Giáo án Vật lý 7 tiết 14: Môi trường truyền âm

Tiết 14: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM

I/ MỤC TIÊU

1- Kiến thức:

 - Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm

 - Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau : rắn, lỏng, khí

2- Kỹ năng:

 - Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào ?

 - Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguốn âm , biên độ dao động âm càng nhỏ âm càng nhỏ

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 tiết 14: Môi trường truyền âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 5 tháng 12 năm 2012 Tiết 14: môi trường truyền âm I/ Mục tiêu 1- Kiến thức: - Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm - Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau : rắn, lỏng, khí 2- Kỹ năng: - Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào ? - Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguốn âm , biên độ dao động âm càng nhỏ đ âm càng nhỏ 3- Thái độ II/ chuẩn bị của giáo viên và học sinh Cả lớp: Tranh phóng to hình 13. 4 Mỗi nhóm : - 2 trống ( chọn loại trống mặt càng căng , mỏng ) - 2 quả cầu bấc - 1 nguồn phát âm dùng vi mạch kèm pin - 1 bình nước có thể cho lọt nguồn phát âm vào bình III/ hoạt động dạy và học: Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra - Tổ chức tình huống học tập Kiểm tra: HS 1: Hãy nêu độ to của âm phụ thuộc vào nguốn âm như thế nào ? Đơn vị đo độ to của âm ? Chữa bài tập 12.1; 12.2 HS 2: Chữa bài tập 12.4 ; 12.5 2- Tổ chức tình huống học tập Trong giờ học tại sao tai chúng ta lại nghe được tiếng thầy cô giảng bài. Khi trong trường ta vẫn nghe được tiếng còi ô tô ở xa ? Vậy bài hôm nay ta nghiên cứu đến môi trường truyền âm 2 HS lên bảng trình bày HS khác dưới lớp chú ý nghe nhận xét Hoạt động 2 : Môi trường truyền âm - Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm 1 trong Sgk , rồi tham gia cùng nhóm chuẩn bị thí nghiệm - Gv hướng dẫn HS : cầm tay trống 1 tránh âm truyền qua chất rắn ( thanh trụ giữa 2 trống hoặc mặt bàn đặt 2 trống ). Trống đặt trên giá đỡ - Gv ghi sẵn lên bảng phụ các bước tiến hành thí nghiệm theo nhóm . Gv quan sát HS làm và chỉnh đốn - Hướng dẫn HS thảo luận kết quả thí nghiệm theo 2 câu hỏi C1, C2 - Gv chốt lại câu trả lời đúng - Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 2 Sgk bố trí thí nghiệm như hình 13.2 Chú ý : Cho 2 nhóm cùng làm các nhóm khác ngồi nghe sau đó đổi nhóm làm để các em quan sát được và nghe được tiếng trống - Qua thí nghiệm , yêu cầu HS trả lời câu hỏi C3 - Yêu cầu HS đọc Sgk trả lời câu hỏi : + Thí nghiệm cần dụng cụ gì ? + Âm truyền đến tai qua những môi trường nào ? + Âm có truyền qua môi trường nước ( chất lỏng ) không ? - Trong chân không , âm có thể truyền qua được không ? - Gv treo tranh hình 13. 4 giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm . Nếu có bơm hút chân không Gv có thể làm thí nghiệm chung cho cả lớp theo dõi , nêu hiện tượng xảy ra - Gv thông báo thêm : Tại sao âm truyền trong môi trường vật chất; khí, rắn, lỏng mà không truyền được trong chân không . Để giải đáp câu hỏi này chúng ta học ở những lớp sau. Tuy nhiên âm chỉ truyền trong môi trường vật chất . - Qua thí nghiệm trên các em rút ra kết luận gì ? Hãy điền vào chỗ trống trong kết luận tr. 38 . Gv hưỡng dẫn HS ghi vào vở - Yêu cầu HS đọc mục 5 và trả lời câu hỏi : + Âm truyền nhanh nhưng có cần thời gian không ? + Trong môi trường vật chất nào âm truyền nhanh nhất ? + Hãy giải thích tại sao ở thí nghiệm 2 : Bạn đứng không nghe thấy âm, mà bạn áp tai xuống bàn lại nghe thấy âm? + Tại sao ở trong nhà nghe thấy tiếng đài trước loa công cộng ? I- Môi trường truyền âm 1- Thí nghiệm 1: Sự truyền âm trong chất khí - Cá nhân HS nghiên cứu thí nghiệm 1 trong Sgk - Chuẩn bị thí nghiệm 1 theo nhóm , tiến hành thí nghiệm , yêu cầu thấy được : Khi gõ mạnh trống 1 quan sát thấy cả 2 quả cầu đều dao động . Quả cầu 1 dao động mạnh hơn quả cầu 2 - Cá nhân HS tham gia thảo luận câu hỏi C1, C2 Câu C1: Quả cầu 2 dao động đ Âm đã được không khí truyền từ mặt trống 1 đến mặt trống 2 Câu C2: Biên độ dao động của quả cầu 2 nhở hơn biện độ dao động của quả cầu 1 Chứng tỏ càng xa nguồn âm, âm càng nhỏ 2- Thí nghiệm 2: Sự truyền âm trong chất rắn - HS trong nhóm làm thí nghiệm thay đổi vị trí cho nhau để tất cả cùng thấy được hiện tượng - Câu C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường chất rắn ( Gỗ ) 3- Thí nghiệm 3: Sự truyền âm trong chất lỏng Cá nhân HS đọc Sgk, trả lời các câu hỏi của Gv - Tiến hành thí nghiệm theo nhóm quan sát và lắng nghe âm phát ra . Thấy được : Âm truyền đến tai qua môi trường : khí, lỏng , rắn 4- Â m có truyền được trong chân không hay không ? - HS nêu hiện tượng ( nếu có điều kiện làm thí nghiệm ) . Nếu không thì HS nêu hiện tượng mà Sgk đã đưa ra để trả lời câu hỏi C5: Môi trường chân không không truyền được âm . HS hoàn thành kết luận và ghi vào vở *Kết luận : - Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không . - ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ . 5- Vận tốc truyền âm : HS đọc mục 5 và trả lời câu hỏi + Âm truyền dù nhanh nhưng vẫn cần thời gian + Thép truyền âm nhanh nhất , không khí truyền âm kém nhất + Gỗ là vật rắn truyền âm nhanh , tốt hơn không khí + Vì quãng đường từ loa công cộng đến tai dài hơn nên thời gian truyền âm đến tai dài hơn Hoạt động 3: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà 1- Vận dụng : - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C7, C8 2- Củng cố : - Môi trường nào truyền ? Môi trường nào không truyền được âm ? - Môi trường nào truyền âm tốt nhất ? II- Vận dụng : - Cá nhân HS suy nghĩ trả lời câu hỏi C7: Truyền qua môi trường không khí C8: Có thể có phương án : - Khi đi câu , người trên bờ phải đi nhẹ để cá không nghe thấy tiếng động đ cá không bơi đi - Thả lưới rồi người chèo thuyền bơi xung quanh lưới , vừa chèo vừa gõ để cá nghe thấy tiếng động chạy vào lưới - HS ghi nhớ tại lớp kiến thức , ghi vở phần ghi nhớ * Hướng dẫn về nhà : - Học phần ghi nhớ , trả lời câu hỏi C9, C10 vào vở bài tập - Làm bài tập 13.1 đến 13.5 ( tr 14 - SBT ) - Đọc phần “ Có thể em chưa biết “ trả lời câu hỏi : Âm không truyền được trong chân không vì sao ? .. Rút kinh nghiệm giờ dạy : .............................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGiao an vat li 7 -T 14.doc