Tiết: 01
PHẦN I. ĐIỆN HỌC. ĐIỆN TỪ HỌC
CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
BÀI 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
+ Nêu được các cách nhiễm điện một vật (cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng).
+ Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.
2. Kĩ năng
+ Biết cách tính độ lớn của lực điện theo công thức định luật Cu-lông.
+ Biết cách vẽ hình biểu diễn lực điện tác dụng lên các điện tích.
+ Vận dụng được định luật Cu-lông để xác định lực điện tác dụng giữa hai điện tích điểm
- Biết cách tính độ lớn của lực điện theo công thức định luật Cu-lông
- Biết cách vẽ hình biểu diễn lực tác dụng lên các điện tích
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
+ Một số thí nghiệm đơn giản về sự nhiễm điện do cọ xát
+ Một chiếc điện nghiệm
+ Hình vẽ to cân xoắn Cu - lông
2. Học sinh
Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - Bài 1 - Điện tích. Định luật cu-lông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 01
PHẦN I. ĐIỆN HỌC. ĐIỆN TỪ HỌC
CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
BÀI 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
+ Nêu được các cách nhiễm điện một vật (cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng).
+ Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.
2. Kĩ năng
+ Biết cách tính độ lớn của lực điện theo công thức định luật Cu-lông.
+ Biết cách vẽ hình biểu diễn lực điện tác dụng lên các điện tích.
+ Vận dụng được định luật Cu-lông để xác định lực điện tác dụng giữa hai điện tích điểm
Biết cách tính độ lớn của lực điện theo công thức định luật Cu-lông
Biết cách vẽ hình biểu diễn lực tác dụng lên các điện tích
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
+ Một số thí nghiệm đơn giản về sự nhiễm điện do cọ xát
+ Một chiếc điện nghiệm
+ Hình vẽ to cân xoắn Cu - lông
2. Học sinh
Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới
NỘI DUNG I: SỰ NHIỄM ĐIỆN CỦA CÁC VẬT. ĐIỆN TÍCH.
TƯƠNG TÁC ĐIỆN
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự nhiễm điện của các vật, điện tích, tương tác điện
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức HS cần đạt
GV:
+) Cho HS làm thí nghiệm về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát
+) Giới thiệu các cách làm vật nhiễm điện.
+) Giới thiệu cách kiểm tra vật nhiễm điện.
HS:
+) Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV
+) Ghi nhận các cách làm vật nhiễm điện
+) Nêu cách kểm tra xem vật có bị nhiễm điện hay không.
I. SỰ NHIỄM ĐIỆN CỦA CÁC VẬT. ĐIỆN TÍCH. TƯƠNG TÁC ĐIỆN
1. Sự nhiễm điện của các vật
- Vật nhiễm điện: Là những vật có thể hút được những vật nhẹ.
- Các cách làm một vật bị nhiễm điện: cọ xát, tiếp xúc, hưởng ứng.
GV:
Giới thiệu và giải thích cho HS biết các khái niệm về điện, điện tích, điện tích điểm.
HS:
Nghe, ghi chép, tìm các ví dụ về điện tích, điện tích điểm
2. Điện tích. Điện tích điểm
- Điện: Là một thuộc tính của vật, vật nhiễm điện gọi là vật mang điện hay điện tích.
- Điện tích: Là số đo thuộc tính điện của một vật.
- Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.
GV:
Cho HS nhắc lại thí nghiệm ở lớp 9 về tương tác điện và thực hiện C1
HS:
+ Nhắc lại thí nghiệm tương tác điện ở lớp 9
+ Ghi nhận sự tương tác điện và phân loại điện tích
3. Tương tác điện. Hai loại điện tích
- Tương tác điện: Là sự hút nhau hoặc đẩy nhau giữa các điện tích.
- Phân loại điện tích: Có hai loại điện tích: Điện tích dương (+), điện tích âm (-).
+ Các điện tích cùng dấu (loại) thì đẩy nhau.
+ Các điện tích khác dấu (loại) thì hút nhau.
NỘI DUNG II: ĐỊNH LUẬT CU- LÔNG. HẰNG SỐ ĐIỆN MÔI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về định luật Cu-lông. Hằng số điện môi
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức HS cần đạt
GV:
+ Giới thiệu về Cu-lông, cân xoắn Cu-lông và thí nghiệm của ông để thiết lập định luật Cu-lông
+ Giới thiệu biểu thức định luật và các đại lượng trong đó.
+ Giới thiệu đơn vị điện tích
HS:
+ Nghe và ghi nhận định luật
+ Trả lời C2
+ Ghi nhận biểu thức định luật và nắm vững các đại lương trong đó.
+ Ghi nhận đơn vị điện tích
II. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG. HẰNG SỐ ĐIỆN MÔI
1. Định luật Cu-lông
- Nội dung: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
- Biểu thức
F=k ;
Trong đó k là hệ số tỉ lệ, trong hệ SI:
k = 9.109Nm2/C2.
F đơn vị Niutơn (N)
q1 ; q2 đơn vị cu-lông (C)
r đơn vị mét (m)
GV:
+ Giới thiêu khái niệm điện môi
+ Yêu cầu HS viết biểu thức tính lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong môi trường điện môi có hằng số điện môi e
HS:
+ Ghi nhận khái niệm điện môi, tìm ví dụ
+ Viết biểu thức tính lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong môi trường điện môi có hằng số điện môi e
2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi
- Điện môi: Là môi trường cách điện.
- Tương tác giữa các điện tích trong điện môi
+ Trong chân không lực tương tác giữa các điện tích là F=k.
+ Trong điện môi đồng tính thì lực tương tác giữa chúng là F’=k, tức yếu đi e lần so với khi đặt nó trong chân không. e gọi là hằng số điện môi của môi trường (e ³ 1).
- Hằng số điện môi:
+ Hằng số điện môi đặc cho tính chất điện của chất cách điện.
+ e phụ thuộc bản chất môi trường. Và e≥1.
3. Các hoạt động nối tiếp:
- Củng cố, luyện tập
+) Củng cố: Nhắc lại các kiến thức cơ bản vừa học
Câu hỏi:
+) Có hai vật kích thước nhỏ, nhiễm điện và đẩy nhau. Các điện tích trên vật có dấu như thế nào ?
+) Có 4 vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng đẩy vật C. vật C hút vật D. Hỏi vật D hút hay đẩy vật B ?
+) Luyện tập
Tính lực tương tác tĩnh điện giữa một electron và một prôtôn nếu khoảng cách giữa chúng bằng 5.10-9 cm. Coi electron và prôtôn là những điện tích điểm
- Giao nhiệm vụ học tập:
+) Câu hỏi và bài tập 1-8 SGK trang 9,10
+) Ôn lại cấu tạo nguyên tử đã học ở Vật lí lớp 7 và trong môn Hoá học ở THCS
4. Tổng kết rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- tiet 01.doc