Giáo án Vật lý khối 10 - Trường THPT Nhã Nam - Chương VII: Chất rắn và chất lỏng

A. Mục tiêu:

+Phân biệt được vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình dựa trên cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng.

+Phân biệt được vật rắn đơn tinh thể và vật rắn đa tinh thể dựa trên tính dị hướng và đẳng hướng

+Kể ra được những yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất của các vật rắn dựa trên cấu trúc tinh thể, kích thước tinh thể và sự sắp xếp các tinh thể

+ Kể ra được những ứng dụng của các vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình trong sản xuất và trong đời sống.

B. Chuẩn bị:

1. GV:

Chuẩn bị bảng phân loại các vật rắn và so sánh các đặc điểm của chúng theo mẫu C2.

2. HS:

Ôn lại thuyết phân tử về cấu tạo chất

 

doc14 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý khối 10 - Trường THPT Nhã Nam - Chương VII: Chất rắn và chất lỏng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VII Chất rắn và chất lỏng Tiết 76 Vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình A. Mục tiêu: +Phân biệt được vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình dựa trên cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng. +Phân biệt được vật rắn đơn tinh thể và vật rắn đa tinh thể dựa trên tính dị hướng và đẳng hướng +Kể ra được những yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất của các vật rắn dựa trên cấu trúc tinh thể, kích thước tinh thể và sự sắp xếp các tinh thể + Kể ra được những ứng dụng của các vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình trong sản xuất và trong đời sống. B. Chuẩn bị: 1. GV: Chuẩn bị bảng phân loại các vật rắn và so sánh các đặc điểm của chúng theo mẫu C2. 2. HS: Ôn lại thuyết phân tử về cấu tạo chất C. Tổ chức các hoạt động dạy học : Hoạt động 1: Thông báo nội dung mục I GV: Trình bày phần này theo sgk *Viết bảng: I. Vật rắn tinh thể: 1. Cấu trúc tinh thể: *VD: Muối ăn, đường, kim cương, đá quí *Đặc điểm của những chất trên: -Các hạt của chúng dù lớn hay rất nhỏ đều có dạng khối hình học xác định gọi là các tinh thể. -Tinh thể của mỗi chất có hình dạng đặc trưng xác định -Cùng một loại tinh thể tuỳ theo điều kiện kết tinh có kích thước khác nhau *Định nghĩa tinh thể: Tinh thể được cấu tạo từ các hạt (ngtử, ptử, iôn) liên kết chặt chẽ với nhau và sắp xếp theo một trật tự tuần hoàn trong không gian. Mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó. Tính tuần hoàn trong không gian của tinh thể được biểu diễn bằng mạng tinh thể. 2. Vật rắn tinh thể: Là vật rắn có cấu trúc tinh thể: a) Định nghĩa vật rắn đơn tinh thể và vật rắn đa tinh thể: *Vật rắn đơn tinh thể là vật rắn được tạo nên từ một tinh thể hoặc nhiều tinh thể nhỏ liên kết theo một trật tự xác định. -VD: Muối ăn, thạch anh, kim cương * Vật rắn đa tinh thể là vật rắn được tạo nên từ nhiều tinh thể nhỏ liên kết hỗn độn -VD: Kim loại b) Tính chất của vật rắn tinh thể + Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, vật rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng + Các vật rắn được tạo thành từ cùng một loại hạt nhưng có cấu trúc tinh thể khác nhau thì có các tính chất vật lí khác nhau. VD than chì và kim cương + Mỗi vật rắn tinh thể nóng chảy hoặc đông đặc ở một nhiệt độ hoàn toàn xác định + Trong tinh thể thực tế thường có những khuyết tật (chỗ sai với mạng tinh thể lí thuyết), làm cho tính chất vật rắn thay đổi rất nhiều. c). ứng dụng vật rắn tinh thể: HS đọc sgk Hoạt động 2: Thông báo nội dung mục II. GV thông báo mục này theo sgk *Viết bảng: II. Vật rắn vô định hình: *Định nghĩa: Vật rắn vô định hình là vật rắn không có cấu trúc tinh thể *Đặc điểm: -Không có nhiệt độ nóng chảy xác định, khi bị nung nóng thì mềm dần và chuyển sang trạng thái lỏng -Có tính đẳng hướng *VD: Cao su, thuỷ tinh, lưu huỳnh *. Chú ý: Một số chất trong các điều kiện khác nhau có thể là chất kết tinh có thể là chất vô định hình Hoạt động 3: Tổng kết GV +Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức vừa được học +Giao công việc về nhà Tiết 77 Biến dạng cơ của vật rắn A. Mục tiêu: +Nêu được nguyên nhân gây biến dạng cơ của vật rắn. Phân biệt được hai loại biến dạng: biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo + Phân biệt được các kiểu biến dạng khác nhau: kéo, nén, cắt, uốn và xoắn dựa trên đặc điểm điểm đặt, phương chiều của ngoại lực tác dụng. + Phát biểu và vận dụng được định luật Húc để giải các bài toán trong sgk + Định nghiã được giới hạn bền và hệ số an toàn của vật rắn. Đồng thời nên được ý nghĩa thực tiễn của các đại lượng này. B. Chuẩn bị: 1. GV: Chuẩn bị bản vẽ các kiểu biến dạng 2. HS: Một lá thép mỏng, một dây cao su, một dây chì Một ống thép mỏng, một ống tre hoặc ống nhựa C. Tổ chức các hoạt động dạy học : Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm rút ra đặc điểm của hai loại biến dạng cơ và GV: + Tiến hành thí nghiệm và gọi tên hai loại biến dạng + Yêu cầu học sinh cho biết đặc điểm của hai loại biến dạng *Viết bảng: I Biến dạng cơ của vật rắn: 1. Định nghĩa: sgk 2. Hai loại biến dạng cơ: Dựa vào cường độ ngoại lực và thời gian tác dụng của ngoại lực người ta phân làm hai loại biến dạng cơ: Biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo (hay biến dạng còn dư) Hoạt động II: Thông qua các bản vẽ để phân biệt các kiểu biến dạng cơ GV: + Giới thiệu các bản vẽ các kiểu biến dạng + Yêu cầu học sinh cho biết đặc điểm các kiểu biến dạng cơ dựa vào đặc điểm phương chiều và điểm đặt của ngoại lực tác dụng. * Viết bảng: 3. Các kiểu biến dạng của vật rắn: Dựa vào điểm đặt và phương chiều của ngoại lực tác dụng người ta phân làm 5 kiểu biến dạng cơ: Biến dạng kéo, nén, cắt, xoắn và uốn. Mỗi kiểu biến dạng cho biết rõ: . Xuất hiện khi nào . Tình trạng của vật ntn Hoạt động 3: Thông báo nội dung mục II và III. GV: + Yêu cầu học sinh nhắc lại biểu thức lực đàn hồi của lò xo trong giới hạn đàn hồi. + Thông báo nội dung mục I và II theo sgk II. Định luật Huc về biến dạng đàn hồi kéo, nén của thanh rắn: Fđh = k. k = E E : Suất đàn hồi hay Suất Yâng đặc trưng cho tính đàn hồi của thanh rắn. II. Giới hạn bền và hệ số an toàn của vật liệu: 1.Giới hạn bền của vật liệu. Td một lực F vào dây thép .(Hình vẽ) Tăng dần FVật từ biến dạng đàn hồi chuyển sang biến dạng dư và khi F =Fb thì vật bị đứt (Fb phụ thuộc vào chất liệu làm vật rắn). Gọi S là diện tích tiết diện vật = gọi là giới hạn bền của vật liệu làm vật 2. Hệ số an toàn của vật liệu. + ứng suất: Gọi F là lực thực tế vật phải chịu = gọi là ứng suất + Hệ số an toàn: Khi thiết kế các thanh rắn chịu lực phải tính toán sao cho ứng suất nhỏ hơn giới hạn bền n lần: = (suy ra n = ) n gọi là hệ số an toàn của vật liệu Trong thực tế n = 1,7 10 là đảm bảo an toàn cho vật liệu. Hoạt động 3: Tổng kết GV +Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức vừa được học +Giao công việc về nhà Tiết 78 Sự nở vì nhiệt của vật rắn A. Mục tiêu: +Mô tả được các dụng cụ và phương pháp tiến hành thí nghiệm để xác định độ nở dài của vật rắn. + Vẽ được đồ thị biểu diễn độ nở dài tỉ đối /l0 của một thanh kim loại thay đổi phụ thuộc độ tăng nhiệt độ t. Dựa vào đồ thị này, suy ra được công thức nở dài của thanh kim loại + Phát biểu được qui luật về sự nở dài và sự nở khối của vật rắn. Đồng thời nói được ý nghĩa vật lí và đơn vị đo của hệ số nở dài và hệ số nở khối. + Vận dụng đuợc cá công thức về sự nở dài và sự nở khối của vật rắn để giải các bài tập cho trong bài. + Nêu được ý nghĩa thực tiễn của việc tính toán độ nở dài và độ nở khối của vật rắn trong đời sôngs và trong kĩ thuật. B. Chuẩn bị: 1. GV: Chuẩn bị bộ dụng cụ thí nghiệm dùng để đo độ nở dài của vật rắn 2. HS: Ghi sẵn ra giấy các số liệu trong bảng 39.1 SGK Giấy ôli để vẽ đồ thị và máy tính bỏ túi C. Tổ chức các hoạt động dạy học : Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm đo độ nở dài của thanh đồng GV: + Tiến hành thí nghiệm + Yêu cầu học sinh thực hiện các câu lệnh C1 và rút ra nhận xét trong bài học *Viết bảng: I. Sự nở dài: + Công thức của sự nở dài: l = l0(1+t) +ý nghĩa của hệ số nở dài: Từ = hệ số nở dài có độ lớn bằng độ nở dài tỉ đối của thanh rắn khi nhiệt độ tăng thêm 10C Hoạt động II: Xây dựng công thức của sự nở khối GV: + Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi C2, C3 + Yêu cầu học sinh rút ra ý nghĩa của hệ số nở khối * Viết bảng: II. Sự nở khối: V = V0(1+t) Hoạt động 3: Thông báo các ứng dụng của sự nở vì nhiệt GV: + Ra hệ thống câu hỏi về ứng dụng sự nở vì nhiệt của vật rắn để học sinh thảo luận và trả lời. Hoạt động 4: Tổng kết GV +Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức vừa được học +Giao công việc về nhà Tiết 79 Các hiện tượng mặt ngoài của chất lỏng A. Mục tiêu: +Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng mặt ngoài +Nêu được phương, chiều và độ lớn lực căng mặt ngoài, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo của hệ số căng mặt ngoài + Vận dụng được công thức tính lực căng mặt ngoài để giải được các bài tập sgk. B. Chuẩn bị: 1. GV: Chuẩn bị bộ dụng cụ thí nghiệm dùng để chứng minh hiện tượng mặt ngoài của chất lỏng 2. HS: Ôn lại nội dung thuyết động học phân tử về cấu tạo chất, các trạng thái cấu tạo chất C. Tổ chức các hoạt động dạy học : Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm chứng minh hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng và xác định phương chiều của lực căng mặt ngoaì. GV: + Tiến hành thí nghiệm + Yêu cầu học sinh thực hiện các câu lệnh C1 và rút ra nhận xét trong bài học *Viết bảng: I. Hiện tượng căng mặt ngoài: 1. Hiện tượng căng mặt ngoài: Hình vẽ: Khi phân tử M2 trên mặt thoáng bị hút vào trong lòng khối chất lỏng thì khoảng cách các phân tử chất lỏng xung quanh M2 tăng lên, lực hút giữa các phân tử này tăng theo và kéo chúng dồn lại gần nhau hơn để lấp kín vị trí bị bỏ trống. Khi đó khoảng cách giữa các phân tử khác trên mặt thoáng tăng theo, làm cho mặt thoáng bị căng đều theo mọi phương tiếp tuyến với mặt thoáng. 2. Phương chiều của lực căng mặt ngoài: + Phương: Tiếp tuyến với mặt thoáng tại điểm khảo sát + Chiều: Sao cho tác dụng của lực này làm giảm diện tích mặt thoáng. (Vì vậy nếu giọt chất lỏng chịu tác dụng của các ngoại lực cân bằng nhau thì mặt thoáng của nó có dạng mặt cầu) Hoạt động II: Mô tả thí nghiệm xác định độ lớn lực căng mặt ngoài: GV: + Mô tả thí nghiệm hình 40.4 sgk + Hướng dẫn học sinh cho biết phương chiều của lực căng mặt ngoài tác dụng vào vòng kim loại và cho biết độ lớn lực căng mặt ngoài được xác định bằng trọng lượng của cái gì trong thí nghiệm. * Viết bảng: 3. Độ lớn lực căng mặt ngoài: FC = l l: Chiều dài đường giới hạn mặt thoáng : Hệ số căng mặt ngoài hay suất căng mặt ngoài ý nghĩa của : Hệ số căng mặt ngoài bằng lực căng mặt ngoài tác dụng lên một đơn vị dài của đường giới hạn mặt thoáng chất lỏng. Hoạt động 3: Thông báo và giải thích các ứng dụng của hiện tượng căng mặt ngoài. GV: + Ra hệ thống câu hỏi về ứng dụng hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng cho học sinh thảo luận và trả lời. Hoạt động 4: Tổng kết GV +Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức vừa được học +Giao công việc về nhà Tiết 80 Các hiện tượng mặt ngoài của chất lỏng (Tiếp) A. Mục tiêu: +Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt +Nêu được định nghĩa của góc bờ và giải thích được sự tạo thành mặt khum + Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn + Vận dụng được công thức tính độ chênh lệch mực chất lỏng trong và ngoài ống mao dẫn khi chất lỏng làm dính ướt hoàn toàn hoặc hoàn toàn không bị dính ướt để giải được các bài tập sgk. B. Chuẩn bị: 1. GV: Chuẩn bị bộ dụng cụ thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt, hiện tượng mao dẫn 2. HS: Ôn lại nội dung thuyết động học phân tử về cấu tạo chất, các trạng thái cấu tạo chất C. Tổ chức các hoạt động dạy học : Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt: GV: + Tiến hành thí nghiệm + Yêu cầu học sinh thực hiện các câu lệnh C1 và rút ra nhận xét trong bài học + Yêu cầu học sinh đọc sgk và định nghĩa góc bờ, mặt khum + Thông báo ứng dụng của hiện tượng dính ướt và không dính ướt. *Viết bảng: I. Hiện tượng dính ướt và không dính ướt: 1. Hiện tượng: Hình vẽ: + Hiện tượng dính ướt và không dính ướt xuất hiện khi chất lỏng tiếp xúc với chất rắn + Nêú lực hút giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng lớn hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì xaỷ ra hiện tượng dính ướt. Ngược lại thì xảy ra hiện tượng không dính ướt 2. Góc bờ: +Đặc trưng cho mức độ dính ướt là góc bờ +Định nghĩa góc bờ: Là góc tạo bởi bề mặt vật rắn với tiếp tuyến mặt thoáng tại điểm mặt thoáng tiếp xúc với vật rắn và thuộc vào khối chất lỏng. Hình vẽ: . Khi 00 < < 900: vật rắn bị dính ướt . Khi = 00 : Vật rắn bị dính ướt hoàn toàn . Khi 900 < < 1800: vật rắn không bị dính ướt . Khi = 1800 : Vật rắn hoàn toàn không bị dính ướt 3. Mặt khum: Do có hiện tượng dính ướt và không dính ướt nên ở chỗ chất lỏng tiếp xúc với vật rắn bề mặt chất lỏng bị cong tạo thành mặt khum. Khi có hiện tượng dính ướt mặt khum lõm xuống, khi có hiện tượng không dính ướt mặt khum lồi lên. Hoạt động II: Thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn GV: + Tiến hành thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn + Hướng dẫn học sinh xây dựng công thức tính độ chênh lệch mực chất lỏng trong và ngoài ống mao dẫn * Viết bảng: III: Hiện tượng mao dẫn: 1. Định nghĩa hiện tượng mao dẫn: Là hiện tượng mực chất lỏng trong ống có diện tích nhỏ dâng lên cao hơn hoặc hạ xuống thấp hơn so với mực chất lỏng bên ngoài 2. Độ chênh lệch mực chất lỏng trong và ngoài ống mao dẫn: h = Phạm vi áp dụng: Chất lỏng làm dính ướt hoàn toàn hoặc hoàn toàn không làm dính ướt thành trong của ống 3. ứng dụng hiện tượng mao dẫn: + Rễ cây, bấc đèn... Hoạt động 3: Tổng kết GV +Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức vừa được học +Giao công việc về nhà Tiết 81 Sự chuyển thể của các chất A. Mục tiêu: +Định nghĩa và nêu được các đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc. Viết và áp dụng được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn để giải các bài tập đã cho trong bài + Nêu được định nghĩa sự bay hơi và ngưng tụ. Giải thích được nguyên nhân của các quá trình này dựa trên chuyển động nhiệt của các phân tử + Phân biệt được hơi khô và hơi bão hoà. Giải thích được nguyên nhân của trạng thái hơi bão hoà dựa trên quá trình cân bằng động giữa bay hơi và ngưng tụ. B. Chuẩn bị: 1. GV: Chuẩn bị bộ dụng cụ thí nghiệm xác định nhiệt độ nóng chảy và động đặc của thiếc 2. HS: Ôn lại nội dung thuyết động học phân tử về cấu tạo chất, các trạng thái cấu tạo chất C. Tổ chức các hoạt động dạy học : Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm về sự nóng chảy và động đặc: GV: + Tiến hành thí nghiệm + Yêu cầu học sinh thực hiện các câu lệnh C1 và rút ra nhận xét trong bài học + Yêu cầu học sinh đọc sgk và tổng kết lại đặc điểm của quá trình nóng chảy của vật rắn *Viết bảng: I.Sự nóng chảy: 1. Định nghĩa: Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là quá trình nóng chảy Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là quá trình đông đặc Đối với cùng một chất thì quá trình nóng chảy và quá trình động đặc là hai quá trình thuận nghịch 2. Đặc điểm của quá trình nóng chảy: + Với đa số các vật rắn, thể tích của chúng tăng khi nóng chảy , trừ nước đá thì thể tích lại giảm khi nóng chảy + Tại một áp suất nhất định, mỗi vật rắn tinh thể nóng chảy ở một nhiệt độ xác định, không đổi. (Đối với vật rắn tinh thể ở nhiệt độ nóng chảy, nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn để làm phá vỡ liên kết mạng tinh thể và làm tăng nhiệt độ của khối chất lỏng vừa được tạo thành đến nhiệt độ nóng chảy đó, nên mặc dù vẫn thu nhiệt lượng nhưng nhiệt độ không tăng) + Nhiệt độ nóng chảy của một vật rắn tinh thể phụ thuộc vào giá trị áp suất bên ngoài. Với các chất có thể tích tăng khi nóng chảy thì nhiệt độ nóng chảy của chúng tăng theo áp suất Với các chất có thể tích giảm khi nóng chảy (nước đá) thì nhiệt độ nóng chảy của chúng giảm khi áp suất tăng. + Các vật rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định 3. Nhiệt nóng chảy: Nhiệt nóng chảy: Q = m Nhiệt nóng chảy riêng: 4. ứng dụng: GV yêu cầu học sinh nêu các ứng dụng của hiện tượng nóng chảy Hoạt động II: Nghiên cứu sự bay hơi và ngưng tụ: GV: +Yêu cầu học sinh định nghĩa sự bay hơi và sự ngưng tụ +Hướng dẫn học sinh giải thích quá trình bay hơi và quá trình ngưng tụ +Thông báo chi tiết nội dung hơi khô và hơi boã hoà * Viết bảng: II: Sự bay hơi 1. Định nghĩa bay hơi và ngưng tụ: 2. Giải thích cơ chế của sự bay hơi và ngưng tụ: 3. Hơi khô và hơi bão hoà: * Thí nghiệm: Hình vẽ: + Giữ nhiệt độ không đổi. + Khi kéo pittông lên, trên MT ête là chân không ête bay hơi, mật độ phân tử hơi ête tăng dần tốc độ ngưng tụ tăng dần và áp suất hơi ête tăng dần + Khi số phân tử ête bay ra khỏi MT/1đvtg = số phân tử ête bay vào MT/1đvtg lúc đó: . Hơi ête ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó . Hơi ête lúc đó gọi là hơi ête bão hoà, hơi ête lúc trước khi xảy ra trạng thái cân bằng động gọi là hơi khô . áp suất hơi ête lúc này đạt tới giá trị cực đại gọi là áp suất hơi ête bão hoà *Lưu ý: + Đối với một chất lỏng xác định ở nhiệt độ xác định, không đổi, số phân tử đi ra khỏi mặt thoáng/1đv diện tích MT/1đvtg là xác định và không đổi. Số này tăng theo nhiệt độ và không phụ thuộc vào sự có mặt của các khí khác trên MT + Trong một bình kín chỉ có chất lỏng và hơi của nó thì số phân tử hơi đi vào MT/1đv diện tích/1đvtg (gọi là số nDV) chỉ phụ thuộc vào mật độ hơi trên MT và số này tăng theo mật độ hơi trên MT +Nếu trên MT có sự có mặt của nhiều chất khí khác thì số nDV tăng theo nồng độ hơi (mật độ hơi riêng phần) của chất đó trên mặt thoáng chất lỏng của nó. Sự tăng nDV chịu ảnh hưởng của mật độ tổng hợp của các chất khí trên mặt thoáng, mật độ các chất khí trên MT càng lớn thì nDV của các phân tử hơi tăng càng chậm. Tóm lại trong trường hợp này , ở nhiệt độ nhất định giá trị áp suất hơi bão hoà riêng phần chỉ phụ thuộc vào nồng độ hơi trên MT, tuy nhiên trạng thái cân bằng động sẽ được thiết lập chậm hơn. *. 3 tính chất của áp suất hơi bão hoà: + Đối với một chất nhất định, ở một nhiệt độ xác định, giá trị áp suất hơi bão hoà là xác định và bằng giá trị cực đại của áp suất hơi khô + Đối với một chất nhất định, giá trị áp suất hơi bão hoà tăng theo nhiệt độ. Giải thích: . ở nhiệt độ t1 : áp suất hơi bão hoà là p1, mật độ phân tử hơi bão hoà là n1. . Khi nhiệt độ tăng đến t2 số nĐR1 tăng đến nĐR2 , trạng thái cân bằng động bị phá vỡ. Nhưng đồng thời mật độ phân tử hơi tăng và do đó tăng nĐV. . Đến khi nĐR2 = nĐV2 ở nhiệt độ t2 thì trạng thái cân bằng động mới được thiết lập, mật độ phân tử hơi bây giờ là n2>n1. . Do mật độ tăng và động năng trung bình của các phân tử hơi cũng tăng nên áp suất hơi bão hoà tăng đến giá trị mới p2. + Tại một nhiệt độ không đổi, áp suất hơi bão hoà không phụ thuộc vào sự thay đổi thể tích hơi. Giải thích: . Giả sử tăng thể tích hơi bão hoà: mật độ hơi giảm làm giảm nĐV, nhưng nĐR không đổi nên sau đó mật độ hơi lại tăng dần và nĐV lại tăng dần . Khi nĐR = nĐV thì mật độ hơi lại đạt giá trị cũ và trạng thái cân bằng động cũ lại được thiết lập với giá trị áp suất hơi bão hoà cũ. 4. ứng dụng: GV cho học sinh đọc sgk Hoạt động 3: Tổng kết GV +Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức vừa được học +Giao công việc về nhà Hsvn học theo các câu hỏi sgk và giải bt sau: Một xi lanh nằm ngang có một píttông có thể dịch chuyển không ma sát. Lúc đầu mỗi ngăn của xi lanh có cùng một thể tích, một ngăn có chứa 1g nước cùng hơi nước bão hoà, một ngăn có chứa 4g nước cùng hơi nước bão hoà. Nhiệt độ hai ngăn như nhau. Người ta làm cho xi lanh nóng lên từ từ để hơi trong hai ngăn luôn ở trạng thái bão hoà và nhiệt độ hai ngăn luôn bằng nhau. Hãy mô tả định tính sự dịch chuyển của pít tông? Tiết 82 Sự chuyển thể của các chất (tiếp) A. Mục tiêu: +Định nghĩa và nêu được các đặc điểm của sự sôi. + Viết và áp dụng được công thức tính nhiẹt hoá hơi của chất lỏng để giải các bài tập đã cho trong bài +Nêu được ứng dụng sự sôi trong kĩ thuật và trong đời sống B. Chuẩn bị: 1. GV: Chuẩn bị bộ dụng cụ thí nghiệm xác định nhiệt độ của hơi nước sôi 2. HS: Ôn lại nội dung thuyết động học phân tử về cấu tạo chất, các trạng thái cấu tạo chất C. Tổ chức các hoạt động dạy học : Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm về sự sôi: GV: + Tiến hành thí nghiệm + Yêu cầu học sinh theo dõi và rút ra nhận xét trong bài học + Yêu cầu học sinh đọc sgk và tổng kết lại đặc điểm của quá trình sôi, so sánh với quá trình bay hơi ở mọi nhiệt độ. *Viết bảng: I.Sự sôi 1. Định nghĩa: Là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra cả ở bên trong và trên MT của chất lỏng 2. Đặc điểm của quá trình sôi: +Khi áp suất bên ngoài không đổi mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ xác định và không thay đổi +Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất chất khí bên trên MT, áp suất chất khí càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao và ngược lại 3. Nhiệt hoá hơi: Nhiệt hoá hơi: Q = Lm Nhiệt hoá hơi riêng: L Hoạt động II: Vận dụng GV: + Yêu cầu các học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10 sgk + Cho hai học sinh lên bảng giải hai bài tập 13 và 16, các học sinh còn lại giải ra giấy nháp Hoạt động 3: Tổng kết GV +Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức vừa được học +Giao công việc về nhà Tiết 83 độ ẩm của không khí A. Mục tiêu: Giúp hs hiểu các khái niệm độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại và độ ẩm tương đối. Nắm được khái niệm điểm sương và cấu tạo, hoạt động, công dụng, ưu nhược điểm của ẩm kế điểm sương, ẩm kế tóc. B. Chuẩn bị: GV: Chuẩn bị một vài ẩm kế HS: Học thuộc các đặc điểm về hơi bão hoà C. Tổ chức các hoạt động dậy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: HS1: Định nghĩa hơi bão hoà, nêu các đặc điểm của áp suất hơi bão hoà? HS2: Trình bày các cách biến hơi khô thành hơi bão hoà và ngược lại? Giải thích cách làm đó? Hoạt động 2: Nghiên cứu về độ ẩm của không khí: GV: trình bày phần này theo sgk *Viết bảng: 1. Độ ẩm của không khí a. Độ ẩm tuyệt đối - Độ ẩm tuyệt đối của không khí ở một nhiệt độ nhất định là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong 1m3 không khí ở nhiệt độ ấy - Kí hiệu: a (g/m3) b. Độ ẩm cực đại - Độ ẩm cực đại của không khí ở một nhiệt độ nhất định là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước bão hoà tính ra gam chứa trong 1m3 không khí ở nhiệt độ ấy - Kí hiệu: A (g/m3) c. Độ ẩm tương đối - Độ ẩm tương đối của không khí ở một nhiệt độ nhất định là thương số giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại ở cùng nhiệt độ đó - Kí hiệu: f = a/A (%) - VD: sgk 2. Điểm sương - Nhiệt độ mà tại đó hơi nước trong không khí trở thành bão hoà gọi là điểm sương -VD: Với không khí ở 300C có độ ẩm tuyệt đối là 20,6g/m thì điểm sương của kk trên là 230C. Điều đó có nghiã là nếu hạ nhiệt độ của loại kk trên xuống 230C thì hơi nước trong kk trên trở thành bão hoà, nếu tiếp tục hạ nhiệt độ xuống thấp hơn thì hơi nước biến thành sương Hoạt động 3: Giới thiệu các loại dụng cụ đo độ ẩm của không khí GV: Giới thiệu các ẩm kế, cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinh kết hợp với việc đọc sgk để trình bày lại cấu tạo các dụng cụ đó * Viết bảng: 3. Đo độ ẩm của kk Các loại dụng cụ đo độ ẩm của kk a. ẩm kế tóc - Dùng để đo độ ẩm tương đối của kk - Cấu tạo: 1 sợi tóc, một vật nặng P buộc vào đầu sợi tóc, đầu kia của sợi tóc vắt qua ròng rọc có gắn kim và cuối cùng buộc cố định vào điểm A - Hđ: Khi độ ẩm thay đổi sợi tóc co dãn làm kim quay và chỉ giá trị độ ẩm tương đối - Nhược điểm: không chính xác lắm b. ẩm kế điểm sương - Dùng để đo điểm sương của kk - Cấu tạo: 1 bình kl bóng sáng có chứa ête -Hđ: Cho hơi ête bay hơi trong bình, khi mặt ngoài của bình bắt đầu mờ đi thì nhiệt kế chỉ giá trị điểm sương ? Định nghĩa lại độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại, độ ẩm tương đối và điểm sương? ? Trong chương trình dự báo thời tiết, giá trị độ ẩm được thông báo trên tv là giá trị độ ẩm nào? ? Trình bày cấu tạo và hoạt động của ẩm kế tóc và ẩm kế điểm sương? Hoạt động 4: Củng cố và giao công việc về nhà Hs đứng tại chỗ trả lời câu hỏi 1,2,3,4 sgk Hs về nhà học theo câu hỏi sgk

File đính kèm:

  • docC7.Chat ran &Chat long.doc