.
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành :
GV tổ chức giờ dạy học theo phương pháp kết hợp đọc sáng tạo , gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi , thảo luận trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ .
2. Giới thiệu bài mới.
Sống gần trọn thế kỷ XVI ( 1491 - 1585 ), Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kién biết bao bất công ngang trái, thối nát của các triều đại phong kiến Việt Nam Lê , Trịnh , Mạc. Xót xa hơn ông thấy sự băng hoại của đạo đức con người:
Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi
- Thớt có tanh tao ruồi mới đậu
Ang không mật mỡ kiến bò chi
Đời nay những trọng người nhiều của
Bằng đến tay không ai kẻ vì
Khi làm quan ông vạch tội bọn gian thần . Vua không nghe , ông cáo quan về sống tại quê nhà với triết lý
" Nhàn một ngày là tiên một ngày "
Để hiểu đúng quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào , ta tìm hiểu bài thơ nhàn của ông.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Văn lớp 10, bài- Nhàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : Nhàn
( Nguyễn Bỉnh Khiêm )
A. Mục tiêu bài học :
1. Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ.
2. Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
3. Biết cách đọc bài thơ giàu triết lý.
B. Phương tiện thực hiện :
- SGK , SGV.
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành :
GV tổ chức giờ dạy học theo phương pháp kết hợp đọc sáng tạo , gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi , thảo luận trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ .
2. Giới thiệu bài mới.
Sống gần trọn thế kỷ XVI ( 1491 - 1585 ), Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kién biết bao bất công ngang trái, thối nát của các triều đại phong kiến Việt Nam Lê , Trịnh , Mạc. Xót xa hơn ông thấy sự băng hoại của đạo đức con người:
Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi
- Thớt có tanh tao ruồi mới đậu
Ang không mật mỡ kiến bò chi
Đời nay những trọng người nhiều của
Bằng đến tay không ai kẻ vì
Khi làm quan ông vạch tội bọn gian thần . Vua không nghe , ông cáo quan về sống tại quê nhà với triết lý
" Nhàn một ngày là tiên một ngày "
Để hiểu đúng quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào , ta tìm hiểu bài thơ nhàn của ông.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Đọc - tìm hiểu
( Hs đọc phần tiểu dẫn )
1. Tiểu dẫn
- Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì?
+ Về nguồn gốc
+ Về quá trình trưởng thành của Nguyễn Bỉnh Khiêm
+ Sự nghiệp văn chương của ông ?
+ Nội dung thơ văn của ông?
2. Văn bản :
Nêu vị trí của bài thơ ?
Bài thơ có thể chia bố cục như thế nào ?
a. Hai câu đầu
Nội dung 2 câu thơ đầu thể hiện hoàn cảnh, tâm trạng tác giả như thế nào? cách dùng số từ và nhịp điệu có gì đáng chú ý?
Hai tiếng " thơ thẩn " và " dầu ai vui thú nào " gợi lên điều gì?
2. Bốn câu thơ tiếp
( H/s đọc )
- 4 câu thơ thể hiện nội dung gì ?
- Sinh hoạt của nhà thơ có gì đáng chú ý?
- 2 câu thơ cuối thể hiện điều gì?
II. Củng cố
- Phần tiểu dẫn SGK trình bày sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
+ Nguồn gốc ( 1491 - 1585 ) quê quán Vĩnh Bảo - Hải Phòng.
Đỗ trạng nguyên năm 44 tuổi làm quan dưới triều Mạc 8 năm sau đó về quê ở ẩn lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Dựng am Bạch Vân và mở quán Trung Tân dạy học , học trò của ông có nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Dữ , Phùng Khắc Hoan....Ông được người đời suy tôn là tuyết Giang phu tử ( người thầy của sông tuyết )
Do có nhiều công lao , ông được nhà Mạc phong chức Trình quốc công , dân gian vẫn gọi ông là trạng trình.
Ông để lại 700 bài thơ chữ Hán trong " Bạch Vân am thi tập " và 170 bài thơ chữ Nôm trong " Bạch Vân quốc ngữ thi "
+ Nội dung thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lý giáo huấn , ngợi ca chí của kẻ sĩ , thú thanh nhàn . Đồng thời phê phán thói đen bạc trong xã hội.
+ bài thơ nằm trong tập " Bạch Vân quốc ngữ thi "
2 / 4 / 2
- Hai câu thơ đầu :
Mai , cuốc là dụng cụ đào xới đất . Cần câu dùng để bắt cá.
" Thơ thẩn dầu ai " : dù có ai vui thú nào cũng mặc , ta cứ rheo cách sống của ta . 2 câu thơ thể hiện quan niệm về cuộc sống nhàn tản , yên bình.Nhịp điệu 2/2/1/2 đầu diễn tả trạng thái ung dung trong những việc hằng ngày ( lao động , giải trí ). Ba chữ " một " được lặp trong câu thơ thể hiện tinh thần sẵn sàng của nhà thơ để sống 1 cuộc sống lao động bình dị như những người nông dân bình thường
+ Sự thảnh thơi , vô sự không bận chút cơ mưu , tư dục . Kiên định lối sống mà mình đã chọn mặc cho người khác như thế nào.
- 2 tiếng "ta dại" , " người khôn " khẳng định phương châm sống của tác giả, đó là cách nói ngược hàm ý mỉa mai.
- " Nơi vắng vẻ " : Yên bình ,thanh tĩnh.
- " Chốn lao xao " : ồn ào , tranh dành quyền lợi , bon chen , ganh đua.
- "Thu ăn măng trúc , đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao "
Nhịp thơ của 2 câu là 1/3/1/2. Nhịp một nhấn mạnh vào các mùa trong năm, mùa nào thức ấy. Cách sống nhàn nhã, hoà hợp với thiên nhiên.
- Măng trúc , giá , ao sen....đều rát gần gũi với cuộc sống lao động đời thường. Đó là cuộc sống sinh hoạt chất phác, đạm bạc dù còn nhiều thiếu thốn nhưng nó là thú vui thể hiện nhân cách con người.
- 2 câu thơ cuối mượn điển tích xưa song tính chất bi quan của điển tích mờ đi mà nổi lên là ý nghĩa coi thường phú quý. Một lần nữa Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm lối sống cho riêng mình.
Tham khảo phần ghi nhớ SGK.
File đính kèm:
- Bai Nhan.doc