Giáo án Vật lý 10 - Bài 9 - Hiện tượng căng mặt ngoài - Sự dính ướt

Bài 9 HIỆN TƯỢNG CĂNG MẶT NGOÀI-SỰ DÍNH ƯỚT.

Mục đích yêu cầu :

- Hiểu được hiện tượng cân mặt ngoài và sự dính ướt.

- Biết cách xác định các đặc trưng của lực căng mặt ngoài(phương chiều và độ lớn).

Kiểm tra bài cũ :

1. Đặc điểm của khối chất lỏng là gì?

2. Chất lỏng có cấu trúc phân tử như thế nào? Mô tả chuyển động nhiệt của chất lỏng?

3. Tại sao có thể nói chất vô định hình là chất lỏng?

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 10 - Bài 9 - Hiện tượng căng mặt ngoài - Sự dính ướt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9 HIỆN TƯỢNG CĂNG MẶT NGOÀI-SỰ DÍNH ƯỚT. Mục đích yêu cầu : - Hiểu được hiện tượng cân mặt ngoài và sự dính ướt. - Biết cách xác định các đặc trưng của lực căng mặt ngoài(phương chiều và độ lớn). Kiểm tra bài cũ : Đặc điểm của khối chất lỏng là gì? Chất lỏng có cấu trúc phân tử như thế nào? Mô tả chuyển động nhiệt của chất lỏng? Tại sao có thể nói chất vô định hình là chất lỏng? Bài mới : NỘI DUNG NỘI DUNG 1. Hiện tượng căng mặt ngoài : a. Thí nghiệm : - Nhúng một khung hình chữ nhật làm bằng dây thép mảnh ( có cạnh Abcó thể di chuyển dễ dàng) vào nước xà phòng rồi lấy ra nhẹ nhàng. - Nếu để khung nằm ngang thì thanh AB chuyển động tới vị trí A'B' do màng xà phòng co lại để giảm diện tích mặt ngoài đến mức nhỏ nhất có thể đạt được. b. Lực căng mặt ngoài : - Hiện tương thanh AB di chuyển chứng tỏ từ mặt thoáng chất lỏng có những lực tác dụng lên thanh AB. - Những lực này có: Phương tiếp tuyến với mặt thoáng của chất lỏng và vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng. Chiều có chiều sao cho lực tác dụng thu nhỏ diện tích mặt ngoài của chất lỏng. - Do có lực căng mặt ngoài mà khối chất lỏng không chịu tác dụng của ngoại lực đều có dạng hình cầu. - Các phép đo chính xác cho thấy lực căng mặt ngoài F tỉ lệ với chiều dài l của đường giới hạn mặt ngoài của chất lỏng : Biểu thức: F = dl. d là hệ số tỉ lệ có độ lớn phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng và gọi là hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng. Đơn vị của d trong hệ SI là N/m. 2. Sự dính ướt và không dính ướt a. Thí nghiệm : - Nhỏ giọt nước lên thủy tinh mạch giọt nước chảy lan ra. - Nhỏ giọt nước lên lá sen thì giọt nước có dạng hình cầu. Ta nói giọt nước làm dính ướt thủy tinh và không dính ướt lá sen. - Khi chất lỏng tiếp xúc với chất rắn thì tùy theo bản chất của chất lỏng và chất rắn mà có thể xảy ra hiện tượng dính ướt hoặc không dính ướt. b. Giải thích : - Khi lực hút giữa các phân tử chất rắn và các phân tử chất lỏng mạnh hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng dính ướt và ngược lại thì không có hiện tượng dính ướt. c. Ứng dụng: - Giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên(mặt thoáng của chất dính ướt không dính ướt. - Làm giàu quặng. Củng cố: - Mô tả hiện tượng lực căng mặt ngoài. - Cho biết phương, chiều và độ lớn của lực căng mặt ngoài. - Khi nào xảy ra hiện tượng dính ướt và không dính ướt.

File đính kèm:

  • docHt cang mat ngoai-Dinh uot.doc