Giáo Án Giảng Dạy
Bài 32 : KÍNH LÚP
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
- Trình bày được các khái niệm chung về tác dụng và số độ bội giác của các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt
- Nêu được công dụng và cấu tạo của kính lúp.
- Trình bày được sự tạo ảnh qua kính lúp.
- Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính lúp.
- Viết và vận dụng được công thức số bội giác của kính lúp ngắm chừng ở vô cực để giải các bài tập.
2.Kĩ năng :
- Vẽ dược đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính lúp.
- Viết và vận dụng được công thức số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực để giải bài tập.
- Sử dụng được kính lúp
5 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 cơ bản - Bài 32 - Kính lúp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT Lấp Vò 2
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Nguyển Thị Phương Linh Khoa:Vật lý
Họ và tên sinh viên thực tập: Phạm Thị Duyên Lớp thưc tập: 11CB6
Giáo Án Giảng Dạy
Bài 32 : KÍNH LÚP
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
- Trình bày được các khái niệm chung về tác dụng và số độ bội giác của các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt
- Nêu được công dụng và cấu tạo của kính lúp.
- Trình bày được sự tạo ảnh qua kính lúp.
- Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính lúp.
- Viết và vận dụng được công thức số bội giác của kính lúp ngắm chừng ở vô cực để giải các bài tập.
2.Kĩ năng :
- Vẽ dược đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính lúp.
- Viết và vận dụng được công thức số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực để giải bài tập.
- Sử dụng được kính lúp
II. CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Chuẩn bị một số kính lúp để HS quan sát.
2.Học sinh : Ôn lại kiến thức về thấu kính và mắt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp (2p)
2. Kiểm tra bài cũ ( 5p)
3. Hoạt động dạy học
Viết các công thức về thấu kính.
Hoạt động 1 (5 phút) : Tìm hiểu tổng quát về các dụng cụ quang học bỗ trợ cho mắt.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Giới thiệu tác dụng của các dụng cụ quang bỗ trợ cho mắt.
- Giới thiệu số bội giác.
- Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
- Các dụng cụ quang chia thành mấy nhóm?
- Ghi nhận tác dụng của các dụng cụ quang bỗ trợ cho mắt.
- Ghi nhận khái niệm.
- Giới thiệu , 0
- Phụ thuộc vào góc trông ảnh và góc trông vật 0
- Chia thành 2 nhóm:
+ Các dụng cụ quan sát vật nhỏ: kính lúp, kính hiển vi
+ Các dụng cụ quan sát vật ở xa: kính thiên văn, ống nhòm
I. Tổng quát về các dụng cụ quang học bỗ trợ cho mắt
+ Các dụng cụ quang bỗ trợ cho mắt đều có tác dụng tạo ảnh với góc trông lớn hơn góc trông vật nhiều lần.
+ Số bội giác: G = =
( với góc , 0 nhỏ)
Hoạt động 3 (5 phút) : Tìm hiểu công dụng và cấu tạo của kính lúp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Cho học sinh quan sát một số kính lúp.
- Yêu cầu học sinh nêu công dụng của kính lúp.
- Giới thiệu cấu tạo của kính
lúp.
- Quan sát kính lúp.
- Nêu công dụng của kính lúp.
- Ghi nhận cấu tạo của kính lúp.
II. Công dụng và cấu tạo của kính lúp
+ Kính lúp là dụng cụ quang bỗ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ.
+ Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ (hoặc hệ ghép tương đương với thấu kính hội tụ) có tiêu cự nhỏ (cm).
Hoạt động 4 (10 phút) : Tìm hiểu sự tạo ảnh qua kính lúp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Yêu cầu học sinh nhắc lại đặc điểm ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ.
- Giới thiệu cách đặt vật trước kính lúp để có thể quan sát được ảnh của vật qua kính lúp.
- Yêu cầu học sinh cho biết tại sao khi ngắm chừng ở cực viễn thì mắt không bị mỏi.
- Nêu đặc điểm ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ.
-Ghi nhận cách đặt vật trước kính lúp để có thể quan sát được ảnh của vật qua kính lúp.
- Cho biết tại sao khi ngắm chừng ở cực viễn thì mắt không bị mỏi.
III. Sự tạo ảnh qua kính lúp
+ Đặt vật trong khoảng từ quang tâm đến tiêu điểm vật của kính lúp. Khi đó kính sẽ cho một ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật.
+ Để nhìn thấy ảnh thì phải điều chỉnh khoảng cách từ vật đến thấu kính để ảnh hiện ra trong giới hạn nhìn rỏ của mắt. Động tác quan sát ảnh ở một vị trí xác định gọi là ngắm chừng ở vị trí đó.
+ Khi cần quan sát trong một thời gian dài, ta nên thực hiện cách ngắm chừng ở cực viễn để mắt không bị mỏi.
Hoạt động 5 (15 phút) : Tìm hiểu số bội giác của kính lúp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Vẽ hình 32.5.
Hướng dẫn học sinh tìm G¥.
Giới thiệu a0 và tana0.
- Giới thiệu G¥ trong thương mại.
- GV nói sơ về cách ngắm chừng ở cực cận
- Yêu cầu học sinh thực hiện C2.
- Vẽ hình.
Tìm G¥.
- Ghi nhận giá trị của G¥ ghi trên kính lúp và tính được tiêu cự của kính lúp theo số liệu đó.
- Thực hiện C2.
III. Số bội giác của kính lúp
+ Xét trường hợp ngắm chừng ở vô cực. Khi đó vật AB phải đặt ở tiêu diện vật của kính lúp.
Ta có: tana = và tan a0 =
Do đó G¥ = =
Người ta thường lấy khoảng cực cận OCC = 25cm. Khi sản xuất kính lúp người ta thường ghi giá trị G¥ ứng với khoảng cực cận này trên kính (5x, 8x, 10x, ).
+ Khi ngắm chừng ở cực cận:
Gc = |k| = ||
Hoạt động 6 (3 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản.
- Học bài và làm bài tập SGK
- Đọc bài mới trước ở nhà
- Tóm tắt những kiến thức cơ bản.
File đính kèm:
- bai 32 Kinh lup.doc