Tiết 24 Bài 21 MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT
I. Mục tiêu bài dạy:
• Kiến thức:
Nhận biết được sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn.
Mô tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép.
Giải thích một số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhiệt.
• Kỹ năng:
Phân tích hiện tượng để rút ra nguyên tắc hoạt động của băng kép.
Giải thích một số ứng dụng về sự nở vì nhiệt.
Rèn kỹ năng quan sát so sánh.
• Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
• Các nhóm:
1 băng kép và giá TN để lắp băng kép.
1 đèn cồn.
• Cả lớp:
1 bộ dụng cụ TN hình 21.1
Cồn, bông.
1 chậu nước.
Khăn.
Hình vẽ khổ lớn: 21.2; 21.3; 21.5
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2977 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 24: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt - Trường THCS Phước Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Ngày soạn:
Tiết 24 Bài 21 MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT
Mục tiêu bài dạy:
Kiến thức:
Nhận biết được sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn.
Mô tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép.
Giải thích một số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhiệt.
Kỹ năng:
Phân tích hiện tượng để rút ra nguyên tắc hoạt động của băng kép.
Giải thích một số ứng dụng về sự nở vì nhiệt.
Rèn kỹ năng quan sát so sánh.
Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc.
Chuẩn bị:
Các nhóm:
1 băng kép và giá TN để lắp băng kép.
1 đèn cồn.
Cả lớp:
1 bộ dụng cụ TN hình 21.1
Cồn, bông.
1 chậu nước.
Khăn.
Hình vẽ khổ lớn: 21.2; 21.3; 21.5
Tổ chức hoạt động dạy – học:
On định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Bài cũ:
HS1: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí? Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên.
HS2: - Tại sao vào những ngày trời nắng gắt, không nên bơm lớp xe quá căng?
- Khi nóng lên, bầu ống quản và thủy ngân của nhiệt kế đều nở ra. Tại sao thủy ngân vẫn dâng lên trong ống quản của nhiệt kế.
Bài mới
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập:
Tại sao khi chúng ta muốn ủi đồ thì gắm phích cắm vào nguồn bóng đèn của bản ủi sáng sau đó một thời gian bóng đèn đó lại không sáng (khi bàn ủi đã đủ độ nóng). Để trả lời câu hỏi này chùng ta cùng nghiên cứu ở bài này.
HĐ2: Lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt.
1. Thí nghiệm:
GV: Bố trí TNo như hình vẽ 21.a trang 65 SGK
? Sau khi hơ nóng chốt ngang đó như thế nào? Có hiện tượng gì xảy ra đối với thanh thép khi nó nóng lên?
? Sau khi hơ nóng thanh thép nở ra, bây giờ thầy lại không hơ nóng nữa mà bố trí TNo như hình 21.b rồi dùng khăn thấm nước rồi áp vào thanh thép để làm cho thanh thép lạnh đi.
? Khi làm lạnh các em quan sát xem chốt ngang nó sẽ như thế nào?
? Chốt ngang gãy chứng tỏ đều gì đối với thanh thép?
? Tại sao trong cả 2 trường hợp (thanh thép được hơ nóng hoặc làm lạnh) đều làm cho chốt ngang gãy?
2. Rút ra kết luận:
Yêu cầu HS chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống C4.
HĐ3: Vận dụng:
? Tại sao khi lợp nhà bằng tôn phẳng người ta đóng đinh ở một đầu, còn đầu kia phải để tự do?
? Tại sao khi lắp ráp các đường ray xe lửa, ở mỗi đoạn nối của đường ray người ta đều chừa 1 khe hở?
? Hình 21.3 vẽ gối đỡ ở 2 đầu cầu của một số cầu thép. Hai gối đỡ đó có cấu tạo giống nhau không? Tại sao một gối đỡ phải đặt trên các con lăn.
HĐ4: Nghiên cứu băng kép:
Làm thí nghiệm:
GV: Yêu cầu HS đọc phần thông tin.
GV: Giới thiệu cấu tạo của băng kép? Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau, được tán chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh.
? Đồng và thép nở vì nhiệt như nhau hay khác nhau?
? Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh nào? Tại sao?
? Băng kép đang thẳng nếu làm cho lạnh đi thì nó có bị cong không? Nếu có thì cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?
? Em nào rút ra được nhận xét về băng kép?
HĐ5: Các ứng dụng của băng kép trong cuộc sống:
GV: Giới thiệu một số thiết bị tự động đóng cắt mạch điện sử dụng băng kép. VD: bàn là…
Sau đó giới thiệu hình 21.5, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
? Tại sao bàn là điện lại tự đóng ngắt khi đã đủ nóng?
HS: Lắng nghe.
HS: Quan sát TNo
HS: - Sau khi hơ nóng chốt ngang bị gãy.
- Thanh thép nở ra.
HS: Chốt ngang gãy.
HS: Thanh thép co lại.
HS: Khi dãn nở (co lại) vì nhiệt, nếu bị ngăn cản, thanh thép có thể gây ra một lực rất lớn.
Câu 4:
a) Khi thanh thép nở ra vì nhiệt nó gây ra lực rất lớn.
b) Khi thanh thép co lại vì nhiệt nó cũng gây ra lực rất lớn.
HS: Để khi trời nóng tôn nở ra sẽ không làm rách lỗ đinh.
HS: Để khi trời nóng các thanh ray dãn nở và chúng không bị cong vênh.
HS: Không giống nhau, một đầu được đặt cố định gối lên các con lăn, tạo điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản.
HS: Tiến hành đọc.
- Làm TNo:
+ Mặt đồng ở phía dưới (H21.4a)
+ Mặt đồng ở phía trên (H21.4b)
HS: Khác nhau
HS: Cong về phía thanh đồng; vì đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng dài hơn và nằm ngoài vòng cung.
HS: Có và cong về phía thanh thép. Đồng co lại vì nhiệt nhiều hơn thép, nên thanh đồng ngắn hơn, thanh thép dài hơn và nằm phía ngòai vòng cung.
HS: à
HS: Khi đủ nóng, băng kép cong lại về phía thanh đồng làm ngắt mạch điện, thanh đồng nằm trên.
Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.
- Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại.
- Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng – ngắt tự động mạch điện.
Củng cố – Hướng dẫn về nhà:
Gọi vài HS nhắc lại phần ghi nhớ của bài.
Về nhà: Làm bài tập 21.2 đến 21.6
Chuẩn bị: Bài: “NHIỆT KẾ – NHIỆT GIAI”
RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- TIET 24 MOT SO UNG DUNG CUA SU NO VI NHIET.doc