I.Mục tiêu:
- Mô tả thí nghiệm tạo ra dòng điện ,nhận biết có dòng điện (Bóng đèn bút thử điện, đèn pin sáng, quạt điện quay .) và nêu được dòng điện là dònh chuyển dời có hướng của các điện tích dịch chuyển có hướng
-Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dònh điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng
-Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin,bóng đèn , công tắc và dây nối hoạt động, đền sáng
-Rèn luyện kĩ năng so sánh suy luận , thực hành
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3377 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 tiết 22 bài 19: Dòng điện - Nguồn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan: 02/02/2009
Ngày dạy: 07/02/2009
Tiết 22. Bài 19 :DÒNG ĐIỆN - NGUỒN ĐIỆN
I.Mục tiêu:
- Mô tả thí nghiệm tạo ra dòng điện ,nhận biết có dòng điện (Bóng đèn bút thử điện, đèn pin sáng, quạt điện quay ...) và nêu được dòng điện là dònh chuyển dời có hướng của các điện tích dịch chuyển có hướng
-Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dònh điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng
-Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin,bóng đèn , công tắc và dây nối hoạt động, đền sáng
-Rèn luyện kĩ năng so sánh suy luận , thực hành
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
* Bảng phụ , tranh vẽ sơ đồ mạch điện
2.Học sinh:
-Mỗi nhóm:
*Một số loại pin thật
*Một mảnh tôn,mảnh nhựa, mảnh len
*Bút thử điện, bóng đèn pin, công tắc ,5 đoạn dây nối
III.Tổ chức hoạt động dạy học :
1.Ổn định tổ chức :(1')
Sĩ số 7:....................Vắng :......................................
2.Kiểm tra bài cũ (5')
+Có mấy loại điện tích ? Đó là các loại điện tích nào ? Các loại điện tích tương tác thế nào?
+ Thế nào là vật mang điện tích dương ?Thế nào là vật mang điện tích âm?
3.Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt độngcủa trò
*Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng điện là gì: ( 10')
-Giáo viên treo tranh hình vẽ 19.1, yêu cầu HScác nhóm quan sát tranh vẽ, tìm hiểu sự tương tự dòng điện với dòng nước, tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu hỏi C1
-Hướng dẫn thảo luận trên lớp, chốt lại câu trả lời đúng và ghi vào vở
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C2:Làm thí nghiệm 19.1
c)Kiểm tra lại bút thử điện ngừng sáng , làm thế nào để đèn này lại sáng?
-Lưu ý học sinh dùng từ chính xác và hoàn thành nhận xét
- Vậy dòng điện là gì?
- Yêu cầu học sinh nêu dấu hiệu nhận biết có dòng điện chạy qua các thiết bị điện
-Thông báo :Trong thực tế có thể ta cắm dây nối từ ổ điện đến thiết bị dùng điện nhưng không có dòng điện chạy qua các thiết bị điện,thì các em cũng không được tự mình sửa chữa nếu chưa ngắt nguồn và chưa biết cách sử dụng để đảm bảo an toàn về điện
*Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng (10')
- GV thông báo tác dụng của nguồn điện , nguồn điện có hai cực là cực dương và cực âm
-Gọi học sinh nêu ví dụ về các nguồn điện trong thực tế
-Gọi học sinh chỉ ra cực dương, cực âm của nguồn điện trên pin và ắc qui
*Hoạt động 3: Mắc mạch điện đơn giản
(15')
-Thông báo mắc mạch điện đơn giản gồm pin bóng đèn,công tắc dây nối
-GVtreo hình vẽ 19.3 yêu cầu học sinh mắc mạch điện theo hình vẽ
+Đèn không sáng chứng tỏ mạch hở không có dòng điện qua đèn,
-Giáo viên kiểm tra hoạt động của các nhóm, giúp đỡ các nhóm yếu kém
-Qua thí nghiệm của các nhóm giáo viên nhận xét đánh gía hoạt động của các nhóm
+Nêu cách phát hiện và kiểm tra để đảm bảo mạch điện kín và đèn sáng
*Hoạt động 4: Củng cố - Vận dụng (8')
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 19.1 (Tr.20SBT)
+Qua bài tập ta cần ghi nhớ điều gì
+Giáo viên sửa chữa sai sót của học sinh khi giải thích
-Vận dụng làm bài tập 19.2 (tr.20 SBT)
I.Dòng điện:
-HS quan sát hình vẽ 19.1 thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, điền từ thích hợp vào chỗ trống
-Tham gia thảo luận sửa chữa sai sót
- Dự đoán câu trả lời C2: HS có thể nêu dự đoán muốn đèn bút thử điện lại sáng thì cọ sát mảnh nhựa lần nữa
- Làm thí nghiệm kiểm chứng theo nhóm, hoàn thành nhận xét:
*Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích dịch chuyển qua nó
- Ghi nhận xét đúng vào vở
-Thảo luận nhóm và rút ra kết luận
*Kết luận :Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
- Học sinh cho ví dụ về dấu hiệu nhận biết có dòng điệnchạy qua các thiết bị điện
II.Nguồn điện
-Học sinh nắm được tác dụng của nguồn điện, ghi vở; Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ tiêu thụ điệnhoạt động
-Mỗi nguồn điện có hai cực : Ccj dương (+) và cực âm (- )
-Nêu ví dụ về các nguồn điện trong thực tế : Các loại pin, ắc qui, điamô ở xe đạp,máy phát điện...vv
- chỉ ra đâu là cực dương đâu là cực âm của nguồn điện
-HS Mắc mạch điện theo nhóm, đóng góp ý kiến trong nhóm để tìm ra nguyên nhân mạch hở,cách khắc phục và mắc lại để đảm bảo mạch kín,đèn sáng
- Nêu cách kiểm tra và phát hiện chỗ hở mạch chung cho toàn mạch
-Cá nhân học sinh làm bài tập và thảo luận chung toàn lớp
-Học sinh nhận xét
Bài tập 19.1:
a) Dòng điện là dòng các diện tích chuyển dịch có hướng
b) Hai cực mỗi pin hay ắc quilà cực dương(+) và cực âm (-) của nguồn điện đó
c) Dòng điện lâu dài chạy trong đây điện nối liền các thiết bị điệnvới hai cực của nguồn điện
Bài tập 19.2 : Có dòng điện chạy trong đồng hồ dùng pin đang chạy
4.Hướng dẫn về nhà:(1')
-Nguồn điện ,dòng điện
- Điều kiện để có dòng điện trong mạch điện
-Làm bài 19.3(sbt tr-54)
File đính kèm:
- Lᅪ 7 TIẾT 22.doc