Giáo án Vật lý 8 tiết 3 bài 3: Chuyển động đều – chuyển động không đều

Giáo án: Vật Lý lớp 8

Tiết_Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU

I ) MỤC TIÊU :

- Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được những ví dụ về chuyển động đều .

- Phát biểu được định nghĩa chuyển động không đều và nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp . Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian .

- Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một quãng đường .

- làm TN và ghi kết quả tương tự như bảng 3.1

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 880 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 3 bài 3: Chuyển động đều – chuyển động không đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Văn Lương GV : Nguyễn Thanh Kiệt Giáo án: Vật Lý lớp 8 Tiết_Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU I ) MỤC TIÊU : - Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được những ví dụ về chuyển động đều . - Phát biểu được định nghĩa chuyển động không đều và nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp . Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian . - Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một quãng đường . - làm TN và ghi kết quả tương tự như bảng 3.1 II ) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Chuẩn bị cho mỗi nhóm hs : + Một máng nghiêng + Một bánh xe + Một đồng hồ có kim dây hay đồng hồ điện tử + Một bút dạ để đánh dấu III ) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP : Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Ghi bảng * Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập ( 7 phút ) 1 – Kiểm tra bài cũ -HS 1 : Vận tốc là gì ? Viết công thức tính vận tốc . Sửa bài tập 2.1 SBT -HS2 : Sửa bài tập 2.5SBT 2 – Tổ chức tình huống học tập Khi các em đạp xe đi học , có lúc các em đạp nhanh , có lúc đạp chậm . Vận tốc của xe luôn thay đổi và người ta gọi chuyển động ấy là chuyển động không đều . Vậy thế nào là chuyển động đều và thế nào là chuyển động không đều ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay . * Hoạt động 2 : Tìm hiểu về chuyển động đều và chuyển động không đều ( 15 phút ) -Gv cung cấp thông tin về dấu hiệu nhận biết của chuyển động đều , chuyển động không đều và rút ra định nghĩa về mỗi loại chuyển động này -GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm vàhướng dẫn HS lắp thí nghiệm .Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm như hình 3.1 SGK -Yêu cầu HS quan sát chuyển động của trục bánh xe và ghi các quãng đường nó lăn được sau những khoảng thời gian 3s liên tiếp trên mặt nằm nghiêng AD và mặt nằm ngang DF ( bảng 3.1 SGK ) -Gv quan sát thí nghiệm của các nhóm , nhắc nhở những nhóm làm sai và chỉnh sửa nếu cần -Yêu cầu Hs dựa vào kết quả thí nghiệm hoàn thành câu C1 ( có thể lấy kết quả thí nghiệm ở bảng 3.1 làm kết quả mẫu ) -Gv hướng dẫn học sinh trả lời câu C2 * Hoạt động 3 : Tìm hiểu về vận tốc trung bình của chuyển động không đều ( 13 phút ) - Gv nêu rõ khái niệm vận tốc trung bình là : Trong chuyển động không đều , trung bình mỗi giây vật chuyển động được bao nhiêu met thì ta nói vận tốc trung bình của chuyển động này là bấy nhiêu mét trên giây . -Yêu cầu Hs tính đoạn đường lăn được của trục bánh xe trong mỗi giây ứng với các quãng đường AB , BC , CD và trả lời câu hỏi C3 -GV cần chốt lại 2 ý : Vận tốc trung bình trên các quãng đường chuyển động không đều thường khác nhau . Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường thường khác trung bình cộng của các vận tốc trung bình trên các quãng đường liên tiếp của cả đoạn đường đó. * Hoạt động 4 : Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà -Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu C4 -GV có thể tổ chức nhóm cho Hs trả lời câu C5 vào bảng phụ -Yêu cầu học sinh hoàn thành câu C6 -GV nêu câu hỏi củng cố bài và cho hs đọc phần ghi nhớ SGK -Hướng dẫn về nhà -Hoàn thành câu C7 -Làm các bài tập 3.1à 3.7 SBT -Đọc trước bài 4 : Biểu diễn lực và xem lai bài”Lực_Hai Lực Cân Bằng “ SGK 6 -HS1 trả lời câu hỏi của giáo viên vàsửa bài tập 2.1 . HS khác chú ý lắng nghe -HS2 sửa bài tập 2.5 -HS chú ý nghe và nắm được định nghĩa về chuyển động đều và chuyển động không đều . Ghi vở định nghĩa này -HS nhận dụng cụ thí nghiệm và nghe sự hướng dẫn của giáo viên . Tiến hành thí nghiệm theo nhóm -Thực hiện đúng yêu cầu giáo viên đề ra -Hs dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời câu hỏi C1 C1 : Chuyển động của trục bánh xe trên mp nghiêng AD là cđ không đều vì vận tốc của trục bánh xe tăng dần trong quá trình chuyển động - Chuyển động của trục bánh xe trên mp ngang DF là cđ đều vì vận tốc của trục bánh xe không thay đổi trong quá trình chuyển động -Hs trả lời câu C2 C2 : a ) là cđ đều b , c , d ) là cđ không đều -HS dựa vào kết quả thí nghiệm ở bảng 3.1 để tính vận tốc trung bình trong các quãng đường AB , BC , CD và trả lời câu hỏi C3 C3 : VAB = 0,017 m/s ; VBC = 0,05m/s ; VCD= 0,08m/s Từ A đến D : Chuyển động của trục bánh xe là nhanh dần -Học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu C4 C4 : Chuyển động của ôtô từ HN đến HP là cđ không đều . 50km/h là vận tốc trung bình -HS hoạt động theo nhóm trả lời câu C5 C5 : vtb1= 4m/s ; vtb2 = 2,5m/s VTTB trên cà 2 quãng đường Vtb = 3,3m/s -HS hoạt động cá nhân trả lời câu C6 C6 : s = vtb . t = 30.5 = 150km -HS đọc phần ghi nhớ SGK I ) ĐỊNH NGHĨA : - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. II ) VẬN TỐC TRUNG BÌNH CỦA CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU -Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng độ dài quãng đường đó chia cho thời gian để đi hết quãng đường + Công thức : vtb = s/t trong đó : s là quãng đường đi được t là thời gian để đi hết quãng đường đó III ) VẬN DỤNG : Sgk / 12,13

File đính kèm:

  • docBAI 3.doc