Chương II: Động lỰC học chất điểm
Tiết 19: LỰC - TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Pht biểu khái niệm lực, hợp lực.
- Pht biểu các bước xác định hợp lực của các lực đồng quy và phân tích một lực thành các lực thành phần có phương xác định.
2. Kỹ năng:
Vận dụng giải các bài tập về tổng hợp và phân tích lực.
3. Thái độ:
Nghiêm túc trong học tập và đóng góp xây dựng bài mới.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Xem lại những kiến thức đã học về lực mà HS đã học lớp 6 v 8
- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm về quy tắc hình bình hành.
2. Học sinh:
Xem lại khái niệm về lực đã học ở lớp 6, biểu diễn lực bằng một đoạn thẳng có hướng học ở lớp 8.
130 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 10NC - Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/10/2008
CHƯƠNG II: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Tiết 19: LỰC - TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Phát biểu khái niệm lực, hợp lực.
- Phát biểu các bước xác định hợp lực của các lực đồng quy và phân tích một lực thành các lực thành phần có phương xác định.
2. Kỹ năng:
Vận dụng giải các bài tập về tổng hợp và phân tích lực.
Thái độ:
Nghiêm túc trong học tập và đóng góp xây dựng bài mới.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Xem lại những kiến thức đã học về lực mà HS đã học lớp 6 và 8
- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm về quy tắc hình bình hành.
Học sinh:
Xem lại khái niệm về lực đã học ở lớp 6, biểu diễn lực bằng một đoạn thẳng có hướng học ở lớp 8.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động mở đầu
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số (1’)
Kiểm tra bài cũ:
Đặt vấn đề: (2’) Ở lớp 8, chúng ta đã tiếp cận khái niệm lực. Hơm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu quy tắc thay thế nhiều lực bởi một lực tương đương, thay thế một lực bởi nhiều lực tương đương.
Hoạt động tiếp cận bài mới
Thời lượng
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Nhắc lại khái niệm về lực
7’
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về lực.
- Nhận xét câu trả lời và nhấn mạnh tác dụng của lực.
- Yêu cầu HS quan sát hình 13.1 và chỉ rõ lực mà quả dọi tác dụng lên dây treo và dây treo tác dụng lên quả rọi.
- Nhận xét câu trả lời.
- Yêu cầu HS quan sát hình 13.2 và xác định lực do hai canơ tác dụng. Liệu có thể thay thế hai lực này bằng lực tương đương được khơng?
- Phát biểu khái niệm về lực.
- Đọc phần 2 SGK. Xem hình H 13.1.
- Vẽ lực mà dây treo tác dụng lên quả rọi.
- Quan sát hình 13.2 và trả lời câu hỏi
1. Nhắc lại về lực:
Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác, kết quả là truyền gia tốc cho vật hoặc làm vật bị biến dạng.
Lực được mô tả bằng một vectơ :
Gốc của vectơ là điểm đặt của lực.
Phương của vectơ là phương của lực.
Chiều của vectơ là chiều của lực.
Độ dài của vectơ là số đo độ lớn của lực.
Hoạt động 2: Tổng hợp lực
23’
- Yêu cầu HS phát biểu khái niệm tổng hợp lực
- Mơ tả và làm thí nghiệm biểu diễn hình 13.3 cho học sinh
Bước 1: Ta buộc đầu A của sợi dây chun vào điểm cố định, sau đó ta tác dụng hai lực F1 và F2 vào đầu O của sợi dây chun để cho dây chun căng tới một vị trí AO nhất định bằng cách cho hai lực kế kéo 2 sợi dây buộc vào đầu O của dây chun.
- Bước 2: Dùng phấn ghi lại vị trí AO của dây chun.
- Bước 3: Nhìn vào lực kế và đọc các số chỉ của lực kế.
- Bước 4: Nhìn vào lực kế và đọc các chỉ số của lực kế.
- Bước 5: Hãy tiến hành vẽ các vectơ F1 và F2.
- Bước 6: Tháo bớt một lực kế, rồi cầm lực kế còn lại, tìm cách kéo cho tới lúc dây chun lấy lại đúng vị trí AO.
- Bước 7: Lại đọc số chỉ của lực kế và vẽ vectơ F theo một tỉ lệ xích chọn lúc trước.
- Bước 8: Tiến hành nối ngọn của vectơ F với ngọn của vectơ F1 và F2.
- Các em hãy cho biết tứ giác OF1FF2 là hình gì?
- Cho biết hợp lực của hai lực đồng quy được biểu diễn bằng đường chéo hình bình hành.
- Em hãy cho biết hai cạnh của hình bình hành này là những vectơ biểu diễn cái gì?
- Yêu cầu HS rút ra quy tắc tổng hợp lực. Nhận xét.
- HS dựa vào SGK phát biểu
- HS xem và lắng nghe
- Tứ giác OF1FF2 là hình bình hành.
- Hai cạnh của hình bình hành này là những vectơ biểu diễn hai lực thành phần.
HS dựa vào SGK trả lời
2.Tổng hợp lực
Tổng hợp lực là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như tác dụng của toàn bộ những lực ấy.
a) Thí nghiệm
- Bố trí thí nghiệm như hình vẽ SGK.
- Dưới tác dụng của hai lực đồng quy và , sợi dây chun bị căng ra.
- Ghi lại vị trí AO của dây chun và độ lớn các vectơ 1 và 2.
- Thay 1 và 2 bằng một lực duy nhất làm sợi dây chun trở lại đúng vị trí AO tức là lực gây ra tác dụng giống hệt 1 và 2 . Lực là hợp lực của 1 và 2 .
- Nối ngọn của với ngọn của 1 và 2 , ta nhận thấy OF1FF2 là một hình bình hành.
b) Quy tắc tổng hợp lực :
Hợp lực của hai lực đồng quy được biểu diễn bằng đường chéo của hình bình hành mà hai cạnh là những vectơ biểu diễn hai lực thành phần.
= 1 + 2
Hoạt động 3: Phân tích lực
5’
Thơng báo
Lắng nghe
Phân tích lực
Phép phân tích lực là phép thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực tác dụng đồng thời và gây hiệu quả giống hết như lực ấy.
Phép phân tích lực tuân theo quy tắc hình bình hành.
Hoạt động kết thúc tiết học (7’)
Củng cố và vận dụng:
Khái niệm lực
Hợp lực là gì? Cách tìm hợp lực.
Phép phân tích lực tuân theo quy tắc nào?
Giải bài 2/63/SGK
Bài tập về nhà: bài 3, 4, 5, 6, 7/Trang 63/SGK
Bài tập làm thêm
1. Hợp lực của hai lực có độ lớn tương ứng là =3N và =4N đặt vuông góc nhau
là: A. 7N B. 5N C. 1N D. 6N
2. Một vật chịu tác dụng cúa 3 lực đồng quy , trong đĩ, F1 = 20N; F2 =15N; F3 =25N (với đơn vị là Niutơn). Hãy xác định gĩc giữa hai lực F2 và F1 để vật cân bằng.
ĐS: 900 (Định lý cosin trong tam giác)
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 19/10/2008
Tiết 20: ĐỊNH LUẬT I NIUTƠN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức
- Phát biểu nội dung và ý nghĩa của định luật I Niu-tơn.
2. Kỹ năng
- Vận dụng định luật để giải thích một số hiện tượng vật lý.
- Đề phịng những tác hại của quán tính trong đời sống, nhất là chủ động phịng chống tai nạn giao thơng
3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Bài tập định tính
2. Học sinh: Ơn tập kiến thức về lực và tác dụng lực
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động mở đầu
Ổn định lớp:(1’) Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ:(5’)
Câu1 : Phép tổng hợp hợp lực là gì? Giải bài 4/63/SGK
Câu 2: Phép phân tích lực tuân theo quy tắc nào?
Đặt vấn đề:(2’)
Xe đang đứng yên, cho một chiếc bulông rơi từ trần xe xuống sàn xe tại vị trí B nào đó, đánh dấu vị trí đó. Cho xe chuyển động thẳng trên mặt đường nằm ngang với vận tốc không đổi thì bulông rơi xuống
A. phía trước B B. phía sau B. C. ngay tại B D. tại vị trí bất kỳ.
Hoạt động tiếp cận bài mới
Thời lượng
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Quan niệm của Arixtơt
3’
- Đọc sách trả lời, cho biết quan niệm của Arixtơt
1. Quan niệm Arixtơt:
Muốn cho vật duy trì được vận tốc không đổi thì phải có vật khác tác dụng lên nó.
Hoạt động 2: Thí nghiệm lịch sử Galilê
9’
- GV yêu cầu HS đọc SGK và mơ tả thí nghiệm.
- Trong trường hợp máng thẳng và giảm ma sát thì vật chuyển động thế nào?
- GV mơ tả thí nghiệm kiểm chứng trên máng nghiêng.
- Chuyển động thẳng đều
- Trả lời C1
2. Thí nghiệm lịch sử của galilê:
a. Thí nghiệm :
- Dùng hai máng nghiêng rất trơn, nhẵn và bố trí như hình vẽ (SGK). Thả một hòn bi cho lăn xuống máng nghiêng 1, ta thấy hòn bi lăn ngược lên máng nghiêng 2 đến một độ cao gần bằng độ cao ban đầu.
- Khi giảm bớt góc nghiêng a của máng nghiêng 2 được 1 đoạn dài hơn.
Þ Nếu máng nghiêng 2 rất nhẵn và nằm ngang (a = 0) thì hòn bi sẽ lăn với vận tốc không đổi mãi mãi.
2) Kết luận :
Nếu ta có thể loại trừ được các tác dụng cơ học lên một vật thì vật chuyển động thẳng đều với vận tốc nếu ban đầu nó đã có vận tốc này.
Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật I Niutơn
5’
Dựa vào SGK, phát biểu nội dung định luật I Niutơn
3.Định luật I Newton:
a. Nội dung:
“ Nếu một vật không chịu tác dụng của các vật khác thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều”.
b.Biểu thức:
c. Vật cơ lập:
Vật cô lập là vật không chịu tác dụng của vật nào khác.
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa định luật I Niutơn
10’
- Dựa vào SGK, nêu ý nghĩa định luật I Niutơn
- trả lời C2
4.Ý nghĩa của định luật I Newton
- Mọi vật đều có xu hướng bảo toàn vận tốc, tính chất đó gọi là quán tính. Quán tính có hai biểu hiện:
+ Xu hướng giữ nguyên trạng thái đứng yên. Ta nói vật có “tính ì”
+ Xu hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động thẳng đều. Ta nói vật chuyển động có “tính đà”.
- Trong tự nhiên có tồn tại những hệ quy chiếu mà trong đó vật cô lập có gia tốc bằng không gọi là hệ quy chiếu quán tính.
Hoạt động kết thúc tiết học (10’)
Củng cố và vận dụng
Nội dung định luật I Niutơn’
Ý nghĩa định luật I
Giải quyết câu hỏi phần đặt vấn đề
Bài tập về nhà: 7/ trang 66/ SGK
Bài tập làm thêm:
Câu 1: Khi một xe khách đang xuống dốc, bỗng phanh lại đột ngột thì hành khách trong xe sẽ:
A. giữ nguyên vị trí của mình. B. ngã người về phía trước.
C. ngã người về phía sau D. ngã người sang bên cạnh.
Câu 2: Định luật I Niu-tơn cho biết:
nguyên nhân của trạng thái cân bằng các vật
mối liên hệ giữa lực tác dụng và khối lượng của vật
nguyên nhân của chuyển động
dưới tác dụng của lực,các vật chuyển động như thế nào
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn : 25/10/2008
Tiết 21: ĐỊNH LUẬT II NIUTƠN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Phát biểu nội dung và viết biểu thức định luật II Niutơn
- Nêu mối liên hệ giữa khối lượng và quán tính
- Nêu mối quan hệ giữa khối lượng và trọng lượng của một vật.
2. Kỷ năng
- Vận dụng giải bài tập và giải thích các hiện tượng liên quan
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Bài tập vận dụng
2. Học sinh:
- Ơn lại định luật I Niutơn
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động mở đầu
Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu1 : Phát biểu nội dung định luật I Niutơn.
Câu 2: Nêu ý nghĩa của định luật I Niutơn. Cho ví dụ chứng tỏ tính ì của vật.
Đặt vấn đề: (2’):
Vật chịu tác dụng lực sẽ thu được gia tốc. Như vậy, giữa lực và gia tốc cĩ quan hệ gì khơng?
Hoạt động tiếp cận bài mới
Thời lượng
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Định luật II Niutơn
7’
- GV trình bày thêm cho HS biết về nguyên lý độc lập của tác dụng.
- Đọc sách trả lời, cho biết gia tốc phụ thuộc vào yếu tố nào?
1. Định luật II Niutơn:
- Nội dung: Vectơ gia tốc của một vật luôn cùng chiều với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của nó .
- Biểu thức:
6’
Hoạt động 2: Các yếu tố vectơ lực
Dựa vào SGK nêu các yếu tố của lực.
Định nghĩa đơn vị Niutơn.
Các yếu tố của vectơ lực:
- Điểm đặt: tại vị trí mà lực đặt lên vật.
- Phương: trùng với phương của gia tốc.
- Chiều: trùng với chiều của gia tốc.
- Độ lớn: F = m.a
* Đơn vị :
Trong công thức F = ma, nếu m = 1 (kg), a = 1 (m/s2) thì F = 1 (kgm/s2), trong hệ SI có tên gọi là Newton, ký hiệu N.
{ Vậy: Newton là lực truyền cho vật có khối lượng 1 (kg) một gia tốc 1 (m/s2).
4’
Hoạt động 3: Khối lượng và quán tính
-Vật càng lớn thì quán tính thế nào?
- Quán tính càng lớn thì đại lượng nào khĩ thay đổi?
-Khối lượng càng lớn thì vật khĩ thay đổi chuyển động hay dễ?
Dựa vào SGK cho biết mối liên hệ giữa khối lượng và quan tính.
Khối lượng và quán tính:
Khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
5’
Hoạt động 4: Điều kiện cân bằng của một chất điểm.
Chất điểm cân bằng khi nĩ đứng yên.
Dựa vào Định luật II Niutơn cho biết điều kiện để một vật cân bằng.
Điều kiện cân bằng chất điểm:
Điều kiện cân bằng của một chất điểm là: Chất điểm đang đứng yên, và hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên nó bằng không.
3’
Hoạt động 5: Mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng
Thơng báo
Lắng nghe
Mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng:
P = mg
Trọng lượng của vật tỷ lệ với khối lượng của nĩ.
Hoạt động kết thúc tiết học (12’)
Củng cố và vận dụng
Nội dung và biểu thức định luật II Niutơn
Định nghĩa đơn vị Niutơn
Biểu thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
Bài tập về nhà: 1-6/70/SGK
Bài tập làm thêm:
Câu 1: Một vật cĩ khối lượng 800g chuyển động với gia tốc 0,05m/s2. Lực tác dụng vào vật là: A. 0,4N B. 0,04N C. 40N D. 16N
Câu 2: Lực F tác dụng vật khối lượng m thì thu được gia tốc a1 . khi F tác dụng vật khối lượng m’ thì thu được gia tốc . Khi F tác dụng vật khối lượng (m+m’) thì thu được gia tốc bằng A. B.
C. . D..
Câu 3: Quả bĩng khối lượng 200g bay với vận tốc 72km/h đến đập vào tường và bật lại với tốc độ khơng đổi. Biết va chạm của bĩng và tường tuân theo định luật phản xạ gương (gĩc phản xạ bằng gĩc tới) và bĩng đến đập vào tường dưới gĩc 300, thời gian va chạm là 0,05s. Tính lực do tường tác dụng lên bĩng.
HD: Định nghĩa gia tốc; định luật II Niutơn
ĐS: 138N
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 25/10/2008
Tiết 22: ĐỊNH LUẬT III NIUTƠN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Phát biểu nội dung và viết biểu thức định luật III Niutơn.
- Đặc điểm lực và phản lực.
- Phân biệt cặp lực trực đối và cặp lực cân bằng.
2. Kỷ năng :
- Vận dụng giải bài tập và giải thích các hiện tượng trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Bài tập vận dụng
2. Học sinh:
- Ơn lại định luật II Niutơn
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động mở đầu
1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1: Phát biểu nội dung và viết biểu thức định luật II Niutơn.
Câu 2: Định nghĩa đơn vị Niutơn, viết biểu thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
3. Đặt vấn đề: (2’): Trong tự nhiên, tác dụng không bao giờ xảy ra theo một chiều.
Hoạt động tiếp cận bài mới
Thời lượng
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
4’
Hoạt động 1 : Một số ví dụ chứng tỏ tác dụng của vật cĩ tính tương hổ
- Khái quát các nhận xét.
- Đọc ví dụ 1 và quan sát hình 16.1 SGK. Nhận xét.
- Đọc ví dụ 2 và quan sát hình 16.2, trả lời câu hỏi:
Sắt cĩ hút nam châm khơng?
1.Nhận xét:
Trong tự nhiên, tác dụng luơn xảy ra theo hai chiều. Do đĩ, gọi đầy đủ hơn là tương tác.
8’
Hoạt động 2: Định luật III Niutơn
Mơ tả thí nghiệm SGK
Khái quát
Phân biệt cặp lực trực đối và cặp lực cân bằng.
Từ kết quả thí nghiệm SGK, HS sẽ nhận xét mối quan hệ giữa hai lực trong tương tác.
Dựa vào SGK phát biểu nội dung định luật III.
2. Định luật III Niutơn:
Nội dung:
Hai vật tương tác với nhau bằng những lực trực đối
Biểu thức:
Cặp lực trực đối là cặp lực thỗ mãn 3 điều kiện: cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau.
Cặp lực cân bằng là cặp lực thỗ mãn 4 điều kiện: cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau, đặt lên cùng một vật.
7’
Hoạt động 3: Lực và phản lực
- Nêu định nghĩa và đặc điểm của lực và phản lực.
3. Lực – phản lực:
Một trong hai lực tương tác giữa hai vật được gọi là lực tác dụng, cịn lực kia gọi là phản lực.
Lực và phản lực cĩ những đặc điểm sau:
- luơn xuất hiện đồng thời.
- bao giờ cũng cùng loại.
- khơng thể cân bằng nhau vì đặt vào hai vật khác nhau.
13’
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng
Khái quát lại
- Dựa vào SGK trả lời
4. Bài tập vận dụng:
Bài tập 01: Khi bóng đập vào tường, bóng tác dụng vào tường theo một lực F. Theo định luật III, tường tác dụng trở lại bóng một phản lực F’. Vì tường gắn liền với đất nên có thể coi là khối lượng của nó rất lớn. Theo định luật II, gia tốc của tường rất nhỏ, đến mức mà ta không thể quan sát được chuyển động của nó.
Bài tập 02: Khi Dương và Thành cầm hai đầu dây mà kéo thì hai đầu dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng nhau và ’. Còn nếu Dương và Thành cầm chung một đầu dây , đầu kia buộc vào thân cây thì hai người đã tác dụng vào đầu dây một lực gấp 2 F. Nhờ dây này mà Dương và Thành đã tác dụng vào cây một lực gấp đôi 2F .
Theo định luật III Newton cây cũng tác dụng trở lại dây một phản lực có độ lớn bằng 2F và thông qua dây để tác dụng trở lai Dương và Thành một lực bằng 2F. Kết quả là hai đầu dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng lớn gấp đôi trường hợp ban đầu. Chính vì điều này mà dây bị đứt.
Bài tập 03
Trái Đất tác dụng lên vật trọng lực . Vật ép lên bàn áp lực ’. Do đó bàn tác dụng lên vật một phản lực vuông góc với mặt bàn ( Gọi là phản lực tiếp tuyến )
Theo định luật III Newton : N = P’
Vật đứng yên là do và cân bằng nhau N = P. Từ đó suy ra P = P’. Ở trạng thái cân bằng, vật ép lên mặt đất một lực có độ lớn bằng trọng lượng của vật.
và : là hai lực trực đối cân bằng ( tác dụng lên cùng một vật )
’và : là hai lực trực đối không cân bằng nhau (tác dụng lên hai vật khác nhau).
Hoạt động kết thúc tiết học (5’)
1. Củng cố và vận dụng
Nội dung và biểu thức định luật III Niutơn
Phân biệt cặp lực trực đối và cặp lực cân bằng
2. Bài tập về nhà: 1/75/SGK
3. Bài tập làm thêm:
Câu 1: Cho viên bi 1có khối lượng m1 đang chuyển động thẳng đều với vận tốc V đếùn va chạm với viên bi 2 có khối lượng m2 đang đứng yên. Sau va chạm bi 1 đứng yên, bi 2 chuyển động với vận tốc V. Mối liên hệï giữa m1 và m2
A. B. C. D.
Câu 2: Cho hai vật có khối lượng m và m’ được đặt chồng lên nhau trên mặt sàn nằm ngang. Số cặp lực và phản lực liên quan đùến bài toán trên:
A. 2 cặp. B. 3 cặp. C. 4 cặp. D. 5 cặp.
Câu 3: Khi A và B cùng kéo hai đầu sợi dây với cùng lực (hình vẽ ) thì lực căng dây T là:
T = 0
T = 2F
T = 4F
T = F
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn : 2/11/2008
Tiết 23: LỰC HẤP DẪN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phát biểu nội dung và viết biểu thức lực hấp dẫn.
- Phát biểu đặc điểm của lực hấp dẫn, trọng lực.
2. Kỹ năng:
Vận dụng giải các bài toán đơn giản, giải thích các hiện tượng liên quan.
II.CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên: Chuẩn bị một số câu hỏi trắc nghiệm cho phần kiểm tra bài cũ và củng cố.
2/ Học sinh: ôn tập kiến thức về sự rơi tự do.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động mở đầu
1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu1 : Phát biểu nội dung và viết biểu thức định luật III Niutơn.
Câu 2: Phân biệt cặp lực trực đối và cặp lực cân bằng.
3. Đặt vấn đề: (2’):
Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời, mặt trăng chuyển động xung quanh trái đất với quỹ đạo gần tròn, tức chuyển động của trái đất, mặt trăng có gia tốc hướng tâm, lực nào đã gây ra gia tốc hướng tâm trong các chuyển động này?
Hoạt động tiếp cận bài mới
Thời lượng
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
10’
Hoạt động 1
Tìm hiểu nội dung định luật vạn vật hấp dẫn, biểu thức của gia tốc rơi tự do.
Yêu cầu HS quan sát các ví dụ hoặc hình dung các chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời.
- Nêu câu hỏi yêu cầu HS nêu biểu thức của mình về lực hấp dẫn.
-Yêu cầu HS vận dụng định luật vạn vật hấp dẫn rút ra biểu thức gia tốc rơi tự do.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nêu câu hỏi C2 SGK.
- Suy nghĩ, nhớ lại đặc điểm của sự rơi tự do.
- Trình bày câu trả lời.
- Quan sát, mô phỏng chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời.
-Xem hình H 17.1.
- Đọc SGK phần 1, xem tranh trong SGK.
- Phát biểu định luật hấp dẫn.
- Viết công thức (17.1).
- Trả lời câu hỏi C1.
- Đọc SGK phần 2, trình bày ý kiến để đưa ra biểu thức rơi tự do (17.3).
- Trả lời câu hỏi C2 SGK
1. Định luật vạn vật hấp dẫn
Nội dung:
“ Lực hấp dẫn giữa hai vật (coi như chất điểm) tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương lhoảng cách giữa chúng”.
Biểu thức:
với
+ Chú ý: Với các vật hình cầu có kích thước thì r tính từ trọng tâm vật này đến trọng tâm vật kia.
2. Biểu thức của gia tốc rơi tự do.
7’
Hoạt động 2: Trường hấp dẫn, trường trọng lực.
Yêu cầu HS đọc SGK.
- Nêu câu hỏi đánh giá hiểu biết của HS về trường hấp dẫn, trường trọng lực, gia tốc trọng trường.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Đọc SGK phần 3.
- Trình bày hiểu biết của mình về trường hấp dẫn, trường trọng lực, gia tốc trọng trường. Trả lời C3
3. Trường hấp dẫn. Trường trọng lực:
- Khái niệm:
Trường hấp dẫn do trái đất gây ra xung quanh nó gọi là trường trọng lực (trọng trường).
- Đặc điểm:
Tại mỗi điểm trong trường trọng lực (trọng trường), trọng lực truyền đến cho các vật tại đó gia tốc g như nhau.
: gia tốc trọng trường.
C. Hoạt động kết thúc tiết học (20’)
1. Củng cố kiến thức:
Lực hấp dẫn xuất hiện khi nào?
Phát biểu nội dung và viết biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn.
Biểu thức xác định gia tốc rơi tự do
Trường hấp dẫn là gì?
2. Bài tập về nhà: 5; 6; 7 / trang 79/SGK
3. Bài tập làm thêm:
Khi khối lượng của hai vật tăng lên gấp đôi và khoảng cách giữa chúng giảm đi một nửa thì lực hấp dẫn giưã chúng có độ lớn:
A. tăng gấp 4 lần B. giảm đi một nửa
C. tăng gấp 16 lần D. giữ nguyên như cũ
Một quả cầu có khối lượng m. Để trọng lượng của quả cầu bằng trọng lượng của nó trên mặt đất thì phải đưa nó lên độ cao h bằng :
A. 1600 km B. 3200 km C. 6400 km D. 12800km.
Hai quả cầu mỗi quả có khối lượng 200 kg, bán kính 5 m đặt cách nhau 100m. Lực hấp dẫn giữa chúng lớn nhất bằng:
A. 2,668.10-6 N B. 2,668.10-7 N C. 2,668.10-8 N D. 2,668.10-9 N
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 2/11/2008
Tiết 24: CHUYỂN ĐỘNG CỦA MỘT VẬT BỊ NÉM
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức:
Dùng phương pháp tọa độ để thiết lập phương trình qũy đạo của vật bị ném xiên, ném ngang.
2. Kỹ năng:
- Biết vận dụng các công thức để giải các bài tập về vật bị ném.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập và đóng góp xây dựng bài mới.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Bài tập làm thêm
- Xem lại các công thức về tọa độ, vận tốc của chuyển động đều, chuyển động biến đổi đều, đồ thị của hàm số bậc hai.
Học sinh:
Ôn lại kiến thức về tọa độ, vận tốc của chuyển động đều, chuyển động biến đổi đều, đồ thị của hàm số bậc hai.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Hoạt động mở đầu
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
Lực hấp dẫn xuất hiện khi nào?
Phát biểu nội dung và viết biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn.
Biểu thức xác định gia tốc rơi tự do
Trường hấp dẫn là gì?
3. Đặt vấn đề: (2’)
Ở phần Động Học, chúng ta đã nghiên cứu vật rơi tự do. Hơm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu vật chuyển động trong trường trọng lực cĩ vận tốc đầu.
Thời lượng
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
15’
Hoạt động 1: Quỹ đạo của một vật bị ném và đặc điểm của chuyển động của vật bị ném.
-Yêu cầu HS quan sát các video, hoặc tranh mô phỏng về đêm pháo hoa, vòi phun nước. Quan sát các hình ảnh trong phần đầu bài.
- Gợi ý về hình dạng của quỹ đạo của vật bị ném.
- Tổ chức hoạt động nhóm.
- Yêu cầu HS đọc SGK trình bày kết quả.
- Lần lượt nêu các câu hỏi C1, C2, C3.
- Nhận xét câu trả lời.
-Yêu cầu HS vận dụng các kết quả trong phần trên để giải bài toán về vật ném ngang.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
Viết công thức và phương trình của chuyển động biến đổi đều.
- Trình bày câu trả lời.
- Quan sát và suy nghĩ. Trả lời câu hỏi: Quỹ đạo của vật bị ném có hình dạng như thế nào?
- Trình bày câu hỏi
- Đọc SGK phần 1, 2, 3.
-Họat động nhóm, tìm phương trình quỹ đạo của vật bị ném.
- Trình bày kết quả hoạt động nhóm.
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi C1, C2, C3.
- Làm việc cá nhân.
- Trình bày ý kiến cá nhân, đưa ra công thức (18.8), (18.10) và (18.12).
1. Quỹ đạo của vật bị ném xiên
Chọn hệ quy chiếu (h.vẽ)
Trong quá trình chuyển động vật chịu tác dụng của trọng lực .
Khảo sát chuyển động của hình chiếu của vật trên trục tọa độ.
+ Trên Ox:
+ Trên Oy:
Þ Phương trình quỹ đạo :
Vậy quỹ đạo là một nhánh Parabol.
2. Tầm bay cao:
- Định nghĩa : Độ cao cực đại mà vật đạt tới là tầm bay cao.
3. Tầm bay xa :
- Định nghĩa: Khoảng cách giữa điểm ném và điểm rơi trên mặt đất là tầm bay xa.
11’
Hoạt động 2: Khảo sát bài toá
File đính kèm:
- giao an 4 cot Vat Ly 10 NC Ca nam 20072008.doc