TIẾT 22. CƠ NĂNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.
- Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.
- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
2. Kĩ năng:
- Tìm được ví dụ minh hoạ về cơ năng, động năng. Giải thích một số hiện tượng đơn giản.
3. Thái độ:
- Hợp tác, có ý thức liên hệ thực tế để bảo đảm an toàn lao động, an toàn giao thông
II. Đồ dùng:
1. Giáo viên: Mỗi nhóm: 1 hòn bi thép, 1máng nghiêng, 1 miếng gỗ, 1 lò so, dây
2. Học sinh: 1 bao diêm
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 22: Cơ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/01/ 2013
Ngày giảng: 28/ 01/2013
TIẾT 22. CƠ NĂNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.
- Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.
- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
2. Kĩ năng:
- Tìm được ví dụ minh hoạ về cơ năng, động năng. Giải thích một số hiện tượng đơn giản.
3. Thái độ:
- Hợp tác, có ý thức liên hệ thực tế để bảo đảm an toàn lao động, an toàn giao thông
II. Đồ dùng:
1. Giáo viên: Mỗi nhóm: 1 hòn bi thép, 1máng nghiêng, 1 miếng gỗ, 1 lò so, dây
2. Học sinh: 1 bao diêm
III. Phương pháp:
- Nhóm, quan sát, vấn đáp
IV. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức :
2. Khởi động mở bài - Kiểm tra bài cũ (5 phút)
? Nêu công thức tính công suất, giải thích các đại lượng có trong công thức
Làm bài 15.2
- HS trả lời
- Công để thực hiện 10 000 bước là:
40. 10 000 = 400 000(J)
Công suất của người đó đi bộ là: ADCT:
P = A/ t = 400 000: 2 = 200 000(W)
3. Hoạt động 1. Cơ năng (5 phút)
- Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm cơ năng
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Cơ năng
? Khi nào có công cơ học
- Giới thiệu cơ năng và đơn vị vủa cơ năng
+ Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng
+ Đơn vị của cơ năng là jun
? Hãy cho ví dụ về cơ năng
Khi có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời
- HS ghi nhớ
- HS lấy ví dụ
4. Hoạt động 2. Khái niệm thế năng (15 phút)
- Mục tiêu: + Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.
+ Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.
- Đồ dùng: Miếng gỗ, quả nặng, dây cước, 1lò so, dây
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
II. Thế năng
1. Thế năng hấp dẫn
- Yêu cầu HS quan sát hình 16.1 và cho biết mục đích TN dụng cụ và cách làm TN
? Quan sát H16.1a cho biết quả nặng A nằm trên mặt đất có khả năng sinh công không
? Quả nặng A có cơ năng không
? Quan sát H16.1b cho biết quả nặng A có khả năng sinh công không
- GV làm TN yêu cầu HS quan sát miếng gỗ khi bỏ tay ra
- Y/c HS trả lời C1
? Quả nặng A có sinh công không . Vì sao
? Dự đoán đúng hay sai
- GV giới thiệu
+ Cơ năng trong trường hợp này gọi là thế năng
? Khi vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà vật có khả năng thực hiện được càng lớn hay nhỏ
? Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng bằng bao nhiêu
- GV giới thiệu nội dung chú ý
2. Thế năng đàn hồi
- Y/c HS làm nghiên cứu C2 và nêu mục đích TN dụng cụ và cách làm TN
? Lò so có cơ năng không
? Làm thế nào để biết được lò so có cơ năng
- Yêu cầu các nhóm làm TN (1 phút) thảo luận trả lời C2
- Gọi đại diện các nhóm trả lời
- GV giới thiệu thế năng
+ Lò so khi biến dạng (bị nén) có cơ năng
gọi là thế năng đàn hồi
? Muốn thế năng của lò so tăng ta làm như thế nào
? Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào
- Cá nhân nghiên cứu và trả lời
Không có khả năng sinh công
- Không có cơ năng vì không sinh công
- HS dự đoán
- HS quan sát
- Cá nhân trả lời C1
C1:
Quả nặng A khi đưa lên một độ cao nào đó có khả năng sinh công tức là có cơ năng
Càng lớn
Thế năng bằng 0 vì cơ năng = 0
- HS ghi nhớ
- Cá nhân nghiên cứu C2 và trả lời
- HS dự đoán
- Cắt đứt sợi dây
- Các nhóm làm TN
đại diện các nhóm trả lời
C2: Đốt cháy sợi dây, lò so đẩy miếng gỗ lên cao tức là thực hiện công , có cơ năng
- HS ghi nhớ
- Làm tăng độ biến dạng của lò so
- Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật
5. Hoạt động 3. Động năng (15 phút)
- Mục tiêu: Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
- Đồ dùng: Quả nặng A và A’, máng nghiêng, miếng gỗ
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
III. Động năng
1. Khi nào vật có động năng
* TN1 (SGK)
- Y/c HS nghiên cứu TN 1
? Nêu mục đích, dụng cụ, tiến hành
- GV chốt lại các bước làm TN
- Yêu cầu các nhóm làm TH và thảo luận trả lời C3, C4 – 2’
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả
- GV nhận xét, chốt lại
? Hãy điền vào chỗ trống để được câu đúng
- Gv giới thiệu
* Cơ năng do c/đ mà có gọi là động năng
2. Động năng phụ thuộc vào yếu tố nào
* TN2 (SGK)
- Y/c HS nghiên cứu TN 2
? Nêu mục đích, dụng cụ, tiến hành
- GV chốt lại các bước làm TN
- Yêu cầu các nhóm làm TH và thảo luận trả lời C6 – 2’
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả
- GV nhận xét, chốt lại
* TN3 (SGK)
- Y/c HS nghiên cứu TN 3
? Nêu mục đích, dụng cụ, tiến hành
- GV chốt lại các bước làm TN
- Yêu cầu các nhóm làm TH và thảo luận trả lời C7 – 2’
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả
- GV nhận xét, chốt lại
- Từ TN 2 và 3 yêu cầu HS trả lời C8
- Gv giới thiệu nội dung chú ý
* Khi tham gia giao thông, các phương tiện chạy nhanh nghĩa là có vận tốc lớn ( động năng lớn) , hoặc chở hàng nặng ( Khối lượng lớn)
? Khi gặp chướng ngại vật( sự cố) thì xảy ra hiện tượng gì
? Làm thế nào để khắc phục được
- Trong xây dựng, lao động phải đưa vật nặng lên cao nhưng chẳng may các vật bị rơi từ trên cao xuống bề mặt Trái Đất có động năng lớn gây ra hiện tượng gì
? Làm thế nào để khắc phục được
- Cá nhân nghiên cứu TH và nêu mục đích, dụng cụ, tiến hành như SGK
- HS ghi nhớ
- Các nhóm làm TH
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
C3: Miếng gỗ B c/đ
C4: Quả cầu A t/d vào miếng gỗ 1 lực làm miếng gỗ B c/đ
- Cá nhân hoàn thiện C5
C5: Sinh công
- Cá nhân nghiên cứu TH và nêu mục đích, dụng cụ, tiến hành như SGK
- HS ghi nhớ
- Các nhóm làm TH
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
C6: Độ lớn v của quả cầu A đập vào B lớn hơn TN1, công thực hiện lớn hơn vậy vận tốc của vật càng lớn thì động năng càng lớn
- Cá nhân nghiên cứu TH và nêu mục đích, dụng cụ, tiến hành như SGK
- HS ghi nhớ
- Các nhóm làm TH
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
C6: - Miếng gỗ B c/đ 1 đoạn dài hơn. Công A> A, . Vậy động năng phụ thuộc vào khối lượng
C8: Động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của nó
- HS ghi nhớ
( GDBVMT)
- Khiến cho việc sử lý khó khăn dễ xảy ra tai nạn giao thông
- Biện pháp: Không nên chạy quá nhanh, chở hàng quá nặng tuân thủ luật giao thông
- Làm nguy hiểm tính mạng con người và các công trình khác.
- Giải pháp: Mọi công dân cần tuân thủ các quy tắc an toàn trong lao động.
6. Hoạt động 3. Vận dụng (4 phút)
- Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức vừa học vào làm bài tập
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
IV. Vận dụng:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C9
- Gọi HS trả lời
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C10
- Gọi HS trả lời
- Cá nhân đọc và trả lời
C9: Con lắc lò so dao động
- Cá nhân đọc và trả lời
C10:
Thế năng, động năng, thế năng
7. Tổng kết và hướng dẫn về nhà (2 phút)
- Học bài theo nôi dung ghi nhớ
- Làm bài tâp 16.1 đến 16.5
HD: 16.3,4,5 dựa vào khái niệm động năng , thế năng
File đính kèm:
- vat li 8 tiet 2124 moi.doc