Giáo án Vật lý 11 - GV: Đào Lệ Quyên - TTGDTX Tiên Lữ

CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG

Tiết 1 - Bài 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU – LÔNG

I. MỤC TIÊU

1. kiến thức

- Trình bày được khái niệm điện tích, điện tích điểm, đặc điểm của lực tương tác tĩnh điện, nội dung định luật Cu – lông, ý nghĩa của hằng số điện môi.

- Lấy được ví dụ về lực tương tác tĩnh điện của các vật được xem là chất điểm.

2. kĩ năng

- Làm được thí nghiệm về vật bị nhiễm điện do cọ xát.

- Xác định được phương và chiều tác dụng của lực Cu – lông giữa các điện tích điểm.

- Vận dụng được định luật Cu – lông vào giải các bài toán đơn giản về tương tác tĩnh điện.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Xem lại kiến thức vật lý lớp 7 và 9.

- Chuẩn bị một số thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát.

2. Học sinh

- Ôn tập lại kiến thức vật lý đã học ở trung học cơ sở.

 

doc229 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 11 - GV: Đào Lệ Quyên - TTGDTX Tiên Lữ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG Tiết 1 - Bài 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU – LÔNG I. MỤC TIÊU 1. kiến thức - Trình bày được khái niệm điện tích, điện tích điểm, đặc điểm của lực tương tác tĩnh điện, nội dung định luật Cu – lông, ý nghĩa của hằng số điện môi. - Lấy được ví dụ về lực tương tác tĩnh điện của các vật được xem là chất điểm. 2. kĩ năng - Làm được thí nghiệm về vật bị nhiễm điện do cọ xát. - Xác định được phương và chiều tác dụng của lực Cu – lông giữa các điện tích điểm. - Vận dụng được định luật Cu – lông vào giải các bài toán đơn giản về tương tác tĩnh điện. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Xem lại kiến thức vật lý lớp 7 và 9. - Chuẩn bị một số thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát. 2. Học sinh - Ôn tập lại kiến thức vật lý đã học ở trung học cơ sở. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tổ chức * Hoạt động 2: Giới thiệu bài học Nội dung bài học Bước 1 - GV cho học sinh đọc SGK và đặt câu hỏi 1: Nêu ví dụ về cách làm vật bị nhiễm điện? - Sau đó GV Giải thích câu trả lời, hướng dẫn HS tìm ra biểu hiện của vật nhiễm điện. - GV đưa ra câu hỏi: Thế nào là điện tích điển? Điều kiện để một vật có thể coi là điện tích điểm? sau đó cho HS suy nghĩ và trả lời. => GV nhận xét câu trả lời của HS. - GV phân tích cho học sinh hiểu về sự tương tác điện, từ đó cho học sinh trả lời C1 trong SGK. => Đặc điểm tương tác giữa các điện tích. Bước 2 - GV giới thiệu về cân xoắn Cu-lông. - GV cho học sinh lên bảng Xác định phương chiều của lực tác dụng lên các điện tích trong các trường hợp: hai điện tích dương đặt gần nhau và hai điện tích trái dấu đặt gần nhau. => GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó dẫn ra nội dung định luật Cu-lông và biểu thức của định luật, cho học sinh tìm hiểu về ý nghĩa của các đại lượng trong biểu thức. - GV kết hợp với HS trả lời câu hỏi: Điện môi là gì? Ý nghía của hằng số điện môi? Biểu thức của định luật cu-lông trong một môi trường đồng tính? - HS trả lời câu hỏi C3 trong SGK Bước 3 - GV hệ thống lại kiến thức trong bài giảng, cho HS làm một số bài tập vận dụng 5, 6 trong SGK. - Giao bài tập về nhà cho HS: bài 7, 8 SGK - Yêu cầu HS đọc trước bài tiếp theo ở nhà. I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác tĩnh điện 1. Sự nhiễm điện của các vật - Khi cọ xát một số vật vào len hoặc dạ thì các vật đó sẽ bị nhiễm điện. - Một vật bị nhiễm điện có thể hút được các vật nhẹ. 2. Điện tích. Điện tích điểm - Điện tích là số đo độ lớn thuộc tính điện của một vật. - Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm ta xét. 3. Tương tác điện. Hai loại điện tích - Sự hút hay đẩy nhau giữa các điện tích được gọi là sự tương tác điện. - Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. II. Định luật Cu-lông. Hằng số điện môi 1. Định luật Cu-lông - Định luật Cu-lông: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữ chúng: Trong đó, F có đơn vị là N, đơn vị của r là mét, đơn vị đo của q1 và q2 là culong (C). 2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện điện môi đồng tính. Hằng số điện môi - Điện môi là môi trường cách điện. - Công thức của định luật Cu-lông trong điện môi đồng tính: - Hằng số điện môi cho biết, khi đặt các điện tích trong chất đó thì lực tác dụng giữa chúng sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không. III. Vận dụng và củng cố IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY Tiết 2 - Bài 2: THUYẾT ÊLECTRON ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức -Trình bày được nội dung thuyết êlectron, nội dung định luật bảo toàn điện tích. - Lấy được ví dụ về các cách nhiểm điện. - Biết cách làm nhiểm điện các vật. 2. kĩ năng - Vận dụng thuyết êlectron giải thích đ]ợc các hiện tượng nhiểm điện. - Giải bài toán tương tác tĩnh điện. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Xem lại kiến thức vật lý đã học ở lớp 7. - Chuẩn bị các câu hỏi cho HS. 2. Học sinh - Xem lại kiến thức bài trước đã học và đọc trước bài ở nhà. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tổ chức * Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ - Phát biểu định luật Cu-lông? - ý nghĩa của hằng số điện môi? * Hoạt động 3: - Giải thích bài học - Nội dung bài học Bước 1 GV cho HS đọc SGK và dựa vào kiến thức vật lý đã học ở lớp 7 kết hợp với kiến thức hóa học trả lời các câu hỏi: 1. Nêu cấu tạo nguyên tử về phương diện điện? 2. Nêu Đặc điểm của êlectron , prôton và nơtron? 3. Điện tích nguyên tố là gì? 4. Cơ sở nội dung thuyết êlectron? 5.Thế nào là ion dương, ion âm? Bước 2 Dựa vào kiến thức vừa dạy kết hợp với kiến thức SGK, GV cho HS đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK từ C2 tới C5. => Giải thích các hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng... bằng thuyết electron. C2. Hãy nêu một định nghĩa khác về vật dẫn điện và vật? C3. Chân không dẫn điện hay cách điện? Tại sao? C4. Hãy giải thích sự nhiễm điện của một quả cầu kim loại khi cho nó tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương? C5. Vận dụng thuyết electron để giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng. biết rằng trong kim loại có electron tự do. Bước 3 * GV nhắc lại cho HS nhớ về khái niệm của hệ cô lập. Tương tự từ đó suy ra khai niệm về hệ cô lập về điện cho HS. * Sau khi phân tích về định luật bảo toàn điện tích GV đưa ra một số tình huống áp dụng: Ví dụ như trường hợp nhiễm điện do hưởng ứng ở C4 có vi phạm định luật bảo toàn điện tích không? Bước 4 * GV hệ thống lại kiến thức trong bài học, giao bài tập về nhà cho HS và nhắc HS chuẩn bị đọc trước bài tiếp theo. I. Thuyết Êlectron 1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố * Nguyên tử có cấu tạo gồm một hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm và các êlectron mang điện âm chuyển động xung quanh. Hạt nhân được cấu tạo bởi proton và notron. * , , , , n trung hòa về điện. * Điện tích nguyên tố là điện tích nhỏ nhất mà ta có thể có đươc. 2. Thuyết êlectron * Thuyết electron dựa vào sự cư trú và dịch chuyển của các e để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật. * Nguyên tử bị mất e trở thành một hạt mang điện dương được gọi là ion dương. Nguyên tử trung hòa nhận thêm e trở thành một hạt mang điện âm được gọi là ion âm. II. Vận dụng 1. Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện * Vật dẫn điện là vật (chất) có chứa nhiều điện tích tự do. Vật cách điện là vật (chất) không chứa hoặc chứa rất ít điện tích tự do. * Chân không là môi trường cách điện vì môi trường chân không là môi trường không chứa vật chất => không có điện tích tự do. 2. Sự nhiễm điện do tiếp xúc * Nếu cho một vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì nó sẽ bị nhiễm điện cùng dấu với vật đó. * Nếu hai vật nhiễm điện tiếp xúc với nhau thì tổng điện tích của hai vật trước và sau khi tiếp xúc là bằng nhau. 3. Sự nhiễm điện do hưởng ứng * Khi đưa quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của thanh kim loại MN thì quả cầu A hút các e tự do của MN về phía mình làm đầu M nhiễm điện âm còn đầu N nhiễm điện dương. III. Định luật bảo toàn điện tích * Hệ cô lập về điện là hệ vật không có trao đổi điện tích với các vật khác ngoài hệ. * Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi. IV. Ghi nhớ * Làm các bài 5, 6, 7, 8 SGK IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY Tiết 3 - Bài 3: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG ĐƯỜNG SỨC TỪ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm sơ lược về điện trường. - Phát biểu khái niệm và viết được công thức tổng quát về cường độ điện trường. - Nêu được các đặc điểm về phương chiều và độ lớn của vecto cường độ điện trường. 2. kĩ năng - Vẽ được vecto cường độ điện trường của một điện tích điểm II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Chuẩn bị trước bài và các tài liệu có liên quan. - Chuẩn bị một số câu hỏi theo từng chủ đề của bài. 2. Học sinh - Ôn lại kiến thức bài cũ và chuẩn bị bài học trước khi tới lớp III. HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY HỌC Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tổ chức * Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ - Trình bày nội dung của thuyết electron. - Phát biểu định luật bảo toàn điện tích. * Hoạt động 3: - Giải thích bài học - Nội dung bài học Bước 1 + Để đưa ra khái niệm về điện trường GV giúp học sinh phân tích trả lời câu hỏi: Tại sao hai điện tích đặt xa nhau trong chân không lại tác dụng được lực lên nhau? + GV đưa ra câu hỏi: Khi đặt hai điện tích trong không gian thì có hiện tượng gì xảy ra? => GV nhận xét câu trả lời và phân tích định nghĩa trong SGK. Bước 2 + Giả sử có điện tích điểm Q đặt tại O. điện tích q đặt trong điện trường của Q. So sánh lực cu-lông tác dụng lên q khi đặt gần Q (F1) và xa Q (F2)? + GV phân tích dẫn tới hình thành định nghĩa về cường độ điện trường cho HS. + GV giới thiệu về vecto cường độ điện trường. + Vẽ hình biểu diễn vecto cường độ điện cường gây bởi một điện tích điểm. => Dựa vào hình vẽ HS nêu các yếu tố xác định vecto cường độ điện trường gây bởi một điện tích điểm. + Yêu cầu HS thực hiện C1. + HS nêu lại công thức tính lực điện F (lực cu-lông) và biểu thực tính cường độ điện trường E => Kết hợp hai biểu thức trên để đưa ra biểu thức tính cường độ điện trường theo. Bước 3 + Yêu cầu HS tóm tắt lại kiến thức bài học => GV hệ thống lại kiến thức bài học. I. Điện trường 1. Môi trường truyền tương tác điện * Điện trường là môi trường truyền tương tác giữa các điện tích. 2. Điện trường * Điện trường là một dạng vật chất (môi trường) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó. II. Cường độ điện trường 1. khái niệm cường độ điện trường * Cường độ điện trường là đại lượng đắc trưng cho mức độ mạnh, yếu của điện trường tại một điểm. 2. Định nghĩa * Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q. Với E: cường độ điện trường tại điểm đang xét. 3. Vecto cường độ điện trường Véc tơ cường độ điện trường gây bởi một điện tích điểm có: - Điểm đặt: tại điểm ta đang xét. - Phương: trùng với đường thẳng nối giữa điện tích điểm và điểm ta xét. - Chiều: cùng chiều với chiều lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương. (Chiều hướng ra xa điện tích nếu là điện tích dương, hướng về phía điện tích nếu là điện tích âm) - Chiều dài:biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường theo 1 tỉ lệ xích nào đó. 4. Đơn vị đo cường độ điện trường - Đơn vị của vecto cường độ điện trường V/m. 5. Cường độ diện trường của một điện tích điểm => Độ lớn của E không phụ thuộc vào độ lớn của điện tích thử q. IV. Củng cố và giao nhiệm vụ về nhà IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC Tiết 4 - Bài 3: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG ĐƯỜNG SỨC TỪ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được định nghĩa đường sức điện và một vài đặc điểm quan trọng của các đường sức điện. - Trình bày được khái niện về điện trường đều. 2. kĩ năng - Vận dụng được các công thức về điện trường và nguyên lí chồng chất điện trường để giải một số bài tập đơn giản về điện trường tĩnh điện. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Chuẩn bị trước bài và các tài liệu có liên quan. - Chuẩn bị một số câu hỏi theo từng chủ đề của bài. 2. Học sinh - Ôn lại kiến thức bài cũ và chuẩn bị bài học trước khi tới lớp III. HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY HỌC Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tổ chức * Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ - Em hãy viết công thức tính cường độ điện trường và nêu ý ngfhiax các đại lượng? - Em hãy nêu các đặc điểm về phương, chiều, độ lớn của vecto cường độ điện trường? * Hoạt động 3: - Giải thích bài học - Nội dung bài học Bước 1 + GV vẽ hình và nêu nguyên lí chồng chất điện trường. → HS ghi nhận nguyên lí Bước 2 + GV cho HS quan sát hình ảnh các đường sức từ trong hình 3.5 SGK → HS ghi nhận hình ảnh và khái niệm đường sức điện. + GV giải thích và cho HS ghi nhận định nghĩa về đường sức điện + GV vẽ hình dạng của một số điện trường và giải thích. HS vẽ lại các hình từ 3.6 tới 3.9 trong SGK + GV giải thích và cho HS ghi nhận các đặc điểm của đường sức điện. + HS trả lời C2. + HS vẽ hình 3.10, GV vẽ hình và phân tích định nghĩa điện trường đều. Bước 4 + GV cho HS đọc phần em có biết. + Yêu cầu HS tóm tắt lại kiến thức bài học => GV hệ thống lại kiến thức bài học. + GV giao bài tập về nhà cho HS: từ bài 9 tới bài 13 SGK II. Cường độ điện trường 6. Nguyên lí chồng chất điện trường - Nguyên lí: Các điện trường đồng thời tác dụng lực điện lên điện tích q một cách độc lập với nhau và điện tích q chịu tác dụng của điện trường tổng hợp : - Các vecto cường độ điện trường tại một điểm được tổng hợp theo nguyên tắc hình bình hành. III. Đường sức điện 1. Hình ảnh các đường sức điện - Các hạt nhỏ cách điện đặt trong điện trường sẽ bị nhiễm điện và nằm dọc theo những đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm trùng với phương của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó → mỗi đường đó được gọi là một đường sức điện. 2. Định nghĩa - Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vecto cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cahs khác, đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo đó. 3. Hình dạng đường sức của một số điện trường - Xem các hình vẽ trong SGK 4. Các đặc điểm của đường sức điện - Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ có duy nhất một đường sức điện. - Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó. - Đường sức điện của điện trường tĩnh là những đường không khép kín. - Qui ước vẽ số đường sức đi qua một diện tích nhất định đặt vuông góc với với đường sức điện tại điểm mà ta xét tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó. 5. Điện trường đều - Điện trường đều là điện trường mà vecto cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương, chiều và độ lớn; đường sức điện là những đường thẳng song song cách đều. IV. Củng cố và giao nhiệm vụ về nhà IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC Tuần 3 Tiết 5 – Bài 4: CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được đặc điểm của công của lực điện. - Viết được công thức tính công của lực điện. - Nêu được công thức tính thế năng của điện tích điểm trong điện trường. 2. kĩ năng - Giải được một số bài tập đơn giản về công của lực điện. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Chuẩn bị giáo án và các kiến thức liên quan tới bài học. - Xem lại các kiến thức liên quan tới công của trọng lực. 2. Học sinh - Ôn tập lại bài cũ và xem bài học trước khi tới lớp. III. HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức Lớp: Sĩ số: Lớp: Sĩ số: Lớp: Sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu công thức tính cường độ điện trường trong chân không, ý nghĩa các đại lượng trong đó. 3. Bài mới * Giới thiệu bài học * Nội dung bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1 + HS trả lời câu hỏi: Trong điện trường đều cường độ điện trường thay đổi như thế nào? + Từ đó GV cho HS suy ra giá trị của lực điện có thay đổi không? + GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính công của lực? + GV phân tích các trường hợp điện tích di chuyển từ M tới N trong điện trường đều và suy ra công thức tính công lực điện. - TH1: q di chuyển theo đường thẳng hợp với đường sức điện 1 góc . , chọn chiều dương cho MN cùng chiều với chiều của đường sức. ▫ Nếu 0 → d > 0 → AMN > 0. ▫ Nếu → → d < 0 → AMN < 0 - Trường hợp 2: q di chuyển từ M tới N theo đường gấp khúc. AMPN = qEd Bước 2 + GV nhắc lại khái niệm về thế năng: thế năng là số đo khả năng sinh công của 1 hệ. → Tương tự suy ra được định nghĩa thế năng của một điện tích điểm đặt trong điện trường. + GV yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi: thế nào là mốc để tính thế năng. + GV giải thích cho HS hiểu sự phụ thuộc của thế năng vào điện tích q: theo bài 3 ta có lực điện luôn tỉ lệ thuận với điện tích thử q => + GV yêu cầu HS nhắc lại định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. I. Công của lực điện 1. Đặc điểm của lực điienj tác dụng lên một điện tích đặt trong điện trường đều. - không đổi trong điện trường đều. - - có phương // với đường sức điện, chiều từ bản dương sang bản âm, độ lớn F= qE. 2. Công của lực điện trong điện trường đều - Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ M tới N là AMN = qEd, không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu và điểm cuối. 3. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì - Trong điện trường bất kì công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích cũng không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối. → Trường tĩnh điện là một trường thế. II. Thế năng của một điện tích trong điện trường 1. Khái niệm về thế năng của một điện tích trong điện trường - Thế năng của điện tích điểm q đặt trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích q tại điểm mà ta xét trong điện trường. - Ta thường lấy mốc thế năng là điểm mà tại đó lực điện hết khả năng sinh công. - Khi điện tích đặt tại điểm M trong điện trường đều thì thế năng: Với d: khoảng cách từ M tới bản âm.WM: thế năng của điện tích q tại M. - Khi q nằm trong điện trường bất kì do nhiều điện tích điểm gay ra thì mốc thế năng sẽ được lấy ở : . 2. Sự phụ thuộc của thế năng vào điện tích q Với VM là hệ số tỉ lệ, mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm M. 3. Công của lực điện và dộ giảm thế năng của điện tích trong điện trường - Khi một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường thì công mà lực điện tác dụng lên điện tích đó sinh ra sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trường. 4. Củng cố và vận dung + GV hệ thống lại những kiến thức trong bài học. 5. Hướng dẫn và giao nhiệm vụ về nhà + Yêu cầu HS về nhà ôn lại bài cũ và làm bài tập: 4, 5, 6, 7 IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY Tuần 3 Tiết 6 – Bài 5: ĐIỆN THẾ. HIỆU ĐIỆN THẾ I. MỤC ĐÍCH 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm, đặc điểm của điện thế và hiệu điện thế - Nêu được mối quan hệ giữa điện thế và cường độ dòng điện. 2. Kĩ năng - Giải được một số bài toán đơn giản về điện thế và hiệu điện thế. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Xem lại kiến thức về hiệu điện thế trong SGK lớp 7. - Chuẩn bị giáo án và các tài liệu, các câu hỏi có liên quan tới bài học. 2. Học sinh - Xem lại kiến thức vật lý lớp 7 và 9 về phần hiệu điện thế. III. HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức Lớp: Sĩ số: Lớp: Sĩ số: Lớp: Sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu khái niệm và công của lực điện. - Nêu mối quan hệ giữa công của lực điện và độ giảm thế năng. 3. Bài mới * Giới thiệu bài học * Nội dung bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1 - GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính thế năng của điện tích trong điện trường đều -> khái niệm về điện thế. - GV giải thích và cho HS ghi nhận định nghĩa. Theo bài 4 ta có: WM phụ thuộc vào q còn VM không phụ thuộc vào q mà chỉ phụ thuộc vào điện trường tại M => VM đặ trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong tương tác với q. - Cả WM và VM đều đặc trưng cho khả năng sinh công. Tuy nhiên, WM đặc trưng cho khả năng sinh công của tương tác tĩnh điện trong hệ gồm q và E, còn điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong tương tác đó. - GV hướng dẫn HS dẫn ra công thức tính hiệu điện thế từ công thức tính điện thế: - GV hướng dẫn HS tìm ra công thức liên hệ giữa hiệu điện thế và điện trường: Công của lực điện trong điện trường đều khi điện tích di chuyển từ M tới N dọc theo đường sức: AMN = qEd Mà Bước 3 I. Điện thế 1. Khái niệm điện thế 2. Định nghĩa - Điện thế tại một điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên q khi q di chuyển từ M ra vô cực và độ lớn của q. 3. Đơn vị điện thế - Đơn vị: vôn. Kí hiệu: V. - nếu = 1J và q = 1C thì VM = 1V 4. Đặc điểm của điện thế - Điện thế là một đại lượng đại số. - VM > 0 nếu > 0. và VM 0. II. Hiệu điện thế 1. Khái niệm UMN = VM – VN 2. Định nghĩa - Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của một điện tích từ M tới N. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển từ M tới N và độ lớn của q. - Đơn vị: V 3. Đo hiệu điện thế - Đo hiệu điện thế bằng tĩnh điện kế. 4. Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường => đơn vị của điện trường là: V/ m. - Công thức này cũng đúng trong trường hợp điện trường không đều. 4. Củng cố - GV hệ thống lại kiến thức trong bài học. - GV cho HS đọc “Em có biết”. 5. Hướng dẫn và giao nhiệm vụ về nhà - Yêu cầu HS về nhà làm bài tập: 5, 6, 7, 9 SGK và ôn lại toàn bộ lý thuyết để tiết sau làm bài tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY Tuần 4 Tiết 7: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố và viết được công thức tính công của lực điện, điện thế và hiệu điện thế. 2. Kĩ năng - Vận dụng được những kiến thức đã học vào việc giải các bài tập đơn giản về công của lực điện, điện thế và hiệu điện thế. - Rèn kĩ năng vận dụng công thức vào việc giải các bài tập liên quan tới điện thế, hiệu điện thế và công của lực điện. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Hệ thống lại toàn bộ lý thuyết về công của lực điện, điện thế, hiệu điện thế. - Chuẩn bị thêm một số bài tập liên quan. 2. Học sinh - Làm đầy đủ các bài tập được giao trước khi tới lớp. III. HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức Lớp: Sĩ số: Lớp: Sĩ số: Lớp: Sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu định nghĩa và viết công thức tính điện thế. - Nêu công thức tính hiệu điện thế. - Viết hệ thức liên quan giữa hiệu điện thế và điện trường. 3. Bài mới * Giới thiệu bài học * Nội Dung bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1 - GV yêu cầu HS nhắc lại các công thức tính công của lực điện, thế năng của điện tích trong điện trường, điện thế, hiệu điện thế. - GV giúp HS hệ thống lại toàn bộ lý thuêts trong bài 4 và bài 5. - HS ghi lại toàn bộ các công thức đó để ghi nhớ và vận dụng vào việc giải bài tập. Bước 2 - GV lần lượt gọi HS lên làm các bài tập 4, 5 trang 25 và 5, 6, 7 trang 29 và giải thích lựa chọn của mình. ▫ Bài 4 (trang 25) ▫ Bài 5 (trang 25) ▫ Bài 5 (trang 29) ▫ Bài 6 (trang 29) ▫ Bài 7 (trang 29) ▫ Bài 6 (trang 25) ▫ Bài 7 (trang 25) ▫ Bài 9 (trang 29) I. Lý thuyết - Công của lực điện khi điện tích di chuyển từ M → N trong điện trường đều: - Thế năng của điện tích trong điện trường: - Điện thế: - Hiệu điện thế - Hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường: II. Bài tập - Đáp án: D. Vì công của lực điện không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi. - Đáp án: D. - Đáp án: C - Đáp án: C - Đáp án: C - A = 0. M, N là 2 điểm bất kì trên đường cong. Khi q di chuyển từ M tới N sẽ thực hiện công AMN, khi q di chuyển từ N về M sẽ thực hiện công ANM Ta có: A = AMN + ANM Do công của lực điện chỉ phụ thuộc vào vị trí của M và N nên => A = AMN + ANM = 0 - e bị bản âm đẩy và bản dương hút => e bay từ bản dương tới bản âm => lực điện sinh công dương => Công của lực điện băng độ tăng động năng: 4. Củng cố và vận dụng - GV hướng dẫn HS về cách giải các dạng bài tập đơn giản về công của lực điện, điện thế, điện trường, 5. Giao nhiệm vụ về nhà - GV yêu cầu HS xem lại lý thuyết và những bài tập đã chữa. - Chuẩn bị bài mới để hôm sau học tiếp IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY Tuần 4 Tiết 8 – Bài 8: TỤ ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được khái niệm về tụ điện, định nghĩa điện dung của tụ điện. - Viết được công thức tính điện dung của tụ điện và năng lượng của điện trường trong tụ điện. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng giải các bài tập liên quan tới tụ điện. - Rèn kĩ năng tính toán về mặt số học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Chuẩn bị kiến thức liên quan tới bài học. - Chuẩn bị một tụ điện. 2. Học sinh - Ôn lại bài cũ và đọc trước bài học. III. HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức Lớp: Sĩ số: Lớp: Sĩ số: Lớp: Sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ 1. Hai bản kim loại phẳng đạt song song, cách nhau 2cm. Hiệu điện thế giữa bản dương và bản âm là 150V. Hỏi điện thế tại điểm M nằm trong khoảng giữa hai bản, cách bản âm 1cm sẽ làm bao nhiêu? Mốc điện thế ở bản âm. 2. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường biết công mà lực điện tác dụng lên 1 e sinh ra khi nó di chuyển từ M tới N là AMN = 1,6.10-18 (J). 3. Bài mới * Giới thiệu bài học * Nội dung bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1 + GV phân tích cho HS hiểu về tụ điện: Trong hình 6.1 là 1 tụ điện giấy, nếu trải các lớp đó nằm trên 1 mặt phẳng thì sẽ có hai lớp giấy thiếc, xen giữa là một lớp giấy tẩm parafin. Hai lớp giấy thiếc được nối với hai chốt lấy điện vào tụ. - GV hướng dẫn HS tr

File đính kèm:

  • docGiáo án lớp 11_cơ bản_quyên.doc
Giáo án liên quan