Giáo án Vật lý 10 - Bài 34: Chất rắn kết tinh chất rắn vô định hình

I. Mục tiêu.

1. Về kiến thức:

Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa trên cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng.

Phân biệt được chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể dựa trên tính dị hướng và tính đẳng hướng.

2. Về kĩ năng:

Kể ¬ra được những ứng dụng của các chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất và đời sống.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên: bảng phân loại các chất rắn và so sánh những đặc điểm của chúng.

2. Học sinh: ôn lại kiến thức về cấu tạo chất.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3404 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 10 - Bài 34: Chất rắn kết tinh chất rắn vô định hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Tên SV: Nguyễn Minh Tuấn MSSV: 1062649 Trường: THPT Phan Ngọc Hiển Lớp: 10A5 Môn: Vật lý Tiết ... Ngàythángnăm 2010 Bài dạy: Chất rắn kết tinh -Chất rắn vô định hình Đồ dùng dạy học: hình vẽ. Họ và tên GVHDGD: Thầy Hồ Xuân Thy Bài 34: CHẤT RẮN KẾT TINH CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH. I. Mục tiêu. 1. Về kiến thức: Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa trên cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng. Phân biệt được chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể dựa trên tính dị hướng và tính đẳng hướng. 2. Về kĩ năng: Kể ra được những ứng dụng của các chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất và đời sống. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: bảng phân loại các chất rắn và so sánh những đặc điểm của chúng. 2. Học sinh: ôn lại kiến thức về cấu tạo chất. III. Nội dung và tiến trình lên lớp: Hoạt động 1: vào bài: (2 phút) Trong chương trước chúng ta đã nghiên cứu các tính chất của chất khí về mặt hiện tượng và năng lượng, trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể của các chất. Trong bài đầu chương chúng ta sẽ phân biệt chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình; chất đơn tinh thể và chất đa tinh thể. Hoạt động 2: Tìm hiểu chất rắn kết tinh: (30 phút). Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Nêu các đặc điểm của thể rắn: lực tương tác, tính chất chuyển động của các nguyên tử? Tinh thể các chất có dạng hình học giống nhau hay không? Xem dạng mạng tinh thể muối ăn, kim cương, than chì SGK. Cho biết loại hạt trong từng mạng tinh thể trên? Trả lời câu C1 SGK Ta đã biết kim cương và than chì cùng tạo bởi các ngtử cácbon. Vậy cấu trúc có giống nhau hay không? Tính chất vật lý của kim cương và than chì? GV nêu 1 số VD về nhiệt độ nóng chảy của một số chất rắn kết tinh: nước đá( 00C), thiếc( 2320C). Yêu cầu xem muc 2c SGK trả lời câu hỏi: chất đơn tinh thể? Tính chất đơn tinh thể? Chất đa tinh thể? Tính chất đa tinh thể? Trả lời câu hỏi C2 SGK. Đọc SGK mục 3/185. Các hạt tồn tại dưới dạng nguyên tử, lực tương tác giữa các nguyên tử rất mạnh, chúng luôn dao động quanh một vị trí cân bằng xác định. Không. Muối ăn gồm các hạt ion Na+ và Cl-. Kim cương và than chì các hạt là nguyên tử cacbon. Đông đặc. Không. Kim cương rất cứng, than chì mềm. Kim cương không dẫn điện, than chì dẫn điện.Kim cuong cau truc tinh the lap Phuong, co 1 Cacbon lien ket voi 4 cacbon gan nhat nen kho be gay. Than chi cau truc tinh the hinh binh hanh, de bi cat lop, kho ben vung. Tiếp thu, ghi nhớ. Chỉ có một tinh thể duy nhất. tính dị hướng. Gồm nhiều các tinh thể nhỏ. Tính đẳng hướng. Xem SGK I. Chất rắn kết tinh. 1. cấu trúc tinh thể: Cấu trúc tinh thể hay tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt liên kết chặt chẽ với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó. => Chất rắn có cấu trúc tinh thể gọi là chất rắn kết tinh(hay chất rắn tinh thể). 2. các đặc tính của chất rắn kết tinh. Được cấu tạo cùng một loại hạt nhưng cấu trúc tinh thể khác nhau thì có tính chất khác nhau. Có nhiệt độ nóng chảy xác định. Chất rắn kết tinh có thể là đơn tinh thể hoặc đa tinh thể. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng. Chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng. 3. Ứng dụng: - Si, Ge tạo các linh kiện bán dẫn. - Kim cương rất cứng nên dùng làm mũi khoan, dao cắt kính, đá mài.. -Kim loại, hợp kim: chế tạo máy, đóng tàu Hoạt động 3: Chất rắn vô định hình: (10 phút) Ngoài các chất rắn kết tinh còn có các chất rắn vô định hình, tức là không có hình dạng xác định. VD: Thủy tinh, nhựa, đường Xem SGK/186. trả lời câu hỏi C3. Tiếp thu, ghi nhớ Đọc sách và trả lời. II. Chất rắn vô định hình: - Là chất rắn không có cấu trúc tinh thể. - Có tính đẳng hướng và không có nhiệt độ nóng chảy xác định. - Lưu ý: một số chất rắn như lưu huỳnh, đường có thể tồn tại owr dạng tinh thể hoặc vô định hình. - ứng dụng: dùng nhiều trong các ngành công nghệ khác nhau. Hoạt động 4: củng cố (3 phút). Hướng dẫn lập bảng phân loại chất rắn và so sánh những đặc điểm của chúng. Đọc mục “Em có biết?” trong SGK. Trả lời câu hỏi và bài tập trong SGK. Xem trước bài mới. Lập bảng SGK trang 223. Làm bài tập và xem trước bài mới. GVHD phê duyệt Ngày 5 tháng 4 năm 2010 .. Người viết: Nguyễn Minh Tuấn .. Ký: .. ..

File đính kèm:

  • docChat ran ket tinh va chat ran vo dinh hinh.doc