Giáo án Vật lý 7 tuần 27 - Trường THCS Lê Hồng Phong

ÔN TẬP KIỂM TRA MỘT TIẾT

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Hệ thống lại kiến thức từ đầu chương và nắm chắc các kiến thức cơ bản đã học

 2. Kĩ năng:

 - Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan

 3. Thái độ:

 - Hứng thú trong học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, bảng phụ

 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức từ đầu chương

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số HS.

 2. Kiểm tra bài cũ ( kiểm tra 15 phút )

 * Đề bài

 Câu 1: Dòng điện l gì? Phát biểu qui ước chiều của dòng điện?

 Câu 2: Nêu các tác dụng của dòng điện. Cho ví dụ minh hoạ cho mỗi tác dụng?

 Câu 3: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 bóng đèn , một khoá K đóng, hai cục pin, dây dẫn

 Dùng mũi tên chỉ chiều của dòng điện trong sơ đồ mạch điện đó.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 tuần 27 - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27 Ngày soạn: 10/03/13 Tiết: 26 Ngày dạy: 12/03/13 ÔN TẬP KIỂM TRA MỘT TIẾT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hệ thống lại kiến thức từ đầu chương và nắm chắc các kiến thức cơ bản đã học 2. Kĩ năng: - Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan 3. Thái độ: - Hứng thú trong học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, bảng phụ 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức từ đầu chương III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số HS. 2. Kiểm tra bài cũ ( kiểm tra 15 phút ) * Đề bài Câu 1: Dòng điện l gì? Phát biểu qui ước chiều của dòng điện? Câu 2: Nêu các tác dụng của dòng điện. Cho ví dụ minh hoạ cho mỗi tác dụng? Câu 3: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 bóng đèn , một khoá K đóng, hai cục pin, dây dẫn Dùng mũi tên chỉ chiều của dòng điện trong sơ đồ mạch điện đó. * Đáp án và hướng dẫn chấm Câu 1: (2đ) Mỗi ý trả lời đúng được 1đ - Dòng điện l dịng cc điện tích dịch chuyển có hướng - Chiều của dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. Câu 2: (5đ) Mỗi ý trả lời đúng được 1đ Các tác dụng của dòng điện: - Tác dụng nhiệt: ấm điện, bếp điện, bàn là điện, ... - Tác dụng phát sáng: đèn điôt phát quang, đèn ống, … - Tác dụng từ: nam châm điện, ... - Tác dụng hóa học: mạ điện, … - Tác dụng sinh lí: chữa bệnh trong y học, ... Câu 3: (3đ) - Vẽ đúng sơ đồ mạch điện (2đ) - Dùng mũi tên chỉ đúng chiều của dòng điện trong sơ đồ mạch điện đó (1đ) 3. Tiến trình Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức lý thuyết từ đầu chương * GV đưa ra hệ thống các câu hỏi 1. Thế nào là vật nhiễm điện? 2. Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách nào? 3. Có mấy loại điện tích, đó là những loại nào? 4. Các vật nhiễm điện đặt gần nhau thì có hiện tượng gì xẩy ra ? 5. Hãy nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử? 6. Khi nào thì vật nhiễm điện âm , nhiễm điện dương ? 7. Dòng điện là gì ? 8. Nguồn điện dùng để làm gì ? cho ví dụ về nguồn điện mà em biết ? 9. Phát biểu chiều quy ước của dòng điện 10.Vật dẫn điện là gì ? vật cách điện là gì ? 11. Electron tự do là gì ? 12. Phát biểu dòng điện trong kim loại? * HS trả lời 1. Vật nhiễm điện là vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác 2. Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. 3. Có hai loại điện tích đó la điện tích dương (+) điện tích âm (-) 4. Các vật nhiễm điện đặt gần nhau thì chúng tương tác lẫn nhau + Hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau nhau + Hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau 5. Sơ lược cấu tạo của nguyên tử - Ở tâm nguyên tử có hạt nhân mang điện tích dương - Chuyển động xung quanh hạt nhân là các elctrôn mang điện tích âm tạo thành lớp vỏ của nguyên tử - Tổng các điện tích âm của các nguyên tử có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện - Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác hoặc từ vật này sang vật khác 6. Vật mang điện dương khi mất bớt ectrôn. Vật mang điện âm khi nhận thêm ectrôn 7. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng 8. Nguồn điện là thiết bị cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện có thể hoạt động được 9. Chiều quy ước của dòng điện là chiều đi từ cực dương qua dây dẫn và các vật dẫn sang cực âm của nguồn điện 10 . Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua 11. Trong kim loại có rất nhiều electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong nguyên tử kim loại. Các electron đó gọi là các electron tự do 12. Dòng điện trong kim loại là dòng các êctron tự do dịch chuyển có hướng Hoạt động 2: Một số bài tập 1. Trong những cách sau đây cách nào làm cho thước nhựa nhiễm điện ? A. Nhúng lược nhựa vào nước ấm rồi lấy ra thấm khô nhẹ nhàng B. Ap sát lược nhựa một lúc vào cực dương của pin C. Tì sát và vuốt mạnh lược nhựa lên áo len D. Phơi lược nhựa ngoài nắng 3 phút 2. Hai quả cầu bằng nhựa cùng kích thước, nhiễm điện cùng loại giữa chúng có lực tác dụng như thế nào trong các khả năng sau: A. Hút nhau C. Không có lực tác dụng B. Đẩy nhau D. Lúc dầu hút sau đó đẩy 3. Có 5 mảnh như sau, 1 mảnh sứ, 1 mảnh nilông, 1 mảnh tôn, 1 mảnh nhôm, 1 mảnh nhựa . Câu kết luận nào sau đây là đúng. A. Cả 5 mảnh là vật cách điện B. Mảnh tôn, mảnh nhôm, mảnh nhựa là các vật cách điện C. Mảnh sứ , mảnh nilông , mảnh tôn là các vật cách điện D. Mảnh sứ , mảnh nilông, mảnh nhựa là các vật cách điện 4. Câu phát biểu nào là đúng trong các câu sau đây A. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng B. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dương dịch chuyển có hướng C. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích âm dịch chuyển có hướng D. Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng 5. Có một pin và một bóng đèn pin trong trường hợp nào sau đây thì bóng đèn sáng A. Chỉ nối một đầu của bóng đèn với cực dương của pin bằng dây dẫn điện B. Nối cả hai đầu của bóng đèn với cực dương của pin bằng dây dẫn điện C. Nối một đầu bóng đèn với cực dương , đầu kia của bóng nối với cực âm của pin bằng dây dẫn điện D. ối cả hai đầu của bóng đèn với cực âm của pin bằng dây dẫn điện 6. Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe đôi lúc ta thấy như điện giật vì: A. Bộ phận điện của xe bị hỏng B. Thành xe cọ xát vào không khí nên bị nhiễm điện C. Dò một số vật dụng bằng điện đặt gần đó D. Vì ngoài trời sắp có cơn dông 7. Sau thời gian hoạt động cánh quạt dính nhiều bụi vì : A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi B. Cánh quạt bị ẩm nên hút bụi . C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại trên cánh quạt nên hút nhiều bụi D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt 8. Vật được cấu tạo từ các nguyên tử . Nguyên tử gồm : A. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm, các điện tích dương chuyển động xung quanh hạt nhân B. Hạt nhân không mang điện tích, các điện tích âm và điện tích dương chuyển động xung quanh hạt nhân C. Hạt nhân mang điện tích dương các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân D. Hạt nhân mang điện tích dương các electron mang điện tích dương chuyển động xung quanh hạt nhân 9. Chọn câu đúng A. Nếu vật A tích điện dương , vật B tích điện âm thì A và B đẩy nhau B.Nếu vật A tích điện âm , vật B tích điện dương thì A và B đẩy nhau C. Nếu vật A tích điện dương , vật B tích điện âm thì A và B hút nhau D.Nếu vật A tích điện dương , vật B tích điện dương thì A và B hút nhau 10. Nếu vật A đẩy vật B vật B đẩy vật C thì : A. A và C có điện tích cùng dấu B. A và C có điện tích trái dấu C. A, B và C có điện tích cùng dấu D. Bvà C trung hoà 11. Vật A hút vật B , vật B hút vật C , vật C đẩy vật D thì A. A và C có điện trái dấu B. B và D có điện cùng dấu C. A và D có điện cùng dấu D. A và D có điện trái dấu 12. Dòng điện là gì ? A. Dòng các điện tích chuyển động có hướng B.Dòng các điện tích âm hoặc điện tích dương chuyển động có hướng C. Dòng các điện tích dương hoặc điện tích âm chuyển động có hướng D.Các câu trên đều đúng . 13. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện A.Quạt máy B. Acquy C. Bếp lửa D. Đèn pin 14. Hãy giải thích nghịch lý sau : - Càng lau bàn ghế thì bụi bám càng nhiều - Càng chảy tóc thì tóc càng dựng đứng IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm bài tập - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra một tiết Tuần: 27 Ngày soạn: 09/03/13 Tiết: 51 Ngày dạy: 11/03/13 BÀI 46: THỰC HÀNH ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Xác định được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng thí nghiệm 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng đo tiêu cự bằng kiến thức thu thập dược 3. Thái độ: - Trung thực, nghiêm túc, hợp tác nhóm để nghiên cứu hiện tượng II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên 2. Học sinh Mỗi nhóm: 1 thấu kính hội tụ, 1 vật sáng chữ L, E, F hoặc ngọn nến, 1 màn hứng màu trắng, 1 giá quang học, 1 thước thẳng III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Đối với thấu kính hội tụ thì khi nào ta thu được ảnh thật, khi nào ta thu được ảnh ảo của vật? Nêu cách dựng ảnh của 1 vật sáng trước thấu kính hội tụ? 3. Tiến trình: GV TỔ CHỨC CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Cách đo tiêu cự của thấu kính hội tụ? - Chúng ta cùng tiến hành thực hành: Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ - HS suy nghĩ dự đoán câu trả lời Hoạt động 2: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh - Kiểm tra việc chuẩn bị các mẫu vật cần thiết cho thực hành, mẫu báo cáo thực hành của HS - Kiểm tra việc trả lời câu hỏi trong mẫu báo cáo thực hành - Gọi đại diện các nhóm trình bày các bước tiến hành. GV ghi lại các bước tiến hành thí nghiệm để học sinh có thể hiểu được - Học sinh trả lời câu c: + d = 2f " ảnh thật ngược chiều với vật + h’ = h + d’ = d = 2f - Ý d: + d + d’ = 4f " f = (d + d’)/ 4 - Ý e: + B1: Đo chiều cao vật h + B2: Dịch chuyển vật và màn ra xa thấu kính với khoảng cách bằng nhau cho tới khi thu được ảnh rõ nét + B5: Kiểm tra d = d’ ; h = h’ + B4: f = (d + d’)/ 4 Hoạt động 3: Tiến hành thực hành - Yêu cầu học sinh tiến hành theo các bước thí nghiệm - Theo dõi quá trình thực hiện thí nghiệm của học sinh " giúp các nhóm học sinh yếu - Tiến hành thí nghiệm theo nhóm trước sự hướng dẫn của giáo viên " ghi kết quả vào bảng - Giá trị TB cuar tiêu cự f = (f1 +f2 +f3 +f4 )/ 4. Hoạt động 4: Tổng kết - GV nhận xét: + Kỹ năng thực hành + Kỉ luật khi làm thực hành + Thu báo cáo thực hành - HS theo di, lắng nghe và rút ra những kinh nghiệm thực hành - Nộp báo cáo thực hành IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài 47: Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh Tuần: 27 Ngày soạn: 11/03/13 Tiết: 52 Ngày dạy:14 /03/13 BÀI 47: SỰ TẠO ẢNH TRÊN PHIM TRONG MÁY ẢNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được máy ảnh dùng phim có các bộ phận chính là vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim 2. Kĩ năng: - Tìm hiểu kĩ thuật đã được ứng dụng trong thực tế 3. Thái độ: - Say mê hứng thú, yêu thích tìm hiểu hiện tượng vật lý II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Mô hình máy ảnh, máy ảnh 2. Học sinh Mỗi nhóm: máy ảnh ( nếu có ) III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - GV nhận xét kết quả bài thực hành của HS 3. Tiến trình: GV TỔ CHỨC CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Máy ảnh là một trong ứng dụng của thấu kính hội tụ. Vậy nó có cấu tạo và sự tạo ảnh của nó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu - HS suy nghĩ dự đoán câu trả lời Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của máy ảnh - Yêu cầu học sinh đọc tài liệu và đặt câu hỏi: + Bộ phận quan trọng của máy ảnh là gì? + Vật kính được làm bằng thấu kính gì? + Tại sao phải có buồng tối? - Đưa ra mô hình máy ảnh yêu cầu các nhóm tìm hiểu các bộ phận và chỉ ra vị trí ảnh phải nằm ở phần nào? - Đọc tài liệu trả lời câu hỏi của GV: - Bộ phận quan trọng của máy ảnh là vật kính và buồng tối - Vật kính làm bằng thấu kính hội tụ - Buồng tối để không cho ánh sáng từ ngoài vào, chỉ có ánh sáng của vật tác động lên phim - Anh hiện trên phim I. Cấu tạo của máy ảnh - Hai bộ phận quan trọng của máy ảnh là vật kính và buồng tối Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh của vật trên phim - Gọi học sinh trả lời C1 và gọi học sinh khác nhận xét - Hiện tượng nào chứng tỏ vật kính là thấu kính hội tụ? - Vẽ hình 47.4 lên bảng gọi 1 học sinh lên bảng vẽ hình các học sinh khác vẽ ra vở - Có thể gợi ý học sinh sử dụng 2 trong 3 tia đặc biệt khi đi qua TKHT. 2 tia này gặp nhau ở đâu thì ảnh ở đó - Từ hình vẽ ta có tam giác nào đồng dạng tam giác nào? - Có các cặp nào tỉ lệ? - Yêu cầu học sinh chứng minh và rút ra kết luận C1: Anh là ảnh thật cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật C2: Anh thu được là ảnh thật chứng tỏ vật kính là thấu kính hội tụ - Học sinh sử dụng 2 trong 3 tia đặc biệt khi đi qua TKHT. 2 tia này gặp nhau ở đâu thì ảnh ở đó, hình 47.4 C4: tam giác ABO đồng dạng tam giác A’B’O Có: Û= " II. Anh của một vật trên phim 1.Trả lời câu hỏi C1: Anh là ảnh thật ngược chiều với vật, nhỏ hơn vật C2: Anh thu được là ảnh thật chứng tỏ vật kính là thấu kính hội tụ 2. Vẽ ảnh của một vật đặt trước máy ảnh C4: Tam giác ABO đồng dạng tam giác A’B’O Có: Û= " 3. Kết luận: SGK Hoạt động 4: Vận dụng - Tổ chức HS trả lời C5, C6 - Yêu cầu học sinh cầm mô hình máy ảnh trả lời câu C5 - Gọi 1 học sinh lên bảng tóm tắt bài toán và vẽ hình - Hướng dẫn học sinh làm và gọi học sinh làm và cho ghi vở - GV thống nhất câu trả lời đúng - HS trả lời theo sự hướng dẫn của GV - Cầm mô hình máy ảnh trả lời câu C5 - Lên bảng vẽ hình và trình bày theo hướng dẫn của giáo viên III. Vận dụng Từ hình vẽ ta có: r ABO đồng dạng rA’B’O Có: Û Û "= 3,2 cm IV. CỦNG CỐ - Giới thiệu phần có thể em chưa biết - Bộ phận quan trọng của máy ảnh là gì? - Vật kính của máy ảnh là thấu kính gì? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm bài tập trong SBT - Chuẩn bị kiến thức cho tiết sau bài tập

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 27.doc