Tiết 1 ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu :
- HS biết xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dung cụ đo .
- Rèn luyện kỹ năng ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo , độ dài của một số vật , tính giá trị trung bình .
- Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác trong hoạt động thu thông tin .
II. Chuẩn bị :
- GV : Tranh vẽ thước kẻ GHĐ 20cm , ĐCNN 1mm .
- HS : Mỗi nhóm : Thước kẻ , thước dây , thước cuộn . Bảng kết quả đo độ dài 1.1 .
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 6 tuần 1 đến 13, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày soạn : 10.11 Tiết 1 ĐO ĐỘ DÀI
Ngày dạy : 13.11 ( 63 , 64 )
I. Mục tiêu :
- HS biết xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dung cụ đo .
- Rèn luyện kỹ năng ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo , độ dài của một số vật , tính giá trị trung bình .
- Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác trong hoạt động thu thông tin .
II. Chuẩn bị :
- GV : Tranh vẽ thước kẻ GHĐ 20cm , ĐCNN 1mm .
- HS : Mỗi nhóm : Thước kẻ , thước dây , thước cuộn . Bảng kết quả đo độ dài 1.1 .
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động thầy trò
Nội dung
1. Hoạt động 1 (5ph) Giới thiệu chương .
- GV cho HS quan sát trang 5 và tìm hiểu xem chương I nghiên cứu gì ?
- GV chỉnh sửa sai sót của HS , chốt lại vấn đề .
2. Hoạt động 2 ( 18ph) Đơn vị đo độ dài
- GV cho HS đọc đối thoại giữa hai chị em .
- HS trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài .
- HS nhắc lại đơn vị đo độ dài đã biết .
- GV giới thiệu đơn vị đo độ dài của nước ta .
- Cho HS làm C1 theo nhóm .
- GV giới thiệu đơn vị đo độ dài khác là inh , foot .
- GV yêu cầu HS đọc C1 và thực hiện .
- HS nhận xét giá trị ước lượng và giá trị đo .
- Tương tự HS làm C2 .
- Tại sao phải ước lượng độ dài trước khi đo ?
3. Hoạt động 3 (8ph) Tìm hiểu dung cụ đo độ dài
- HS quan sát hình 1.1 và trả lời C4 .
- HS đọc khái niệm GHĐ và ĐCNN .
- HS trả lời C5 .
- GV treo tranh vẽ thước và giới thiệu GHĐ và ĐCNN
- HS hoạt động cá nhân trả lời C6 , C7 .
- GV kiểm tra HS tại sao lại chọn như thế .
- GV chốt lại chọn thước có ĐCNN và GHĐ phù hợp giúp ta có kết quả chính xác .
4. Hoạt động 4 (15ph) Vận dụng
- HS đọc yêu cầu SGK và thực hiện như SGK .
- GV quan sát các nhóm làm việc .
- Các nhóm phân công nhau công việc cần thiết và ghi kết quả vào bảng 1.1 .
5. Hoạt động 5 (5ph) Củng cố
- Đơn vị đo độ dài là gì ?
- Tại sao phải ước lượng độ dài vật cần đo trước khi đo ?
- Khi dùng thước phải chú ý điều gì ?
- HS làm bài tập 1, 2 SBT .
6. Hoạt động 6 (5ph) Hướng dẫn về nhà
- Trả lời câu hỏi phần củng cố và học thuộc lòng .
- Làm bài tập 4, 5, 6 SBT .
- Chuẩn bị bài mới :
+ Dùng thước thẳng đo chiều dài của quyển sách , sau đó nêu các bước đo độ dài của một vật .
I. Đơn vị đo độ dài :
Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét ( m ) .
II.Tìm hiểu dung cụ đo độ dài :
Mỗi dụng cụ đo độ dài đều có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất .
- Giới hạn đo là độ dài lớn nhất ghi trên thước .
- Độ chia nhỏ nhất là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
III. Vận dụng :
SGK
Tuần 2
Ngày soạn : 15.11 Tiết 2 ĐO ĐỘ DÀI (tt)
Ngày dạy : 20.11 ( 63 , 64 )
I. Mục tiêu :
- Củng cố việc xác định GHĐ và ĐCNN của thước .
- Rèn luyện kỹ năng đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả .
- Rèn luyện tính trung thực thông qua bảng báo cáo kết quả .
II. Chuẩn bị :
- GV : Tranh vẽ phóng to 2.1 , 2.2 , 2.3
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động thầy trò
Nội dung
Hoạt động 1 (8ph) Kiểm tra bài củ
- HS1 :
+ Nêu đơn vị đo độ dài .
+ Đổi đơn vị :
1km = ? m
1mm = ? m
1dm = ? m
- HS2 :
+ GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo là gì ?
+ Sửa bài tập 4, 5 SBT .
Hoạt động 2 (18ph) Cách đo độ dài
- GV cho HS hoạt động nhóm thảo luận các câu hỏi C1 , C2, C3, C4, C5 .
- HS thảo luận ghi ra kết quả của nhóm , sau đó đại diện nhóm trình bày .
- GV nhận xét bài làm của từng nhóm .
- HS làm việc cá nhân câu C6 .
- GV cho HS nêu phương án của mình .
- Từ C6 ,GV cho HS rút ra cách đo độ dài .
Hoạt động 3 (16ph) Vận dụng
- GV cho HS làm lần lượt từ C7 đến C10 .
- GV cho HS đọc phần “ có thể em chưa biết”SGK .
- HS làm bài tập 7, 8, 9 SBT .
Hoạt động 4 ( 3ph) Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc các bước đo độ dài .
- Làm bài tập 12, 13 SBT .
- Chuẩn bị :
+ Kể tên một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết . Các dụng cụ đó được dùng ở đâu ?
+ Cho biết đơn vị đo thể tích chất lỏng mà em đã học ở Tiểu học .
I. Cách đo độ dài :
- Ước lượng .
- Chọn thước .
- Đặt thước .
- Nhìn .
- Đọc và ghi kết quả .
II.Vận dụng :
SGK
Tuần 3
Ngày soạn : 24.11 Tiết 3 ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
Ngày dạy : 27.11 ( 63 , 64 )
I. Mục tiêu :
- Kể tên được một số dụng cụ dùng để đo thể tích .
- Biết xác định thể tích chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp .
II. Chuẩn bị :
- Mỗi nhóm : nước , bình đựng nước , bình chia độ , ca đong .
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động thầy trò
Nội dung
Hoạt động 1 ( 10ph) Kiểm tra bài củ
- HS1 : Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước là gì ? Tại sao phải ước lượng độ dài trước khi đo ?
Sửa bài tập 2.9 SBT
- HS2 : Nêu các bước đo độ dài ? Sửa bài tập 2.7 , 2.8 SBT .
- GV đặt vấn đề vào bài mới .
Hoạt động 2 (5ph) Đơn vị đo thể tích
- GV cho học sinh đọc phần thông tin SGK .
- HS trả lời câu hỏi : Đơn vị đo thể tích là gì ? Nêu các đơn vị đo thể tích thường dùng ?
- HS làm C1 .
- Kể tên các loại chai , bình chứa có dùng các đơn vị trên .
Hoạt động 3 (10ph) Đo thể tích chất lỏng
- GV : Nêu các dụng cụ đo thể tích mà em biết ?
- GV giới thiệu dụng cụ đo thể tích trong phòng thí nghiệm .
- HS quan sát hình 3.2 sau đó tìm GHĐ và ĐCNN của các dụng cụ trên .
- Tương tự như cách đo độ dài GV cho HS nêu cách đặt dụng cụ , nhìn , đọc kết quả trong đo thể tích bằng cách làm C6, C7, C8 .
- HS tìm từ điền vào chỗ trống ở C9 . Từ đó rút ra kết luận cách đo thể tích .
Hoạt động 4 (10ph) Thực hành
- HS đọc yêu cầu thực hành .
- GV cho HS tiến hành thực hành theo nhóm và kết kết quả vào bảng .
Hoạt động 5 (7ph) củng cố
- HS trả lời câu hỏi nêu ở đầu bài .
- Đơn vị đo thể tích ? Kể các dụng cụ đo thể tích mà em biết ? Các dụng cụ đó thường được dùng ở đâu ?
- Khi đo thể tích chất lỏng ta cần chú ý gì để kết quả đo được chính xác ?
- HS làm bài tập 3.1 , 3.2 SBT .
Hoạt động 6 (3ph) Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo câu hỏi phần củng cố .
- Làm bài tập 3.4 , 3.5 , 3.6 , 3.7 SBT
- Chuẩn bị :
+ Cho ví dụ về vật rắn không thấm nước .
+ Dụng cụ dùng để đo vật rắn không thấm nước ?
+ Mỗi nhóm :1 hòn đá, bình chia độ, bình tràn , bình chứa và bảng kết quả 4.1 .
I. Đơn vị đo thể tích
Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối ( m3) và lít ( l ) .
1l = 1dm3
1ml = 1cm3 = 1 cc
II. Đo thể tích chất lỏng :
1/ Dụng cụ đo thể tích :
- Dụng cụ đo thể tích : ca đong , bình chia độ , bơm tiêm , ...
- Mỗi dụng cụ đo đều có GHĐ và ĐCNN .
2/ Cách đo thể tích :
- Ước lượng
- Chọn dụng cụ .
- Đặt dụng cụ .
- Đặt mắt nhìn .
- Đọc và ghi kết quả .
III. Thực hành :
SGK
Tuần 4
Ngày soạn : 01.12 Tiết 4 ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN
Ngày dạy : 04.12 ( 63 , 64 ) KHÔNG THẤM NƯỚC
I. Mục tiêu :
- Sử dụng các dụng cụ đo để xác định thể tích vật rắn có hình dạng bất kỳ .
- Tuân thủ các quy tắc đo và trung thực với các số liệu đo được .
II . Chuẩn bị :
- Mỗi nhóm :1 hòn đá, bình chia độ, bình tràn , bình chứa .
- Bảng kết quả 4.1 .
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động thầy trò
Nội dung
Hoạt động 1 (10ph) Kiểm tra bài củ
- HS1 : Nêu đơn vị đo thể tích .
Đổi đơn vị :
1m3 = ? cm3
1m3 = ? ml = ? cc
- HS2 : Kể các dụng cụ đo thể tích mà em biết ? Các dụng cụ đó thường được dùng ở đâu ?
Sửa bài tập 3.5 SBT
- GV đặt vấn đề giới thiệu bài mới .
Hoạt động 2 (15ph) Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước .
- HS dự đoán phương án đo vật rắn không thấm nước .
- GV điều chỉnh các phương án xem phương án nào thực hiện được , phương án nào không ?
- HS quan sát hình 4.2 và mô tả cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ .
- HS quan sát hình vẽ thảo luận nhóm thống nhất trả lời C2 .
- GV kiểm tra các nhóm , nhận xét .
Hoạt động 3 (15ph) Thực hành
- GV kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng thực hành của các nhóm .
- Nhóm trưởng nhận bình chia độ sau đó tiến hành đo vật rắn tự chọn và ghi kết quả vào bảng .
- Các nhóm thực hành xong báo cáo kết quả cho GV .
- GV nhận xét , đánh giá kết quả của các nhóm .
Hoạt động 4 (3ph) Vận dụng
- HS quan sát hình 4.4 trả lời C4 .
- HS làm 4.1, 4.2 , 4.3 SBT
Hoạt động 5 (2ph) Hướng dẫn về nhà
- Dụng cụ đo thể tích vật rắn không thấm nước ? Nêu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng cách dùng bình chia độ .
- Làm bài tập 4.4 , 4.5 , 4.6 SBT
- Chuẩn bị :
+ Nêu đơn vị đo khối lượng đã được học ở Tiểu học .
+ Kể các loại cân dùng để đo khối lượng mà em biết . Các loại cân đó thường được dùng ở đâu ?
I. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước .
1/ Dùng bình chia độ :
- Đổ nước vào bình đo V1
- Thả hòn đá vào đo V2
- Thể tích vật Vvật = V2 – V1
2/ Dùng bình tràn :
SGK
II. Thực hành :
SGK
III. Vận dụng :
SGK
Tuần 5
Ngày soạn : 08.12 Tiết 5 KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG
Ngày dạy : 11.12 ( 63 , 64 )
I. Mục tiêu :
- HS hiểu được khối lượng của một vật là gì ?
- Điều chỉnh được cân Rôbecvan và biết cách sử dụng .
- Đo được khối lượng của một vật bằng cân Rôbecvan .
- Nhận biết được quả cân và giới hạn đo .
II. Chuẩn bị :
Mỗi nhóm : Cân Rôbecvan , quả cân , vật cần cân .
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động thầy trò
Nội dung
Hoạt động 1 ( 5ph) Kiểm tra bài củ
- Dụng cụ đo thể tích vật rắn không thấm nước ? Nêu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng cách dùng bình chia độ .
- Sửa bài tập 4.4 SBT
- GV đặt vấn đề vào bài như SGK .
Hoạt động 2 ( 15ph) Khối lượng , đơn vị khối lượng
- HS hoạt động nhóm trả lời C1 .
- HS hoạt động cá nhân trả lời C2 , C3 , C4 , C5 , C6 để hình thành khái niệm khối lượng .
- HS nhắc lại các đơn vị đo khối lượng đã được học ở Tiểu học .
- GV cho HS điền vào chỗ trống :
1kg = ? g ; 1tạ = ? kg ; 1tấn = ? kg ; 1g = ? kg
- GV giới thiệu đơn vị khối lượng là kilôgam (kg) .
- GV cho HS đọc thông tin kg SGK .
- GV chốt lại vấn đề .
Hoạt động 3 (15ph) Đo khối lượng
- HS quan sát hình 5.2 SGK .
- GV giới thiệu cân Rôbecvan , yêu cầu HS chỉ ra : đòn cân , đĩa cân , kim , hộp quả cân .
- HS hoạt động nhóm tìm hiểu GHĐ và ĐCNN của cân.
- HS thực hiện C9 .
- GV cho HS cân vật theo các bước như C9 .
- GV uốn nắn cách cân .
- GV : Em hãy kể các loại cân mà em biết ? Các loại cân đó thường được dùng ở đâu ?
- GV cho HS nhận biết các loại cân ở hình vẽ SGK .
Hoạt động 4 (5ph) Vận dụng , củng cố
- HS trả lời câu C13 .
- Đơn vị đo khối lượng ?
- HS làm bài tập 5.1 , 5.2 SBT
Hoạt động 5 (5ph) Hướng dẫn về nhà
- Đơn vị đo khối lượng ?
- Dụng cụ dùng để đo khối lượng ? Em hãy kể các loại cân mà em biết ? Các loại cân đó thường được dùng ở đâu ?
- Làm bài tập 5.3 , 5.4 SBT .
- Học lại các kiến thức đã học tiết sau làm kiểm tra 15ph .
- Tìm hiểu thí nghiệm 1, 2, 3 bài “ Lực. Hai lực cân bằng ”
I. Khối lượng,đơn vị khối lượng
1/ Khối lượng :
- Mọi vật đều có khối lượng .
- Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó .
2/ Đơn vị của khối lượng :
Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của Việt Nam là kilôgam (kg) .
II. Đo khối lượng :
1/ Tìm hiểu cân Rôbecvan :
Hình 5.2 SGK
2/ Cách dùng cân Rôbecvan :
SGK
3/ Các loại cân khác :
Cân y tế , cân đồng hồ , cân bàn , cân đòn .
III. Vận dụng :
SGK
Tuần 6
Ngày soạn : 15.12 Tiết 6 LỰC - HAI LỰC CÂN BẰNG
Ngày dạy : 18.12 ( 63 , 64 )
I. Mục tiêu :
- Nêu được các lực đẩy , lực hút và chỉ ra được phương chiều của các lực đó . Nêu được ví dụ hai lực cân bằng .
- Nêu được các nhận xét sau khi quan sát thí nghiệm .
- Sử dụng được các thuật ngữ : Lực đẩy , lực hút , phương , chiều , lực cân bằng .
II. Chuẩn bị :
Mỗi nhóm : xe lăn , lò xo lá tròn, lò xo dài , nam châm ,quả gia trọng , móc treo, giá .
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động thầy trò
Nội dung
Hoạt động 1 (15ph) Kiểm tra 15ph
Hoạt động 2 (10ph) Lực
- Học sinh đọc câu hỏi đầu bài và trả lời câu hỏi .
- GV giới thiệu bài mới .
- GV cho HS hoạt động nhóm lần lượt làm 3 TN như SGK . Chú ý ở mỗi thí nghiệm GV cho HS nêu dụng cụ , cách tiến hành thí nghiệm và nhận xét .
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm sao cho HS thấy được lực đẩy , lực kéo , lực hút .
- Cho HS điền vào chỗ trống ở C4 rồi rút ra kết luận.
- HS cho một số thí dụ về tác dụng lực .
Hoạt động 3 (5ph) Phương và chiều của lực .
- Cho HS đọc thông tin SGK và trả lời C5 .
- Một lực có mấy phương , mấy chiều ?
- HS trả lời như SGK .
Hoạt động 4 (10ph) Hai lực cân bằng
- GV cho HS quan sát hình 6.1 và trả lời C6, C7 .’
- GV nhấn mạnh trường hợp 2 đội mạnh ngang nhau thì dây vẫn đứng yên và khi đó ta có 2 lực cân bằng .
- GV hướng dẫn HS làm C8 .
- GV nhấn mạnh ý chính .
- Khi nào ta có 2 lực cân bằng ?
Hoạt động 5 (3ph) Vận dụng
- HS trả lời C9 và C10 SGK .
- GV nhận xét và cho HS ghi vào vở .
Hoạt động 6 (2ph) Hướng dẫn về nhà
- Thế nào gọi là lực ? Hai lực cân bằng là gì ?
- Chuẩn bị :
+ Khi tác dụng lực vào lò xo thì lò xo sẽ như thế nào?
+ Khi xe lăn đang đứng yên ta tác dụng vào xe 1 lực thì xe như thế nào ?
+ Xem thí nghiệm trang 25 SGK và nêu nhận xét .
I. Lực
1/ Thí nghiệm
a/ Thí nghiệm 1
SGK
b/ Thí nghiệm 2
SGK
c/ Thí nghiệm 3
SGK
2/ Kết luận
Tác dụng đẩy ,kéo của vật này lên vật khác gọi là lực .
II. Phương và chiều của lực
Mỗi lực có phương và chiều xác định .
III. Hai lực cân bằng
Nếu chỉ có 2 lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì 2 lực đó là 2 lực cân bằng .
Hai lực cân bằng là 2 lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều .
trang 11
IV. Vận dụng
SGK
Tuần 7
Ngày soạn : 22.12 Tiết 7 TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC
Ngày dạy : 25.12 ( 63 , 64 )
I. Mục tiêu :
- Nêu được 1 số thí dụ về lực tác dụng lên vật làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm vật biến dạng .
- Biết lắp ráp , phân tích thí nghiệm , rút ra quy luật của vật chịu tác dụng lực .
- Nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng vật lý , xử lý thông tin .
II. Chuẩn bị :
Mỗi nhóm : 1 xe lăn ,1 máng nghiêng , 1 lò xo xoắn, 1 lò xo lá tròn , 2 hòn bi , 1 sợi dây.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động thầy trò
Nội dung
Hoạt động 1 (10ph) Kiểm tra bài củ
- HS1 : Lực là gì ? Thế nào là 2 lực cân bằng ? Cho thí dụ về 2 lực cân bằng .
- HS2 : Chữa bài tập 6.3 ,6.4 SBT .
- GV cho HS câu hỏi đầu bài và trả lời .
- GV giới thiệu bài mới .
Hoạt động 2 (5ph) Những hiện tượng cần chú quan sát khi có lực tác dụng .
- GV cho HS đọc thông tin về sự chuyển động và trả lời câu C1 .
- HS đọc thông tin về sự biến dạng và trả lời C2 .
Hoạt động 3 (10ph) Những kết quả tác dụng của lực
- GV hướng dẫn HS tiến hành làm thí nghiệm C3, C4, C5, C6 .
- HS lần lượt tiến hành từng thí nghiệm và rút ra kết luận .
- GV phân tích cho HS thấy sự biến đổi của chuyển động và biến dạng củavật .
- Từ các thí nghiệm HS chọn từ thích hợp điền vào C7,C8 .
- GV nhận xét và cho HS ghi vào vở .
Hoạt động 4 (15ph) Vận dụng
- HS trả lời C9,C10,C11 .
- GV kiểm tra nhận thức của HS , gợi ý để HS có thói quen phân tích hiện tượng .
- HS đọc phần có thể em chưa biết SGK .
Hoạt động 5 (5ph) Hướng dẫn về nhà
- Nêu kết quả của lực tác dụng lên vật .
- Làm bài tập 7.1 , 7.2, 7.3 SBT .
- Chuẩn bị :
+ Phương chiều của lực .
+ Đọc phần đối thoại bài “ Trọng lực ” và trả lời câu hỏi : Tại sao khi ta cầm viên phấn , buông ra thì viên phấn rơi xuống đất ?
+ Đơn vị lực là gì ?
I. Những hiện tượng cần chú quan sát khi có lực tác dụng .
1/ Những biến đổi chuyển động
SGK
2/ Những sự biến dạng
SGK
II. Những kết quả tác dụng của lực
1/ Thí nghiệm
SGK
2/ Kết luận
Lực tác dụng lên vật có thể làm biến đổi chuyển động vật đó hoặc có thể làm nó biến dạng .
III. Vận dụng
SGK
Tuần 8
Ngày soạn : 05.01 Tiết 8 TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC
Ngày dạy : 08.01 ( 63 , 64 )
I. Mục tiêu
- HS nắm được trọng lực là gì , nêu được phương và chiều của trọng lực .
- Nắm được đơn vị đo lực là gì ?
- Sử dụng được dây dọi để xác định phương thẳng đứng .
II. Chuẩn bị
Mỗi nhóm : Giá treo, lò xo, quả nặng , dây dọi , êke .
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động thầy trò
Nội dung
Hoạt động 1 (5ph) Kiểm tra bài củ
- Nêu kết quả của lực tác dụng lên vật .
Chữa bài tập 7.1,7.2 SBT
- GV giới thiệu bài mới từ mẫu đối thoại nêu ra ở đầu bài .
Hoạt động 2 (10ph) Trọng lực là gì ?
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm .
- HS quan sát , nhận xét hiện tượng trả lời C1, C2 .
- GV cho HS thấy được quả nặng đứng yên tức là có 2 lực cân bằng và viên phấn rơi tức là đã biến đổi chuyển động .
- HS tìm từ thích hợp điền vào ô trống C3 .
- Từ C3 GV hướng dẫn HS rút ra kết luận trọng lực, trọng lượng là gì ?
Hoạt động 3 (10ph) Phương và chiều của trọng lực
- HS đọc thông tin về dây dọi và phương thẳng đứng .
- HS làm thí nghiệm để xác định phương và chiều của trọng lực .
- Từ thí nghiệm HS tìm từ thích hợp điền vào ô trống và rút ra kết luận .
- GV hướng dẫn HS lập luận để thấy phương của trọng lực là phương của dây dọi.
Hoạt động 4 (10ph) Đơn vị lực
- Hs đọc thông tin về đơn vị lực SGK .
- Tại sao trọng lượng của quả cân 1kg là 10N ?
Hoạt động 5 (7ph) Vận dụng
- GV cho HS tiến hành thí nghiệm C6 và rút ra kết luận .
- Trọng lực là gì ? Phương và chiều của trọng lực ?
- Đơn vị lực là gì ? Trọng lượng của vật có khối lượng 1kg ?
Hoạt động 6 (3ph) Hướng dẫn về nhà
- Trọng lực là gì ? Phương và chiều của trọng lực ?
- Đơn vị lực là gì ? Trọng lượng của vật có khối lượng 1kg ?
- Làm bài tập 8.1 ,8.2 ,8.3 SBT .
- Ôn lại tất cả các kiến thức , các bài tập từ bài 1 đến bài 8 để kiểm tra 45 ph .
I. Trọng lực là gì ?
1/ Thí nghiệm
SGK
2/ Kết luận
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất .
- Trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật đó .
II. Phương và chiều của trọng lực
Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới .
III. Đơn vị lực
- Đơn vị lực là Niutơn ( N ) .
- Trọng lượng của quả nặng 100g bằng 1N .
IV. Vận dụng
SGK
Tuần 9
Ngày soạn : 10.01 Tiết 9 KIỂM TRA 1 TIẾT
Ngày dạy : 14.01 ( 63 , 64 )
I.Trắc nghiệm : ( 5đ ) Hãy đánh dấu (X) vào trước câu trả lời đúng .
Câu 1. Dụng cụ đo thể tích là :
A. Cân B. Thước C. Bình chia độ. D. Lực kế .
Câu 2. Đơn vị lực là :
A. Kilôgam B. Mét khối C. Mét D. Niutơn.
Câu 3. Giới hạn đo của thước là
A. Độ dài lớn nhất ghi trên thước . B. Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước .
C. Độ dài của cái thước . D. Độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước đó .
Câu 4. Có thể dùng bình chia độ và bình tràn đo thể tích vật nào dưới đây ?
A. 1 bát gạo. B. 1 hòn đá C. 1 viên phấn. D. Một gói bông .
Câu 5. Khi một quả bóng bị đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì ?
Chỉ làm biến dạng quả bóng.
Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Không làm biến dạng cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Vừa làm biến dạng quả bóng vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Câu 6. Trọng lượng của quả cân 100g là
A. 0,1N B. 1N C. 10N D. 100N
Câu 7. Phương và chiều của trọng lực ?
Có phương nằm ngang và chiều từ trái sang phải .
Có phương nằm ngang và chiều từ phải sang trái .
Có phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống dưới .
Có phương thẳng đứng và chiều từ dưới lên trên .
Câu 8. Khi cày , con trâu đã tác dụng vào cái cày một lực gì ?
A. Lực kéo . B. Lực đẩy . C. Lực nâng . D. Lực uốn .
Câu 9. Một em bé giữ chặt một đầu dây làm cho quả bóng không bay lên được. Quả bóng đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Đó là lực đẩy lên của không khí và lực giữ dây của em bé.
A. Đúng B. Sai.
Câu 10. Dụng cụ để thể tích vật rắn không thấm nước là
A. Bình chia độ . B. Bình tràn .
C. Bình chia độ, bình tràn . D. Cả A, B, C đều sai .
II. Tự luận : ( 5đ )
Câu 1. (2,5 điểm) Hãy nêu một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó và một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó .
Câu 2. (2,5 điểm) Em hãy kể tên các loại cân mà em biết . Các loại cân đó thường được dùng ở đâu?
ĐÁP ÁN
I.Trắc nghiệm : ( 5đ )
1 C
2 D
3 A
4 B
5 D
6 B
7 C
8 A
9 A
10 C
Mỗi câu đúng 0,25điểm
II. Tự luận : ( 5đ )
Câu 1. (2,5 điểm)
- Nêu thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật . (1,25đ )
- Nêu thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật . (1,25 điểm )
Câu 2. (2,5 điểm)
- Kể tên 5 loại cân . (1,25 điểm )
Mỗi loại 0,25điểm
- Nêu nơi, địa điểm sử dụng 5 loại cân trên . (1,25 điểm )
Mỗi loại 0,25điểm
Tuần 10
Ngày soạn : 12.01 Tiết 10 LỰC ĐÀN HỒI
Ngày dạy : 15.01 ( 63 , 64 )
I. Mục tiêu
- Nhận biết được vật đàn hồi .
- Trả lời được đặc điểm của lực đàn hồi .
- Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồivào độ biến dạng của vật đàn hồi .
- Có ý thức tìm tòi quy luật vật lý qua hiện tượng tự nhiên .
II. Chuẩn bị
- Mỗi nhóm : 1 giá treo , 1 lò xo , 1 thước ĐCNN mm , 4 quả nặng 50g .
- Bảng ghi kết quả thí nghiệm .
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động thầy trò
Nội dung
Hoạt động 1 (5ph) Kiểm tra bài củ
- GV chữa bài kiểm tra 1 tiết .
- GV nêu câu hỏi như SGK , HS nêu kết quả dự đoán sau đó GV giới thiệu bài mới .
Hoạt động 2 (24ph) Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng .
- HS đo chiều dài lò xo l0 khi chưa treo quả nặng .
- HS làm thí nghiệm đo chiều dài lò xo l1,l2,l3 khi lần lượt treo 1 quả nặng, 2 quả nặng, 3 quả nặng và
ghi kết quả vào bảng 9.1 .
- HS tính l1 – l0 , l2 – l0 , l3 – l0 điền vào bảng 9.1 .
- GV theo dõi HS làm thí nghiệm và hướng dẫn HS ghi kết quả .
- HS điền vào C1 .
HS đọc thông tin về biến dạng đàn hồi và độ biến dạng lò xo .
- HS tính trọng lượng 1 quả nặng, 2 quả nặng, 3 quả nặng và ghi kết quả vào bảng 9.1 .
Hoạt động 3 (7ph) Lực đàn hồi và đặc điểm của nó
- HS đọc thông tin về lực đàn hồi .
- HS trả lời C3, C4 .
- GV cho học sinh nhắc lại lực đàn hồi và đặc điểm của lực đàn hồi .
- Học sinh đọc phần Có thể em chưa biết SGK .
Hoạt động 4 (7ph) Vận dụng
- HS làm C5,C6 .
- Thế nào là biến dạng đàn hồi ?
- Thế nào là lực đàn hồi ?
- Nêu thí dụ vật có lực đàn hồi .
Hoạt động 5 (2ph) Hướng dẫn về nhà
- - Thế nào là biến dạng đàn hồi ?
- Thế nào là lực đàn hồi ?
- Nêu thí dụ vật có lực đàn hồi .
- Làm bài tập 9.1 ,9.2, 9.3 SBT .
- Chuẩn bị :
+ Đơn vị lực ? Dụng cụ đo lực ?
+ Trọng lượng của vật có khối lượng 10kg bằng bao nhiêu N ? Tìm mối liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng của vật ?
I.Biến dạng đàn hồi.Độ biến dạng.
1/ Biến dạng lò xo :
a/ Thí nghiệm
SGK
b/ Kết luận
- Lò xo là vật đàn hồi .
- Sau khi nén hoặc kéo dãn lò xo vừa phải nếu buông ra chiều dài của nó bằng chiều dài ban đầu .
- Biến dạng lò xo gọi là biến dạng đàn hồi .
2/ Độ biến dạng lò xo
SGK
II.Lực đàn hồi và đặc điểm của nó
1/ Lực đàn hồi
Lò xo bị nén hoặc bị kéo dãn thì nó tác dụng lực đàn hồi lên vật tiếp xúc lên 2 đầu nó .
2/ Đặc điểm lực đàn hồi
Độ biến dạng lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn .
III. Vận dụng
SGK
Tuần 11
Ngày soạn : 18.01 Tiết 11 LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC
Ngày dạy : 22.01 ( 63 , 64 ) TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu
- Nhận biết cấu tạo của lực kế , GHĐ và ĐCNN của lực kế .
- Dùng lực kế để đo được lực .
- Sử dụng được công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng . Tính được khối lượng hoặc trọng lượng của một vật .
II. Chuẩn bị
Mỗi nhóm : 1 lực kế lò xo , 1 sợi dây , 2 quả nặng , 1 hòn đá .
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động thầy trò
Nội dung
Hoạt động 1 (5ph) Kiểm tra bài củ
- Thế nào là lực đàn hồi ? Đặc điểm của lực đàn hồi ? Chữa bài tập 9.2 SGK
- GV đặt vấn đề vào bài mới .
Hoạt động 2 (10ph) Tìm hiểu lực kế
- HS đọc thông tin về lực kế sau trả lời câu hỏi : Lực kế là gì ?
- GV cho HS hoạt động nhóm tìm hiểu cấu tạo của lực kế lò xo rồi điền vào C1 .
- HS trả lời C2 .
Hoạt động 3 (10ph) Đo một lực bằng lực kế
- GV hướng dẫn HS cách đo lực bằng lực kế
- HS điền vào C3 .
- HS nhắc lại cách sử dụng lực kế để đo lực
- HS thực hành đo lực theo yêu cầu C4 sau đó trả lời C5 .
- GV theo dõi HS thực hành và nhận xét trả lời C4, C5
Hoạt động 4 (8ph) Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
- HS làm C6 .
- GV nhận xét .
- HS nêu công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng P = 10m .
- GV hướng dẫn HS ghi công thức .
- HS nêu ý nghĩa các đại lượng trong công thức , đơn vị từng đại lượng .
- HS làm bài tập :
+ Cho P = 100N . Tính m .
+ Cho m = 20kg . Tính P .
Hoạt động 5 (10ph) Vận dụng
- HS làm C7, C9 .
- GV nhận xét sửa sai .
- Dụng cụ dùng để đo lực .
- Nêu công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng . Ý nghĩa các đại lượng trong công thức , đơn vị từng đại lượng .
Hoạt động 6 (2ph) Hướng dẫn về nhà
- Nêu dụng cụ dùng để đo lực .
- Nêu côn
File đính kèm:
- Giao an Vat ly 6 nam hoc 0809 moi .doc