Bài 31:
MẮT (tiết2)
(sgk Vật lý 11, cơ bản)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo của mắt, các đặc điểm và chức năng của các bộ phận của mắt: màng giác, thủy dịch, lòng đen, thể thủy tinh, dịch thủy tinh, màng lưới.
- Trình bày được khái niệm về sự điều tiết và các đặc điểm liên quan như : Điểm cực viễn, điểm cực cận, khoảng nhìn rõ
- Trình bày được các khái niệm: Năng suất phân li, sự lưu ảnh. Nêu được ứng dụng của hiện tượng này
- Nêu được 3 tật cơ bản của mắt và cách khắc phục, nhờ đó giúp học sinh có ý thức giữ vệ sinh về mắt
2.Kĩ năng:
Vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập về mắt
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Hình vẽ cấu tạo của mắt để minh họa.
- Các sơ đồ về các tật của mắt.
2.Học sinh:
Ôn lại kiến thức về thấu kính và về sự tạo ảnh của hệ quang học.
6 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - Bài 31 - Mắt (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Họ và tên sinh viên thực tập: Châu Thị Kim Huệ Khoa:Vật lý
Trường thực tập: THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa Lớp thưc tập: 11A8
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Thầy Văn Đức Thái
Bài 31:
MẮT (tiết2)
(sgk Vật lý 11, cơ bản)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo của mắt, các đặc điểm và chức năng của các bộ phận của mắt: màng giác, thủy dịch, lòng đen, thể thủy tinh, dịch thủy tinh, màng lưới.
- Trình bày được khái niệm về sự điều tiết và các đặc điểm liên quan như : Điểm cực viễn, điểm cực cận, khoảng nhìn rõ
- Trình bày được các khái niệm: Năng suất phân li, sự lưu ảnh. Nêu được ứng dụng của hiện tượng này
- Nêu được 3 tật cơ bản của mắt và cách khắc phục, nhờ đó giúp học sinh có ý thức giữ vệ sinh về mắt
2.Kĩ năng:
Vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập về mắt
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Hình vẽ cấu tạo của mắt để minh họa.
- Các sơ đồ về các tật của mắt.
2.Học sinh:
Ôn lại kiến thức về thấu kính và về sự tạo ảnh của hệ quang học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- phương pháp thuyết trình
- phương pháp day học nêu vấn đề
- phương pháp đàm thoại
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (10 phút) : Tìm hiểu năng suất phân li của mắt.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Vẽ hình, giới thiệu góc trông vật của mắt.
- Giới thiệu năng suất phân li.
- Vẽ hình.
Ghi nhận khái niệm.
- Ghi nhận khái niệm.
III. Năng suất phân li của mắt
+ Góc trông vật AB () là góc tưởng tượng nối quang tâm của mắt tới hai điểm đầu và cuối của vật.
+ Góc trông nhỏ nhất giữa hai điểm để mắt còn có thể phân biệt được hai điểm đó gọi là năng suất phân li của mắt (e ). Khi đó, ảnh của 2 điểm đầu và cuối của vật được tạo ra ở hai tế bào thần kinh thị giác kế cận nhau.
Mắt bình thường e = amin = 1’
Hoạt động 2 (25 phút) : Tìm hiểu các tật của mắt và cách khắc phục.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Vẽ hình 31.5.
- Yêu cầu học sinh nêu các đặc điểm của mắt cận thị.
- Vẽ hình 31.6
- Yêu cầu học sinh nêu cách khắc phục tật cận thị.
- Vẽ hình 31.7.
- Yêu cầu học sinh nêu đặc điểm của mắt viễn thị.
- Yêu cầu học sinh nêu cách khắc phục tật viễn thị.
- Giới thiệu đặc điểm và cách khắc phục mắt bị tật lão thị.
- Vẽ hình.
- Nêu các đặc điểm của mắt cận thị.
- Vẽ hình.
- Nêu cách khắc phục tật cận thị.
- Vẽ hình.
- Nêu đặc điểm mắt viễn thị.
- Nêu cách khắc phục tật viễn thị.
- Ghi nhận đặc điểm và cách khắc phục mắt bị tật lão thị.
IV. Các tật của mắt và cách khắc phục
1. Mắt cận và cách khắc phục
a) Đặc điểm:
- Độ tụ lớn hơn độ tụ mắt bình thường, chùm tia sáng song song truyền đến mắt cho chùm tia ló hội tụ ở một điểm trước màng lưới.
- fmax < OV.
- OCv hữu hạn.
- Cc ở rất gần mắt hơn bình thường.
b) Cách khắc phục
Đeo thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp để có thể nhìn rỏ vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết.
Tiêu cự của thấu kính cần đeo (nếu coi kính đeo sát mắt) là : fk = - OCV.
2. Mắt viễn thị và cách khắc phục
a) Đặc điểm
- Độ tụ nhỏ hơn độ tụ của mắt bình thường, chùm tia sáng song song truyền đến mắt cho chùm tia ló hội tụ ở một điểm sau màng lưới.
- fmax > OV.
- Nhìn vật ở vô cực phải điều tiết.
- Cc ở rất xa mắt hơn bình thường.
b) Cách khắc phục
Đeo một thấu kính hội tụ có tụ số thích hợp để:
- Hoặc nhìn rõ các vật ở xa mà không phải điều tiết mắt.
- Hoặc nhìn rõ được vật ở gần như mắt bình thường (ảnh ảo của điểm gần nhất muốn quan sát qua thấu kính hiện ra ở điểm cực cận của mắt).
3. Mắt lão và cách khắc phục
+ Khi tuổi cao khả năng điều tiết giảm vì cơ mắt yếu đi và thể thủy tinh cứng hơn nên điểm cực cận CC dời xa mắt.
+ Để khắc phục tật lão thị, phải đeo kính hội tụ tương tự như người viễn thị.
Hoạt động3 (5 phút) : Tìm hiểu hiện tượng lưu ảnh của mắt.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Giới thiệu sự lưu ảnh của mắt.
- Yêu cầu học sinh nêu ứng dụng sự lưu ảnh của mắt.
- Ghi nhận sự lưu ảnh của mắt.
- Nêu ứng dụng về sự lưu ảnh của mắt trong diện ảnh, truyền hình.
V. Hiện tượng lưu ảnh của mắt
Cảm nhận do tác động của ánh sáng lên tế bào màng lưới tiếp tục tồn khoảng 0,1s sau khi ánh sáng kích thích đã tắt, nên người quan sát vẫn còn “thấy” vật trong khoảng thời gian này. Đó là hiện tượng lưu ảnh của mắt.
Hoạt động 4 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản.
- Cho HS làm một số câu trác nghiệm:
1.Khi đeo kính để sửa tật cận thị thì:
a.Giới hạn nhìn rõ ngắn nhất của mắt sẽ tăng lên.
b.Điểm cực cận gần hơn so với điểm cực cận của mắt thường.
c.Phải đeo thấu kính có tiêu cư dương.
d.Cả a,b đều đúng.
2.Mắt bị tật viễn thị:
a.Có tiêu điểm ảnh F’ trước võng mạc.
b.Nhìn vật ở vô cùng phải điều tiết.
c.Đeo thấu kính hội tụ hay phân kì có độ tụ thích hợp.
d.Có điểm cực viễn ở vô cùng.
- Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trang 203 sgk và 3.12, 3.15 sbt.
- Tóm tắt những kiến thức cơ bản.
- Ghi các bài tập về nhà.
Nhận xét của GV hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
.
.
.
.
.
. Châu Thị Kim Huệ
File đính kèm:
- bai Mat tiet 2.doc