Tiết : 26 ÔN TẬP
I.Mục tiêu.
1.Kiến thức: HS nắm hệ thống kiến thứcđã học ở chương điện học đã nghiên cứu trên cơ sở hệ thống câu hỏi tự ôn tập. Biết vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề: Trả lời các câu hỏi, giải bài tập, giải thích các hiện tượng vật lí liên quan.
2.Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức cơ bản vào việc giải thích và làm bài tập.
3.Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, hợp tác trong học tập, tích cực chủ động, sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ
Soạn bài giảng điện tử
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3967 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 tiết 26 bài: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 27
Bài
NS :06/03/2012
Tiết : 26
ÔN TẬP
ND: 09/03/2012
I.Mục tiêu.
1.Kiến thức: HS nắm hệ thống kiến thứcđã học ở chương điện học đã nghiên cứu trên cơ sở hệ thống câu hỏi tự ôn tập. Biết vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề: Trả lời các câu hỏi, giải bài tập, giải thích các hiện tượng vật lí liên quan.
2.Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức cơ bản vào việc giải thích và làm bài tập.
3.Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, hợp tác trong học tập, tích cực chủ động, sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ
Soạn bài giảng điện tử
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp: lớp trưởng báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các tác dụng của dòng điện ? trình bày tác dụng sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể
3. Giảng bài mới
Tổ chức hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: Củng cố các kiến thức cơ bản
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách nào?
Để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không, ta làm thế nào?
Có mấy loại điện tích? Sự tương tác giữa các điện tích?
Trình bày sơ lược cấu tạo nguyên tử?
Khi nào ta nói vật nhiễm điện âm, vật nhiễm điện dương?
Dòng điện là gì? Quy ước chiều dòng điện như thế nào? Khái niệm dòng điện một chiều?
Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Bản chất dòng điện trong kim loại?
Nêu các tác dụng của dòng điện mà em biết?
HOẠT ĐỘNG 2: Vận dụng tổng hợp các kiến thức.
GV:
Yêu cầu HS lần lượt thực hiện các câu hỏi từ C1-C5 (SGK)
Yêu cầu HS phải giải thích sự lựa chọn của mình về các phương án đã lựa chọn.(Có thể cho HS hoạt động nhóm)
Còn thời gian giáo viên cho HS làm bài trong phiếu bài tập:
Câu 1: Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống
a/ Vật bị nhiễm điện có khả năng …
b/ Thanh thuỷ tinh cọ xát vào mảnh lụa nhiễm điện …
c/ Vật mang điện tích dương …..… vật mang điện tích âm và vật mang điện tích dương ………vật mang tích dương .
d/ Vật mang điện tích âm vì nó nhận thêm … và mang điện tích dưong vì nó …
Câu 2: Trong các câu sau đây câu nào đúng , câu nào sai?
a/ Dòng điện chạy qua dây dẫn bằng đồng có tác dụng làm nóng dây dẫn này.
b/ Quạt điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện
c/ Dòng điện thích hợp chạy qua cơ thể người có thể chữa một số bệnh .
d/ Dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn có thể làm quay kim Nam Châm.
Câu 3: Hãy ghép các câu sau đây thành câu có nghĩa:
1/ Bóng đèn dây tóc phát sáng là do
2/ Bóng đèn bút thử điện phát sáng là do
3/ Chuông điện kêu là do
4/ Cơ bị co giật khi bị điện giật là do
a/ Tác dụng từ của dòng điện
b/ Tác dụng nhiệt của dòng điện
c/ Tác dụng sinh lí của dòng điện
d/ Tác dụng phát sáng của dòng điện
Câu 4:
a/ Vẽ sơ đồ mạch điện thắp sáng bóng đèn pin
Cho 1 hs lên bảng vẽ còn lại cả lớp vẽ vào vở
GV cho hs nhận xét
b/ Gv vẽ lên bảng sơ đồ mạch điện : cho hs quan sát và trả lời:
- Khi ngắt khoá k hỏi đèn nào không sáng ? Vì sao?
(đ2,đ3 không sáng vì mạch hở không có dòng điện chạy qua)
HOẠT ĐỘNG 3:Trò chơi ô chữ.
GV: Chưa yêu cầu HS tìm ra ô hàng dọc.
Chỉ lựa chọn những câu có nội dung kiến thức đã học. Cho HS chia nhóm để chơi
HS trả lời được:
Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách đem vật đó cọ xát với vật khác.
Để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không, thử xem vật đó có hút được các vật nhẹ không: Nếu hút chứng tỏ vật đó nhiễm điện.
Có hai loại điện tích: Điện tích dương, điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Sơ lược cấu tạo nguyên tử: SGK/51
Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân.
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Quy ước về chiều của dòng điện: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Dòng điện cung cấp bởi pin hay ăquy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
Bản chất dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
Dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí.
HS: Thực hiện các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
Bổ sung và hoàn chỉnh các nội dung cần thiết của kiến thức.
+
-
-
+
a
b
c
d
A
B
A
B
A
B
A
B
Câu 1:
a/ hút vật khác
b/ dương
c/ hút, đẩy
d/ electron, mất bớt electron
Câu 2:
a/ đúng
b/ sai
c/ đúng
d/ đúng
Câu 3:
1- b
2- d
3- a
4- c
Câu 4:
a/ Sơ đồ mạch điện:
b/ HS quan sát sơ đồ mạch điện:
Dặn dò : Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 bộ pin, 2 khoá, một bóng đèn sao cho đứng ở hai vị trí khác có thể điều khiển bật sáng hoặc tắt đèn?( Dây dẫn có đủ)
Ôn tập các nội dung kiến thức theo các câu hỏi và bài tập vận dụng.
Hoàn chỉnh các nội dung đã được ôn tập để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.
File đính kèm:
- tiet 26 ôn tập.doc