Giáo án Vật lý khối 10 - Bài 1: Mở đầu

Mục đích yêu cầu:

-Biết khi nào có thể coi một vật là một chất điểm, thế nào là chuyển động tịnh tiến.

-Biết cách xác định vị trí của một vật trong không gian và xác định một thời điểm trong thời gian.

-Hiểu được rằng mọi chuyển động và trạng thái đứng yên đều tính tương đối.

Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý khối 10 - Bài 1: Mở đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ HỌC PHẦN I ĐỘNG HỌC. Chương I CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU. Bài 1. MỞ ĐẦU. Mục đích yêu cầu: -Biết khi nào có thể coi một vật là một chất điểm, thế nào là chuyển động tịnh tiến. -Biết cách xác định vị trí của một vật trong không gian và xác định một thời điểm trong thời gian. -Hiểu được rằng mọi chuyển động và trạng thái đứng yên đều tính tương đối. Bài mới Phương pháp -Cơ học là gì? ànghiên cứu chuyển động của các vật. Lưu ý: nhiệm vụ quan trọng đặt ra của cơ học là xác định vị trí của vật! -Một vật dù lớnvhay nhỏ đều có kích thước. Vì vậy khi xác định vật người ta đưa ra khái niệm chất điểm. -Đưa ra ví dụ: Xét xe ôtô chuyển động trên đường hàng chục km thì khi xét vị rí của xe người ta không quan tâm đến đầu xe hay cuối xe mà có thể coi xe là một chát điểm. Tuy nhiên nếu xét vị trí xe trong quãng đường ngắn hoặc không gian nhỏ hẹp “Sân trường chẳng hạn” không thể bỏ qua kích thước của vật. NỘI DUNG 1. Nhiệm vụ cơ học - Cơ học là một phần của vật lí học nghiên cứu chuyển động của các vật dưới tác dụng tương hổ giữa chúng. - Nhiệm vụ quan trọng của cơ học là tìm các phương pháp xác định vị trí của một vật của một vật ở thời điểm bất kỳ dựa trên việc nghiên cứu tác dụng tương hổ của vật ấy với vật khác. 2. Chất điểm: Trong thực tế nhiều khi vật có kích thước không nhỏ đối với con người, nhưng lại rất nhỏ so với chiều dài của quỹ đạo của vật, nên để xác định vị trí của vật ta có thể coi vật như là một chất điểm nằm ở trọng tâm của nó. 3. Chuyển động tịnh tiến - Chuyển động mà tất cả các điểm trên vật đều vạch ra những đường giống nhau và đường nối bất kỳ của vật luôn luôn song song với chính nó gọi là chuyển động tịnh tiến. - Vd: chuyển động của ngăn kéo bàn 4. Hệ tọa độ: Một vật được chọn để so sánh vị trí của nó với vị trí của vật khác được gọi là vật mốc. Đồng thời ta chọn hệ tọa độ gắn với vật mốc đó. *Hệ tọa độ gồm có: - Hệ tọa độ O ở trên vật làm mốc gọi gốc là tọa độ. - Một hệ trục tọa độ. a. Nếu chỉ chuyển động trên đường thẳng XX’ ta chọn X’OX làm trục, chiều OX làm chiều dương. Hoành độ điểm A: X=OA xác định vị trí của vật tọa độ điểm A có thể là âm hoặc dương. b. Vật chuyển động trong mặt phẳng ta chọn hệ trục tọa độ OX và OY. A(x, y) 5. Tính tương đối của chuyển động: Một vật được coi là đứng yên hay chuyển động còn phụ thuộc vào vật ta chọn làm mốc. Vd: Một xe ốt đang chạy nếu so với cây bên đường thì xe chuyển động nếu với người ngồi trong xe thì xe đứng yên. *Mọi chuyển động và trạng thái đứng yên đều có tính tương đối. 6. Mốc thời gian: Khi xét chuyển động của vật người ta còn chọn thời điểm để tính sự biến đổi vị trí của vật theo thời gian. Thường chọn gốc thời gian lúc bắt đầu khảo sát chuyển động. Củng cố : -Khi nào có thể coi một vật là một chất điểm, thế nào là chuyển động tịnh tiến. - Thế nào là vật làm mốc, hệ tọa độ, các dạng hệ tọa độ? Cho ví dụ? - Cho thí dụ về tính tương đối của chuyển động. Dặn do ø: Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, trang 6, 7 sách giáo khoa.

File đính kèm:

  • docMo dau phan Co hoc.doc