Giáo án Vật lý 6 tiết 19 bài 16: Ròng rọc

TIẾT 19: BÀI 16 : RÒNG RỌC

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

Nêu được hai thí dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống. Và chỉ rõ được lợi ích của chúng trong cuộc sống.

2. Kỹ năng :

Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp.

3. Thái độ :

 Tạo hứng thú khám phá thế giới tự nhiên, hứng thú học tập bộ môn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2518 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 19 bài 16: Ròng rọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19: Bài 16 : ròng rọc I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Nêu được hai thí dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống. Và chỉ rõ được lợi ích của chúng trong cuộc sống. 2. Kỹ năng : Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp. 3. Thái độ : Tạo hứng thú khám phá thế giới tự nhiên, hứng thú học tập bộ môn. II. Chuẩn bị của thầy và trò : 1. Thầy : Bảng phụ; 5 lực kế (GHĐ 2,5N); 1 khối trụ kim loại có móc, nặng 2N; một giá đỡ có thanh ngang; 3 ròng rọc TN; kẻ sẵn bảng 16.1 Kết quả thí nghiệm. 2. Trò : Thực hiện đầy đủ bước 5 tiết 18. III. Tiến trình bài dạy : Hđ của thầy và trò Nd chính Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ + Tổ chức tình huống học tập. Kiểm tra : Một đòn bẩy phải có những yếu tố nào ? Khi nào dùng đòn bẩy được lợi về lực ? Tổ chức tình huống học tập : Cho HS quan sát hình 16.1 SGK. Những người trong hình 16.1 SGK đang làm gì? Cho HS tìm hiểu xem những người đó đang tiến hành công việc so với hình 13.1 SGK như thế nào ? Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc. GV: Giới thiệu hình vẽ 16.2 SGK (phóng to) I. Tìm hiểu về ròng rọc: HS: Đọc thông tin ở mục I – SGK. GV: Hãy mô tả các ròng rọc vẽ ở hình 16.2. HS: Một, hai em đứng tại chỗ trả lời câu C1 GV: Theo em thế nào được gọi là ròng rọc cố định ? Thế nào là ròng rọc động ? HS: Trả lời: Ròng rọc cố định là ròng rọc quay quanh một trục cố định. Ròng rọc động là ròng rọc chuyển động cùng với vật. SGK C1 Ròng rọc gồm một bánh xe có rãnh quay được quanh một trục có sợi dây vắt qua. Hoạt động 3: Tìm xem ròng rọc giúp con người làn việc dễ dàng hơn như thế nào? II. Ròng rọc … hơn như thế nào ? GV: Tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo 4 nhóm như SGK. HS: Tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV. Sau đó thống nhất kết quả trả lời câu C2 . Bảng 16.1. Kết quả thí nghiệm 1. Thí nghiệm: C2 : SGK Lực kéo vật lên trong trường hợp Chiều của lực kéo Cường độ của lực kéo Không dùng ròng rọc Từ dưới lên 2 N Dùng ròng rọc cố định Từ trên xuống 2 N Dùng ròng rọc động Từ dưới lên 1 N GV: Tổ chức cho HS nhận xét thí nghiệm. HS: Thảo luận theo nhóm để rút ra nhận xét. 2. Nhận xét: C3 : SGK Chiều khác nhau; cùng cường độ. Chiều giống nhau; cường độ nhỏ hơn 1 nửa. HS: Hoạt động cá nhân để rút ra kết luận. GV: Chốt lại kết luận. HS: Đọc to kết luận. 3. Rút ra kết luận: C4 : SGK (1) … cố định … (2) … động … Hoạt động 4: Củng cố + Vận dụng. HS hoạt động cá nhân câu C5 . GV gọi vài HS nêu thí dụ của mình. HS khác nhận xét. C5 . ( Theo thí dụ đúng của HS ) GV: Dùng ròng rọc có lợi gì ? HS: Thay đổi được hướng của lực kéo (Ròng rọc cố định) hoặc thay đổi được độ lớn của lực kéo (Ròng rọc động). C6 . HS thảo luận theo bàn câu C7 . GV gọi vài đại diện HS trả lời câu hỏi. Cả lớp cùng thảo luận để hợp thức hóa câu trả lời. C7 . Sử dụng hệ thống ròng rọc ở hình thứ hai có lợi hơn. Vì vừa giảm được cường độ, vừa thay đổi được hướng của lực kéo. IV. Hướng dẫn học ở nhà : Học bài theo SGK + Vở ghi.

File đính kèm:

  • docrong roc.doc
Giáo án liên quan