Giáo án Vật lý 11 - Giáo viên: Nguyễn Văn Phúc - Trường THPT Đô Lương 2

Tiết 16. ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Phát biểu được quan hệ suất điện động của nguồn và tổng độ giảm thế trong và ngoài nguồn

 - Phát biểu được nội dung định luật Ôm cho toàn mạch.

 - Suy ra được định luật Ôm cho toàn mạch từ định luật bảo toàn năng lượng.

 - Trình bày được khái niệm hiệu suất của nguồn điện.

 2. Kĩ năng:

 - Giải các dạng bài tập có liên quan đến định luật Ôm cho toàn mạch.

 3. Thái độ: Sự tập trung trong công việc

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Dụng cụ: Thước kẻ, phấn màu.

 - Chuẩn bị phiếu câu hỏi.

 2. Học sinh: Đọc trước bài học mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp

 2. Nội dung bài học

 Hoạt động 1 (5 phút) :

 Kiểm tra bài cũ :

 1. Công và công suất toả nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua ?

 2. Công và công suất của nguồn điện ?

 Hoạt động 2 (15 phút) : Giới thiệu thí nghiệm để lấy số liệu xây dựng định luật.

 

doc98 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 11 - Giáo viên: Nguyễn Văn Phúc - Trường THPT Đô Lương 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 17 tháng 10 năm 2011 Tiết 16. ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Phát biểu được quan hệ suất điện động của nguồn và tổng độ giảm thế trong và ngoài nguồn - Phát biểu được nội dung định luật Ôm cho toàn mạch. - Suy ra được định luật Ôm cho toàn mạch từ định luật bảo toàn năng lượng. - Trình bày được khái niệm hiệu suất của nguồn điện. 2. Kĩ năng: - Giải các dạng bài tập có liên quan đến định luật Ôm cho toàn mạch. 3. Thái độ: Sự tập trung trong công việc II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Dụng cụ: Thước kẻ, phấn màu. - Chuẩn bị phiếu câu hỏi. 2. Học sinh: Đọc trước bài học mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp 2. Nội dung bài học Hoạt động 1 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ : 1. Công và công suất toả nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua ? 2. Công và công suất của nguồn điện ? Hoạt động 2 (15 phút) : Giới thiệu thí nghiệm để lấy số liệu xây dựng định luật. Hoạt động của giáo viên học sinh Nội dung cơ bản GV giới thiệu về toàn mạch và định luật Ôm cho toàn mạch GV giới thiệu phương án thí nghiệm tìm định luật Ôm cho toàn mạch GV giới thiệu thí nghiệm và kết quả thí nghiệm, hướng dẫn học sinh tìm hiểu định luật I. Thí nghiệm: I(A) 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 (V) 3,2 3,0 2,8 2, 2,4 2,2 Hoạt động 3 (10 phút) : Tìm hiểu định luật Ôm đối với toàn mạch. Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội dung cơ bản GV: Xử lí đồ thị để rút ra kết quả. GV yêu cầu học sinh nhận xét dạng đồ thị và viết phương trình biểu diễn sự phụ thuộc GV phân tích để học sinh nhận ra điện trở trong của nguồn. HS: Thực hiện C1. GV hướng dẫn học sinh viết biểu thức của U(I) và ý nghĩa của các đại lượng trong công thức: độ giảm điện thế mạch ngoài, mạch trong GV:Yêu cầu thực hiện C2. GV:Yêu cầu học sinh rút ra kết luận. GV:Từ hệ thức (9.3) cho học sinh rút ra biểu thức định luật. HS: Biến đổi để tìm ra biểu thức (9.5). GV:Yêu cầu học sinh phát biểu định luật. HS: Thực hiện C3. II. Định luật Ôm đối với toàn mạch: E = I(RN + r) = IRN + Ir (9.3) Vậy: Suất điện động có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong. Từ hệ thức (9.3) suy ra : UN = IRN = E – Ir (9.4) và I = (9.5) Định luật: Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó. Hoạt động 4 (10 phút) : Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch. Hoạt động của giáo viên học sinh Nội dung cơ bản GV:Giới thiệu hiện tượng đoản mạch. HS: Ghi nhận hiện tượng đoản mạch. GV giới thiệu hiện tượng đoản mạch xảy ra ở pin và acquy GV:Yêu cầu học sinh thực hiện C4. HS: Thực hiện C4. GV lưu ý một số nguồn điện cần chú ý tránh hiện tượng đoản mạch III. Nhận xét: 1. Hiện tượng đoản mạch: Cường độ dòng điện trong mạch kín đạt giá trị lớn nhất khi RN = 0. Khi đó ta nói rằng nguồn điện bị đoản mạch và I = (9.6) Hoạt động 5 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của giáo viênvà học sinh Nội dung cơ bản GV: Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài. HS: Tóm tắt những kiến thức cơ bản. GV:Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập từ 4 đến 7 trang 54 sgk và 9.3, 9.4 sbt. HS: Ghi các bài tập về nhà. Định luật Ôm cho toàn mạch: I = Hiện tượng đoản mạch: RN = 0, cường độ dòng điện đạt giá trị cực đại Imax = IV. Rút kinh nghiệm Ngày 18 tháng 10 năm 2011 Tiết 17: ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Tự suy ra được định luật Ôm cho toàn mạch từ định luật bảo toàn năng lượng. - Trình bày được khái niệm hiệu suất của nguồn điện. 2.Kĩ năng - Giải các bài tập đơn giản liên quan đến định luật Ôm cho toàn mạch. - Chỉ ra được sự phù hợp của định luật Ôm và định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng 3. Thái độ: Sự tập trung, gắn lý thuyết với thực tiễn II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Các câu hỏi hướng dẫn. Học sinh: Chuẩn bị bài mơí. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp 2. Nội dung bài học Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 1. Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch 2. Hiện tượng đoản mạch Hoạt động 2 (20 phút) Tìm hiểu mối quan hệ giữa định luật bảo toàn năng lượng và định luật Ôm cho toàn mạch. Hiệu suất của nguồn Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản GV đặt câu hỏi nêu vấn đề: - Trong mạch kín có sự chuyển hóa năng lượng như thế nào? - Nhiệt năng được năng lượng nào chuyển thành? - Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng rút ra biểu thức toán học? HS thảo luận nhóm xác định công của nguồn điện, nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở ngoài và trong. Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng - GV nêu câu hỏi xác định hiệu suất của nguồn điện Gợi ý: Trong toàn mạch điện bộ phận nào tiêu thụ năng lượng có ích. Năng lượng toàn phần? HS thảo luận và đưa ra công thức tính hiệu suất của nguồn điện 2. Định luật Ohm đối với toàn mạch và định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng. - Công của nguồn điện sản ra trong thời gian t: A = eIt (*) - Trong thời gian đó nhiệt lượng tỏa ra ở mạch ngòai và mạch trong: Q = (RN +r)I2t (**) Từ (*) & (**) 3. Hiệu suất của nguồn điện Hoạt động 3 ( 15 phút) Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản GV hướng dẫn học sinh tóm tắt và làm bài tập 5 sgk Gợi ý: Mạch ngoài được mắc như thế nào? - Hiệu điện thế mạch ngoài? - Công suất mạch ngoài? - Công suất của nguồn điện? HS thảo luận nhanh và hoạt động cá nhân giải toán Bài 5/54sgk Giải : a. Cđdđ chạy trong mạch Sđđ của nguồn điện e = IRN + Ir = UN + Ir = 8,4 + 0.6x1= 9V b. Công suất mạch ngòai P = UNI = 8,4.0,6= 5.04W Công suất của nguồn điện Png = eI = 9.0,6 = 5.4W Hoạt động 4( 5 phút) Củng cố và dặn dò GV yêu cầu làm các bài tập phần định luật Ôm cho toàn mạch - Về nhà đọc mục em có biết? - Tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài. - Về nhà làm các bài tập từ 4 đến 7 trang 54 sgk và 9.3, 9.4 sbt IV. Rút kinh nghiệm Ngày 21 tháng 10 năm 2011 Tiết 18. BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : + Nắm được định luật Ôm đối với toàn mạch. + Nắm được hiện tượng đoản mạch. + Nắm được hiệu suất của nguồn điện. 2. Kỹ năng : Thực hiện được các câu hỏi và giải được các bài tập liên quan đến định luật Ôm đối với toàn mạch. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: - Xem, giải các bài tập sgk và sách bài tập. - Chuẩn bị thêm một số câu hỏi trắc nghiệm và bài tập khác. 2.Học sinh: - Giải các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập về nhà. - Chuẩn bị sẵn các vấn đề mà mình còn vướng mắc cần phải hỏi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp 2. Nội dung bài học Hoạt động 1 (10 phút) : Kiểm tra bài cũ : Định luật Ôm cho toàn mạch. Hiệu suất của nguồn điện? và tóm tắt những kiến thức liên quan đến các bài tập cần giải. + Định luật Ôm đối với toàn mạch : I = + Độ giảm thế mạch ngoài : UN = IRN = E - Ir. + Hiện tượng đoản mạch : I = + Hiệu suất của nguồn điện : H = Hoạt động 2 (7 phút) : Giải các câu hỏi trắc nghiệm. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản GV: Yêu cầu hs đưa ra đáp án và giải thích tại sao chọn đáp án đó. HS: Đưa ra đáp án và giải thích. Câu 4 trang 54 : A Câu 9.1 : B Câu 9.2 : B Hoạt động 3 (25 phút) : Giải các bài tập tự luận. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bàn giải bài tập số 6 sgk trang 54 HS thảo luận theo nhóm GV gợi ý: + Đèn sáng bình thường là như thế nào? + Điện trở bóng đèn tính như thế nào? HS: trao đổi tính điện trở và cường độ dòng điện thực tế chạy qua đèn. GV: Yêu cầu học sinh so sánh và rút ra kết luận. HS dựa vào kết quả tính được so sánh cường độ dòng điện thực tế và dòng điện định mức. Kết luận đèn sáng gần như bình thường - Hiệu suất của nguồn điện? - GV yêu cầu thảo luận giải bài tập 7 sgk trang 54 + Làm thế nào tính công suất của các bóng đèn + Nếu mắc hai bóng đèn như nhau song song với nhau thì cường độ dòng điện qua các đèn và hiệu điện thế hai đầu mỗi đèn như thế nào? HS thảo luận nhóm và tìm cách giải GV: Yêu cầu học sinh tính điện trở mạch ngoài và cường độ dòng điện chạy trong mạch chính. GV: Cho học sinh tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng. GV: Cho học sinh tính công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn. + Khi tháo một bóng đèn ra điện trở của mạch ngoài thay đổi như thế nào? Cường độ dòng điện qua đèn thay đổi như thế nào? HS suy luận xác định cường độ dòng điện qua đèn tăng đèn sáng hơn trước. Bài 6 trang 54: Tóm tắt: r=0,06 W; E =12V; Đ:12V -5W a) Cường độ dòng điện định mức của bóng đèn: Idm = = 0,417(A) Điện trở của bóng đèn Rd = = 28,8(W) Cường độ dòng điện qua đèn I = = 0,416(A) I » Idm nên đèn sáng gần như bình thường Công suất tiêu thụ thực tế của đèn PN = I2.Rd = 0,4162.28,8 = 4,98(W) b) Hiệu suất của nguồn điện: H = = 0,998=99,8% Bài 7 trang 54: a) Điện trở mạch ngoài RN = = 3(W) Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính: I = = 0,6(A) Hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi bóng đèn: UN = U1 = U2 = I.RN = 0,6.3 = =1,8(V) Công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn P1 = P2 = = 0,54(W) b) Khi tháo bớt một bóng đèn, điện trở mạch ngoài tăng, hiệu điện thế mạch ngoài là hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn còn lại tăng nên bóng đèn còn lại sáng hơn trước: UN=I R (R=6) Hoạt động 4: (3 phút) Củng cố dặn dò: -Nhắc học sinh xem lại các bài tập đã chữa. - Hs xem trước bài mới và chuẩn bị một cặp pin/ nhóm - Xem lại định luật ôm cho đoạn mạch chỉ chứa điện trở R Bài tập về nhà: Cho mạch điện gồm nguồn điện có E= 12 V , r= mạch ngoài có R1 nối tiếp với đoạn gồm R2 song song R3. Tính cường độ dòng điện chạy trong toàn mạch , chạy qua R2, R3, R1 . Hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở biết R2= , R3=, 4 , R1 = 2 IV. Rút kinh nghiệm Ngày 25 tháng 10 năm 2011 Tiết 19. GHÉP CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức + Nêu được chiều dòng điện chạy qua đoạn mạch chứa nguồn điện. + Nhận biết được các loại bộ nguồn nối tiếp, song song, hỗn hợp đối xứng. 2. Kỹ năng + Vận dụng được định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện, + Tính được suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn ghép. 3. Thái độ: Khả năng áp dụng vào thực tiễn cuộc sống kiến thức học được II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: + Bốn pin có suất điện động 1,5V. + Điện kế chứng minh, một số dây nối 2.Học sinh: +Quan sát các quả pin khi lắp trong đèn pin. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp 2. Nội dung bài học Hoạt động 1 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ : - Phát biểu, viết biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch? - Viết biểu thức tính hiệu điện thế mạch ngoài,? - Công suất tiêu thụ trên mạch ngoài và trên toàn mạch? Hoạt động 2 ( 5 phút) : Tìm hiểu đoạn mạch có chứa nguồn điện. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản GV giới thiệu về nguồn phát điện và máy thu: định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện hình 10.2a. - Chú ý cho hs về cách lấy dấu của sđđ và độ giảm điện thế I(r + R). - Yêu cầu hs hoàn thành C3. GV: giới thiệu cho HS về đoạn mạch có chứa nguồn điện GV: Giới thiệu cách nhận biết nguồn và biểu thức định luật Ôm. GV mở rộng thêm cho đoạn mạch chứa máy thu và đoạn mạch chứa cả nguồn, máy thu I. Đoạn mạch có chứa nguồn điện: e,r R I A B Đoạn mạch có chứa nguồn điện, dòng điện có chiều đi tới cực âm và đi ra từ cực dương. UAB = E – I(r + R) Hay I = Đoạn mạch chứa máy thu điện: Tổng quát: + Nguồn điện: ξ > 0 : chiều dương đi từ cực âm đến cực dương. + Máy thu: ξ < 0: chiều dương đi từ cực dương đến cực âm. Hoạt động 3 ( 25 phút) : Tìm hiểu các bộ nguồn ghép. Vấn đề : Tại sao phải ghép các nguồn điện ? GV đưa ra ví dụ ghép nguồn thành bộ Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản - HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi +Các nguồn mắc như thế nào thì được gọi là mắc nối tiếp? + Trong cách mắc nối tiếp, suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn được tính như thế nào? - GV hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm kiểm chứng các kết luận về suất điện động của bộ nguồn - HS hoạt động nhóm tìm công thức tính suất điện động của bộ nguồn + Cần chú ý nối các cực của các nguồn. +Các nguồn mắc như thế nào thì được gọi là mắc song song? + Trong cách mắc song song, suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn được tính như thế nào? - HS hoạt động nhóm tìm suất điện động của bộ nguồn mắc song song. +Nêu cách mắc hỗn hợp đối xứng và viết công thức tính Eb, rb của bộ nguồn này? - GV giới thiệu các cách ghép nguồn thành bộ và hướng dẫn học sinh tìm suất điện động và điện trở trong của từng bộ nguồn: II. Ghép các nguồn thành bộ: 1. Bộ nguồn ghép nối tiếp: Eb = E1 + E2 + + En Rb = r1 + r2 + + rn Trường hợp riêng, nếu có n nguồn có suất điện động e và điện trở trong r ghép nối tiếp thì : Eb = ne ; rb = nr 2. Bộ nguồn song song: Nếu có m nguồn giống nhau mỗi cái có suất điện động e và điện trở trong r ghép song song thì : Eb = e ; rb = 3. Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng: Nếu có m dãy, mỗi dãy có n nguồn mỗi nguồn có suất điện động e, điện trở trong r ghép nối tiếp thì : Eb = ne ; rb = Hoạt động 4 ( 5phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản GV: Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài. HS:Tóm tắt những kiến thức cơ bản. GV: Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập 4, 5, 6 trang 58 sgk và 10.5, 10.6, 10.7 sbt. HS: Ghi các bài tập về nhà. IV. Rút kinh nghiệm Ngày 26 tháng 10 năm 2011 Tiết 20. PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ TOÀN MẠCH I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Vận dụng định luật Ôm để giải các bài toán về toàn mạch. - Vận dụng các công thức tính điện năng tiêu thụ, công suất tiêu thụ điện năng và công suất toả nhiệt của một đoạn mạch ; công, công suất và hiệu suất của nguồn điện. 2.Kĩ năng: - Vận dụng được các công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn nối tiếp, song song và hỗn hợp đối xứng để giải các bài tốn về toàn mạch. 3.Thái độ: - Cẩn thận, kiên trì trong học tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: + Nhắc nhở học sinh ôn tập các nội dung kiến thức về điện trở của các loại mạch, các cách mắc nguồn điện + Chuẩn bị một số bài tập ngoài các bài tập đã nêu trong sgk để ra thêm cho học sinh khá. 2. Học sinh: Ôn tập các nội dung kiến thức về dòng điện không đổi, định luật Ôm III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp 2. Nội dung bài học Hoạt động 1 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ : - Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch? - Công và công suất của đoạn mạch, nguồn điện? Hoạt động 2 (15 phút) : Tìm hiểu phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản - GV nêu một số lưu ý khi giải các bài toán về toàn mạch, - HS trả lời các câu hỏi C1, C2 - HS: Nêu công thức tính suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn đã học. -GV: Yêu cầu học sinh nêu các công thức tính cường độ dòng điện trong mạch chính, hiệu điện thế mạch ngoài, công và công suất của nguồn. I. Những lưu ý trong phương pháp giải: + Toàn mạch là mạch điện gồm nguồn có suất điện động E, điện trở trong r hoặc bộ nguồn và mạch ngoài gồm các điện trở + Cần phải nhận dạng loại bộ nguồn và áp dụng công thức tương ứng để tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn + Cần phải nhận dạng các điện trở mạch ngoài được mắc như thế nào để để tính điện trở tương đương của mạch ngoài. + Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch để tìm các ẩn số theo yêu cầu của đề ra + Các công thức cần sử dụng : I = ; E = I(RN + r) ; U = IRN = E – Ir ; Ang = EIt ; Png = EI ; A = UIt ; P = UI Hoạt động 3 (20 phút) : Giải các bài tập ví dụ. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản GV yêu cầu đọc bài toán 1 xác nhận mạch ngoài HS hoạt động cá nhân giải toán GV hướng dẫn học sinh giải : + Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính. + Tính hiệu điện thế mạch ngoài. + So sánh cường độ dòng điện chạy qua nguồn và qua R1? - GV yêu cầu học sinh giải theo sự hướng dẫn của GV - HS quan sát hình vẽ mạch điện nhận dạng mạch ngoài GV hướng dẫn: + Đèn như thế nào được gọi sáng bình thường?. Làm thế nào tính điện trở của đèn? HS: dựa vào giá trị thông số ghi trên đèn tính điện trở và cường độ dòng điện định mức của các bóng đèn. GV:Yêu cầu học sinh tính điện trở mạch ngoài. HS: Tính điện trở mạch ngoài. + Làm thế nào để biết được đèn sáng bình thường? GV:Yêu cầu học sinh tính cường độ dòng điện chạy qua từng bóng đèn. HS: Tính cường độ dòng điện chạy qua từng bóng đèn, so sánh cường độ dòng điện thực tế với dòng điện định mức của đèn rút ra kết luận. GV:Yêu cầu học sinh tính công suất và hiệu suất của nguồn. HS hoạt động cá nhân tính công suất và hiệu suất của nguồn. II. Bài tập ví dụ: Bài tập 1: a) Điện trở mạch ngoài RN = R1 + R2 + R3 = 5 + 10 + 3 = 18W b) Cường độ dòng điện chạy qua nguồn điện (chạy trong mạch chính) I = = 0,3(A) Hiệu điện thế mạch ngoài U = IRN = 0,3.18 = 5,4(V) c) Hiệu điện thế giữa hai đầu R1 U1 = IR1 = 0,3.5 = 1,5(V) Bài tập 2: Điện trở và cường độ dòng điện định mức của các bóng đèn R1 = = 24(W) R2 = = 8(W) I1 = = 0,5(A) I2 = = 0,75(A) Điện trở mạch ngoài RN = = 9,6(W) Cường độ dòng điện trong mạch chính I = = 1,25(A) Cường độ dòng điện chạy qua các bóng ID1 = = 0,5(A) ID1 = = 0,75(A) a) ID1 = I1 ; ID2 = I2 nên các bóng đèn Đ1 và Đ2 sáng bình thường b) Công suất và hiệu suất của nguồn Png = EI = 12,5.1,12 = 15,625 (W) H = = 0,96 = 96% Hoạt động 4 (5 phút) Củng cố và vận dụng GV yêu cầu học sinh xem lại cách giải các bài tập ví dụ, làm bài tập sgk Qua bài này chúng ta cần nắm được: + Vận dụng định luật Ôm để giải các bài toán về toàn mạch. + Vận dụng các công thức tính điện năng tiêu thụ, công suất tiêu thụ điện năng và công suất toả nhiệt của một đoạn mạch ; công, công suất và hiệu suất của nguồn điện. + Vận dụng được các công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn nối tiếp, song song và hỗn hợp đối xứng để giải các bài tóan về toàn mạch IV. Rút kinh nghiệm Ngày 29 tháng 10 năm 2011 Tiết 21 PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN VỀ TOÀN MẠCH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Nắm được cách xác định suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn ghép. 2. Kỹ năng : Giải được các bài toán về mạch điện có bộ nguồn ghép và mạch ngoài có các điện trở và bóng đèn. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập và ý thức cao hơn II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: - Xem, giải các bài tập sgk và sách bài tập. - Chuẩn bị thêm một số câu hỏi trắc nghiệm và bài tập khác. 2.Học sinh: - Xem lại những kiến thức về đoạn mạch có các điện trở ghép với nhau đã học ở THCS. - Giải các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập thầy cô đã ra về nhà. - Chuẩn bị sẵn các vấn đề mà mình còn vướng mắc III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp 2. Nội dung bài học Hoạt động 1 (10 phút) : Kiểm tra bài cũ và tóm tắt những kiến thức liên quan đến các bài tập cần giải : + Viết các công thức xác định suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn ghép đã học. + Viết các công thức xác định cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở ghép nối tiếp và đoạn mạch gồm các điện trở ghép song song. Hoạt động 2 (34 phút) : Giải các bài tập tự luận. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hs đọc sgk bài tập 3 GV:Yêu cầu học sinh vẽ mạch điện. HS:Vẽ mạch điện và nhận dạng mạch ngoài( chỉ có bóng đèn) GV: Yêu cầu học sinh thực hiện C8. HS:Thực hiện C8. GV:Yêu cầu học sinh tính điện trở của bóng đèn. HS: Tính điện trở của bóng đèn. GV:Yêu cầu học sinh tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính và công suất của bóng đèn khi đó. HS:Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính. Tính công suất của bóng đèn. - GV yêu cầu học sinh đọc và tóm tắt bài số 4 trang 58 -HS xác định sơ đồ và nhận dạng mạch điện HS: Tính điện trở của bóng đèn. -GV hướng dẫn học sinh tính cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai cực của acquy - HS hoạt động cá nhân giải toán - GV yêu cầu tóm tắt bài 6/58 và nhận dạng mạch ngoài và mạch trong. - HS dựa vào mạch điện, hoạt động cá nhân giải toán - Mạch ngoài, nguồn điện được mắc như thế nào?. - HS thảo luận tìm suất điện động của bộ nguồn, điện trở mạch ngoài. Từ đó tính cường độ dòng điện qua các đèn và kết luận về độ sáng của bóng đèn( so sánh với cường độ dòng điện định mức) GV: Yêu cầu học sinh tính hiệu suất của nguồn. GV: Yêu cầu học sinh tính hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi nguồn. HS: Tính hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi nguồn. - Nếu tháo bớt một đèn mạch điện thay đổi như thế nào? Khi đó cường độ dòng điện qua mạch chính và cường độ dòng điện qua đèn còn lại thay đổi như thế nào? GV: Hướng dẫn để học sinh tìm ra kết luận. HS: So sánh và rút ra lết luận. GV: Yêu cầu học sinh tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. HS: Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. GV: Yêu cầu học sinh tính điện trở mạch ngoài. HS:Tính điện trở mạch ngoài. GV: Yêu cầu học sinh tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính. HS: Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính. GV: Yêu cầu học sinh tính công suất tiêu thụ của mỗi điện trở. HS: Tính công suất tiêu thụ của mỗi điện trở. GV: Yêu cầu học sinh tính công suất của mỗi acquy. HS: Tính công suất của mỗi acquy. GV: Yêu cầu học sinh tính năng lượng mỗi acquy cung cấp trong 5 phút. HS: Tính năng lượng mỗi acquy cung cấp trong 5 phút. Bài tập 3: a) Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn Eb = 4e = 6 (V) ; rb = = 2r = 2(W) Điện trở của bóng đèn RĐ = = 6(W) = RN b) Cường độ dòng điện chạy qua đèn I = = 0,75(A) Công suất của bóng đèn khi đó PĐ = I2RĐ = 0,752.6 = 3,375(W) c) Công suất của bộ nguồn, công suất của mỗi nguồn và giữa hai cực mỗi nguồn Pb = EbI = 6.0,75 = 4,5(W) Pi = = = 0,5625(W) Ui = e - = 1,125 (V) Bài 4 trang 58: Điện trở của bóng đèn RĐ = = 12(W) = RN Cường độ dòng điện chạy trong mạch I = = 0,476(A) Hiệu điện thế giữa hai cực của acquy U = E – Ir = 6 – 0,476.0,6 = 5,7(V) Bài 6 trang 58: Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn : Eb = 2E = 3V ; rb = 2r = 2W Điện trở của các bóng đèn RD = = 12(W) Điện trở mạch ngoài RN = = 6(W) Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính I = = 0,375(A) Cường độ dòng điện chạy qua mỗi bóng đèn : ID = = 0,1875(A) Cường độ dòng điện định mức của mỗi bóng đèn : Idm = = 0,25(A) a) ID < Idm : đèn sáng yếu hơn bình thường b) Hiệu suất của bộ nguồn H = = 0,75 = 75% c) Hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi nguồn : Ui = E – Ir = 1,5 – 0,375.1 = 1,125(V) d) Nếu tháo bớt một bóng đèn thì điện trở mạch ngoài tăng, hiệu điện thế mạch ngoài, cũng là hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn còn lại tăng nên đèn còn lại sáng mạnh hơn trước đó. Bài 2 trang 62: Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn Eb = E1 + E2 = 12 + 6 = 18V ; rb = 0 Điện trở mạch ngoài RN = R1 + R2 = 4 + 8 = 12(W) a) Cường độ dòng điện chạy trong mạch I = = 1,5(A) b) Công suất tiêu thụ của mỗi điện trở P1 = I2R1 = 1,52.4 = 9(W) P2 = I2R2 = 1,52.8 = 18(W) c) Công suất và năng lượng của mỗi acquy cung cấp trong 5 phút PA1 = E1I = 12.1,5 = 18(W) AA1 = E1It = 12.1,5.60.5 = 5400(J) PA2 = E2I = 6.1,5 = 9(W) AA2 = E2Tt = 6.1,5.60 = 2700(J) Hoạt động4: ( 1 phút) Củng cố dặn dò: -Nhắc học sinh xem lại các bài tập đã chữa. - Hs xem trước bài mới. Ngày 25 tháng 10 năm 2011 Tiết 22. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH SUẤT ĐIỆN ĐỘNG VÀ ĐIỆN TRỞ TRONG CỦA MỘT PIN ĐIỆN HÓA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức + Biết cách khảo sát sự phụ thuộc của hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch chứa nguồn vào cường độ dòng điện I chạy trong mạch đó. + Biết cách khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I chạy trong mạch kín vào điện trở R của mạch ngoài. + Biết cách chọn phương án thí nghiệm để tiến hành khảo sát các quan hệ phụ thuộc giữa các đại lượng U, I hoặc I, R. Từ đó có thể xác định chính xác suất điện động và điện trở trong của một pin điện hoá. 2. Kĩ năng + Biết cách lựa chọn và sử dụng một số dụng cụ điện thích hợp và mắc chúng thành mạch điện để khảo sát sự phụ thuộc của hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch chứa nguồn vào cường độ dòng điện I chạy trong mạch đó. + Biết cách biểu diễn các số liệu đo được của cường độ dòng điện I chạy trong mạch và hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch dưới dạng một bảng số liệu. 3. Thái độ: Nghiêm túc khi tiến hành thí nghiệm II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên + Phổ biến cho học sinh nội dung cần chuẩn bị trước trong buổi thực hành. + Kiểm tra hoạt động của các dụng cụ thí nghiệm cần thiết. 2. Học sinh: + Đọc kĩ nội dung bài thực hành.. + Chuẩn bị mẫu báo cáo thí nghiệm. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp 2. Nội dung bài học Tiết 1 Hoạt động 1 (5 phút) : Tìm hiểu mục đích thí nghiệm. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản GV: Giới thiệu mục đích thí ngh

File đính kèm:

  • docGIAO AN 11 GIAM TAI.doc