Giáo án Vật lí 11 - Tiết 2 - Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích

Tiết 2 THUYẾT ELECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH

Ngày soạn:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Trình bày được nội dung thuyết êlectron, nội dung định luật bảo toàn điện tích.

 - Trình bày sơ lược cấu tạo của nguyên tử về phương diện điện.

2. Kĩ năng

 - Vận dụng thuyết êlectron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.

 - Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện.

3. Trọng tâm

 - Thuyết electron vận dụng thuyết electron

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Xem SGK Vật lý 7 để biết HS đã học gì ở THCS.

- Thí nghiệm về hiện tượng nhiễm điện.

2. Học sinh

 Ôn tập kiến thức đãc học về điện tích ở THCS.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : Phát biểu, biết biểu thức của định luật Cu-lông.

Hoạt động 2 : Tìm hiểu thuết electron.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí 11 - Tiết 2 - Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2 THUYẾT ELECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH Ngày soạn: I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được nội dung thuyết êlectron, nội dung định luật bảo toàn điện tích. - Trình bày sơ lược cấu tạo của nguyên tử về phương diện điện. 2. Kĩ năng - Vận dụng thuyết êlectron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện. - Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện. 3. Trọng tâm - Thuyết electron vận dụng thuyết electron II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Xem SGK Vật lý 7 để biết HS đã học gì ở THCS. - Thí nghiệm về hiện tượng nhiễm điện. 2. Học sinh Ôn tập kiến thức đãc học về điện tích ở THCS. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : Phát biểu, biết biểu thức của định luật Cu-lông. Hoạt động 2 : Tìm hiểu thuết electron. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản ĐVĐ: Cơ sở nào để giải thích hiện tượng nhiễm điện? H1: Nêu cấu tạo của nguyên tử? H2: Hãy nêu cấu tạo của hạt nhân? (khối lượng và điện tích của các hạt) H3: Hãy nhận xét về số e và số proton trong hạt nhân? Điện tích của nguyên tử? H4: Thế nào là điện tích nguyên tố? + Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau: H5: Thế nào là ion dương, ion âm? H6: Một vật nhiễm điện dương, âm khi nào? H7: Thế nào là thuyết electron? Nội dung của thuyết? TL1: Hạt nhân và electron. TL2: Hạt nhân cấu tạo bởi prôtôn và notron. TL3: + Số e và số proton trong hạt nhân bằng nhau. + Trung hòa về điện. TL4: Điện tích nhỏ nhất có được. TL5: + Nguyên tử mất e trở thành ion dương. + Nguyên tử nhân thêm e trở thành ion âm. TL6: Nhiễm điện dương khi nó thiếu e, nhiễm điện âm khi nó thừa e. TL7: Có 3 nội dung. I. Thuyết electron 1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố a) Cấu tạo nguyên tử + Gồm: hạt nhân mang điện tích dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh. + Hạt nhân cấu tạo: - Nơtron: Không mang điện và khối lượng 1,67.10-27kg - Prôtôn: Mang điện dương (+1,6.10-19C) và khối lượng 1,67.10-27kg + Electron có điện tích là -1,6.10-19C và khối lượng là 9,1.10-31kg. + Số prôtôn trong hạt nhân bằng số electron quay quanh hạt nhân nên bình thường thì nguyên tử trung hoà về điện. b) Điện tích nguyên tố Điện tích của electron và điện tích của prôtôn là điện tích nhỏ nhất mà ta có thể có được. Vì vậy ta gọi chúng là điện tích nguyên tố. 2. Thuyết electron + Thuyết e là thuyết dựa trên sự cư trú và di chuyển của các e để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện. + Nội dung: - Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Nguyên tử bị mất e sẽ trở thành ion dương. - Một nguyên tử ở trạng thái trung hòa có thể nhận thêm e sẽ trở thành ion âm. - Một vật nhiễm điện dương khi nó thiếu e và nhiễm điện âm khi nó thừa e. Hoạt động3 : Vận dụng thuyết electron. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản H8: Thế nào là vật dẫn điện? Lấy ví dụ? H9: Thế nào là vật cách điện? Lấy ví dụ? H10: Hãy trả lời câu hỏi C3? H11: Hãy vận dụng thuyết e để giải thích sự nhiễm điện do tiếp xúc, do hưởng ứng TL8: + Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do. + Kim loại dẫn điện, do nó chứa các e tự do. TL9: + Vật cách điện là vật không chứa các electron tự do. + Gỗ không dẫn điện, do nó không chứa các điện tích tự do. TL10: Do nó không chứa các điện tích tự do. TL11: + Nhiễm điện do tiếp xúc: có sự d/c của e từ vật này sang vật khác + Nhiễm điện do hưởng ứng có sự d/c của e từ vị trí này sang vị trí khác. II. Vận dụng 1. Vật dẫn điện và vật cách điện + Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do. + Vật cách điện là vật không chứa các electron tự do. 2. Sự nhiễm điện do tiếp xúc Nếu cho một vật tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì nó sẽ nhiễm điện cùng dấu với vật đó. 3. Sự nhiễm diện do hưởng ứng Đưa một quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của một thanh kim loại MN trung hoà về điện thì đầu M nhiễm điện âm còn đầu N nhiễm điện dương. Hoạt động 4 : Nghiên cứu định luật bảo toàn điện tích. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Giới thiệu định luật. Cho học sinh tìm ví dụ. Ghi nhận định luật. Tìm ví dụ minh hoạ. III. Định luật bảo toàn điện tích Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số các điện tích là không đổi. IV.CỦNG CỐ: Qua bài này chúng ta cần nắm được: - Trình bày được nội dung thuyết êlectron, nội dung định luật bảo toàn điện tích. - Lấy ví dụ về các cách nhiễm điện. - Biết cách làm nhiễm điện các vật. V. DẶN DÒø: - Về nhà đọc mục Em có biết? - Về nhà giải các bài tập 5, 6 sgk và 2.1, 2.2, 2.5, 2.6 sách bài tập * CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1.Một vật mang điện tích âm là do: a.nó cứ dư electron b.nó thừa electron c.hạt nhân nguyên tử của nó có số notron lớn hơn số proton d. hạt nhân nguyên tử của nó có số notron nhỏhơn số proton 2. Vào mùa đông khi ta kéo áo len qua đầu thì thường nghe tiếng nổ lách tách. Đó là do: a.hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc. b.hiện tượng nhiễm điện do cọ xát c.hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng d.cả ba hiện tượng nhiễm điện trên 3. Trong các môi trường nào sau môi trường nào không chứa điện tích tự do? a.Nước biển b.Nước sông c.Nước cất d.Nước mưa

File đính kèm:

  • docThuyet electron.doc