Tiết 40: TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY TRONG DÂY DẪN
CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Phát biểu được cách xác định phương, chiều và viết được công thức tính cảm ứng từ B của:
+ Dòng điên chạy trong các dây dẫn thẳng, dài tại 1 điểm bất k
+ Dòng điện chạy trong các dây dẫn uốn thành vòng tròn tại tâm của nó.
+ Dòng điện chạy trong các ống dây hình trụ dài tại 1 điểm bên trong lòng ống dây.
2. Kỹ năng :
- Vận dụng được nguyên lý từ trường để giải các bài tập đơn giản.
3. Tư duy và thái độ: Ngiêm túc
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên :
- Chuẩn bị các thí nghiệm về từ phổ và kim nam châm nhỏ để xác định hướng của cảm ứng từ.
2. Học sinh :
- Ôn lại bài 19,20. Đặc biệt chú ý đến quan hệ giữa chiều dòng điện và chiều cảm ứng từ.
III. Phương pháp học tập:
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí 11 CB - Tiết 40 - Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Phạm thị Lệ chi.
Ngày soạn:7/1/ 2011.
Tiết 40: TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY TRONG DÂY DẪN
CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Phát biểu được cách xác định phương, chiều và viết được công thức tính cảm ứng từ B của:
+ Dòng điên chạy trong các dây dẫn thẳng, dài tại 1 điểm bất k
+ Dòng điện chạy trong các dây dẫn uốn thành vòng tròn tại tâm của nó.
+ Dòng điện chạy trong các ống dây hình trụ dài tại 1 điểm bên trong lòng ống dây.
2. Kỹ năng :
- Vận dụng được nguyên lý từ trường để giải các bài tập đơn giản.
3. Tư duy và thái độ: Ngiêm túc
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên :
- Chuẩn bị các thí nghiệm về từ phổ và kim nam châm nhỏ để xác định hướng của cảm ứng từ.
2. Học sinh :
- Ôn lại bài 19,20. Đặc biệt chú ý đến quan hệ giữa chiều dòng điện và chiều cảm ứng từ.
III. Phương pháp học tập:
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS báo cáo sĩ số.
- Đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ :
+ Phát biểu các định nghĩa từ trường đều, lực từ, cảm ứng từ? So sánh lực điện và lực từ ?
- Nhận xét. Cho điểm.
- HS báo cáo sĩ số.
- HS trả lời câu hỏi của GV.
- Cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2 : Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài.
- Gv mô tả thí nghiệm như hình 21.1.
- Phân tích cách xác định vectơ B và các mối liên hệ với đường sức với từ trường tại điểm đó.
- Yêu cầu hs trả lời câu C1?
- Phân tích sự phụ thuộc vào cường độ dòng điện và khoảng cách tại điểm đang xét đến tâm các đường sức.
- Gọi HS giải bài tập thí dụ như trong Sgk
- Hs xác định vectơ cảm ứng từ B. Từ đó rút ra kết luận về:
+ Phương: vuông góc với (OM,PQ).
+ Chiều: Xác định bởi quy tắc bàn tay phải.
+ Độ lớn: B=2.10-7I/r
- Trả lời câu C1.
- Giải btập thí dụ áp dụng.
Tiết 40: TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY TRONG DÂY DẪN
CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT.
I. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài
1. Đường sức từ : Sgk
2. Công thức
B=2.10-7I/r
Hoạt động 3 : Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn.
- Giới thiệu hvẽ 21.3.
- Gv hướng dẫn và gợi ý để HS tìm kết quả.
- Yêu cầu HS đọc Sgk và yêu cầu HS xác định vectơ cảm ứng từ B.
Vectơ cảm ứng từ B :
+ Điểm đặt : Tại tâm O.
+ Phương : vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện I.
+ Chiều : Vào Nam ra Bắc của dòng điện tròn đó
+ Độ lớn : B=2π.10-7NI/R.
II. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn
1. Đường sức từ : Sgk
2. Công thức
B=2π.10-7NI/R
Hoạt động 4: Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ
- Gv giới thiệu hvẽ 21.4, phân tích các đường sức từ và nhấn mạnh trong lòng và bên ngoài ống dây.
- Yêu cầu hs trình bày nhận xét của mình về vectơ cảm ứng từ B.
- Nhận xét về hình dạng các đường sức từ trong và ngoài ống dây.
- Chỉ ra các cực của ống dây ?
- Phương, chiều và độ lớn trong lòng ống dây ?
- Yêu cầu hs trả ời câu C2?
- Hs nhận xét về cách xác định vectơ B.
- Độ lớn : B=4π.10-7nI.
- Trong lòng ống dây đường sức từ là các đường thẳng song song tạo nên từ truờng đều.
- Ngoài ống dây đường sức stừ có dạng giống như đường sức từ của 1 thanh nam châm đi ra từ cực bắc và đi vào cực Nam của ống đay.
- Trả lời câu C2.
III. Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ
1. Đường sức từ : Sgk
2. Công thức
B=4π.10-7nI
Hoạt động 5: Từ trường của nhiều dòng điện.
- Gv giới thiệu hvẽ 21.5.
- Yêu cầu hs nhắc lại nguyên lý chồng chất điện trường?
- Dòng điện chạy trong dây dẫn dài.
- Dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành hình tròn
- HS thường hay bị nhầm khi xác định chiều của vectơ cảm ứng từ gây ra bởi 2 dòng điện song song cùng chiều hoặc ngược chiều.
- Yêu cầu hs trả lời C3?
- Hs nêu nguyên lý chồng chất điện trường
- Hs so sánh nhận xét và đưa ra kết quả đối với từ trường.
- Trả lời câu C3.
III. Từ trường của nhiều dòng điện
Vectơ cảm ứng từ tại 1 điểm do nhiều dòng điện gây ra bằng tổng các vectơ cảm ứng từ do từng dòng điện gây ra tại điểm đó.
Hoạt động 6 : Củng cố. Dặn dò.
- GV hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi 1,2/133 Sgk
- Lưu ý cách xác định phương, chiều và độ lớn của cảm ứng từ B trong các trường hợp thông qua 2 quy tắc “ Vào Nam ra Bắc“ và “Nam thuận Bắc ngược“
- Giao nhiệm vụ về nhà:
+ Trả lời các câu hỏi cà làm các bài tập ở các bài tập ở trang 133 Sgk
- HS ghi nhớ. Tiếp thu.
- Hoàn thành bài tập ở nhà.
- Cá nhân nhận nhiệm vụ học tập.
IV. Rút kinh nghiệm:
..........
..........
..........
..........
.........
.........
V. Bổ sung:
.........
.........
.........
.........
.........
.........
File đính kèm:
- giao an vat ly 11tiet 40.doc