Giáo án Vật lý 11 NC - Tụ điện

I- Mục tiêu

 Mô tả được cấu tạo của tụ điện, chủ yếu là cấu tạo của tụ điện phẳng.

 Phát biểu được định nghĩa điện dung của tụ điện .Vận dụng được công thức tính điện dung của tụ điện phẳng.

 Trình bày được thế nào là ghép song song , thế nào là ghép nối tiếp các tụ điện . Vận dụng được công thức xác định điện dung của bộ tụ điện ghép song song ,của bộ tụ điện ghép nối tiếp.

II- Chuẩn bị

 Giáo viên : một số tụ điện , tụ xoay.

III- Tổ chức các hoạt động dạy học

 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

1) Thế nào là trạng thái cân bằng điện ? Một vật dẫn cân bằng điện có tích điện được không? Dựa trên căn cứ nào ta suy đoán rằng cường độ điện trường ở mặt ngoài vật dẫn vuông góc với mặt vật?

2) Khi nào thì điện môi bị phân cực? Khi một mẩu điện môi đặt trong điện trường đều thì mẩu điện môi bị nhiễm điện như thế nào ?

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 NC - Tụ điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I- Mục tiêu Mô tả được cấu tạo của tụ điện, chủ yếu là cấu tạo của tụ điện phẳng. Phát biểu được định nghĩa điện dung của tụ điện .Vận dụng được công thức tính điện dung của tụ điện phẳng. Trình bày được thế nào là ghép song song , thế nào là ghép nối tiếp các tụ điện . Vận dụng được công thức xác định điện dung của bộ tụ điện ghép song song ,của bộ tụ điện ghép nối tiếp. II- Chuẩn bị Giáo viên : một số tụ điện , tụ xoay. III- Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Thế nào là trạng thái cân bằng điện ? Một vật dẫn cân bằng điện có tích điện được không? Dựa trên căn cứ nào ta suy đoán rằng cường độ điện trường ở mặt ngoài vật dẫn vuông góc với mặt vật? Khi nào thì điện môi bị phân cực? Khi một mẩu điện môi đặt trong điện trường đều thì mẩu điện môi bị nhiễm điện như thế nào ? Hoạt động 2 Những phần mở đầu HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH SỰ TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN Hs đọc phần mở bài. Hs đọc phần:-Đn tụ điện. Cách kí hiệu tụ điện trong mạch điện. Cách tích điện cho tụ điện. Hs tìm hiểu về tụ điện phẳng: -Định nghĩa. -Điện tích của tụ điện phẳng. -Các đường sức điện trong tụ phẳng. -Điện trường bên trong tụ phẳng. Giáo viên cho hs xem một số tụ điện và mở bài theo sách giáo khoa . Hướng dẫn hs tìm hiểu cấu tạo của tụ điện theo định nghĩa trong SGK Lưu ý hai bản của tụ điện phải cách điện với nhau. Khi nối hai bản của tụ điện với 2 cực của nguồn điện một chiều thì hai bản sẽ tích điện như thế nào? Tại sao lại có tên gọi là tụ phẳng? Điện tích trên hai bản tụ phẳng khi tích điện có dấu và độ lớn như thế nào ? Có lưu ý gì về hình dạng đường sức của điện trường ? điện trường giữa hai bản tụ là điện trường gì? Hoạt động 3 Điện dung của tụ điện HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH SỰ TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN * Hs đọc nhận xét theo SGK. * Định nghĩa điện dung của tụ điện. * Trả lời câu hỏi 1. * Từ Q = C.U : định nghĩa đơn vị Fara. * Tìm hiểu một số ước của Fara. * Đọc và hiểu công thức tính điện dung của một tụ điện phẳng. * Trả lời câu hỏi và giải thích tại sao không thể giảm d một cách vô hạn. * Tìm hiểu khái niệm điện môi bị đánh thủng và khái niệm điện trường giới hạn hay hđt giới hạn. * Khi tích điện cho tụ điện ta cần làm gì? * Khi thay đổi hđt U thì điện tích Q có thay đổi không? * Thực nghiệm cho điều gì? * Theo SGK điện dung của một tụ điện phụ thuộc vào các yếu tố nào? * Theo công thức thì ta có cách nào làm tăng điện dung của tụ điện ? Hoạt động 4 Ghép tụ điện HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH SỰ TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN Học sinh nhận xét về cách mắc song song Viết công thức tính điện tích của tụ 1 , tụ 2 và của bộ 2 tụ Mối liên hệ giữa Q , Q1 và Q2 Đưa ra công thức tính điện dung tương đương của bộ 2 tụ ghép song song và của bộ n tụ ghép song song Nhận xét về Ctđ so với các C thành phần Học sinh nhận xét về cách mắc nối tiếp và tìm cách thành lập công thức tính điện dung tương đương Nhận xét về Ctđ so với các C thành phần Giáo viên đưa hình vẽ nhiều tụ ghép song song Hiệu điện thế giữa hai đầu bộ tụ và giữa hai đầu từng tụ có mối liên hệ gì ? Giáo viên đưa hình vẽ nhiều tụ ghép nối tiếp Nhận xét về điệ tích các tụ khi ghép nối tiếp Hoạt động 5 Củng cố và vận dụng kiến thức HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH SỰ TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN Tự lực làm việc Trình bày lời giải theo yêu cầu của giáo viên Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi và giả bài tập trong sách giáo khoa Gợi ý phương hướng giải .

File đính kèm:

  • docGAn . Tu đien .DOC
Giáo án liên quan