Giáo án Vật lý 11 NC - Bài 26 Tiết 44 - Từ trường

CHƯƠNG IV.TỪ TRƯỜNG

Bài 26-Tiết 44 TỪ TRƯỜNG

Tuần 22

1.Mục tiêu :

1.1.Kiến thức:

-Hiểu được khái niệm tương tác từ, từ trường, tính chất cơ bản của từ trường.

-Nắm được khái niệm vectơ cảm ứng từ (phương và chiều), đường sức từ, từ phổ.

-Trả lời được câu hỏi từ trường đều là gì và biết được rằng từ trường đều tồn tại bên trong khoảng không gian giữa hai cực của nam châm chữ U.

1.2.Kỹ năng:Rèn luyện cho hs khả năng suy luận logic

1.3.Thái độ:Biết được từ trường tồn tại xung quang ta

2.Trọng tâm:Tương tác từ .Từ trường

3.Chuẩn bị:

 3.1.GV: NC, kim NC quay trên trục; NC tròn có lỗ; mạt sắt, bìa cứng.giáo án điện tử

 3.2.HS: đọc trước bài Từ trường.

4. Tiến trình dạy học

 4.1.Ổn định: KT tình hình HS

 4.2.KTBC: Thông qua

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 NC - Bài 26 Tiết 44 - Từ trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:17/01/2011 CHƯƠNG IV.TỪ TRƯỜNG Bài 26-Tiết 44 TỪ TRƯỜNG Tuần 22 1.Mục tiêu : 1.1.Kiến thức: -Hiểu được khái niệm tương tác từ, từ trường, tính chất cơ bản của từ trường. -Nắm được khái niệm vectơ cảm ứng từ (phương và chiều), đường sức từ, từ phổ. -Trả lời được câu hỏi từ trường đều là gì và biết được rằng từ trường đều tồn tại bên trong khoảng không gian giữa hai cực của nam châm chữ U. 1.2.Kỹ năng:Rèn luyện cho hs khả năng suy luận logic 1.3.Thái độ:Biết được từ trường tồn tại xung quang ta 2.Trọng tâm:Tương tác từ .Từ trường 3.Chuẩn bị: 3.1.GV: NC, kim NC quay trên trục; NC tròn có lỗ; mạt sắt, bìa cứng.giáo án điện tử 3.2.HS: đọc trước bài Từ trường. 4. Tiến trình dạy học 4.1.Ổn định: KT tình hình HS 4.2.KTBC: Thông qua 4.3.Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung Đặt vấn đề vào bài:Giới thiệu nam châm HĐ1: TƯƠNG TÁC TỪ -GV cho HS quan sát NC, giới thiệu các cực của NC -GV cho HS quan sát hiện tượng khi ta đặt nam châm lại gần thanh nam châm khác cực, nam châm thử và nam châm; một nam châm thử đặt gần dây dẫn; thí nghiệm Ơxtet. -GV : QS các TN hs rút ra kết luận như thế nào ? -H: (TLN&TL)Trả lời câu hỏi C1 HĐ2: TỪ TRƯỜNG -GV:Ta đã biết vật gây ra lực hdẫn thì xq vật tồn tại một trường hấp dẫn và một vật gây ra lực điện thì tồn tại một điện trường vây vật gây ra lực từ thì tồn tại ? -Hs:Từ trường -GV: giới thiệu nam châm thử. -GV gọi HS định nghĩa lại điện trường để từ đó so sánh sự khác nhau giữa từ trường và điện trường. -GV(TB) Từ trường là một dạng vật chất tồn tại xung quanh dòng điện hay xung quanh hạt mang điện chuyển động -GV:điện trường và từ trường khác nhau ở điểm nào ? -Hs: Điện trường luôn luôn tồn tại xung quanh hạt điện tích dù nó đứng yên hay chuyển động. Từ trường tồn tại xung quanh hạt điện tích chỉ khi nó chuyển động -GV:đưa lại thí nghiệm tương tác tư y/c H nêu t/c của từ trường. -Hs:nêu tính chất -GV:Đại lượng đặt trưng cho điện trường về mặt tác dụng lực gọi là gì? -Hs:Cường độ điện trường -GV:Để đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực từ nguời ta đưa ra đại lượng cảm ứng từ -GV: vẽ hình 1 NC có đặt kim NC xung quanh để giới thiệu vectơ c/ư từ. -GV: quan sát phương chiều của nam châm thử và cho biết phương chiều của vectơ cảm ứng từ ? -Hs:Nêu điểm đặt ,phương chiều của B -GV:Trong vùng có điện trường ta sẽ vẽ được đường sức điện,tương tự trong vùng có từ trường ta cũng vẽ được đường sức từ HĐ3: ĐƯỜNG SỨC TỪ -GV:Đưa ra hình vẽ về đường sức từ và yc hs định nghĩa -GV: phân tích hướng của NC thử xung quanh 1 thanh NC từ đó y/c H suy luận cách biểu diễn từ trường bằng mô hình ntn? -HS: (TLN&TL) -GV :hướng dẫn HS tìm hiểu các tính chất của đường sức từ; vẽ các đường sức tư =phiếu học tập -GV: tiến hành TN từ phổ tạo ra bởi các mạt sắt trong từ trường của NC. GV cho Hs quan sát và nhận xét -GV:Yêu cầu hs trả lời câu hỏi C3 HĐ4: TỪ TRƯỜNG ĐỀU -GV:YC hs nhắc lại điện trường đều -GV y/c H quan sát từ trướng của một nam châm chữ U, nhận xét. -Hs:Trả lời câu hỏi -GV (TB) Vùng từ trường mà các đường cảm ứng từ song song và cách đều nhau được gọi là từ trường đều 1.TƯƠNG TÁC TỪ a) Cực của nam châm: Nam châm có hai cực:Cực Bắc (N),cực Nam(s) b)Thí nghiệm về tương tác từ: SGK c)KL: Tương tác giữa nam châm với nam châm, giữa dòng điện với nam châm và giữa dòng điện với dòng điện đều gọi là tương tác từ. Lực tương tác trong các trường hợp đó gọi là lực từ. 2. TỪ TRƯỜNG a) Khái niệm từ trường: Xung quanh thanh nam châm hay xung quanh dòng điện có từ trường. b) Điện tích chuyển động và từ trường : Xung quanh điện tích chuyển động có từ trường (Nguồn gốc của từ trường là điện tích chuyển động. Xung quanh một điện tích chuyển động vừa có điện trường, vừa có từ trường). c) Tính chất cơ bản của từ trường Tính chất cơ bản của từ trường là nó gây ra lực từ các dụng lên một nam châm hay một dòng điện đặt trong nó. d) Vectơ cảm ứng từ -Là đại lượng vectơ đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ, kí hiệu là - Phương của vectơ : Phương của nam châm thử nằm cân bằng tại điểm ta xét. - Chiều của : Ta quy ước lấy chiều từ cực Nam sang cực Bắc của nam châm thử là chiều của vectơ cảm ứng từ. 3) ĐƯỜNG SỨC TỪ a) Định nghĩa: Đường sức từ là đường được vẽ (trong từ trường) sao cho hướng của tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường với cũng trùng với hướng của vectơ cảm ứng từ tại điểm đó. b) Các tính chất của đường sức từ -Tại mỗi điểm trong từ trường, có thể vẽ được 1 đường sức từ đi qua và chỉ 1 mà thôi. -Các đường sức từ là những đường cong kín. Trong trường hợp NC, ở ngoài NC các đường sức từ đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của NC. -Các đường sức từ không cắt nhau. -Nơi nào c/ứ từ lớn hơn thì các đường sức từ ở đó vẽ mau hơn (dày hơn), nơi nào c/ứ từ nhỏ hơn thì các đường sức từ ở đó vẽ thưa hơn. c) Từ phổ :Hình ảnh các mạt sắt sắp xếp có trật tự trong từ trường 4) TỪ TRƯỜNG ĐỀU. Một từ trường mà vectơ cảm ứng từ tại mọi điểm bằng nhau gọi là từ trường đều. Ví dụ: từ trường đều giữa hai cực 1 nam châm chữ U:Là những đường thẳng song song và cách đều nhau 4.4.Câu hỏi và bài tập củng cố:Gọi hs tóm tắt nội dung bài.Trả lời các câu hỏi: 1,2 sgk/140(1C-2 AĐ;BS;CĐ;DS) 5.Hướng dẫn học sinh tự học Đối với tiết học này:Học bài, trả lới các câu hỏi 1-6 SGK trang 140; đọc thêm phần “Em có biết?”. Đối với tiết học sau:Đọc bài Phương và chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện.-Xem lại ở lớp 9 về qui tắc bàn tay trái 5. RÚT KINH NGHIỆM : ND:............................................................................................................................................................................... PP:................................................................................................................................................................................ Phương tiện dạy học:.................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBAI 26 TU TRUONG.doc
Giáo án liên quan