Tiết 9 TỤ ĐIỆN
Lớp 11C Thứ Ngày
Lớp 11E Thứ Ngày
Lớp 11H Thứ Ngày
A. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Nắm được khái niệm tụ điện là gì? nhận biết 1 số loại tụ điện trong thực tế
- Phát biểu được định nghĩa điện dung của tụ điện và viết được công thức tính điện dung của tụ điện phẳng
- Viết được công thức tính năng lượng điện trường trong tụ điện và nêu được đặc điểm về mật độ năng lượng điện trường trong tụ điện
2.Kĩ năng: Áp dụng công thức để giải được 1 số bài toán đơn giản về tụ điện
3.Thái độ: Tích cực tham gia tìm hiểu kiến thức mới
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Một tụ điện đã được bóc ra, một số loại tụ điện khác nhau trong thực tế
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
C. Hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ( p)
Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích -2 C từ A đến B là 4mJ.Tính hiệu điện thế giữa 2 điểm A và B
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 cơ bản - Tiết 9 - Tụ điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết 9 TỤ ĐIỆN
Lớp 11C Thứ Ngày
Lớp 11E Thứ Ngày
Lớp 11H Thứ Ngày
A. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Nắm được khái niệm tụ điện là gì? nhận biết 1 số loại tụ điện trong thực tế
- Phát biểu được định nghĩa điện dung của tụ điện và viết được công thức tính điện dung của tụ điện phẳng
- Viết được công thức tính năng lượng điện trường trong tụ điện và nêu được đặc điểm về mật độ năng lượng điện trường trong tụ điện
2.Kĩ năng: Áp dụng công thức để giải được 1 số bài toán đơn giản về tụ điện
3.Thái độ: Tích cực tham gia tìm hiểu kiến thức mới
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Một tụ điện đã được bóc ra, một số loại tụ điện khác nhau trong thực tế
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
C. Hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ( p)
Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích -2C từ A đến B là 4mJ.Tính hiệu điện thế giữa 2 điểm A và B
3. Bài mới
Hoạt động 1( p): Cấu tạo và cách tích điện cho tụ điện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu sơ lược về tụ điện (thông qua định nghĩa)
- Cho quan sát 1 tụ điện giấy đã bị bóc
- Xem các loại tụ điện mẫu (kết hợp hình vẽ 6.1 và 6.2)
- Cách gọi tên các tụ điện?
- Yêu cầu định nghĩa tụ điện phẳng?
+ Giới thiệu hình 6.4, trình bày cách tích điện cho tụ (lưu ý cách nối tụ với nguồn)
+ Bản còn lại có tích điện không? cơ chế của sự tích điện cho toàn bộ tụ ?
+ Nhận xét về độ lớn điện tích trên 2 bản
- Kết luận, yêu cầu trả lời câu C1
- Nghe và quan sát
- Rút ra nhận xét chung về tụ điện: cấu tạo, hoạt động và các loại tụ điện thông qua các tụ mẫu được xem
- Xem hình 6.3: cách mắc tụ trong mạch và kí hiệu của tụ
- Trả lời các câu hỏi của GV
- Gọi tên tụ theo cấu tạo
Trình bày cách tích điện cho tụ điện
- Xem hình 6.4 trả lời các câu hỏi của GV
+ Bản còn lại tích điện âm
+ Cơ chế tích điện của tụ dựa trên hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng
+ Điện tích trên bản dương bằng điện tích trên bản âm
- Ghi chép các kết luận
- Trả lời câu hỏi C1
Hoạt động 2( p): Điện dung của tụ điện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu cho học sinh biết nếu dùng 1 hiệu điện thế nhất định để tích điện cho các tụ điện khác nhau thì thấy chúng tích được những điện tích khác nhau.
- Từ công thức tính điện dung tụ điện theo các thông số, cho biết cách nào thay đổi được điện dung tụ điện?
- Từ công thức C = Q/U yêu cầu đưa ra khái niệm đơn vị điện dung
- Giới thiệu các ước số của Fara
- Nêu kết luận của phần điện dung
- Khả năng tích điện của mối tụ điện ở 1 hiệu điện thế nhất định là khác nhau
- Nhận xét về khả năng tích điện của tụ điện?
+ Điện tích tỉ lệ với hiệu điện thế giữa 2 bản tụ Q = CU
+ Hệ số C phụ thuộc vào cấu tạo tụ điện và gọi là điện dung của tụ điện
=> Kết luận: điện dung tụ C= Q/U
- Dựa vào công thức C = Q/U để trả lời câu hỏi của GV
- Đơn vị điện dung và các ước của F
- Ghi các kết luận
Hoạt động 3( p): Các loại tụ điện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu cho học sinh 1 số loại tụ điện trong kĩ thuật và thông báo các loại tụ này được đặt tên theo cấu tạo (dựa vào lớp điện môi ở giữa 2 bản tụ): tụ giấy, tụ dầu, tụ mica...
- Cho hs xem các kí hiệu trên tụ điện. Cho biết ý nghĩa các kí hiệu đó?
- Giới thiệu cho hs tụ điện có điện dung thay đổi (tụ thật hoặc mô hình phóng to)
- Quan sát tụ mẫu, tiếp thu cách gọi tên tụ
theo cấu tạo
+ Các kí hiệu cho ta biết các thông số kĩ thuật của linh kiện
- Dựa vào gợi ý của GV và đọc sgk giải thích cơ chế hoạt động của tụ (đặc biệt là chức năng thay đổi điện dung của tụ) => đưa ra công thức xác định điện dung
C =
Hoạt động 4( p): Năng lượng điện trường
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV đặt vấn đề dưới dạng các câu hỏi trống:
+ Một tụ điện tích điện có dự trữ năng lượng? (khả năng sinh công)
- Diễn giảng cách tính đại lượng để suy ra công toàn bộ khi tụ điện phóng hết điện tích Q0
- Sử dụng công thức tính V, U, C để CM công thức:
W = Q2 / 2C
- GV gới thiệu cho hs khái niệm mật độ điện trường w = W / V => kết luận về mật độ năng lượng điện trường trong tụ điện
- Kết luận lại vấn đề
- Năng lượng dự trữ trong tụ điện chính là năng lượng điện trường của tụ điện
- Cách xác định năng lượng thông qua công mà điện trường sinh ra: tính công rất nhỏ DA mà điện trường sinh ra khi 1 điện tích rất nhỏ DQ di chuyển giữa 2 bản của tụ điện có hiệu điện thế U
DA = UDQ
+ Biểu diễn DA trên đồ thị (Q,U)
+ Biểu diễn công toàn phần mà điện trường sinh ra trên đồ thị (Q,U)
+ Rút ra biểu thức: W = Q2 / 2C
- Ghi chép các kết luận
4. Củng cố ( p)
- Định nghĩa điện dung của tụ điện, viết công thức tính điện dung của tụ điện phẳng
- Nhấn mạnh vấn đề năng lượng điện trường và các biểu thức để học sinh vận dụng
- Làm bài tập 7 SGK - 33
5. Hướng dẫn về nhà ( p)
- Học thuộc phần tóm tắt
- Làm bài tập 5,6,8 sgk và sbt vật lí 11
D. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- GA 11 cb T9.doc