LỰC TỪ. CẢM ỨNG TỪ
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
• Phát biểu được định nghĩa vectơ cảm ứng từ, đơn vị của cảm ứng từ.
• Mô tả được một thí nghiệm xác định cảm ứng từ.
• Phát biểu được định nghĩa phần tử dòng điện.
• Từ công thức suy ra được quy tắc xác định lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện.
2. Kĩ năng
• Phân tích được hiện tượng và xác định phương, chiều của vectơ cảm ứng từ.
• Vận dụng lí thuyết để giải các bài tập thực tế.
3. Thái độ
• Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu.
B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, hoạt động nhóm.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Tranh vẽ: Hình 20.1 đến 20.4.
2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV.
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 39 - Lực từ. Cảm ứng từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39
Ngày soạn: 10/01/2009
LỰC TỪ. CẢM ỨNG TỪ
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
Phát biểu được định nghĩa vectơ cảm ứng từ, đơn vị của cảm ứng từ.
Mô tả được một thí nghiệm xác định cảm ứng từ.
Phát biểu được định nghĩa phần tử dòng điện.
Từ công thức suy ra được quy tắc xác định lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện.
2. Kĩ năng
Phân tích được hiện tượng và xác định phương, chiều của vectơ cảm ứng từ.
Vận dụng lí thuyết để giải các bài tập thực tế.
3. Thái độ
Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu.
B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, hoạt động nhóm.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Tranh vẽ: Hình 20.1 đến 20.4.
2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Định nghĩa từ trường. Để phát hiện sự tồn tại của từ trường ta dùng cái gì? So sánh từ trường và điện trường.
Các tính chất của đường sức từ. So sánh với đường sức điện.
Xác định từ trường một số trường hợp đơn giản.
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề
Đại lượng đặc trưng cho tác dụng của điện trường là cường độ điện trường. Vậy đại lượng đặc trưng cho tác dụng của từ trường là gì?
b. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lực từ
GV: Từ trường đều là gì? So sánh với điện trường đều.
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu hs đọc sgk, cho biết dây dẫn có dòng điện khi đặt trong từ trường đều thì sẽ như thế nào?
HS: Chịu tác dụng của lực từ, nó chuyển động.
HS: Hoàn thành câu C1.
GV: Yêu cầu hs đọc sgk, xác định điểm đặt, phương, chiều của lực từ.
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu hs phát biểu quy tắc tam diện thuận (quy tắc bàn tay trái).
HS: Trả lời.
HS: Hoàn thành câu C2.
GV: Yêu cầu hs xác định lực từ tác dụng lên hai dây dẫn song song mang dòng điện. Từ đó kết luận về lực tương tác giữa hai dây dẫn.
HS: Làm theo yêu cầu của GV.
I. LỰC TỪ
1. Từ trường đều
Từ trường đều là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm; các đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau.
2. Xác định lực từ do từ trường đều tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện
* Quy tắc tam diện thuận (quy tắc bàn tay trái): Để bàn tay trái sao cho hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay là chiều của dòng điện, khi đó ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cảm ứng từ
GV: Yêu cầu hs nhắc lại đặc điểm của vectơ cường độ điện trường.
HS: Trả lời.
GV: Đưa ra định nghĩa cảm ứng từ, và đặc điểm của vectơ cảm ứng từ.
HS: Nghe và ghi nhớ.
GV: Đơn vị của cảm ứng từ.
HS: Trả lời.
GV: Giới thiệu khái niệm phần tử dòng điện.
HS: Nghe và ghi nhớ.
GV: Đặc điểm của lực từ.
HS: Trả lời.
II. CẢM ỨNG TỪ
1. Định nghĩa
Tại mỗi điểm trong không gian có từ trường xác định một vectơ cảm ứng từ :
- Có hường trùng với hướng của từ trường.
- Có độ lớn:
Với: lực từ do từ trường tác dụng lên đoạn dây dẫn l có dòng điện cường độ I chạy qua.
2. Đơn vị cảm ứng từ
Đơn vị: Tesla (T).
3. Biểu thức tổng quát của lực theo
* Phần tử dòng điện cùng hướng với dòng điện và có độ lớn Il.
* Lực từ :
- Có điểm đặt tại trung điểm l.
- Có phương vuông góc với và.
- Có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái.
- Có độ lớn: F = BIlsin.
Trong đó: là góc tạo bởi và.
4. Củng cố
- Yêu cầu hs xác đinh lực từ một số trường hợp đơn giản bằng quy tắc tam diện thuận.
5. Dặn dò
- Học bài cũ và làm các bài tập ở sgk.
- Chuẩn bị bài mới: Ôn lại quy tắc tam điện thuận và quy tắc bàn tay trái, xác định từ trường của một số trường hợp đơn giản.
File đính kèm:
- tiet 39.doc